Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2023

*Liên Âu khẳng định hậu thuẫn Ukraina ‘‘chống xâm lược Nga đến cùng’’


Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen (T), tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky (G) và thủ tướng Denys Shmyhal tại thượng đỉnh EU-Ukraine ngày 02/02/2023, Kiev, Ukraina. © Ukrainian Presidential Press Service/Handout via REUTERS Trọng Thành Tiếng còi báo động phòng không vang lên tại thủ đô Ukraine ngay trước khi thượng đỉnh Liên Âu – Ukraina khai mạc tại Kiev hôm nay, 03/02/2023. Lần đầu tiên trong lịch sử Liên Hiệp Châu Âu (EU), ban lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu đến một quốc gia đang trong chiến tranh.
<!>
Ngày hôm qua, 02/03, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, đứng đầu phái đoàn với khoảng 15 ủy viên châu Âu, đã tới Kiev bằng tàu hỏa. Ngay từ hôm qua, bà Ursula von der Leyen đã họp với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng nhiều bộ trưởng Ukraina. Theo một số giới chức châu Âu, trao đổi giữa phái đoàn châu Âu và chính quyền Kiev tập trung vào việc cung cấp vũ khí và trợ giúp tài chính bổ sung cho Ukraina, đồng thời mở rộng cửa thị trường châu Âu cho các sản phẩm Ukraina.

Khối 27 nước muốn gửi một tín hiệu đoàn kết mạnh mẽ đến Ukraina. Hôm qua, sau cuộc họp với tổng thống Ukraina, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu tuyên bố : ‘‘Tương lai của lục địa chúng ta đang được viết ở đây, tại Ukraina’’. Theo Reuters, dự thảo thông cáo chung của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có đoạn: ‘‘Liên Âu sẽ hậu thuẫn Ukraine và nhân dân Ukraina chống xâm lăng Nga đến cùng’’.

Kiev muốn sớm khởi động tiến trình gia nhập Liên Âu

Lộ trình Ukraine gia nhập khối 27 nước là một chủ đề chính của thượng đỉnh này. Trong lúc tổng thống Ukraine bày tỏ mong muốn nhanh chóng khởi động và hoàn tất tiến trình gia nhập, thì từ phía châu Âu vẫn dè dặt.

Thông tín viên Stéphane Siohan tường trình từ Kiev :
‘‘Những người thân cận với tổng thống Ukraine Zelensky trông đợi rất nhiều từ thượng đỉnh này, thậm chí là trông đợi quá nhiều, theo nhận định của nhiều chuyên gia trên truyền thông trong những giờ qua. Mục tiêu của Kiev là đàm phán về tiến trình Ukraine gia nhập Liên Âu sẽ được tiến hành sớm nhất có thể. Thủ tướng Ukraine Denys Chmyhal tuyên bố là việc đàm phán có thể bắt đầu ngay từ năm nay, mở đường cho Ukraine gia nhập Liên Âu trong vòng hai năm.

Tuy nhiên, giới ngoại giao châu Âu tỏ ra thận trọng hơn nhiều. Theo nhiều nguồn tin, thượng đỉnh này có mục tiêu tái khẳng định sự ủng hộ của khối 27 nước đối với việc gia nhập của Ukraina, nhưng với điều kiện Ukraine đáp ứng được các tiêu chuẩn.

Vào tháng 6/2022, khi đơn gia nhập của Ukraina được tiếp nhận, Ủy Ban Châu Âu xác định 7 điều kiện cho phép mở ra đàm phán gia nhập Liên Âu, trong đó có cải cách tư pháp, cải cách Tòa Bảo Hiến, chống tham nhũng, hay ra một đạo luật về truyền thông. Nếu như đã có một số tiến bộ, thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Điều dễ hiểu là các cải cách ở Ukraina hiện đang gặp trở ngại trong bối cảnh chiến tranh. Và như vậy cuộc họp thượng đỉnh này đặc biệt là dịp để phái đoàn châu Âu thẩm tra xem Ukraina đã thực thi các nghĩa vụ này đến đâu.’’
Trả lời RFI hôm qua 02/03, ông Sébastien Maillard, giám đốc Viện Jacques Delors, trụ sở tại Pháp, chuyên gia về Liên Hiệp Châu Âu, cũng chỉ ra tính chất ‘‘phi thực tế’’ của chủ trương của chính quyền Ukraine nhanh chóng gia nhập Liên Âu. Giám đốc Viện Jacques Delors khẳng định, việc gia nhập Liên Âu ngay cả với một quốc gia không có chiến tranh cũng phải kéo dài trung bình mười năm, cần xác lập một lộ trình gia nhập ‘‘từng bước một’’ với Ukraina.

***Chiến tranh Ukraine : Giao tranh ác liệt tại Bahamut tiếp diễn


Pháo binh Ukraine nã pháo vào quân Nga gần Bahamut, Ukraina, ngày 16/12/2022. AP- Libkos - Thùy Dương
Cho đến Chủ Nhật 05/02/2023, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt tại thành phố Bahamut, một điểm nóng chiến sự tại miền đông Ukraine. Quân đội Nga, với sự trợ giúp của lực lượng lính đánh thuê Wagner, đã giành được một số thắng lợi nhỏ trong những tuần qua, nhưng vẫn chưa chiếm được thành phố Bahamut.
Tối thứ Bảy, 04/02, tổng thống Ukraine Zelensky thừa nhận « tình hình rất khó khăn ở Bahamut », cũng như tại Vuhledar, Lyman và nhiều vùng khác.

Báo Le Monde ngày 05/02 trích dẫn bộ Quốc Phòng Anh, theo đó Bahamut « ngày càng bị cô lập » bởi rất có thể lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga đã chiếm được một tuyến đường nối Bahamut với thành phố Siversk, trong khi đó hai trục lộ chính M03 và H32 cho phép quân Ukraine tiến vào thành phố lại có nhiều nguy cơ bị pháo kích vì quân Nga đã đạt được một số bước tiến để thực hiện ý đồ bao vây Bahamut.

Được AFP hỏi về khả năng rút quân Ukraine khỏi điểm nóng Bahamut, ông Reznikov, bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina, người vẫn đang tại chức cho dù đã có thông báo thuyên chuyển công tác, khẳng định Bahamut vẫn là « một pháo đài, một biểu tượng » của cuộc chiến chống quân Nga xâm lược, nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về tổng tư lệnh quân đội Ukraine.
Về phía Nga, Evguéni Prigojine, ông chủ công ty lính đánh thuê của Nga, hôm qua cho biết, « các trận đánh diễn ra không ngớt » tại các khu phố phía bắc của Bahamut để giành giật « từng con phố, từng ngôi nhà và cầu thang ». Và « các lực lượng vũ trang Ukraine không rút lui. Họ đang chiến đấu đến người cuối cùng ».

Nhìn đến Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraina, ở miền đông bắc, theo chỉ huy quân sự vùng, ông Oleg Sinegoubov, hôm qua có 5 người bị thương trong các vụ oanh kích của quân Nga vào trung tâm thành phố. Ông cũng cho biết thêm là quân Nga đã di dời các trung tâm chỉ huy và kho đạn dược đi nơi khác, khiến các đợt pháo kích của Ukraina khó trúng mục tiêu hơn.

PHỤ LỤC
***Khi nào thì bùng nổ ra chiến tranh eo biển Đài Loan

Hôm 27/1, Tướng Mike Minihan, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Lưu động Không quân Mỹ (AMC), đã cảnh báo năm 2025 có thể nổ ra cuộc chiến quân sự Mỹ – Trung Quốc vì vấn đề Đài Loan. Về vấn đề này, ông cựu Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của tờ Thời báo Hoàn cầu đã phản hồi qua mạng xã hội Weibo.


Cựu Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo Hồ Tích Tiến
Dư luận viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) này cho hay, nếu có chiến tranh eo biển Đài Loan, Bắc Kinh cần đáp ứng trước 3 điều kiện bất kể Mỹ có can thiệp hay không:

-Một là số lượng đầu đạn hạt nhân phải vượt 1000, không phải để tấn công Đài Loan bằng vũ khí hạt nhân mà là để ngăn Mỹ manh động.

-Thứ hai là tiếp tục nới rộng khoảng cách về sức mạnh quân sự, hy vọng rằng năng lực tên lửa, máy bay chiến đấu, sản xuất hậu cần và kiểm kê của quân đội ĐCSTQ sẽ vượt qua Mỹ và Nhật Bản.

-Thứ ba là sử dụng bom hoặc tên lửa, trong thời gian ngắn mỗi ngày thả hơn 10.000 quả bom xuống Đài Loan, nhắm vào cơ sở hạ tầng nội bộ của Đài Loan như giao thông, cung cấp điện, phát thanh truyền hình và Internet, làm suy yếu ý chí chiến đấu và ảnh hưởng đến nhu cầu hàng ngày .

Ngoài ra ông Hồ cũng nói rằng Tướng Minihan và các tướng lĩnh Mỹ khác không nên cố gắng hù dọa Trung Quốc bằng chiến tranh dư luận, nếu họ muốn có thêm chi tiêu quân sự bằng cách phóng đại “chiến tranh sắp xảy ra”, thì họ nên có cách nào đó thông minh hơn. Không ngừng suy diễn về cuộc chiến eo biển Đài Loan chỉ có thể là nước cờ đi vào ngõ cụt và chuốc lấy tủi nhục.

Về vấn đề này, giám đốc Yaita Akio chi nhánh Đài Bắc của tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản), đã phản hồi lại trên Facebook rằng lời nói của các quan chức ĐCSTQ về cơ bản có thể được chia thành 5 loại: dối trá, khuếch đại, nói suông, nói khách khí, và nói nhảm. Ông tin rằng những gì ông Hồ Tích Tiến nói lần này rõ ràng là nói nhảm, “nói như không nói”.

Chuyên gia truyền thông Yaita Akio cho hay, ĐCSTQ hiện có khoảng 300 đầu đạn hạt nhân, nếu muốn tăng số lượng lên hơn 1000 thì chi phí sản xuất và bảo trì là con số khổng lồ, cộng thêm chi phí thả bom mà ông Hồ nói là đủ để kéo nền kinh tế Trung Quốc lao xuống vực.

Ông phân tích, một khi ĐCSTQ bắt đầu sản xuất vũ khí quy mô lớn thì phe tự do dân chủ trên thế giới không thể ngồi yên nhìn, động thái đó chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong cộng đồng quốc tế, nếu ĐCSTQ muốn có ưu thế áp đảo về quân bị thì phải có nền kinh tế trong nước tiếp tục phát triển ở trình độ cao liên tục, viễn cảnh này có 200 năm nữa họ cũng không thể có được.

Ông Yaita Akio nói rằng “Mặc dù Hồ Tích Tiến thường tuyên bố hùng hổ, nhưng dù sao thì khi còn trẻ ông ấy cũng từng là phóng viên chiến trường ở Bosnia, châu Âu, cho nên hiểu về chiến tranh hơn nhiều so với những dư luận viên bình thường của ĐCSTQ. Những phát ngôn của ông Hồ có thể mang những hàm ý khác, có thể trong lòng phản chiến nhưng không tiện nói ra. Bằng cách này, ngoài mặt thì tưởng Hồ cổ vũ chiến tranh, nhưng thực chất là muốn Tập Cận Bình rút lui? Sau bao nhiêu năm qua, chẳng lẽ chúng ta còn không hiểu Tổng biên tập Hồ?”

Nhà truyền thông kỳ cựu Vương Thời Tế (Wang Shiqi) cũng thẳng thừng tuyên bố trên truyền thông rằng phát biểu của ông Hồ Tích Tiến phần nào thể hiện quan điểm chính thức của ĐCSTQ, hiện nay thái độ của nhà chức trách này trong vấn đề tấn công quân sự Đài Loan là “không dám và không thể”, hy vọng duy nhất là gây chia rẽ trong lực lượng nội bộ của Đài Loan. Ông nói thêm rằng, xu thế dự tính thời gian ĐCSTQ tấn công quân sự Đài Loan hiện nay trong quân đội cũng như nhiều tổ chức tư vấn Mỹ đang không ngừng rút ngắn lại, ví dụ những dự tính vào khoảng năm 2025 hay 2027, nhưng ĐCSTQ ý thức họ chưa thể có được năng lực quân sự tương xứng với Mỹ trong khoảng thời gian này.

***Ukraine Thông Báo Sẽ Nhận Được Ít Nhất 120 Xe Tăng Hạng Nặng của Phương Tây

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 31/1/2023, trên mạng Facebook, Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba thông báo là tổng cộng số xe tăng hạng nặng mà các nước phương Tây hứa cấp cho Kyiv là “ khoảng từ 120 đến 140 chiếc”. Ông cho biết thêm những xe tăng đó là Leopard 2 do Đức sản xuất, Challenger 2 của Anh và Abrams của Mỹ.

Đây là lần đầu tiên Kyiv tiết lộ tổng số xe tăng mà các đồng minh phương Tây hứa sẽ cấp cho quân đội Ukraine để chống trả quân xâm lược Nga. Tuy nhiên, tiến trình chuyển giao các chiến xa đó sẽ kéo dài nhiều tháng do phải mất thời gian để huấn luyện cho các binh sĩ Ukraine.

Anh Quốc dự trù sẽ giao cho Kyiv các xe tăng Challenger vào cuối tháng 3, Đức thì sẽ gởi các chiếc Leopard đầu tiên vào cuối tháng 3 - đầu tháng 4. Nhiều nước Âu Châu khác như Ba Lan cũng sẽ viện trợ xe tăng Leopard cho Ukraine.
Một số quốc gia khác như Pháp còn do dự, chưa muốn lấy xe tăng từ kho vũ khí để viện trợ cho Kyiv, vì lo ngại làm suy yếu khả năng quân sự của mình.

Tuy vậy, hôm 31/1, Paris thông báo cấp thêm cho quân đội Ukraine 12 đại bác Caesar 155 ly, ngoài 18 khẩu đại bác đã giao cho Kyiv trước đó. Nhưng các khẩu đại bác rất chính xác đó không có tầm bắn hơn 100 cây số mà quân đội Ukraine cần để phá hủy các kho đạn và hệ thống cung ứng của quân Nga.

Về phần Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden hôm 31/1 cho biết sẽ thảo luận với đồng nhiệm Ukraine, Zelensky, về những yêu cầu viện trợ quân sự bổ sung mà ông đưa ra. Sau xe tăng hạng nặng, Tổng thống Ukraine đang hối thúc phương Tây cung cấp các phi đạn tầm xa và chiến đấu cơ.
Trong khi đó, Thủ tướng Benjamin Netanyahu hôm 1/2 thông báo là Do Thái dự trù viện trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời đề nghị đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa. Cho tới nay, ông Netanyahu vẫn tránh ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, vì không muốn làm mích lòng Nga, hiện vẫn kiểm soát không phận nước Syria láng giềng.

***Ukraine-Liên Hiệp Âu Châu Họp Thượng Đỉnh Tại Kyiv, Gửi “Thông Điệp Mạnh” Đến Nga

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu (EU) tổ chức họp thượng đỉnh tại Kyiv ngày 3/2/2023. Đối với chính quyền Kyiv, đây là một “tín hiệu mạnh” gửi đến Mạc Tư Khoa sau gần một năm Tổng thống Putin tấn công Ukraine. Cuộc họp cũng đánh dấu một chặng quan trọng sau khi Kyiv nhận được quy chế ứng viên chính thức để gia nhập khối 27 nước.

Trong bài phát biểu tối 31/1, Tổng thống Volodymyr Zelensky hy vọng thượng đỉnh sắp tới sẽ phản ánh “tầm mức hợp tác và tiến bộ” với Liên Hiệp Âu Châu. Trước đó, Thủ tướng Ukraine Denys Chmygal đánh giá “việc thượng đỉnh diễn ra ở Kyiv là một tín hiệu mạnh gửi đến các đối tác, cũng như kẻ thù của chúng tôi (Ukraine)”.

Hai nhà lãnh đạo Ukraine cùng “hy vọng có những thông tin mới từ thượng đỉnh”, cụ thể là “việc đánh giá tích cực những nỗ lực của Ukraine trong việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu”. Ngoài ra, Thủ tướng Ukraine nhấn mạnh hai ngày thượng đỉnh sắp tới còn cho phép “Âu Châu tin vào chiến thắng của Ukraine”. Để đạt được mục tiêu trên, nhiều nước phương Tây thông báo gia tăng viện trợ vũ khí hạng nặng cho Kyiv.

Trong khi đó, Nga thông báo đã “giải phóng được Blahodatne”, gần Bakhmut. Địa phương này từng được ông chủ của lực lượng lính đánh thuê Wagner khẳng định đã chiếm được hôm 27/1 nhưng phía Ukraine đã bác bỏ.
Trong thông báo ngày 31/1, Bộ Quốc phòng Nga cho biết giành được thắng lợi nhờ cuộc tấn công “của những đơn vị tình nguyện viên” được Không quân và Pháo binh yểm trợ. Hãng tin Pháp AFP nhắc lại rằng “tình nguyện viên” là cụm từ được Nga sử dụng để chỉ các nhóm bán quân sự, đặc biệt là lực lượng Wagner, chiến đấu với quân đội Nga

Hạ viện Hoa Kỳ thông qua
nghị quyết lên án “chủ nghĩa xã hội”


Mặt ngoài của tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ trong một bức ảnh chụp. (Hình ảnh Sarah Silbiger/Getty)
Bởi Joseph Lord – Ngày 2 tháng 2 năm 2023 Cập nhật: ngày 2 tháng 2 năm 2023

Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 2 đã thông qua dự luật H. Con. Res. 9, một dự luật “lên án sự khủng khiếp của "chủ nghĩa xã hội ” ..

Dự luật được giới thiệu bởi Dân biểu Maria Salazar (R-Fla.). Nó được thông qua với tỷ lệ phiếu bầu 327–86 của lưỡng đảng. Tất cả các đảng viên Cộng hòa và 109 đảng viên Dân chủ đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật này. 13 đảng viên Đảng Dân chủ đã bỏ phiếu có mặt (tức là không bỏ phiếu).
Hạ viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết lên án “chủ nghĩa xã hội”

Xét rằng hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi một sự tập trung quyền lực đã hết lần này đến lần khác sụp đổ vào các chế độ Cộng sản, chế độ độc tài toàn trị và các chế độ độc tài tàn bạo;

Xét rằng chủ nghĩa xã hội đã nhiều lần dẫn đến nạn đói và những vụ giết người hàng loạt, giết chết hơn 100.000.000 người trên toàn thế giới;

Xét rằng nhiều tội ác lớn nhất trong lịch sử đã được thực hiện bởi các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa, bao gồm Vladimir Lenin, Joseph Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, Pol Pot, Kim Jong Il, Kim Jong Un, Daniel Ortega, Hugo Chavez và Nicolás Maduro;
Trong khi hàng chục triệu người đã chết trong cuộc Cách mạng Bolshevik, ít nhất 10.000.000 người đã bị gửi đến các trại cải tạo ở Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô), và hàng triệu người khác chết đói trong Nạn đói khủng bố (Holodomor) ở Ukraine;

Xét rằng từ 15.000.000 đến 55.000.000 người chết đói sau nạn đói và sự tàn phá do Đại nhảy vọt ở Trung Quốc gây ra;

Xét rằng thử nghiệm xã hội chủ nghĩa ở Campuchia đã dẫn đến những cánh đồng chết chóc, trong đó hơn một triệu người bị sát hại dã man;

Xét rằng có tới 3.500.000 người đã chết đói ở Bắc Triều Tiên, chia cắt vùng đất tự do khỏi vùng đất nghèo khổ;

Xét rằng chế độ Castro ở Cuba đã chiếm đoạt đất đai của nông dân Cuba và cơ sở kinh doanh của các doanh nhân Cuba, cướp tài sản và sinh kế của họ, đồng thời trục xuất hàng triệu người mà không có gì ngoài quần áo trên lưng;

Xét rằng việc thực hiện chủ nghĩa xã hội ở Venezuela đã biến một quốc gia thịnh vượng một thời thành một Nhà nước thất bại với tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới;

Xét rằng tác giả của Tuyên ngôn Độc lập, Tổng thống Thomas Jefferson, đã viết, “Lấy của một người, bởi vì người ta cho rằng nền công nghiệp của chính anh ta và của cha ông anh ta đã thu được quá nhiều, để dành cho những người khác, những người hoặc của những người cha đã không thực hiện công nghiệp và kỹ năng bình đẳng, là vi phạm một cách tùy tiện nguyên tắc đầu tiên của hiệp hội, sự đảm bảo cho mọi người được tự do thực hiện công việc của mình và những thành quả mà công việc đó đạt được.”;

Xét rằng “cha đẻ của Hiến pháp”, Tổng thống James Madison, đã viết rằng “không phải là một chính phủ công bằng, tài sản cũng không được đảm bảo dưới chính quyền đó, nơi mà tài sản mà một người có trong sự an toàn và tự do cá nhân của mình, bị xâm phạm bởi sự tịch thu tùy tiện của một hạng công dân để phục vụ những người còn lại”; và

Xét rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được thành lập dựa trên niềm tin vào sự thiêng liêng của cá nhân, mà hệ thống tập thể của chủ nghĩa xã hội dưới mọi hình thức phản đối một cách cơ bản và tất yếu: Do đó ngay bây giờ chúng ta hãy thực hiện niềm tin ấy.

Nghị quyết của Hạ viện (Thượng viện đồng tình), Quốc hội đó tố cáo chủ nghĩa xã hội dưới mọi hình thức và phản đối việc thực hiện các chính sách xã hội chủ nghĩa ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Thông qua Hạ viện ngày 2 tháng 2 năm 2023.

Không có nhận xét nào: