Nhân sinh là một hành trình không ngắn không dài, vừa đủ cho chúng ta học tập trưởng thành, nhưng có một số điều không phải ai cũng thấu hiểu.
HỎI:
1. Vật gì sắc bén nhất?
2. Nơi nào xa nhất?
3. Cái gì lớn nhất?
4. Cái gì khó và nặng nhất?
5. Cái gì nhẹ nhất?
6. Cái gì gần với chúng ta nhất?
7. Cái gì dễ làm nhất?
8. Chiến thắng nào gian lao và khó thành công nhất?
<!>
1. Vật gì sắc bén nhất?
Đó là lưỡi của con người. Lưỡi sắc như dao, lời nói như dao đâm có thể xuyên thẳng vào tim làm tổn thương người khác.
Người Do Thái nói: “Thứ tốt nhất trong thiên hạ là miệng lưỡi, mà thứ xấu xa nhất cũng chính là miệng lưỡi”.
Lời nói tốt đẹp có thể động viên an ủi người khác. Ngược lại, lời nói độc ác xấu xa có thể khiến người khác đau khổ tuyệt vọng; thậm chí là muốn tìm đến cái chết. Vậy nên nhất định phải kiểm soát thật tốt cái miệng của mình.
2. Nơi nào xa nhất?
Đó là quá khứ. Cho dù bạn là ai, giàu có cỡ nào, quyền cao chức trọng ra sao thì cũng không thể quay trở về quá khứ.
Vậy nên làm người chớ để lại quá nhiều hối tiếc. Hãy cố gắng làm tốt nhất những gì có thể ở giây phút hiện tại.
Nhiều người thất bại cũng bởi hai chữ ‘đợi chờ’. Đợi chờ thời cơ thích hợp, đợi chờ tương lai tốt đẹp. Nhưng cơ hội chỉ đến một lần và không thể quay trở lại nữa.
3. Cái gì lớn nhất?
Đó là ham muốn. Dục vọng của con người là vô tận, không có điểm dừng; nếu không tìm cách kìm hãm nó lại, thì thật là hậu quả khôn lường.
Người hạnh phúc không phải là có được nhiều bao nhiêu mà là trong tâm luôn biết đủ. Cổ nhân nói “biết đủ thường vui”, đừng để vật ngoại thân chi phối tâm trí của bạn.
Hạn chế ham muốn thì tinh thần mới thăng hoa, tấm lòng mới rộng mở. Hãy để lòng bao dung của bạn lớn dần, chứ đừng để dục vọng vây kín thân.
4. Cái gì khó và nặng nhất?
Đó là lời hứa. Lời hứa dễ nói mà khó làm. Lời hứa nặng tựa ngàn cân, đã hứa rồi là phải có trách nhiệm đi thực hiện lời hứa.
Người biết giữ chữ tín thì lại càng cẩn trọng với lời hứa của mình. Vì chỉ cần một lần thất hứa thì bao uy tín gây dựng trước đó coi như đổ sông đổ bể.
“Người nói thì thầm, Trời nghe như sấm”, “trên đầu ba thước có Thần linh”, lời hứa không thể tùy tiện nói ra; đã nói ra thì chính là sợi dây ràng buộc lấy số phận; nếu không thực hiện thì có thể bị trời trách phạt.
5. Cái gì nhẹ nhất?
Đó là sự khiêm nhường. Không ai muốn tranh đấu với một người khiêm nhường cả. Khiêm nhường khiến lòng nhẹ thênh thang, mỗi bước đi là mỗi bước thanh nhàn.
Xung đột, mâu thuẫn đa phần cũng vì người ta muốn thể hiện cái tôi của mình. Nếu chỉ cần một người có thể khiêm nhường thì chuyện gì cũng có thể hóa giải nhẹ nhàng.
Người càng khiêm nhường lại càng được nhiều người yêu mến, ai cũng muốn gần gũi bầu bạn.
6. Cái gì gần với chúng ta nhất?
Đó là cái chết. Cuộc sống vô thường, sống nay chết mai không ai nói trước được điều gì.
Có người nói rằng: “Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng”. Có lẽ như vậy thì bạn mới biết trân quý thời gian và trân quý cuộc sống.
Người ta sợ chết đa phần cũng vì vẫn còn nhiều điều tiếc nuối. Vì vậy hãy sống hết mình và trọn vẹn từng phút giây, để cho bất kể điều gì xảy ra thì cũng có thể vui vẻ đón nhận.
7. Cái gì dễ làm nhất?
Đó là làm người khác đau buồn. Chỉ cần một lời nói vô tâm, một cử chỉ thiếu tế nhị, bạn cũng có thể khiến cho đối phương suy nghĩ đau buồn mãi không thôi.
Lời nói vô tình mà người nghe hữu ý, mỗi người đều có hoàn cảnh sống và tư tưởng khác nhau, vì vậy không thể ăn nói và hành động quá tùy tiện.
Cũng không nên lấy lý do thẳng tính mà làm tổn thương người khác, chân thật nhưng cũng cần phải có thiện lương.
8. Chiến thắng nào gian lao và khó thành công nhất?
Chiến thắng CHÍNH MÌNH...
Những câu trả lời ngắn gọn, thâm thúy ở trên hy vọng đã giúp bạn thêm thấu hiểu nhân sinh muôn màu.
Tổng hợp
LỜI DẠY VỀ THỜI GIAN
NGHIỆP BÁO
Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.
Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,
Nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.
Hãy là người tốt và làm những điều tốt.
Thử nghĩ mà xem Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý,
Nhưng sao chúng ta lại không xử dụng nó theo đúng ý của Ngài:
1-Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì
Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.
2-Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.
3-Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.
4-Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.
5-Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì
Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài. ,_._
Một bài kinh.rất hay để mình đọc mỗi ngày ít nhất 1 lần. Không biết mình có thể thực hành được không?
Dễ mà khó đấy. Luật tạo hoá Thuyết nhà Phật đã dạy sắc sắc không không. Rất ngắn gọn nhưng vô bờ vô bến !!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét