Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2022

Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đệ trình tái họp Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam lên quốc hội Canada.

            TNS Ng
ô Thanh Hải
Cảm ơn Ông Chủ Tịch và Quý Đồng Viện đáng kính.
Hôm nay tôi đệ trình về vấn đề quan trọng và bằng văn bản đề nghị Chính Phủ của Cannada để kêu gọi 6 hoặc nhiều hơn các bên liên quan để đi vào thực hiện Hội Nghị Quốc Tế về VN hiện nay và đồng ý tái họp lại Hội Nghị Quốc Tế về VN . Trong nỗ lực chấm dứt chiến tranh Việt Nam và đi đến giải pháp lâu dài thoả thuận chấm dứt chiến tranh và khôi phục hoà bình ở VN và những điều khoản đã quy ước thường được gọi là Hiệp Định Hoà Bình Paris hoặc Hiệp Ước Paris , đã được ký kết bởi Hoa Kỳ , VNCH hay còn được gọi là Miền Nam VN và VN Dân Chủ Cộng Hòa gọi là Miền Bắc VN và Chánh Phủ Lâm Thời Mặt Trận Giải Phóng , Miền Nam VN gọi là Việt Cộng .
<!>
Tại Paris vào ngày 27/1/1973, một số điều khoản chính của Hiệp Định Hoà Bình kêu gọi ngừng bắn khắp lãnh thổ VN và cấm đưa vật liệu chiến tranh và quân đội vào Miền Nam VN và sự ra đời của Uỷ Ban Kiểm Soát Quốc Tế và Giám Sát được gọi là ICCS , để giám sát thực hiện các điều khoản cụ thể của Hiệp Định Hoà Bình Paris .  Theo điều 19 của Hiệp Định Paris thoả thuận từ ngày 26/2 đến ngày 2/3 Hội Nghị Quốc Tế lần thứ hai đã được tổ chức một lần nữa tại Paris, để thiết lập những quy tắc ứng xử của Uỷ Ban Quốc Tế về giám sát và kiểm soát ICCS , và cơ chế báo cáo để hỗ trợ việc thực hiện các thoả thuận . Hội nghị đã được kết thúc vào 2/3/1973 bằng việc ký Kết Ước của Hội Nghị Quốc Tế về VN gọi là Đạo Luật (Kết Ước Quốc Tế) trong đó các bên của hoà đàm Paris và tám nước khác : Gia Nã Đại (Cannada), Pháp , Hung Gia Lợi (hungary) , Nam Dương (Indonesia) ,Ba Lan, Vương Quốc Anh, Liên Xô và Trung Quốc cam kết với họ sẽ ra tay không chỉ để duy trì và hỗ trợ mà còn tôn trọng các điều khoản kể cả những điều khoản về sự can thiệp của nước ngoài vào VN . 

HĐ Paris và Kết Ước Quốc Tế đã được đăng ký với Ban Thư Ký Liên Hiệp Quốc vào Ngày 13/5/1974 . Ngoài ra có quá nhiều binh sĩ của Cannada đã chết trong chiến tranh VN . Cannada đã có những nỗ lực đóng góp đáng kể để đạt được một nền hoà bình lâu dài tại VN , nó là một phần của Uỷ ban Giám sát và kiểm soát quốc tế đầu tiên , ở VN , được thành lập theo Hiệp Định Geneve 1954 . Nó là một phần của Uỷ Ban Kiểm Soát và Giám Sát Quốc Tế (ICCS) , ICCS do Hiệp Định Hoà Bình Paris thành lập cử lực lượng giữ hoà bình vào năm 73 để điều tra việc tuân thủ và duy trì các điều khoản của nó và quan trọng hơn là một bên Ký Kết Ước của Hội Nghị Quốc Tế tại VN với tư cách là một trong những bên ký Kết Ước , 
Cannada đóng vai trò giám sát không thể thiếu trong nỗ lực ủng hộ hoà bình như một phần của ICCS cùng với Ba Lan ,Hung Gia Lợi và Indonesia vào thời điểm đó là lần lượt các nước Cộng Sản và chế độ độc tài đã đóng góp quan trọng vào việc điều tra và giám sát , việc tôn trọng lệnh ngừng bắn ,rút quân và trao trả nhân viên quân sự và dân sự bị bắt giữ . Thật không may vai trò của Cannada gặp nhiều khó khăn vì nước này là nước dân chủ duy nhất trong bốn thành viên của ICCS . Bốn Quốc Gia phải đồng lòng cương quyết để điều tra vi phạm . Trong thời gian Cannada là thành viên có ích nhất 18.000 vi phạm lệnh ngừng bắn đã được báo cáo trong cùng thời gian và chỉ có 1081 khiếu nại được ICCS điều tra , bất chấp cuộc xâm lược bí mật vào MNVN bởi lực lượng Cộng Sản Bắc Việt vào năm 1975 , vi phạm tuyệt đối Hiệp Định Hoà Bình Paris, và Đạo luật (Kết Ước Quốc Tế) Tôi tin rằng chúng vẫn là một công cụ ngoại giao có giá trị để giải quyết các tranh chấp giữa các bên ký kết phát sinh do vi phạm điều khoản . 

Tôi muốn thu hút sự chú ý của mọi người về điều 7A và 7B của Đạo Luật ( Kết Ước Quốc Tế) vốn cung cấp một cơ chế hữu ít cho quyền lực này để giải quyết tranh chấp trong trường hợp Hiệp Định Hoà Bình Paris bị vi phạm.Theo điều khoản 7A cho phép các bên xác định các biện pháp xử lý cần thiết các nguyên tắc Hiệp Định Paris để đe doạ hoà bình của độc lập, chủ quyền , quyền toàn vẹn lãnh thổ của VN ,hoặc quyền dân tộc tự quyết của nhơn dân MNVN .
Điều 7B quy định Hội Nghị Quốc Tế tại VN sẽ được triệu tập lại theo yêu cầu tham gia của Chánh Phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Chánh Phủ VN Dân Chủ Cộng Hòa thay mặt cho Paris cho các bên ký kết thông qua Hiệp Định hoặc theo yêu cầu của sáu hoặc nhiều hơn của các bên tham gia Kết Ước Quốc Tế này. Cannada đã quan tâm đến việc tiếp tục duy trì sự ổn định ,hoà bình, dân chủ ở Châu Á . 

Để đạt đến kết quả này . Chánh phủ Cannada có trách nhiệm kêu gọi sáu hoặc nhiều hơn các bên tham gia hiện tại của Đạo Luật (Kết Ước Quốc Tế) đồng ý tái họp lại Hội Nghị Quốc Tế về VN , có những lập luận thuyết phục chỉ ra rằng có đủ cơ sở để sử dụng Điều 7B của Đạo Luật (Kết Ước Quốc Tế) và do đó Tái Hợp lại Hội Nghị đã định . Vào ngày 23/4/2015 Dự Luật ngày Hành Trình Tìm Tự Do đã được thông qua hai đoạn văn đầu tiên của phần mở đầu thừa nhận sự tham gia của quân đội Cannada bằng cách hỗ trợ việc thực thi Hiệp Định Hoà Bình Paris . Cuộc tấn công MNVN tiếp theo của quân đội Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Năm 1975 với hai điều trên , trong lời mở đầu . Quốc hội Cannada minh xác việc vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở VN cũng như nghị định và Đạo Luật (Kết Ước Quốc Tế) về VN , không những không có điều khoản nào trong Hoà đàm Paris và Đạo Luật (Kết Ước Quốc Tế) cho phép một bên đơn phương chấm dứt hai Hiệp Ước này . Nhưng Hiệp Ước VN về luật điều ước cung cấp cơ chế để các bên rút lại việc chấm dứt hoặc hủy bỏ Hiệp Ước là không thể áp dụng trong trường hợp này , vì nó có hiệu lực sau khi đạt được Hiệp Định Paris Điều 4 của công Ước VN về tính bất hồi tố của nó khiến người ta có thể viện dẫn nó . Hơn nữa Hoa Kỳ chưa bao giờ phê chuẩn nó . Ngoài ra khi Hoa Kỳ và VN quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao sau sự xụp đổ của Sài Gòn và sự thống nhất của Miền Nam và các tuyên bố công khai của phía Bắc Việt đề cập đến Hiệp Định Paris được đưa ra bởi các quan chức tương ứng của họ do đó cho thấy nó có thể được coi là vẫn được thực thi ít nhất một phần . 

Nhưng trong trường hợp Hiệp Định Hoà Bình Paris , Kết Ước Quốc Tế thiếu điều khoản cho phép hủy bỏ điều khoản hết hiệu lực cho mọi ứng dụng cũng kể từ khi Công Ước VN của luật Điều Ước Quốc Tế có hiệu lực sau khi Kết Ước này có hiệu lực , thì Công Ước này cũng không thể áp dụng đối với hành vi trái với Hiệp Định Hoà Bình Paris nơi luật tập quán Quốc Tế khó đưa ra câu trả lời rõ ràng và thuyết phục vì sự không rõ ràng về tình trạng của nó trong trường hợp cụ thể này người ta phải nhìn vào luật để giải thích Đạo Luật ( Kết Ước Quốc Tế) sao cho việc giải thích đó sẽ ngụ ý rằng Đạo Luật (Kết Ước Quốc Tế) đó tiếp tục được thực thi , vì nó đặc biệt cung cấp một cơ chế để cuộc Hội Nghị Quốc Tế được khuyến nghị mà không có yêu cầu tham gia của Hoa Kỳ và VN ở đó . Do đó Đạo Luật ( Kết Ước Quốc Tế) tiếp tục có giá trị , ràng buộc đối với 8 Quốc Gia ký kết khác.Hơn nữa Đạo Luật (Kết Ước Quốc Tế) được liệt kê trong số các Hiệp Ước nhiều bên và thoả thuận của bộ ngoại giao Hoa Kỳ vẫn có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020 Với Cannada vẫn được liệt kê là một trong các bên với mục đích triệu tập lại Hội Nghị Quốc Tế theo điều 7b, Các nước Gia Nã Đại ( Cannada) Pháp . Hung Gia Lợi, Indonesia, Ba Lan, Vương Quốc Anh thống nhất, Hoa Kỳ , Nga và Trung Quốc . Đa số là các nước dân chủ , kể cả Hung Gia Lợi , Indonesia và Ba Lan là những nước không dân chủ trong quá khứ , dĩ nhiên là được xem các bên có liên hệ đến Kết Ước Quốc Tế trong hiện tại để Hội Nghị Quốc Tế được tái triệu tập, ít nhất cần phải có 6 bên đồng ý theo cách khác , cũng theo điều 7b việc Hội Nghị Tái Họp cũng sẽ diễn ra nếu Hoa Kỳ và VN cùng yêu cầu với điều kiện VN nêu rõ ý định của mình trong việc tiếp tục tham gia Kết Ước Quốc Tế trong vai trò VN Dân Chủ Cộng Hòa . Cuối cùng , nếu có sự đồng thuận giữa các bên rằng Hiệp Định Paris tiếp tục được thực thi, Hiệp Định Paris có thể được mở lại và đàm phán lại, tương tự được áp dụng cho hành động trong từng trường hợp thoả thuận đó sẽ cho phép Hội Nghị Quốc Tế được Tái Họp theo điều 7b . Hơn nữa, trong một buổi tiệc trưa tại Trung tâm Nixon ở Washington vào ngày 24/4/1998 mang tên : " Việt Nam, Hiệp Định Paris và ý nghĩa của nó ngày nay " Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ , tiến sĩ Henry kissinger đã nói trong câu trích dẫn " Bởi vì một thoả thuận mà bạn không thực thi là sự đầu hàng . Nó chỉ là viết ra điều khoản đầu hàng và chúng tôi chưa bao giờ có ý định đó mọi thành viên cấp cao của chánh quyền bao gồm cả tôi là Bộ trưởng Quốc Phòng, bộ trưởng Ngoại Giao mà ông ấy đại diện trong một bản tóm tắt tuyên bố đã nói công khai mỗi tuần rằng : Chúng tôi dự định thực thi thoả thuận và không có gì mới về điều đó . Hơn nữa việc triệu tập Hội Nghị Quốc Tế này cũng có thể là một cơ chế để bắt đầu đàm phán trong một số vấn đề địa chính trị cấp bách nhất hiện nay ở Châu Á như tranh chấp Biển Đông . 

Điều 4 và 5 của Đạo Luật ( Kết Ước Quốc Tế ) chỉ ra rằng các bên ký kết bao gồm cả Trung Quốc . Tôi xin trích nguyên văn : " Long trọng công nhận và nghiêm túc tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nền độc lập của nhân dân VN thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN.Cũng như quyền tự quyết của người dân Miền Nam VN . Các bên trong Đạo Luật ( Kết Ước Quốc Tế ) này sẽ nghiêm túc tôn trọng Đạo Luật ( Kết Ước Quốc Tế ) và Nghị Định Thư bằng cách hạn chế thực hiện bất cứ hành động nào trái với điều khoản. Năm 1974 Và 1988 của Trung Quốc xâm chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam . Những cuộc xâm lược này là vi phạm Đạo Luật ( Kết Ước Quốc Tế ) và cho phép bất kỳ các quốc gia ký kết nào có thể kêu gọi Tái Họp Hội Nghị Quốc Tế này , theo các điều kiện nêu trong điều 7b của Đạo Luật ( Kết Ước Quốc Tế ) Vào ngày 30/12/1974 Tổng Thống Ford đã ký công luật ( Public Law) PL 93-559. Mục 34b4 yêu cầu các cơ quan hành pháp của Hoa Kỳ triệu tập lại Hội nghị Quốc Tế trong trường hợp có bất kỳ vi phạm nào đối với Hiệp Định Hoà Bình Paris. dựa vào Điều 7b của Đạo Luật ( Kết Ước Quốc Tế ) và dựa trên tinh thần công luật của PL 93-559 .Hoa Kỳ có cơ sở pháp lý để bắt đầu khôi phục Quy Ước của Hội Nghị Quốc Tế và buộc Chính Phủ các bên ký kết ngồi vào bàn Hội Nghị nơi Trung Quốc không có quyền phủ quyết và ở Trung Quốc có thể phải chịu trách nhiệm về hành vi xâm lược bất hợp pháp và phá vỡ sự ổn định ở Biển Đông.Ngoài ra, vào ngày 24/4/2018 chúng tôi đã thông qua một kiến nghị trong phòng này kêu gọi Chánh Phủ Cannada đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc giục tất cả các bên liên quan ở tranh chấp Biển Đông để thúc đẩy hoà bình bằng cách ủng hộ Luật Pháp Quốc Tế và các đối tác và các đồng minh trong khu vực , cũng như bằng cách thực hiện các bước bổ sung cần thiết để giải quyết căng thẳng leo thang và khôi phục hoà bình và ổn định trong khu vực. 

Gần đây hơn, nhân dịp xuất hiện trước " Ủy Ban Hỗn Hợp Quốc Hội về ban giao Cannada - Trung Quốc " vào tháng 4 vừa qua, xin trích lời của bộ trưởng Sajan." Cannada phản đối các dự án cải tạo đất và xây dựng tiền đồn trong khu vực tranh chấp vì mục đích quân sự . Chúng tôi ủng hộ quyền Tự Do thương mại hợp pháp, Tự Do hàng hải, và Tự Do hàng không theo luật pháp Quốc Tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh và đối tác của chúng tôi ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương đặc biệt khi đối mặt với các hành động đơn phương phá hoại hoà bình và ổn định. " 

Bộ trưởng Sajan đã có bài phát biểu tương tự trong hội nghị thứ 12 thường niên về Biển Đông được tổ chức tại VN vào tháng 11/2020 Điều đáng nói là Cannada cũng đang tích cực duy trì sự hiện diện của hải quân trong khu vực đó vì tất cả những lý do này. Thưa quý đồng viện , vì tất cả những lý do này , điều quan trọng nhất là phải mở lại Hội Nghị quan trọng này và xem xét nghiêm túc để Tái Họp theo hình thức đa phương lịch sử này . Đó là : Hội Nghị Quốc Tế Paris về VN . Tôi thực sự tin rằng đây sẽ là một công cụ chính sách quan trọng và có ý nghĩa hữu ích cho các hoạt động ngoại giao và giải quyết hoà bình các cuộc xung đột ở Châu Á. 

Xin cảm ơn .

Không có nhận xét nào: