Mỏ khí thiên nhiên được xếp làm 3 loại: mỏ siêu khổng lồ, chứa hơn 850 bcm (billion cubic tỷ meters, tỷ mét khối) khí, mỏ khổng lồ đẳng cấp thế giới, có trữ lượng khoảng 85 đến 850 tỷ mét khối, và các mỏ nhỏ hơn 85 tỷ mét khối. Chỉ có dưới 1% các mỏ tìm thấy là mỏ siêu khổng lồ, và mỏ khổng lồ tầm cỡ thế giới. Hai loại mỏ này sản xuất khoảng 80% khí đốt trên thế giới. Nga có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất trên thế giới, khoảng 47000 tỷ mét khối. Một số mỏ khí đốt lớn nhất thế giới nằm trong khu vực phía đông Tây Siberia của Vịnh Ob trên Vòng Bắc Cực. 15 mỏ khí đốt lớn thứ hai trên thế giới là Urengoy, được phát hiện ở đó vào năm 1966, và được ước tính có trữ lượng ban đầu tổng cộng tới 8100 tỷ mét khối, Các mỏ Urengoy đi vào sản xuất năm 1978, và mặc dù sản lượng đã giảm nhưng còn cao hơn các mỏ khí khác trên thế giới.
Yamburg, mỏ khí đốt lớn thứ hai của Nga, được phát hiện ở phía bắc Vòng Bắc Cực và phía bắc Urengoy. Trữ lượng ban đầu của nó được ước tính là 4700 tỷ mét khối. Các mỏ Yamburg đi vào sản xuất vào đầu những năm 1980. Nga có các mỏ khí đốt tương đương 102,3 lần mức tiêu thụ hàng năm. Điều này có nghĩa là còn sản xuất 102 năm khí đốt ở mức tiêu thụ hiện tại và không bao gồm trữ lượng chưa được chứng nhận.
Để so sánh, Âu Châu có hai mỏ lớn tìm thấy ỏ Hà Lan và Na Uy. Năm 1959 Hà Lan tìm ra mỏ khí Groningen trên bờ biển, với trữ lượng 2700 đến 2800 tỷ mét khối, và đưa vào sản xuất năm 1963, và đến nay đã khai thác khoảng 60% trữ lượng ban đầu.
Năm 1979, Na Uy tìm ra mỏ khí đốt Troll dưới Biển Bắc (Nord Sea) cách bờ biển gần 100 km (60 dặm), và ước tính khoảng 1300 tỷ mét khối. Năm 1996, mỏ bắt đầu sản xuất. Na Uy đã trở thành một trong những nhà sản xuất, và xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Na Uy có trữ lượng khí đốt tự nhiên khoảng 2000 tỷ mét khối.
Năm 2021, Nga sản xuất 762 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, dùng trong nước 552 tỷ mét khối, và xuất cảng 210 tỷ mét khối (178 tỷ mét khối qua đường ống, và 32 tỷ mét khối khí đốt hoá lỏng).
Năm 2021, Âu Châu nhập cảng từ Nga khoảng 140 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên qua đường ống, thêm 15 tỷ mét khối/năm khí đốt hóa lỏng (LNG). Tổng cộng 155 tỷ mét khối.
Nga có kế hoạch tăng sản lượng khí đốt hóa lỏng từ khoảng 42.75 tỷ mét khối/năm vào 2021, lên 193 tỷ mét khối/năm vào năm 2035, và đặt mục tiêu chiếm khoảng 20% thị trường thế giới.. Nga sẽ cạnh tranh với Qatar, Úc và Mỹ để giành thị trường châu Á,.
Được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2013, Yamal LNG là một trong những dự án LNG lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới, khai thác các mỏ khí đốt khổng lồ trên đất liền của Bán đảo Yamal.
Dự án nhằm khai thác trữ lượng khí đốt tự nhiên với tổng trị giá hơn 4 tỷ thùng dầu tương đương. Hơn 200 giếng đã được khoan, và xây dựng 3 đoàn tàu hóa lỏng, mỗi đoàn có công suất 7.58 tỷ mét khối/năm, vận chuyển qua cảng Sabetta, bán cho các nước ở châu Âu, và châu Á theo hợp đồng từ 15 đến 20 năm. Đoàn thứ tư có với công suất 1.24 tỷ mét khối/năm đang được đưa vào vận hành.
Việc vận chuyển LNG trong điều kiện khắc nghiệt như vậy cũng đòi hỏi TotalEnergies và các đối tác thiết kế một loại tàu chở khí đốt hoá lỏng phá băng, cho phép vận chuyển LNG cả năm mà không cần sự hỗ trợ của tầu phá băng. Với chiều dài 300 mét ,và sức chứa 172.600 mét khối GNL, tàu có thể đi trong lớp băng dày tới 2,1 mét. Tổng cộng, 15 tàu phá băng LNG đã được thiết kế, và chế tạo đặc biệt cho dự án Yamal LNG..
Năm 2021, Nga xuất cảng khí đốt thiên nhiên qua Âu Châu 140 tỷ mét khối khí đốt qua đường ống,qua Trung Cộng 16.5 tỷ mét khối qua đường ống duy nhất Power of Siberia (công suất 38 tỷ mét khối/năm).
Ngày 4 tháng 2 năm 2022, Nga và Trung Cộng thoả thuận xây đường ống mới từ mỏ dầu miền bắc Nga đến Trung Cộng. Thoả thuận 30 năm và trả bằng Euro. Đường ống dụ trừ sẽ xây xong trong 2 hay 3 năm và có công xuất 10 tỷ mét khối/năm.
Nếu Nga không bán hay bán ít hơn 140 tỷ mét khối/năm khí đốt cho Âu Châu, Nga phải đầu tư xây thêm nhà máy làm khí hóa lỏng, bến xuất cảng, bồn chứa, tầu chuyên chở bán cho nước Á Châu. Tàu thế hệ mới nhất tiêu thụ khoảng 0,1% lượng GNL chuyên chở/ngày. Nếu mất 15 ngày đi và 15 ngày về, tầu tiêu thụ 3% GNL chuyên chở..
Từ năm 2000, khí đá phiến đã trở thành nguồn khí đốt tự nhiên quan trọng của Mỹ. Sản lượng tăng hơn 10 lần từ năm 2007 đến năm 2018. Khi khí đá phiến đóng góp 63% sản lượng khí đốt và vẫn đang tiếp tục tăng.
Năm 2022, Mỹ dụ trừ xuất cảng sang Âu Châu thêm 15 tỷ mét khối khí đốt làm lỏng (chủ yếu từ khí đá phiến), vừa đủ thay thế lượng GNL Âu Châu nhập cảng từ Nga năm 2021.
Nguyễn Đức Vượng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét