Một bài sưu tầm về các khu chợ ở Sài gòn ngày xưa thật đa dạng và phong phú! Nhìn vào sự nhộn nhịp, tấp nập với đủ các loại hàng hoá đã nói lên cuộc sống đầy đủ và phồn thịnh của người dân Sài gòn nói riêng và của tất cả người dân miền Nam Việt Nam trước 1975. Điều này cho chúng ta một câu trả lời rất rõ ràng đối với bọn cộng sản miền Bắc là nhân dân miền Nam Việt Nam chưa bao giờ cần bọn họ đến với cái gọi là “giải phóng miền Nam”! Người ta bảo chợ là nơi phản ánh chân thực nhất về cuộc sống. Vì thế, muốn biết sự thay đổi chân thực nhất về nhịp sống của người Saigon xưa, hãy tìm đến chợ…
Dưới đây, Thời xưa xin được biên tập gửi đến quý vị độc giả những bức ảnh sinh động về những khu chợ để quý vị cùng hiểu rõ hơn về cuộc sống của người Saigon xưa.
Một người mua sắm mang theo hàng hóa mua ở chợ đen, với hàng ăn cắp được đem ra bán là chuyện thường thấy ở Sài Gòn, miền Nam Việt Nam, ngày 15 tháng 8 năm 1970. Trong Chiến tranh Việt Nam, thành phố này chứng kiến một thị trường chợ đen phát triển mạnh, buôn bán các mặt hàng do Quân đội Hoa Kỳ cấp cho quân nhân và nhân viên dân sự Mỹ ... làm việc tại miền Nam Việt nam, cũng như các mặt hàng nói chung của nước ngoài.
Saigon 1968. Cảnh những khu chợ nhỏ mọc lên trên khuôn viên ngôi nhà thờ được dùng làm nơi tạm cư cho hàng ngàn nạn nhân chiến cuộc đã mất hết nhà cửa.
Những người dân tị nạn bán khoai lang, bánh mì và các thứ hàng khác. Những ngôi nhà thờ, thánh đường, trường học và đền chùa đã được dùng làm các trung tâm tị nạn cho rất nhiều người đã trở thành vô gia cư bởi cuộc tổng tấn công mùa Xuân của việt cộng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét