Nga chỉ có thể kéo dài cuộc chiến 90 ngày
*Gần 30 ngàn quân Nga bị tiêu diệt Putin bắt lính già ra trận “chiến đấu"
Ông Biden đã ký thành dự luật, H.R. 7691, trong chuyến công du Á Châu của mình.
Dự luật này chủ yếu đề cập đến tiền viện trợ quân sự nhưng cũng dành 8 tỷ USD viện trợ kinh tế cho cả Ukraine và các quốc gia “bị ảnh hưởng bởi tình hình ở Ukraine, bao gồm cho cả các chương trình chống buôn người.”
<!>
Nga chỉ có thể kéo dài cuộc chiến 90 ngày
Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đang bước sang tháng thứ ba, quân đội Nga lâm vào cảnh chiến tranh tiêu hao, tờ “Newsweek” của Mỹ ngày 12/12 dẫn lời hãng truyền thông quân sự “SOFREP” tiến hành đánh giá mới nhất về cuộc chiến Ukraine-Nga như sau:
Theo kịch bản dễ thở nhất, quân đội Nga có thể duy trì được trên chiến trường Ukraina nhiều nhất là sang ngày thứ 90, và khi đó quân đội và thiết bị của Nga sẽ “kiệt quệ” không thể tiếp tục; chiến trường Ukraine đã chứng minh rằng Nga hoàn toàn không có khả năng để đối đầu với NATO.
Theo một báo cáo tổng hợp, Sean Spoonts, Tổng biên tập SOFREP, cho biết kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, quân đội và kho vũ khí của Nga đã bị tổn thất nặng nề, mà nguyên nhân bắt đầu từ việc chuyển binh lính và vũ khí, quân nhu từ biên giới đến chiến trường miền Đông Ukraina cách xa hàng nghìn dặm.
Tại Nga, nước đang bị trừng phạt kinh tế, ngành công nghiệp quân sự đang phải đối mặt với hàng loạt đòn giáng mạnh như thiếu nguyên liệu và phụ tùng, sa thải quy mô lớn, lương thấp và tinh thần thấp, không thể nhanh chóng “tiếp máu” cho quân đội Nga.
Ông ước tính Nga có ba tháng trước khi quyết định cắt giảm tổn thất, Spoonts cho rằng con số đó có thể ở mức cao. “Tôi nghĩ người Nga sẽ không thể đi xa hơn 90 ngày”, Spoonts nói. “Với tốc độ chảy máu mà họ đang trải qua hiện tại, họ chỉ có thể kéo dài 90 ngày”.
Chiến trường Ukraine đã chứng minh rằng quân đội Nga đã phải đối mặt với một số lượng lớn thương vong trong cuộc xung đột trên bộ, hải quân đang vật lộn trên vùng biển Biển Đen, và cả lực lượng không quân vốn trước đây được coi là “át chủ bài” của Quân đội Nga đã thất bại trong việc thiết lập ưu thế trên không.
Mặc dù Tổng thống Nga Putin đã nhiều lần cảnh báo NATO không được can thiệp vào cuộc chiến Nga-Ukraine, đồng thời đe dọa sẽ trả đũa các nước cung cấp cho Ukraine khả năng đe dọa chiến lược, nhưng trước sức ép trong và ngoài nước, Nga rõ ràng đã đánh mất khả năng chống lại NATO.
Bài báo nêu trên chỉ ra rằng trong trường hợp xảy ra xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO, Mỹ có thể cử 200 đến 300 máy bay quân sự tấn công Nga trong vòng một tuần. Đức và Anh sẽ cung cấp cho NATO một “lực lượng chiến đấu mạnh mẽ”. Chỉ là, chính phủ Mỹ dường như có thái độ tương đối bảo thủ trong việc ủng hộ NATO chống lại Nga, chỉ bày tỏ rằng “nước Mỹ tin Putin không muốn xung đột trực tiếp với các lực lượng hùng hậu của NATO”.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích chỉ ra rằng tình thế tiến thoái lưỡng nan của việc thiếu nguồn lực quân sự của Nga là điều hiển nhiên đối với tất cả mọi người, nhưng cũng không nên bỏ qua việc Nga hiện có tới 5.977 đầu đạn hạt nhân các loại và đang tuyệt vọng có thể gây ra thiệt hại cho thế giới.
Khi truyền hình Nga đổi giọng
Mikhail Khodarenok nói rằng Nga hoàn toàn bị cô lập về chính trị
Về đối nội, Le Point chú ý đến sự kiện một đại tá về hưu công khai phê phán quân đội Nga trên truyền hình, nhưng sau đó đã bị Kremlin nhanh chóng chấn chỉnh. Ông Mikhail Khodaryonok, 68 tuổi, hôm 17/05 trên kênh Rossiya1 đã kêu gọi : « Hãy ngưng uống thuốc an thần thông tin, nói thẳng ra là tình hình ngày càng tệ hơn cho chúng ta (…). Ukraina có thể huy động trên một triệu quân đã được huấn luyện, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc ».
Những người tham dự sững sờ. Người dẫn chương trình Olga Skabeiva, được mệnh danh là « búp bê sắt của Putin » vì tài tuyên truyền, cắt ngang : « Nhưng đó không phải là một quân đội chuyên nghiệp » - « Chẳng sao, Ukraina sẵn sàng chiến đấu đến người cuối cùng ». Cũng theo vị đại tá, « Trên chiến trường, chiến thắng thuộc về bên có tinh thần chiến đấu cao nhất » và ông nhấn mạnh « Cả thế giới đang chống lại chúng ta ».
Vladimir Putin không thể hình dung được một quảng cáo ngược chiều như vậy trong chương trình truyền hình có nhiều người xem nhất. Chuyên gia Andrei Kolesnikov của Viện Carnegie cho rằng ông đại tá không thể xuất hiện trước ống kính trong thời điểm kiểm duyệt gắt gao như thế, nếu không phải là người bảo thủ. Đơn giản là Khodaryonok phản ánh suy nghĩ của những người ủng hộ Putin.
Người dẫn chương trình nổi tiếng hiếu chiến là Vladimir Soloviev sau khi soái hạm Moskva bị đánh chìm cũng đã chỉ trích gay gắt. Các blogger thân chính quyền như Yuri Podolyaka với 2,1 triệu người theo dõi trên Telegram bị chấn động nặng nề, đả kích các cấp chỉ huy sau vụ một tiểu đoàn bị thiệt hại lớn khi cố vượt qua sông Severski Donets, có thể trên 400 lính đã thiệt mạng và gần 80 xe bọc thép bị phá hủy. Kremlin đã ra tay. Trong một chương trình sau đó, vị đại tá về hưu đã đổi giọng, và « búp bê sắt của Putin » không phải cắt lời.
Hòa bình nào cho Ukraina ?
L’Express tuần này đặt vấn đề « Phải chăng thế hệ baby-boomer đã làm kiệt quệ đất nước ? ». L’Obs đề cập đến « Hồi kết của tham vọng » : sau đại dịch, quan niệm về việc làm đã thay đổi. Le Point đăng ảnh tân thủ tướng Pháp, bà Élisabeth Borne trước cuộc khủng hoảng nợ, lạm phát, cải cách…Riêng Courrier International nhìn sang « Ukraina : Liệu có thể có hòa bình ? ». Tuần báo Pháp dịch bài viết của tờ Der Tagesspiegel ở Berlin kêu gọi « Đừng quên giải pháp ngoại giao ». Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeir, từng giữ chức ngoại trưởng hai nhiệm kỳ dưới thời bà Merkel, và ngoại trưởng hiện nay, bà Annalena Baerbock có thể dùng phương cách ngoại giao con thoi, hy vọng nước chảy đá mòn.
The Observer xuất bản ở Luân Đôn thì cho rằng « Nhượng lãnh thổ không hẳn là thất bại ». Theo tờ báo Anh, nên tách biệt khái niệm « độc lập » và « toàn vẹn lãnh thổ », như Ba Lan, Hungary, Gruzia đã từng bị mất đất nhưng vẫn là các quốc gia độc lập. Đàm phán hòa bình chắc chắn sẽ tập trung vào việc vẽ lại các đường biên giới, và nguy hiểm nằm ở đây. Tổng thống Volodymyr Zelensky tuy đã lãnh đạo một cách can đảm cuộc kháng chiến, nhưng nếu ông chấp nhận nhượng Crimée để chấm dứt chiến tranh chẳng hạn, sẽ có nguy cơ bị kết tội phản bội lại độc lập của đất nước.
Courrier International cũng trích dịch The Atlantic, kể lại câu chuyện một gia đình ở Lukachivka, một ngôi làng miền bắc Ukraina phải sống chung với năm người lính Nga trong hầm nhà vào lúc quân Nga chiếm đóng. Nhà Horbonos gồm hai vợ chồng và người con trai ban đầu rất sợ hãi, năm người lính Nga gồm bốn từ Xibêri và một người Tatar cũng không bao giờ rời vũ khí. Ban đầu họ nói cùng giọng điệu tuyên truyền : họ đến để cứu người Ukraina, chống Mỹ, và một khi « chiến dịch đặc biệt » kết thúc, tất cả có thể sống hạnh phúc dưới chế độ Putin. Nhưng bà chủ nhà Ukraina đáp trả rằng không cần ai cứu vớt, cũng chẳng có một người lính Mỹ nào ở Ukraina.
Dần dà những người lính Nga tỏ ra thất vọng trước thực tế chiến trường. Đối thoại bắt đầu dễ dàng hơn với những câu chuyện về các món ăn truyền thống, và rồi những người lính thổ lộ họ theo binh nghiệp chỉ vì tiền, người thì nợ nần, người do chi phí thuốc thang...Rốt cuộc họ đã xin lỗi gia đình vì những gì đã gây ra. Tác giả cho rằng đây là trường hợp hiếm hoi người Nga phải đối mặt với thực tế và nạn nhân trực tiếp.
Cuộc săn lùng điệp viên Nga gay cấn của an ninh Ukraine
Trong khi các lực lượng vũ trang giao tranh dữ dội ở tiền tuyến, Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) phải xúc tiến một cuộc chiến cam go không kém là săn lùng các điệp viên làm việc cho Nga đang trà trộn trong dân.
Trên một con đường đầy bụi bặm ở thị trấn Sloviansk, miềnđông Ukraine, một người đàn ông mặc áo phông đen dài tay,quần túi hộp đang hút thuốc. Anh ta không biết mình đangbị theo dõi. "Hắn là của chúng ta. Hắn đây rồi!", một ngườiđàn ông nói vào bộ đàm trên xe hơi đang đỗ cuối đường.
Sĩ quan SBU áp giải kẻ tình nghi làm điệp viên cho Nga ở Kramatorsk. Ảnh: CNN
Từ hướng khác, một chiếc xe tải đánh lái và hai người đàn ôngmặc đồng phục an ninh, đeo bịt mặt nhảy xuống. Có vẻ nhưtheo bản năng, người đàn ông mặc áo đen ngã lăn xuống đất.Hai người mặc đồng phục là nhân viên SBU vỗ vào ngườianh ta và tịch thu bằng chứng quý giá đối với họ: điện thoạidi động.
Theo CNN, trụ sở SBU ở Kramatorsk đã bị phá hủy một phầngay trong những tuần đầu khi Moscow mở chiến dịch tấncông quân sự sang nước láng giềng. SBU cho biết, các lựclượng Nga phụ thuộc rất nhiều vào những kẻ chấp nhận làmđiệp viên cho họ như người đàn ông bị bắt ở Sloviansk vàocuối tuần trước, để xác định chính xác mục tiêu và đánh giámức độ thành công của những vụ tập kích.
Khi bị điều tra viên SBU căn vặn tại hiện trường, nghi phạmnhanh chóng thừa nhận có liên lạc với đối phương."Anh ta yêu cầu anh làm gì?", điều tra viên hỏi.
"Tọa độ, các dịch chuyển... Vị trí của các cú đánh trúnmục tiêu. Đại loại là vậy. Tình hình nói chung", nghi phạmcúi đầu nói.
"Anh có hiểu tại sao anh ta cần biết tọa độ không?"."Có, tôi hiểu. Tôi nhận biết được", nghi phạm thú nhận.SBU cho hay, họ đang thực hiện những vụ truy bắt như
thế này một hoặc 2 lần mỗi ngày. Người đàn ông mặcáo đen nói trên mới chỉ bị điều tra 4 ngày.
Các nhân viên SBU đang xem xét chiếc điện thoại di động thugiữ của nghi phạm. Ảnh: CNN
Nghi phạm ở Sloviansk khai, anh ta chỉ được trả 500 Hryvnia(17 USD) để đổi lấy các thông tin theo đặt hàng. Anh ta kể đãđược một người tự nhận là "Nikolai" chiêu mộ thông qua ứngdụng nhắn tin Telegram.
Điều tra viên đọc to các đoạn trao đổi giữa điệp viên với kẻchiêu mộ, trong khi các đặc vụ SBU khác đứng cạnh, lămlăm khẩu súng lục.
Nikolai nhắn: “Hôm qua anh đã làm rất tốt. Hôm nay cũngcần thông tin tương tự. Hình ảnh, video, dữ liệu địa lý củaquân đội trên CNIL [một địa điểm đồn trú quân sự]Mất bao lâu để có được thông tin?".
"Đã hiểu. Tôi sẽ nhắn lại cho anh. Một tiếng rưỡi đến 2 tiếng",nghi phạm hồi đáp. "Ok, đang đợi. Hãy cẩn thận. Hãy chú ýđến các ống kính để họ không nhìn thấy anh. Chụp ảnh vàquay phim một cách bí mật", Nikolai nhắc nhở.
Điều tra viên giải thích cho nghi phạm rằng họ sẽ tịch thuđiện thoại của anh ta. "Tôi gọi cho ai để thông báo về việcanh bị bắt giam?", điều tra viên hỏi.Mẹ tôi", nghi phạm nói.
"Có nhớ số không?".
"Có một số trong điện thoại".
Sau đó, nghi phạm bị áp giải lên một chiếc xe không biểnhiệu của SBU và cả nhóm phóng đi. Theo ông Serhiy, nghiphạm sẽ được chuyển đến Dnipro ở phía tây Ukraine, nơianh ta sẽ phải ra hầu tòa. Nếu nhà chức trách chứng minhhành vi gián điệp của anh ta dẫn đến cái chết hoặc "gây hậuquả nghiêm trọng",bản án có thể khiến anh ta phải ngồi tù suốt phần đời còn lại.
Trụ sở SBU bị trúng tên lửa Nga hồi tháng 3/2022. Ảnh: CNN
Tại trụ sở bị hư hại của SBU, viên sĩ quan phụ trách nhấn mạnh:"Các hỏa tiển Nga đã nhắm bắn trúng tọa độ mà những tên tộiphạm như vậy đã tiết lộ với đối phương. Nhiều người cũngthiệt mạng vì các tên lửa đó. Cả binh lính và dân thường đềubị giết hại".
Ông Serhiy nói, bản thân đã cố gắng kiềm chế sự tức giậncủa mình, nhưng thật khó để tha thứ cho những kẻ phản bội
Việc để lộ các điệp viên là đòn mới nhất đối với FSB Nga Ảnh Sputnik"Mỗi khi tôi bắt một ai đó giống như anh ta, tôi biết một điều rằng,bản thân tôi, những người thân yêu và tất cả họ hàng của mìnhđều đến từ Lyman (một thị trấn lân cận đã bị Nga oanh tạc trongnhiều tuần). Hiện tại, họ không có nơi ở, không có gì cả. Họ khôngcòn nơi nào để trở về. Lần nào, tôi cũng nhớ rõ điều đó. Lần nàotôi cũng nhớ đến nhà ga Kramatorsk.
Chúng tôi đã thu gom xác người, từng mảnh một", ông Serhiybày tỏ, ám chỉ đến vụ không kích của các lực lượng Nga hồitháng 4, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng.
Hình ảnh nhà máy thép Azovstal hứng "mưa đạn". Ảnh: Reuters
Tuấn Anh
PHỤ LỤC
TỈNH THỨC TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN.
Điều gì khiến dân Mỹ lo lắng nhất hiện nay? Theo thăm dò của “Quinnipiac Poll” từ ngày 12-16/5/22 cho biết: 55% giá xăng và thực phẩm – 26% tiền mua và thuê nhà – 10% chứng khoán – 4% Công ăn việc làm. Bảng giá xăng dầu mới nhất, do “AAA” cung cấp sáng ngày 19/5/22, nêu rõ: National Average Gas Price: Hôm nay $4.58/Gallon – Hôm qua $4.56/Gallon – Một tuần trước $4.41 /Gallon – Một tháng trước $4.10/Gallon – Một năm trước $3.04/Gallon. Đây là mức trung bình trên toàn nước Mỹ, có những tiểu bang giá xăng cao hơn nhiều. Cám ơn Joe Biden, hằng triệu triệu cử tri Mỹ không bầu cho cụ (trong đó có kẻ viết bài) nhưng vẫn phải è cổ ra trả giá cho cái “chơi ngu, lấy tiếng” của cụ: Vì một thế giới xanh mới, dân Mỹ không được khai thác dầu trên đất mình, phải quỳ lạy Opec và Venezuela để xin chút vàng đen. Hoa Kỳ đứng hàng thứ ba về diện tích đất đai trong 195 quốc gia khác trên trái đất, chúng tôi không hiểu Trung cộng, Ấn Độ và những quốc gia chậm phát triển còn lại vẫn thi nhau hun khói môi trường, liệu một mình anh nhà giầu Mỹ có làm xanh được trái đất? Hay đây chỉ là màn “đại bịp.” Rất may, cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ có Giáo sư, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, một chuyên gia về môi trường, với nhiều bài viết bằng tiếng Việt về biến đổi khí hậu, môi trường, chất độc mầu da cam, xin mời bạn đọc vào tìm hiểu thêm tại địa chỉ: (https://maithanhtruyet1.blogspot.com/)
JOE BIDEN ĐẠI NẠN CHO NƯỚC MỸ.
Quốc gia nào cũng có lúc hưng thịnh và suy vong, chấp nhận định luật trên chúng ta sẽ tìm được bình an trong tâm hồn và sáng suốt nhận định tình hình vượt qua bão táp. Trên một khía cạnh nào đó, dù không mong muốn, hãy tin rằng Thượng Đế gửi gã lú lẫn, đi đứng lạng quạng, nói năng không ra đâu vào đâu, chiếm đoạt Toà Bạch Cung để thức tỉnh dân Mỹ. Đảng Dân chủ thiên tả đã đưa đất nước vào cõi u mê, họ dậy trẻ em không thích giới tính có thể chuyển giới, dùng tiền thuế của chúng ta trang trải cho việc sát hại thai nhi, tạo ra một xã hội ăn chơi vô nhân tính. Trẻ sơ sinh thiếu sữa uống vì chính quyền Harris Biden còn phải nuôi đám di dân bất hợp pháp và con cái họ (những cử tri tương lai của đảng Dân chủ) nhiều trò dơ bẩn khác như tung tiền xây nhà vệ sinh chung không phân biệt nam nữ. Joe Biden ít nhất cũng thành công trong vai trò tiếng chuông cảnh tỉnh. Nghe chói tai, đau đớn đến túi tiền, Thượng Đế chí công, vô tư, xin cảm tạ Ngài!
Dân chúng Hoa Kỳ đã tỉnh thức chưa? May mắn thay, dân Mỹ không vướng phải cái văn hoá “Ngu trung” như nhiều người Việt. Truyền hình NBC cái loa tuyên truyền của đảng Dân chủ thiên tả, đã phải cắn răng công bố kết quả thăm dò: 39% ủng hộ Joe Biden trong vai trò tổng thống – 75% cho rằng nước Mỹ đi sai đường, đây là lần thứ năm trong 34 năm qua con số 75% chống đối xuất hiện, mời bạn vào địa chỉ (https://www.newsmax.com/politics/biden-approval-inflation-economy/2022/05/15/id/1069972/) đọc những kết quả thăm dò khác. Người dân Mỹ tin rằng tình hình đất nước hiện nay tồi tệ không khác gì năm 2008
ELON MUSK TỈNH THỨC. Với tất cả lòng kính trọng, xin mời những ai hoài nghi cho rằng tình hình không thay đổi được, đảng Dân chủ sẽ tiếp tục thắng qua gian lận! Nhà báo, bình luận gia trong cộng đồng Việt, những con “vẹt” theo ngôn ngữ của Vũ Linh. Quan cấp tá một thời, hùng hổ trên bàn phím thay vì chốn sa trường, bỏ chạy nhanh hơn ai hết … Và tất cả những cô cậu “cấp tiến” bỏ phiếu cho Joe Biden! Hãy bình tâm nghe tiếng nói “thức tỉnh” của Elon Musk, người giầu nhất hành tinh hiện nay, chưa bao giờ ủng hộ đảng Cộng hoà:“Trong quá khứ, tôi đã bầu cho Đảng Dân chủ, bởi vì họ (hầu hết) là đảng nhân ái. Nhưng nay đã trở thành đảng của sự chia rẽ và thù hận, vì vậy tôi không thể ủng hộ nữa và sẽ bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa.” [In the past I voted Democrat, because they were (mostly) the kindness party. But they have become the party of division & hate, so I can no longer support them and will vote Republican.] Chúng ta không nhất thiết phải đồng ý mọi điều Elon Musk nói, bảo rằng đảng Dân chủ (hầu hết) là nhân ái, không đúng sự thật! Người có lòng nhân ái không bao giờ ủng hộ chuyện giết hài nhi vì thú vui xác thịt vô trách nhiệm của người lớn! Tuy nhiên, chúng tôi cảm phục trước sự “thức tỉnh” và “can đảm” của Elon Musk.
Không chỉ dừng tại đây, Elon Musk còn chế diễu Joe Biden về căn bệnh đổ lỗi cho người khác khi nói về “lạm phát.” Vladimir Putin, COVID, đảng Cộng hoà tại Quốc hội! Với một định nghĩa đơn giản Elon Musk nói về nguyên nhân của lạm phát: “Theo tôi, nguyên nhân chính của lạm phát là chính phủ đã in ra một lượng tiền hằng ngàn tỷ USD hơn cả mức vốn có. Rõ ràng là như thế”
[I mean, the obvious reason for inflation is that the government printed a zillion amount of more money than it had, obviously.]
“Nếu chính phủ có thể phát hành một lượng tiền lớn và thâm hụt không thành vấn đề, vậy thì, tại sao chúng ta không làm cho thâm hụt lớn hơn 100 lần? Câu trả lời là bạn không thể vì về cơ bản nó sẽ biến đồng đô la thành thứ vô giá trị.” [If the government could just issue massive amounts of money and deficits didn’t matter, then, well, why don’t we just make the deficit 100 times bigger? The answer is, you can’t because it will basically turn the dollar into something that is worthless.] Bài học Venezuela còn đó. Năm 2018, chính phủ Venezuela đưa mức lạm phát lên đến 6,000% chỉ vì việc in thêm tiền vô tội vạ. Thăm dò cho biết dân chúng Mỹ quan tâm nhất về lạm phát, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày Thứ ba 8/11/2022. Lịch sử, chưa một Tổng thống Mỹ nào đắc cử nhiệm kỳ hai nếu để nền kinh tế suy sụp! (https://renewedright.com/elon-musk-hit-joe-biden-with-the-devastating-news-that-will-end-his presidency/?utm_source=rrnl&utm_medium=ong&utm_campaign=1515923258).
LÒNG DÂN, Ý TRỜI.
Joe Biden năm nay 79 tuổi, nhậm chức ngày 20/1/2021 đúng 15 tháng, dân Mỹ đã nếm đủ mùi cay đắng từ một chính quyền không hề vì dân, cũng chưa hẳn do dân bầu. Tài năng lĩnh đạo đất nước của ông sẽ được chứng minh hùng hồn qua kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/22, đảng Dân chủ thiên tả nắm chắc cơ hội mất vị trí lĩnh đạo tại lưỡng viện Quốc hội. Mụ phù thuỷ Nancy Pee losi sẽ về nhà dưỡng lão, hãy chờ xem. Cậu quý tử Hunter Biden chắc chắn sẽ có những ngày không vui và “bố già” Joe Biden nếu không bị truy tố thì cũng trở thành con “Vịt què” (Lame Duck). Ngồi chờ ngày quốc táng.
Thăm dò của Rasmussen Report và Heratland Institute, cho biết 61% dân Mỹ không muốn Joe Biden ra ứng cử lần hai vào năm 2024. Nếu phải đương đầu với Tổng thống Donald J. Trump, sẽ thua theo tỷ lệ 50% Trump và 36% Biden. Bà Phó Kamala Harris còn tệ hại hơn nữa, không có cơ hội! Nói rõ hơn, đảng Dân chủ thiên tả không còn nhân tài, và đó là tin vui cho nước Mỹ. Sau cơn bĩ cực đến hồi thái lai! Hillary Clinton, Michelle Obama, quên đi những con rối chính trường, thời của họ đã qua dân chúng Hoa Kỳ thông minh và họ biết điều đó. Ông Bộ trưởng Giao thông Pete Buttigieg? Hoa Kỳ chưa sẵn sàng có một đệ nhất phu quân! Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, Massachusetts, và TNS. Bernie Sanders, Vermont? Diễn viên hạng hai chưa nói đến tuổi cao!
| KẾT LUẬN.
Gần nửa năm chịu trận, 15 tháng lạm phát, mỗi lần đổ xăng, đi chợ đồng tiền khó khăn kiếm được cứ nhanh chóng ra đi qua khung cửa rộng. Ác mộng chưa hết, chúng ta còn phải chờ qua năm 2024. Và chỉ có thể giảm đi nếu mọi cử tri thức tỉnh dùng lá phiếu ném bọn Dân chủ thiên tả, cùng RINO vào sọt rác vào ngày 8/11/22.
Elon Musk đã tỉnh thức, bao giờ đến phiên bạn?
nguyễn tường tuấn
19/5/22
THẰNG BA… CƯỚI DỢ!
Tháng 10 năm rồi nhận được điện thoại của thằng ba, đứa con trai thứ hai của tôi từ Mỹ gọi về báo tin:
Má à! Chúng con vừa ra Tòa Thị Chính ở đây ký giấy hôn thú, còn khi nào làm lễ cưới thì chúng con sẽ tin ba má hay nha.
Chỉ có vậy rồi thằng con cúp máy, chưa kịp hỏi han cặn kẽ ra sao.
Có chút buồn buồn vương trên mắt của tôi, lại thoáng đâu đó niềm vui tràn vào.
Buồn vì chuyện trọng đại của con mình mà chỉ nhận được báo tin, còn vui khi nhìn lại tuổi con mình đã không còn trẻ trung. Ông bà mình cứ hay nói: Tam thập nhi lập. Đúng là như vậy, nay thằng ba đã 38 rồi chúng đã lớn và đủ trưởng thành để quyết định chuyện hôn nhân của chúng. Còn nhà tôi nghe tin ông chỉ cười và thật phóng khoáng khi kết luận:
Đứa nào lập gia đình mình nên mừng cho đứa đó, bà và tôi mình phải vui lên…
Thoáng lại qua năm 2015.
Tháng giêng, nhân dịp đi công tác vùng Frankfurt cháu ghé về nhà đôi ngày và cho chúng tôi hay thêm một vài tin tức mới.
Má à! Chúng con sẽ đón ba má và gia đình mình, gia đình chú Năm, bên nhà gái sẽ có ba má Nina, người em trai và hôn thê cùng vài ba người bạn thiệt thân của chúng con bay sang Costa Rica mươi ngày. Ở đó sẽ làm lễ cưới cho chúng con, giới thiệu hai gia đình nhà trai nhà gái với bạn bè thân thiết và sau đó là thời gian nghỉ ngơi làm quen….
Thiệt tình tôi muốn hỏi thêm ít nhiều trong chuyến đi này nhưng thằng con ậm ừ không kể thêm gì cả.
Hai tuần cuối tháng giêng chúng tôi lo làm Visa, chụp hình ….vv….vv… để chuẩn bị cho việc đám cưới với tâm trạng lo lắng tổ chức đám cưới ra sao, gặp gỡ nhà gái thế nào nhưng rồi mọi chuyện cứ mù mờ không rõ.
Đến giữa tháng ba thì vé máy bay đã nằm sẵn trong tay, nơi đến là nước Costa Rica xa mờ mịt, tuy xa cho chúng tôi nhưng bù lại thật quá gần cho đám trẻ. Chúng sẽ từ Nữu Ước và San Francisco bay qua.
Và rồi thì mọi việc tương đối đã xong, thằng ba lại gọi về hỏi han chuyện chuẩn bị, tôi muốn biết thêm chi tiết cháu cứ một giọng như những lần rồi. Chỉ nhắc chừng ba má chuẩn bị quần áo mùa hè, quần áo tắm đi biển, giày thể thao đi núi…..Mọi chuyện như ăn ở đã có khách sạn, đi thăm viếng tụi con đã lo xe hơi, chỉ cần ba má thiệt thoãi mái, ăn mặc đơn giản là đủ.
Tôi hỏi lại còn ngày đám cưới?
Thằng ba cười to và cứ như giỡn chơi…Má đừng có lo cứ giống như những người đi du lịch là đủ.
Sáng ngày khởi hành, chúng tôi đi chuyến xe bus sớm nhất để kịp ra phi trường. Chú Năm nó cũng hẹn ở đó và cùng gửi hành lý với nhau. Chiếc Boeing 767 khá lớn sẽ mang chúng tôi đến Atlanta và ở đó sẽ đổi máy bay lần nữa để tới Costa Rica. Ngồi chờ ở phi trường chú lại hỏi tôi chương trình đám cưới ra sao, em có hỏi mà cháu cũng trả lời như bên anh chị.
Chị em nhìn nhau, thôi thì sang đến đó sẽ hay.
Đến nơi, chiếc xe bus 9 chỗ ngồi đã chờ sẵn và tháp tùng còn có hai bạn thân của cháu vì chuyến máy bay đã đến cùng giờ.
Hơn ba giờ xe chạy cuối cùng, cuối cùng chúng tôi đã đến Quepos. Một nơi hoàn toàn dành cho những khách du lịch với những dãy Villas xây cất thật tối tân và đẹp mắt, nằm sát biển đủ để nghe sóng biển đánh dạt dào, cứ vài căn lại thấy một người gác dan. Hệ thống an ninh thật toàn hảo và chu đáo.
Vì đến nơi đã là 1 giờ 30 sáng nên đám nhỏ đứng chờ, chào hỏi xong ăn sơ chút chút dằn bụng chúng tôi mang hành lý lên phòng và lăn quay ra ngủ sau chuyến đi dài gần 20 giờ đồng hồ.
Giấc ngủ trái giờ đã làm tôi thức giấc, nhà tôi thì vẫn ngáy mê mệt.
Tôi nhìn ra cửa kính, đúng lúc mặt trời vừa lên chiếu ngay vào phòng. Villas Escape xây cất thiệt đẹp và tôi sẽ gọi nơi này là Villas số 3 với 4 tầng riệng biệt. Mỗi tầng là phòng riêng thật tiện nghi, balcon, tủ lạnh, giàn bếp cho những ai muốn nấu nướng thêm, hồ bơi trên từng hai, hồ bơi nơi tầng trệt…vv…vv…
Tầng 1 nơi chúng tôi ở quá sức là rộng lớn, hướng nhìn thẳng ra biển đủ thời gian ngắm mặt trời lên, mỗi sáng đám khỉ con lại mon men đến gần nơi cửa chính lôi kéo cánh cửa để tìm cách vào trong nhà, chúng phá phách vô cùng nhất là khi nhìn thấy thức ăn là ôi thôi nơi ấy sẽ là một bãi chiến trường với những rác là rác. Vì như thế nên người quản gia đã dặn đi dặn lại chớ mà mở cửa khi vắng nhà.
Nhìn xuống vườn hoa, chiếc cổng tối qua không dịp nhìn rõ hai bên trồng đầy kỳ hoa dị thảo, hoa lan đủ màu đủ loại chi chít bên nhau, màu sắc cứ như là những cô tiên trên thượng giới. Trên trần một chiếc mái cong cong che nắng, phủ xuống những bông hoa giấy đủ màu nào tím xanh, hồng cam đỏ, kèm xung quanh những thân dừa con con che nắng, bụi chuối cao có chừng 10 mét xòe những chiếc lá khổng lồ, chen thêm vào là những cây đu đủ trái bao chung quanh xanh mướt rồi nào là xoài trĩu nặng trái trên cây.
Đặc biệt là loại tre vàng hiếm hoi với một sọc xanh, hai sọc xanh trên thân mọc san sát chung quanh những Villas xem thật đẹp mắt. Người ta còn nhìn thấy loại gổ đỏ sậm quý giá mà tôi không biết tên chỉ biết loại gổ này được tận dụng làm cột kèo, sàn nhà, tủ kệ trang trí trong phòng ăn, phòng tắm, gổ không bay màu, không nứt nẻ, màu sắc lúc nào cũng tươi mát như ly rượu vang đỏ cầm trên tay.
Costa Rica, một quốc gia thiệt bé nhỏ chỉ có khoảng 5 triệu dân. Xứ này có nhiều biển đẹp có nhiều nơi du lịch, họ sản xuất nhiều cà phê, chuối, thơm. Một điều đặc biệt nữa là một quốc gia không trang bị quân sự chỉ chuyên về kinh tế. Khí hậu y như bên nhà, phong cảnh thanh bình yên lành và có chút giống như thành phố biển ở Việt Nam. Đi ngang nơi nào cũng thấy trồng chuối, thơm, đu đủ, xoài, dưa hấu và vì như thế mỗi ngày ở đâychúng tôi đều được thưởng thức các món trái cây tươi ngon ngọt này.
Mỗi buổi sáng, chúng tôi dùng điểm tâm ở Villas số 1, tất cả gồm 3 Villas cho 24 khách mời và gia đình, ở đó luôn có 2 đầu bếp túc trực lo cho ăn sáng và ăn chiều, buổi trưa hầu như mọi người đều ở ngoài bãi tắm và dùng trái cây hay bánh đem theo và buổi sáng đầu tiên ở đây chúng tôi đã gặp cùng làm quen với gia đình nhà gái. Cảm giác đầu tiên là hai bên đều thật cởi mở, chào hỏi làm quen ăn sáng xong là rủ nhau ra biển.
Tôi vẫn muốn hỏi thằng ba thêm ít nhiều những điều liên quan đến việc cưới xin…..
Hai mẹ con ngồi bên nhau nơi bờ biển đông đúc người đi qua đi lại, nhà tôi ngồi sát sau lưng như chỉ lắng nghe và giờ đây tôi sẽ được thấu hiểu hết những gì mấy tháng nay cứ mờ mịt tối tăm.
Thưa ba má! Chúng con đã suy nghĩ thật là lâu để đi đến quyết định này.
Cháu nhìn tôi một thoáng rồi tiếp.
Tổ chức một đám cưới dù chúng con làm ở nước Đức hay ở Mỹ thì chi phí cho nhà hàng, cho quan khách mời, cho quần áo cưới, cho nữ trang và những thứ linh tinh cũng sẽ hơn hay bằng hay ít hơn chút ít chi phí mươi ngày chúng con đón hai gia đình đến nơi đây. Chúng con muốn mình luôn nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của hai bên ba má đã nuôi nấng dạy bảo chúng con nên người và được sự thành công như ngày hôm nay. Thay vì tổ chức một đám cưới với bận rộn, mệt nhọc chúng con muốn lễ cưới này sẽ là thời gian nghỉ ngơi, làm quen hai gia đình tạo một không khí thân thuộc gần gũi, con và Nina không đặt nặng chuyện đám cưới, quần áo cưới hay bánh cưới to lớn gì cả mà chỉ muốn thực sự sống trong tình yêu thương của hai gia đình và sống thật đơn giản như lâu nay chúng con đã sống.
Chúng tôi nhìn nhau, nhìn đứa con nay đã 38 tuổi thật lâu thầm cảm phục cho ý nghĩ mới mẻ và có phần táo bạo này.
Đây có phải là một đám cưới hiếm hoi trong năm 2015 này không? Hay sẽ tìm ra thêm một danh từ nào khác cho sự việc này?
Lắng im một lúc thật lâu, nhìn đứa con trai ăn nói già dặn, suy nghĩ cặn kẽ có chiều sâu này tôi lại nhớ mới ngày nào bồng con trên tay rời quê nhà đi ra biển, thầm cảm ơn biển rộng đã nương tay trôi dạt đến đây để hôm nay nhận được niềm vui từ đứa con này.
Nhà tôi ôn tồn nói thêm nếu các con thật sự muốn như vậy thì ba má cũng như nhà gái đều vui mừng, cảm ơn các con đã nghĩ như thế và tất cả chúng ta sẽ thật thoải mái và vui vẻ suốt thời gian ở đây.
Buổi chiều xuống mau, nắng biển và mặt trời vẫn đỏ rực. Mồ hôi đã đổ ra ướt dầm nhưng khi rời bãi biển tôi lại thấy mình ung dung và nhẹ nhàng hơn khi nào hết.
Thực sự các con của chúng tôi đã mang ý định này và tặng cho chúng tôi?
Một tuần báo hiếu cho cha mẹ hai bên?
………………………….
Hôm nay, chương trình cả nhóm sẽ lên chiếc du thuyền đã mướn sãn và đi ra thăm biển.
Mưa bay bay vài giọt và cơn nóng hừng hực như chào đón chúng tôi buổi sớm mai.
Đến bến tàu, mọi người kéo nhau lên boong.
Tàu chạy khoảng một giờ sẽ ngừng lại để xem nơi cá Delphin bơi lội.
Ui! Cá cơ man là cá, chúng bơi qua bơi lại khi chỉ thấy vy cá nổi đen sì trên biển, khi thì chúng phóng cao lên rồi đập mạnh xuống nước biển tung tóe khắp nơi, khi thì chúng là đà lượn qua lượn lại, chiếc du thuyền tắt máy thả neo nên không khí im lìm bọn cá tha hồ nhởn nhơ.
Thăm đàn cá Delphin xong chúng tôi được đưa đến một vùng khác xưa kia là nơi phun núi lửa và như thế những loại cá kiểng tụ tập nơi này thật nhiều. Mỗi người muốn lặn xuống xem đều được nhận một cặp kính và hai chân nhái. Chưa kịp lặn xuống thì chung quanh đàn cá tuyệt đẹp này đã bu lại quanh thuyền đủ màu đủ sắc. Người nào khi lặn xong rồi lên thuyền cũng suýt xoa khen liên hồi cá đẹp, biển yên nước biển xanh một màu xanh tuyệt diệu.
Thuyền lại nhổ neo chạy tiếp đến nơi khác rồi lại neo thuyền dừng cho bà con nhảy xuống biển tắm. Biển hôm nay thật yên, sóng đánh nhè nhẹ chỉ nổi lên trên sóng nước vài ba bọt biển. Người ta hầu như quên đi tất cả những gì lo âu bận rộn lẫn những giây phút căng thẳng xung quanh. Vui với biển, cười chung với biển và nằm lắng im trên boong tàu hong nắng nghe tiếng gió vi vu.
Mọi người đã quay quần chung quanh chiếc du thuyền, thức ăn đã được dọn lên nào là cá chiên vàng rụm, sà lát trộn và nui được bày ra với sốt ngon béo ngậy, mấy mâm trái cây nào là thơm, dưa hấu chín đỏ au. Cả đoàn bơi mệt, ăn ngon nên ăn hoài không thấy no.
Thuyền quay về lại bến, bây giờ chỉ nghe tiếng sóng biển rì rào nhìn quanh hình như ai cũng nằm ngủ mê mệt.
Mơ gì?
Mơ trông thấy mỹ nhân ngư?
Trở lại Villas Escape, chúng tôi có hai giờ nghỉ ngơi sau đó sẽ dự một Party cũng vừa xem như là buổi ra mắt hai họ vừa trình làng cô dâu chú rể.
19 giờ.
Nắng vẫn chói chan, cơn nóng cứ hừng hực và mồ hôi mặc kệ vừa tắm xong lại ướt ướt trong người.
Xem kìa! Đám con trai xì xào tới lui xem như có gì bí mật. Chú Năm nó đang cười cười thật vui vừa ghé sát tai nghe René người bạn đồng nghiệp của chú rể đang kể lể những điều gì xem thật thú vị, lâu lâu lại vỗ vai nhau cười hăng hắc, tôi đi theo hỏi hoài mà chú cứ lắc đầu nguầy nguậy…xin lỗi chị, em không được tiết lộ với ai hết! Thế rồi lại cười….
Đám đàn bà con gái cứ nhìn theo đoán già đoán non nhưng cuối cùng cũng không biết được gì.
Rồi chú rể bước ra, chúng tôi cũng không nín được cười khi nhìn thấy chú mặc áo Tshirt có in hình của Lý Tiểu Long, quần Short màu xanh nhạt mang dép ….. nhật loại đi ra biển. Cô dâu mặc chiếc áo đầm xanh loại cũng đi biển, bạn bè lấy chiếc áo khoác voan mỏng phủ lên đầu làm khăn cưới, sợi dây kim tuyến tìm đâu đó làm sợi dây chuyền …. Cả hai bên sui gia chưa kịp nín cười thì anh Casi ra dấu kéo nhau đi …. rước dâu bên Villas số 2 nơi gia đình nhà gái đang ở.
Bước vào ngay sau cánh cửa lớn, tôi là má chú rể nên hai má con phải dừng chân nơi đây, đối diện bên kia là ba má cô dâu và cô dâu đang cười tươi tắn với khuôn mặt không chút trang điểm nào, nắng biển mấy hôm nay làm cô duyên dáng thêm….
Mọi người chăm chú lẫn cười khúc khích khi tôi đi cùng chú rể mang đến giao cho cô dâu cùng cha mẹ vợ. Anh chủ lễ Casi cố ý sắp xếp như vậy mà, anh đứng trên bục cao mặc chiếc bademantel của khách sạn cố ý thòng sợi dây dài xuống một bên như hình ảnh trong nhà thờ, tay cầm Iphon đã ghi sẵn những gì muốn nói hôm nay và hai gia đình đã sẵn sàng mang cô dâu chú rể giao hết cho vị chủ lễ.
Anh Casi ra hiệu cho hai người quỳ xuống, cố ý cho mọi người nhìn thấy sau đó đã để một bình hoa và một tượng phật, anh nhắc những kỷ niệm của cả hai từ khi quen nhau cho đến khi ra Tòa Thị Chính ký giấy tờ và chính anh cùng vị hôn thê của anh cũng là người chứng thân tình của đôi trẻ. Anh bắt cả hai phải hứa trước mặt hai họ và bạn bè mãi mãi sống bên nhau, luôn giữ gìn hạnh phúc rồi anh quay lại nhắc hai người trao nhẫn cho nhau.
Cháu bé Anh Phi 7 tuổi con trai của chú Năm đã trịnh trọng mang vào chiếc gối nhung có để sẵn hai chiếc nhẫn cưới bằng cỏ tranh và cả hai đang tươi cười trao nhẫn cho nhau.
Tôi thấy hình như mắt mình đã nhòa đi vì cảm động, nhìn sang sui gia ông bà cũng đang lấy khăn giấy ra kín đáo lau nhanh đôi mắt … rồi đám bạn thân lên kể những chuyện vui buồn từ ngày quen nhau và lý do bền chặt đến ngày hôm nay.
Thì ra cả hai từ khi ra đời từ khi chân ướt chân ráo đi làm ở Tây Ban Nha, sang đến Nữu Ước rồi trải qua những thăng trầm nhất nhất đều chia xớt cho nhau.
Màn chúc tụng kéo dài với tiếng cười vui vẻ, tiếng cảm ơn như không dứt của cô dâu chú rể. Tôi ôm Nina vào lòng nói với cô con dâu giờ thì gia đình mình lại lớn thêm chút nữa, suốt đời má mong tiếng cười hạnh phúc này má sẽ được nghe hoài.
Lễ tan, mọi người cùng kéo nhau sang Villas số 1 cùng ăn mừng.
Buổi tiệc linh đình đã được dọn sẵn, ly rượu vang sóng sánh trên tay, chúc mừng và cụng ly…lời chúc tụng râm ran như không dứt.
Rồi chiếc bánh cưới nho nhỏ được mang ra, trên được chưng bày hai nhân vật Ninja, chú rể cô dâu tươi cười giới thiệu hai nhân vật này tượng trưng cho chúng con đó, suốt đời chúng con muốn sống thật đơn giản, chân thật và yêu thương hết cả mọi người.
Tiệc sắp tàn, chú rể đứng lên xin nói vài câu cảm ơn hai bên ba má và bạn bè, chúc tất cả sẽ có những ngày vui và thật thoải mái khi ở đây.
Hôm nay một số sẽ đi biển.
Số khác sẽ đi bằng tàu máy vào sâu trong những sông lạch để xem hoa rừng, những thú vật hiếm có ở đây.
Cũng nhắc thêm Costa Rica tuy là một quốc gia nhỏ bé nhưng ngành du lịch phát triển rất mạnh mẽ, nhiều thú vật hầu như gần tuyệt chủng và ở đây đã cố giữ gìn, họ luôn ra sức bảo vệ và kêu gọi hãy bảo vệ thiên nhiên, môi sinh….
Chiếc ghe máy đậu ngoài xa, chúng tôi phải đi trên những bao cát đang lún sâu dưới sình lầy và phải đi cho cẩn thận, rủi trợt chân là lấm ngay sình bùn. Nhưng rồi ai cũng an toàn khi bước lên ghe.
Tàu chạy chậm, người hướng dẫn chỉ quanh bao nhiêu là loài bướm màu sắc sặc sỡ, chuồn chuồn đỏ rực như lửa bay lượn chung quanh chúng tôi, con Faultier được gọi như con lười vì chúng chẳng hề di động chút nào có con hai móng và có con ba móng đang hiếm dần và người ta hết lòng ra sức bảo vệ. Hoa lan rừng, hoa chuối loại không có trái, nhiều vô số kể những loài hoa chúng tôi không biết tên nở rộ hai bên bờ sông và giống khỉ con thiệt là đặc biệt, mặt chúng vàng lông đen tuyền thân hình nhỏ thó chúng xuất hiện khắp nơi, hầu như sáng nào chúng cũng lượn qua lại nơi balcon và tìm cách vào nhà, vì vậy mà cửa nẻo đều được khóa an toàn chỉ khi lơ đễnh thì khi trở về phải cất công dọn dẹp.
Ghe chạy thật chậm, nhìn hai bên toàn sông nước, lại nhớ ngày mình ra đi sao mà nhớ vô cùng.
Đây là rừng đước rễ được bám chặt vào đất để giữ nước, loài chim xanh blue bird nổi tiếng hiếm quý cũng qui tụ nơi đây, xa xa trên những cồn đất đủ các loại cò trắng, Pelikan lông màu hồng, giống chim đen to lớn, nơi đây cũng nổi tiếng với giống chim Tulka mỏ to dài màu sắc sặc sỡ được vẽ hay chụp quảng cáo khắp nơi.
Ghe chạy đến một chân cầu dài thì dừng lại.
Trên cầu người dân bản xứ với làn da đen sạm nắng, tươi cười đang rao bán mía.
Mỗi chiếc ghe máy đến đây đều dừng lại, người dân làng chỉ chờ bán vài cây mía là đủ sinh nhai. Cô út mua và xin đãi hết mọi người trên ghe, những lóng mía tươi ngọt mềm, ăn vào lại nhớ quê nhà da diết.
Ghe máy lại tiếp tục chạy.
Đến một cồn cát khác dài rộng hơn, người ta có thể xuống ghe đi tới đi lui và người hướng dẫn cho hay nơi này là chốn cư ngụ của bọn khỉ con.
Hãy cho nó ăn chuối, nhớ đừng nhìn mặt bọn chúng sẽ sợ và chạy mất hết, anh ta cứ dặn đi dặn lại câu này.
Cầm chuối trên tay, có người để trên nón, trên vai. Bọn khỉ lân la lấm lét đến gần chỉ chờ chụp được miếng mồi là lại hè nhau chạy mất. Nhìn quanh ai ai cũng lấm lem chuối đầy áo, đầy vai, có con bạo dạn chúng leo lên trên đầu du khách thò bàn tay dài xuống vai xuống bất kể nơi nào để mồi, hễ lấy được là lại nhanh nhẹn phóng đi tuyệt nhiên không hề hung dữ hay tấn công bất kỳ ai.
Chiếc ghe máy tiếp tục chạy theo hướng dòng sông đi ra biển.
Sóng đánh vào một vệt trắng dài, người hướng dẫn chỉ nơi đó là chỗ tiếp giáp giữa sông và biển, bên nay dòng nước ngọt sang bên kia dòng nước mặn thiệt dị thường.
Nhìn sông nước một màu thản nhiên và bình yên trôi chảy, lâu lâu một đàn chim nằm trong bãi sậy nghe tiếng động túa ra bay lên không, khung cảnh nên thơ thật thanh bình như những năm nào ở quê nhà.
Sau hơn 4 giờ đi thăm cây cối, chim chóc, hoa cỏ trong rừng cùng bầy khỉ nhỏ nhắn dễ thương chúng tôi được đưa về ăn trưa ở một quán ăn do anh hướng đẫn giới thiệu.
Thức ăn khá giống bếp của mình, họ cũng ăn cơm với càry gà, cá sốt cà, cá chiên, chuối chiên mặn loại chuối cứng không mềm giống như chuối sứ, đặc biệt món khoai mỳ luộc chín rồi chiên vàng ăn như món mặn, cũng salát trộn …vv…vv..
Trở về Villas Escape, một số chưa mệt thì khăn áo ra biển còn chúng tôi ngồi quanh hồ bơi trước nhà thưởng thức trái cây ngon tươi mát lịm nhủ thầm phải để dành sức cho ngày mai.
………………………
Một ngày lại qua.
Ăn sáng xong là chúng tôi đi thăm National Park. Mọi người lo mang theo ít nước uống và bánh khô dùng dọc đường.
Người hướng dẫn lại nhắc nhở, dân chúng bản xứ cũng như du khách hãy cùng nhau tiếp tay bảo vệ thiên nhiên… Đến nơi mới biết ý anh ta rõ ràng hơn chuyến đi xem công viên quốc gia này kéo dài hơn hai giờ nhưng nơi đó không hề có một nhà vệ sinh nào!
Lý do cũng là bảo vệ thiên nhiên?
Nhìn du khách hối hả xếp hàng dài dài và chờ dài cổ… chỉ có một nhà vệ sinh cho hàng bao du khách đứng chờ. Nhiều người than thở chờ để bước vào và khi trở ra lại chờ để quay vào vì … quá lâu. Người hướng dẫn hình như đã quá là quen với cảnh này nên anh ta cứ tỉnh queo… như người Hà Nội.
Bắt đầu vào cổng, hai bên đường cây cối cỏ mọc um tùm. Hoa lan vẫn là những loài hoa hiếm quý nở khắp mọi nơi. Bướm bay lượn là trước mắt, một chú rắn nằm ngang vắt vẻo trên thân cây gỗ mục im lìm như say ngủ, dưới tàng lá khô loài cua đỏ rực như mào gà lỡ xui bị cắn là hết phương cứu chữa, cứ vài ba đoạn đường là xuất hiện ra nào là nhện độc, thằn lằn, kỳ nhông, cắc kè to nhỏ dài ngắn, cũng loài chim xanh hiếm hoi blue bird mà mỗi giây hai cánh quạt nhanh đến 200 lần, cả bọn dừng chân xem đoàn kiến lửa tải lương thực mà rùng mình, chiếc lá rơi xuống chúng cắn nát ra hàng trăm mảnh rồi cùng nhau tha đi tạo ra như một tấm tranh màu xanh đang di động.
Điểm đến cuối cùng là một bãi biển xanh mát, được xem như là một trong những bãi biển đẹp ở đây.
Chúng tôi đã dừng lại nơi này hơn hai giờ để vui đùa cùng sóng nước. Cát mịn êm dưới chân, trên bãi là những cây sung đầy trái, bọn khỉ mon men lại gần rình rập chụp thức ăn, cứ mỗi lần thấy chúng thì anh hướng dẫn lại nhắc chừng xem kỹ đồ đạc thật vui.
Mưa bay bay, thi nhau cùng sóng biển dạt dào. Mưa trên những tàng lá chuối, trên những bụi tre vàng to lớn cao sừng sững, trên những cây xoài trĩu nặng trái chín vàng, những trái đu đủ xanh mướt ôm ngang thân tròn bắt mắt, những quầy chuối buồng dài những trái rồi hàng dừa xanh đùa theo gió quay quắt tới lui.
Mưa không lâu nhưng khi dứt thì nóng ơi là nóng.
Mồ hôi lại thi nhau đổ xuống từng giọt, từng giọt…..Trở về nhà tôi trốn ngay vào hồ bơi ở tầng trệt lim dim đọc sách và mâm trái cây tươi mát thơm, xoài, đu đủ, dưa gang, dưa hấu đỏ au lại được bày ra mời mọc người … hãy thưởng thức và tận dụng những ngày còn lưu lại nơi đây.
………………….
Chúng tôi lại lên xe, bà con đang trầm trồ thác nước Nauyaca.
Thác nước tuyệt đẹp này cách xa nơi chúng tôi đang ở độ hơn hai giờ xe hơi, phần ở đây xe không được chạy nhanh phần đường ghập ghềnh nên đa số ngồi trên xe cứ háo hức trông cho mau tới. Dốc cao như Đàlạt, đất đỏ và đá cuội đầy đường, nhiều đoạn dựng đứng thấy hơi ớn rồi khi chạy qua lại có những đoạn đường dốc chúi nhủi, xem như hôm nay chúng tôi cùng thi gan lên dốc xuống đèo cho khỏi bỏ côn
Qua khỏi đoạn đường chính, giờ bảng chỉ dẫn đã thấy đề tên thác nước Nauyaca.
Xe quẹo vào con đường nhỏ toàn đất và đá, xuống dốc dựng đứng làm René phải chạy thật chậm xe lắc lư ghập ghềnh, con đường khó đi này dài độ 5 Km cuối cùng cũng đã vào tới bãi đậu xe, ai nấy thở phào vội vàng xuống xe hăm hở đi tìm thác nước.
Từ đây vào tới nơi sẽ dài 3,5Km.
Nắng thật gắt và nóng nực, phần leo lên con dốc cao ai ai cũng phải ngừng nhiều lần để nghỉ mệt. Mồ hôi cứ tuôn như tắm, hết ướt lại khô cứ nhiều lần như thế và rồi chúng tôi cũng đến được thác nước này. Trên đường đi, cũng may là có nhiều cảnh đẹp, cứ dừng chân chụp hình, uống nước, tán gẫu và cứ như thế đường xa bỗng hóa ra gần.
Á kìa! Tiếng róc rách của con suối.
Tiếng người kêu réo gọi nhau, tiếng cười đùa trong làn nước trong dần dần hiện rõ. Lối đi xuống con thác đã được làm thành những bậc thang như thác Prenn ở Đàlạt, hai bên là những ống tre vàng đóng chặt vào thành, người đi xuống sẽ an toàn không sợ trợt té.
Xuống dần, xuống gần thêm tí nữa ta nghe tiếng nước reo như khúc nhạc bập bùng.
Ai nấy hầu như quên hết cơn mệt mỏi, quên hết đoạn đường khấp khễnh cheo leo, trải nhanh chiếc khăn tắm, thay ngay bộ quần áo tắm phóng ùm vào làn nước trong vắt mát lạnh.
Những hòn đá bám rêu xanh khá nhiều nên tới lui hơi trơn trợt nhưng không vì thế mà e ngại ai cũng ráng bò ra tận nơi dòng thác đang đổ xuống ì ầm.
Ôi! Cảnh thần tiên có phải là đây?
Ngọn thác thật đẹp, bao xung quanh là những vách đá lẫn cây rừng như tre, chuối hoa lan, hoa rừng màu rực rỡ. Thầm khen không bỏ công lặn lội tới nơi đây.
Tắm xong lên nằm nghỉ, lại trở xuống tắm mãi tới xế thì chúng tôi mới lục tục rời thác quay về. Đường tuy xa mà gần vì khi về chỉ toàn xuống dốc, tuy đi chậm rãi mà như thi nhau chạy …Chẳng mấy chốc đã đến nơi bãi đậu xe, giờ thì giao cho anh tài xế René đưa đi đâu thì đi ai nấy nằm im trên xe lim dim mơ về thác nước.
Chúng tôi ghé tạt vào siêu thị mua ít cà phê mang về làm quà, ở đây có loại Tabasco ngon lắm nhưng không được mua quá hai chai bé tí xíu cho mỗi người, lý do chúng tôi phải đổi máy bay ở phi trường Atlanta.
Đêm nay, đêm cuối cùng ở Costa Rica.
Sau những ngày dự tiệc cưới gia đình, đi chơi, tắm biển, thăm thắng cảnh ở Quepos. Chúng tôi sẽ được ăn một buổi tiệc chia tay linh đình với hai đầu bếp vui tính dễ thương nấu nướng ngon tuyệt này.
Ừm! Nào là tôm hùm nướng, cá hồi nướng, tôm bạc sốt tỏi, tôm trộn sàlát kiểu Costa Rica có dâu tươi và dưa gang xem đẹp mắt và ngon, một mâm sò đủ loại được trộn chung với mực tươi tỏi phi vàng cùng ít rau ngò trộn lẫn cà chua xem thật ngon mắt, xen vào một mâm cơm chiên như cơm thập cẩm của mình.
Chúng tôi ăn rồi cụng ly, chụp hình kỷ niệm. Cô dâu chú rể đứng lên nói vài câu cảm ơn hai gia đình bạn bè, ôi hình chung, hình riêng, hình tất cả người tham dự, nhìn ai cũng hây hây hồng đôi má vui vì không khí gia đình vì những ly vang đỏ hay vui vì ở đây một không khí hài hoà đầm ấm của hai bên nhà trai nhà gái? Tóm lại niềm vui không biết từ những lý do nào nhưng hình như có đủ hết những ý tưởng mà tôi đã nghĩ ra.
Chuyến xe đã đưa chúng tôi về lại San Jose để từ ở đây sẽ đáp máy bay về Atlanta, sau đó đổi thêm hai lần nữa mới về đến nhà.
Ngồi yên trên máy bay, nhớ lại những lời thằng ba tâm sự tôi thầm cảm ơn hai đứa con đã có những tư tưởng và hành động khác người như thế.
Có cô con gái nào lên xe hoa không mơ một lần mặc chiếc áo cưới?
Không đúng! Con dâu của chúng tôi cũng đã mặc một chiếc áo cưới đẹp tuyệt vời mà không bút viết nào tả được. Đó là chiếc áo đến đáp công ơn cha mẹ hai bên, chiếc áo tình nghĩa, chiếc áo đã ghi chép lên đó đầy đủ những hình ảnh sâu đậm tình người mà hai bên cha mẹ mỗi lần nhớ đến sẽ thấy ấm áp trong lòng.
Tôi đã ôm đứa con dâu vào lòng thủ thỉ bên tai Nina: Cảm ơn hai đứa con đã cho ba má tham dự một đám cưới thật vui, thật đẹp.
Cô đã cười tươi tắn như đoá hoa lan: Hy vọng khi về nhà ba má sẽ thật hài lòng.
Các con nói đúng, không những là quá hài lòng mà ba má cũng không bao giờ quên một đám cưới lẫn thời gian đẹp tràn đầy ý nghĩa cùng với các con nơi đây.
Minh Trang
Munich, GermanyTháng 4- 2015
Những mảnh hồn phiêu bạt ...
Tôi gặp và quen với chị Trâm trong một tiệm phở hiếm hoi của thành phố Columbus thuộc tiểu bang Ohio, vào một ngày hè năm 2010.
Thấy tôi có vẻ giống một người Việt, chị tự ý đến bàn tôi trước để làm quen. Chị than là ở cái tỉnh bơ vơ giữa lòng nước Mỹ này, thật không phải là dễ khi kiếm được một người đồng hương để nói chuyện! Tôi đồng ý với chị, mời chị ngồi và ngỏ lời khen, vì chị đã biết tìm đúng chỗ: một tiệm phở!
Quả thật tình đồng hương đã gắn kết chúng tôi thân mật với nhau thật dễ dàng. Qua những câu chuyện và lời tự giới thiệu, tôi biết chị sinh trưởng trong một gia đình "có công với cách mạng". Năm 1977, khi chị mới 2 tuổi, cha chị đã hy sinh tại mặt trận Tây Nam (Campuchia). Mẹ chị là đảng viên, có chức, có quyền tại tỉnh nhà. Ngay từ những ngày còn rất trẻ, chị đã được gửi đi du học tại Úc. Và khi trưởng thành, chị nhanh chóng trở thành một giáo sư ngoại ngữ, căn bản là Anh Văn, môn học mà chị có năng khiếu nhiều nhất.
Bình thường, tôi không thấy hào hứng lắm khi phải nói chuyện với một người có một lý lịch như của chị Trâm. Nhưng với vẻ hồn nhiên của chị ngày hôm đó, nhất là sự thành thực, cởi mở, và vô tư của một người sinh ra sau chiến tranh - một cuộc chiến mà chị không biết gì nhiều - đã làm thay đổi cảm nghĩ của tôi, và tôi đã phải nhìn chị như là một, trong những người trẻ tương lai của đất nước.
Là một giáo sư xuất sắc trong thành phố, chị còn góp phần không nhỏ trong việc truy tìm hài cốt các liệt sĩ. Nhờ vậy, cộng thêm sự vận động của bà mẹ, một lần nữa chị lại nhận được một học bổng du học, lần này tại Hoa Kỳ. Chị rất phấn khởi, để hết tâm theo học và cho đến hôm nay, chị đã qua được gần hết 2 năm đầu cho chặng đường tiến đến một psychology degree.
Tôi có hỏi đùa tại sao chị lại chọn một môn học "bí hiểm" tại một tiểu bang xa xôi này? Chị cho biết phải chọn Ohio University là vì ở đây, học phí tương đối thấp so với các tiểu bang khác. Chị lại tình cờ có một người bà con ở ngay đây, không xa khu học xá của chị là bao. Còn chị chọn psychology, vì nó có liên hệ đến cái công việc tay trái của chị. Tại Việt Nam, người ta quí mến chị không phải chỉ vì chị là một giáo sư Anh ngữ, mà chị còn là một "nhà ngoại cảm".
"Nhà ngoại cảm"! Chà! Tôi phải thú thực với chị Trâm là tôi không hề biết cái "nhà" này nó là cái gì, và mong chị giải thích. Chị Trâm vui vẻ cắt nghĩa cho tôi, một cách rất khái quát: Vũ trụ như ta thấy, là tổng hợp bởi những eidos, tạm gọi là những thực thể. Thực thể có hai loại: thực thể tinh tế hay còn gọi là linh hồn, không nhìn thấy được và có trước thực thể vật lý, còn được gọi là thể xác, có thể nhìn thấy và cảm nhận được. Con người là kết hợp bởi hai thực thể nói trên. Khi chết đi, linh hồn rời bỏ thể xác, nhưng vẫn tiếp tục sống trong một thế giới không nhìn thấy, tồn tại song song với thế giới chúng ta. Tuy sang thế giới khác, linh hồn vẫn còn ít nhiều liên hệ với con người trên thế gian, và chỉ có một số rất... rất ít người có khả năng tiếp xúc được với những linh hồn. Những người này, hoặc là vì có "duyên nợ", hoặc là được trao một "sứ mệnh" nào đó, có thể trò chuyện, giao tiếp được với những linh hồn, thường là trong giấc ngủ... Người ta gọi những người như vậy là "nhà ngoại cảm".
Ở Việt Nam sau năm 1975, nhu cầu tìm kiếm hài cốt của các thân nhân có con em bị hy sinh trong chiến tranh lên rất cao, nhất là tại miền Bắc. Công việc truy tìm này thường liên quan đến những vụ lên đồng lên bóng, gọi hồn, cầu cơ... và từ đó, phát sinh ra những nhà ngoại cảm giả mạo; lợi dụng lòng khao khát và sự mê tín của những thân nhân nhẹ dạ, họ đã dùng đủ mọi mánh khóe để làm giầu một cách rất vô lương tâm!
Chị Trâm tự hào chị là một nhà ngoại cảm, một nhà "ngoại cảm chân chính", vì tất cả những công việc chị làm, đều thực sự có sự giao tiếp và giúp đỡ của những linh hồn, hiệu quả chính xác và đều là bất vị lợi. Chị chỉ làm để giúp người, không hề nhận của ai một đồng một cắc nào. Chị đã tìm được cho vợ chồng một ông xã đội trưởng ở Đức Hòa hài cốt người con du kích của họ, đã hy sinh hồi Tết Mậu Thân. Chị đã tìm được một mồ chôn tập thể 17 liệt sĩ tại Nam Lào. Và gần đây nhất, trước khi sang Mỹ du học, chị đã tìm được cho hai vợ chồng người chủ căn nhà trọ của chị, hài cốt người con trai đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972.
Cơ duyên nào đã khiến chị trở thành một nhà ngoại cảm là một chuyện khá dài dòng - chị nói - Riêng về chuyện tìm kiếm hài cốt người bộ đội đã hy sinh trong trận Quảng Trị, biết tôi là một cựu quân nhân của quân đội VNCH, chị muốn kể lại cho tôi nghe, vì chị nghĩ nó có thể có ý nghĩa hơn, là kể lại cho những người xung quanh chị, ở trong nước. Chị hẹn tôi Thứ Bẩy tuần sau, chị được nghỉ cả ngày, có nhiều thì giờ hơn.
Tôi đến thành phố Columbus lạ hoắc này để thăm một bà chị họ bị đau nặng. Bà đã hồi phục, mạnh khỏe trở lại và tôi có thể ra về, nhưng tôi đã quyết định ở lại thêm một tuần nữa, chỉ để nghe câu chuyện của chị Trâm, vì không hiểu sao, nó đã khích thích sự tò mò của tôi rất nhiều!
Đó là một buổi sáng Thứ Bẩy thật đẹp! Tôi đến chỗ hẹn đúng giờ, chị Trâm cũng đến rất đúng giờ. Sau những trao đổi xã giao thường tình, chúng tôi ngồi nhâm nhi hai ly cà phê, và câu chuyện của chị bắt đầu...
Sau một vài thành công về việc tìm kiếm và thâu hồi hài cốt liệt sĩ, các báo chí trong nước đua nhau tường thuật, nhiều đài truyền hình xin được phỏng vấn... Tôi bỗng dưng nổi tiếng! Có rất nhiều người tìm đến nhà cậy cục, nhờ vả... Tuy vậy, tôi không dám nhận lời giúp bất cứ một ai, nếu như tôi không nhận được những tín hiệu, hoặc là sự giúp đỡ của linh hồn những người quá cố. Trong số những người nhờ vả, gần nhất có Dì An. An là tên vợ chồng người chủ căn nhà tôi đã mướn tại quận 12, để tiện việc dạy học. Hai vợ chồng Dì An - tôi thân mật gọi là Dì - đều đã lớn tuổi, người miền Bắc. Ông chồng làm công an, thuyên chuyển vào Sàigòn sau năm 75 và trở nên rất giàu có, làm chủ một dẫy nhà trọ. Dì An tâm sự với tôi, là đứa con đầu của vợ chồng dì phải gia nhập bộ đội năm 16 tuổi, tham gia chiến trường Quảng Trị năm 1972. Tháng 9 năm 72, vợ chồng dì nhận được giấy báo là đứa con đã hy sinh, nhưng không nhận được xác! Cho đến ngày gia đình dì vào Nam, dì vẫn không nhận được thêm một tin tức nào! Dì còn cho tôi xem rất nhiều hình ảnh, và các vật dụng hàng ngày của đứa con bạc mệnh... Mặc dù trong lòng tha thiết muốn giúp, nhưng tôi không dám hứa hẹn gì nhiều, mà chỉ mượn dì vài hình ảnh và vật dụng của người quá cố, hy vọng với sự cầu nguyện chân thành của tôi, sẽ có một sự đáp ứng nào đó...
Và mãi cho đến khoảng hai tháng trước khi đi du học, tôi bỗng nhận được sự đáp ứng huyền diệu mà tôi hằng mong đợi!
Dì An và tôi đến thị xã Quảng Trị thì đã tối hẳn. Trời lại mưa dai dẳng suốt mấy ngày liền... Chúng tôi phải tìm nhà trọ nghỉ ngơi, để ngày hôm sau sẽ tiếp tục cuộc tìm kiếm sớm. Sáng hôm sau, từ nhà trọ gần khu nhà thờ làng Trí Bưu, Dì An đã phải mượn cuốc xẻng của nhà thờ, mua một vài vật dụng cần thiết, và thuê hai anh xe ôm nguyên ngày để chuyên chở và phụ giúp chúng tôi trong những việc cần đến bắp thịt! Chúng tôi phải đi trên những con đường làng quê nhỏ hẹp, rồi băng qua một cánh đồng lớn, theo hướng tây bắc để tìm đến một làng tên là Triệu Thành, nằm ngay sát bờ Nam sông Thạch Hãn. Hai anh xe ôm cho biết làng này xưa kia nghèo lắm, cả làng lèo tèo chỉ có độ vài mươi căn nhà lá. Sau trận chiến kinh hoàng năm 1972, người ta đồn là các làng quanh khu Thành Cổ này đều có rất nhiều ma! Ngày nay, nhiều nhà gạch, mái ngói đỏ đã được dựng lên, làm đẹp cho làng, nhưng chủ nhân những ngôi nhà gạch này, hầu hết đã phải lên phường, xã để khai báo là trong khi đào móng xây nền nhà, họ đã gặp rất nhiều bộ xương người...
Theo lối đường mòn nhỏ và rất trơn trượt, chúng tôi phải đi một quãng khá xa đến cuối làng về hướng cực bắc. Khu này không có người ở, và con đường mòn bị chắn bởi một con lạch nhỏ, có lẽ chảy vào từ sông Thạch Hãn. Nhìn quanh quất, tôi đã tìm thấy bụi chuối dại và cây trứng cá. Tất cả cảnh vật đều đúng y như những gì tôi đã thấy trong giấc mơ! Thật là huyền diệu...
Chúng tôi căng một tấm bạt che mưa gió, lập một hương án nhỏ để thắp mấy nén nhang cầu nguyện... Sau đó chúng tôi bốn người, hì hục đào, xới, xúc đất... Được cái đất ở đây cũng mềm, dễ đào, như là đã có người dọn dẹp và xới lên từ trước, có lẽ bởi trời mưa mấy ngày nay. Khi đã đào được khá sâu, hai anh xe ôm bỗng reo lên mừng rỡ... Những ống xương người bắt đầu hiện ra, xương chân, tay, xương chậu, rồi thì hộp sọ... Dì An đã bắt đầu mếu máo, rồi khóc lên thành tiếng, trông thật tội ! Chúng tôi làm việc như những nhà khảo cổ, nưng niu từng lóng xương, vuốt ve, chải chuốt cho sạch sẽ trước khi đặt nhẹ vào một chậu lớn bằng nhựa.
Trong lúc mọi người đang phấn khởi thì bỗng nhiên, tôi có một cảm giác thật lạ, có lẽ giác quan thứ sáu đã cho tôi biết, có một cái gì không ổn! Tôi bắt đầu nhìn thấy dấu vết của một đôi bottes de saut bên cạnh những lóng xương chân. Chỉ mềm nhũn như bùn, nhưng cái đế giày bằng loại cao su thật tốt, thân giày bằng da và vải nylon còn nhận ra được... có một cái ví cũng bằng da, nhưng không một hình ảnh, giấy tờ nào còn tồn tại, tất cả đều nát ra như bùn, đất... Ngang bộ xương chậu, là dấu tích của một ceinturon, một hộp quẹt zippo đã nham nhở rỉ sét, có cả một vài quả lựu đạn đã hoen rỉ mà chúng tôi phải tránh xa. Ngang phía xương cổ, một miếng kim loại nhỏ hình chữ nhật, bằng hai ngón tay, ố rỉ mầu nâu sậm, đụng vào là gẫy nát ra từng miếng nhỏ rớt lả tả xuống mặt đất. Xa hơn một chút là một cái nón sắt, cũng đã hoen rỉ, một nửa vẫn còn ngập trong lòng đất, không ai muốn đào tiếp... Dì An đã ngừng mếu máo, dì cũng đã nhìn thấy những gì tôi thấy... Ngoài một bộ xương ra, không một dấu vết gì chứng tỏ đây là đứa con thân yêu của bà ! Chúng tôi hoàn toàn thất vọng... Không lẽ tôi đã được chỉ dẫn ... sai ?!
Trước những chứng cớ khá rõ rệt, Dì An và tôi đành phải chấp nhận là mình đã tìm lầm phải hài cốt của một người lính phía bên kia ! Nhưng phải làm gì với bộ hài cốt này đây? Hai anh xe ôm cho chúng tôi biết là gần đây có một ngôi chùa, phía sau chùa là một khu đất hoang, đã có đâu chừng gần chục ngôi mộ vô danh đã được hòa thượng trụ trì cho phép chôn ở đó. Thật là một giải pháp tuyệt hảo, và đã làm thì làm cho trót. Chúng tôi cho tất cả bộ hài cốt vào một cái tiểu sành mà Dì An đã mang theo và tìm đến ngôi chùa. Cúng dường cho nhà chùa một số tiền, sau đó tôi và Dì An ra sức đắp lên một nấm mộ nhỏ... Xong xuôi, chúng tôi thắp ba nén nhang, khấn vái... Và sau cùng là một tấm bia nhỏ, cắt ra từ một miếng tole do hai anh xe ôm làm giúp, trên đề: "Người lính Vô Danh -VNCH".
Đêm hôm ấy tại nhà trọ, quá mệt mỏi sau một ngày quanh co tìm kiếm, đào xới, đắp mộ... vừa nằm xuống là tôi mơ màng vào giấc ngủ ngay. Trong lúc còn nửa mê nửa tỉnh, tôi chợt thấy thấp thoáng có một bóng người đang bước tới gần chỗ tôi nằm. Trong phòng chỉ có Dì An và tôi, tôi cất tiếng hỏi:
- Dì An chưa ngủ được sao?
Bóng đen đứng dừng lại, một giọng đàn ông còn trẻ, hơi bối rối:
- Dạ... không, là... tôi đây... xin chị đừng sợ! Tôi không thể làm hại được ai, chị cứ an tâm. Tôi... tôi chỉ muốn đến để cám ơn hai chị đã cho tôi một mái nhà. Một mái nhà tuy sơ sài, tạm bợ, nhưng vẫn còn hơn là... cứ mãi mãi nằm sâu dưới lòng đất lạnh!
Tôi ngồi bật dậy, tối quá, không thể nhìn rõ mặt người lạ! Hơi sợ sợ, nhưng tôi vẫn giữ được bình tĩnh:
- Vậy anh là... là...
- Vâng, tôi chính là người... lính vô danh mà hôm nay đã được hai chị đắp cho một ngôi mộ!
Đến đây thì tôi hiểu ra rồi. Chỉ chiếc ghế gần đó, tôi mời anh:
- Anh ngồi đi, và... anh có thể cho tôi biết một chút về anh được không?
Anh ta không ngồi lên chiếc ghế, mà ngồi bệt xuống nền nhà, hai tay ôm đầu gối, dựa lưng vào tường:
- Dạ !... Mà... phải bắt đầu từ đâu nhỉ? ... À, tôi nhớ ra rồi... chắc chị đã biết tôi là một người lính miền Nam, lính gì thì tôi cũng không nhớ nữa, Nhẩy Dù hoặc Thủy Quân Lục Chiến gì đó.. Chỉ nhớ là khi vẫn còn đang trong tuổi đi học, thì một hôm tôi bỗng nổi khùng, tự động đăng vào lính, một thứ lính mặc quần áo màu hoa rừng.. Thế rồi được huấn luyện và ra mặt trận! Mấy trận đầu, cũng khủng khiếp lắm, nhưng không sao, còn được thăng dần đến chức Hạ sĩ nữa, nhưng từ khi được chuyển lên đến vùng Quảng Trị này thì căng thẳng thấy rõ, ngày đêm chỉ toàn bom và đạn, máu với lửa...
- Thế còn gia đình anh thì sao, anh tên chi?
- Tên hả? Nói ra chị đừng cười nhé, tôi quên cả... tên của chính mình rồi! Sáng nay, các chị đã đề trên nấm mộ của tôi là "Vô Danh" thật quá đúng! Tôi còn độc thân, và vẫn nhớ là tôi còn một bà mẹ và hai đứa em. Nhà gia đình chúng tôi ở đâu đó trong Sàigòn, không nhớ rõ chính xác là ở đâu, hoàn toàn không nhớ nổi... Đến mặt mũi của mẹ và hai em của tôi, tôi cũng còn không nhớ là như thế nào... Chỉ hình dung là một khuôn mặt thật đẹp, thật dịu hiền... Nếu như có một phép lạ nào đó, cho mẹ và em tôi xuất hiện ngay tại đây, thì lập tức tôi sẽ nhận ra ngay!... Nhưng bảo tả lại hình dáng của bà thì tôi đành chịu, không thể...
- Anh bị mất trí nhớ từ hồi nào?
- Từ hồi tôi bị... chết chị ạ! Ngay khi vừa chết, tôi hoàn toàn không nhớ, không biết gì hết, trí óc như một tờ giấy trắng... Thời gian qua đi, ký ức dần dần phục hồi lại, từng mảnh, từng mảnh... không theo một thứ tự nào! Tôi đã phải bận rộn suốt ngày, để sắp xếp nó lại theo đúng với quá trình của đời mình... nhưng việc này coi vậy mà thật không dễ dàng chút nào! ... Mà sao lạ quá, có những cái thật quan trọng, thật riêng tư thì vẫn ... quên, mà những gì không cần thiết, thật... vớ vẩn thì lại hiện lên, rõ mồn một! Tôi có thể đọc lại những bài "học thuộc lòng" từ hồi còn nhỏ, không sai một chữ!...
Ngừng một phút, anh buồn rầu nói tiếp:
- Chị coi, hồn phách nào mà chịu nổi, bom đạn từ bốn phương tám hướng cứ dồn dập đổ xuống như mưa, ngày này qua ngày khác. Hết pháo từ Cao Hy, từ Tân Vĩnh, Ái Tử... của Bắc Việt dập xuống, rồi pháo của TQLC, của SĐDù, SĐ1BB, của Hạm Đội 7 Hoa-Kỳ ngoài khơi câu vào... B52 thì trải thảm bất cứ lúc nào, dữ dội nhất là ở hành lang Nhan Biều - Ái tử, mặt đất cứ rung lên như động đất! Ngày này qua ngày khác chị ạ, cả ngày lẫn đêm, toàn những loại bom đạn giết người tối tân nhất, hiệu lực nhất... Lại còn phi pháo, bom xăng đặc, bom lửa lân tinh từ những phản lực cơ nữa chứ! Thật tình là ngay cả những linh hồn như chúng tôi, cũng không thể nào kham nổi...
- Các anh chịu đựng như vậy, trong bao lâu?
- Cho đến khi tàn cuộc chiến... riêng tôi thì khoảng hơn hai tháng! Hơn hai tháng với trên một triệu viên hải pháo, phi pháo, sơn pháo... hơn 328 ngàn tấn bom đạn đủ loại... một khối lượng bằng 7 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima đã dội xuống trong và ngoài khu Cổ Thành này, nó chỉ rộng khoảng hơn 3 cây số vuông thôi!... Vâng, trận tái chiếm Quảng Trị này là trận chiến ác liệt nhất trong lịch sử chiến tranh của cả vùng Đông Nam Á đấy chị ạ!
- Làm sao các anh biết được những điều này?
- Chị tưởng chúng tôi không biết những việc gì đang xẩy ra trên thế gian ư? Chúng tôi biết hết chị ạ! Nhưng chỉ biết để đấy thôi, không được phép làm bất cứ điều gì xâm phạm đến dương thế... À, mà đáng lẽ tôi phải nói ngay với hai chị, là khu đất mà các chị khai quật sáng nay là đúng chỗ rồi đấy ! Anh ấy là lính thông tin, thuộc Trung Đoàn Triệu Hải, E27 SĐ 320B. Chẳng hiểu đi nối dây điện thoại thế nào, lại lò mò lạc vào đúng tổ kích của tụi tui, bị bắt! Lúc đó bom đạn rơi xuống như mưa, tôi và anh ấy cùng núp chung một hầm. Xui là đúng lúc đó, một quả pháo không biết của bên nào, đã đổ sập xuống ngay cửa hầm, và chỉ nội sức ép công phá của nó thôi, cũng đủ kết liễu cuộc đời của cả hai đứa!... Chưa hết, rồi bom, pháo cứ tiếp tục cầy lên, cầy lên mãi... cuối cùng là hai đứa nằm dưới mặt đất đến vài ba thước!...
Ngừng lại một vài giây, anh tiếp:
- Rồi cuộc chiến cũng qua đi... trên mặt đất chỗ chúng tôi nằm, cỏ hoang lan cùng khắp, các bụi cây dại mọc lên chằng chịt, thêm vào là mấy ụ mối ... Thế gian lại chìm vào sự thinh lặng dễ sợ! Chỉ riêng trong đầu óc chúng tôi, những tiếng rít của đầu đạn xé không gian, những tiếng bom nổ long trời lở đất... vẫn không bao giờ ngừng nghỉ!...
- ... Anh làm tôi cảm động quá !... À, anh nói cả hai anh cùng núp chung một chỗ, mà sao sáng nay chúng tôi lại chỉ tìm thấy có một mình anh?
- Dạ đúng vậy! Trước các chị gần một tuần, có một nhóm chừng 8, 9 người đã đến khu chúng tôi ở. Đó là một đội quy tập của nhà nước, họ khai quang, đào xới một khoảng chừng 50 mét vuông. Là những người khá chuyên nghiệp, với đầy đủ dụng cụ, máy dò.. Chỉ cần quan sát thật kỹ thôi, là họ biết phải thâu gom những gì, và để lại những gì... Cuối cùng, 4 bộ hài cốt liệt sĩ trong đó có anh ấy, đã được tìm thấy và mang đi... Chỉ còn mình tôi thì nằm ở lại...
- Có phải họ biết anh là người lính miền Nam, nên để lại?
- Dạ, hai bộ xương nằm gần nhau, xương cốt người Việt thì cũng sàn sàn một cỡ, giống nhau cả, nhưng những vật dụng cá nhân nằm kề hai bộ cốt thì lại hoàn toàn khác hẳn. Dưới những lóng xương bàn chân anh ấy là tàn tích của một đôi dép râu, ngang chỗ xương chậu là dấu vết của một võng bộ đội bằng nylon... Ngoài ra, có những vật dụng mà thời gian chưa tiêu hủy được, như là một nanh heo rừng mà anh ấy đã đeo làm bùa hộ mệnh, một lọ thủy tinh nhỏ đựng thuốc trị thương (?) mà các bộ đội thường có... Và thuyết phục nhất là một bi đông nước, tuy cũng đã hoen rỉ nhiều, nhưng trên đó vẫn nhận ra được dấu khắc tên và nơi sinh quán của anh ấy tại Hà Tây, miền Bắc... Còn những hình ảnh hoặc giấy tờ cá nhân, nếu có thì cũng đều biến thành tro bụi hết...
- Sao họ lại đang tâm để anh ở lại một mình như thế nhỉ!? Anh có buồn không?
- Cũng phải thông cảm cho họ thôi, họ cũng đã quá bận rộn với mấy trăm ngàn bộ hài cốt trên toàn quốc. Hơn nữa, công việc chính của họ không phải là lo cho chúng tôi, mà là lo cho các liệt sĩ của họ! Còn có vì thế mà buồn không ư? Không chị ạ, có cả hàng ngàn những linh hồn khác, vẫn còn đang chập chờn, phiêu bạt khắp quanh đây...
- Vậy chứ dưới đó, có sự... phân biệt, kỳ thị gì giữa các anh với nhau không?
Nhìn về phía xa xôi, hình như anh ta hơi mỉm cười:
- Chị làm tôi nhớ lại hai câu thơ cổ của thi hào Hoàng đình Kiên đời nhà Tống: Hiền ngu thiên tải tri thùy thị, Mãn nhãn bồng cao cộng nhất khâu! ... Hoàn toàn không chị ạ! Đã là người chết, cùng chung một gò hoang đầy cỏ bồng dại, còn phân biệt ai hiền ai ngu, ai sai ai đúng làm gì nữa? Vâng, chỉ có những người trên dương thế, còn phải lệ thuộc nhiều vào vật chất nên mới tranh giành, phân biệt nhau thôi. Dưới này, chúng tôi đều coi nhau như anh em, bình đẳng, không hận thù... Và tất cả chúng tôi đều có chung một nuối tiếc, đó là: chỉ vì áp lực của những siêu cường trên thế giới, mà Việt Nam mình đã trở thành một con cờ thí, đất nước phải trải qua một cuộc chinh chiến tương tàn, nồi da xáo thịt, để biết bao nhiêu triệu người phải hy sinh một cách rất oan uổng!...
- Vậy là ở dưới đó, anh có rất nhiều bạn?
- Rất nhiều chị ạ! Hồi trước thì... thật là nhiều! Ngoài đám thường dân vô tội, chết vì bom rơi đạn lạc, còn thì đều là lính tráng thuộc cả hai phía: Nhẩy Dù có, Thủy Quân Lục Chiến có, rồi Biệt động Quân, Sư Đoàn1BB, SĐ3BB, Liên-Đoàn 81 Biệt kích Dù, Kỵ Binh Thiết Giáp... Bộ đội Bắc Việt thì đông hơn nhiều, chủ lực có Sư Đoàn 304, SĐ 308, 312, 320, 324, 325, K3-Tam Đảo, một vài Trung đoàn địa phương và tiểu đoàn đặc công... Có đến cả chục ngàn đứa chúng tôi, vẫn còn ngơ ngẩn vì bom đạn, cứ lang thang vật vờ trên những ngọn cỏ bụi cây, rừng hoang đồi trọc vài cây số vuông xung quanh khu Thành Cổ, hoặc hai bên bờ sông Thạch Hãn này ... Đứa nào cũng mong ước một ngày nào đó, được về lại với gia đình, với cố hương!... Sau này thì cứ bớt dần, bớt dần...
- Sao lại như vậy, họ đi về đâu?
- Nhà nước bây giờ là "bên thắng cuộc", đầy quyền lực, tiền bạc và phương tiện. Họ muốn tri ân những người đã chết, để cho họ có được cuộc sống trên nhung lụa ngày hôm nay, nên tổ chức rất nhiều đội quy tập, chuyên đi khai quật những nơi đã từng là chiến địa đẫm máu ngày xưa, để thâu gom hài cốt liệt-sĩ... Và cũng nhờ những nhà ngoại cảm chân chính như chị, đã có biết bao nhiêu nấm mồ hoang, mồ chôn tập thể đã được khám phá. Một số hài cốt có lẫn hình ảnh, giấy tờ hoặc những vật dụng cá nhân mà thân nhân nhận diện được, thì về đoàn tụ với gia đình; nếu không, phải về nằm tạm trong các lô đã được sắp xếp trước theo quê quán, đơn vị... tại những nghĩa trang liệt sĩ địa phương, chờ!...
- Chắc là nhiều lắm?
- Nghe nói có đến hơn 300 ngàn bộ hài cốt thuộc tất cả các mặt trận trên toàn quốc, đang trong tình trạng chờ đợi như vậy, vì chưa tìm ra lý lịch. Rồi tự nhiên phát sinh ra một lô những nhà ngoại cảm "dổm", mọi việc từ đó cứ loạn cả lên, giờ thì chẳng còn phân biệt được ai là thực, ai là giả nữa!
- Giờ này họ có còn tìm kiếm nữa không anh?
- Vẫn tiếp tục chị ạ! Họ ước tính là phải còn hơn 200 ngàn bộ nữa! Đây là chỉ riêng liệt sĩ của họ thôi nhé, còn lính miền Nam hoặc là dân đen thì chị biết đấy: tự lo!...
Ngừng một giây, anh tiếp:
- Chị tính đi, nguyên cái tỉnh Quảng Trị này cũng có đến 72 nghĩa trang liệt sĩ ! Trên toàn quốc, tỉnh nào cũng có lớn nhỏ vài ba cái. Đáng kể nhất, là cái nghĩa trang vĩ đại, "hoành tráng" nhất nước, là nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Nghe đâu nó rộng đến hơn 140 ngàn mét vuông, nằm trên ba ngọn đồi lớn cạnh thượng nguồn sông Bến Hải. Cho đến bây giờ, đã là nơi an nghỉ của những 10.333 liệt sĩ của họ... Biết bao nhiêu là linh hồn đã tìm được về nhà, hoặc một nơi ổn định, để rồi sẽ được giải thoát?... Chỉ riêng chúng tôi, những người lính miền Nam...
Câu cuối cùng anh nói nhỏ quá, như lẫn với tiếng khóc, cố gắng lắm tôi mới nghe được! Biết anh đang quá xúc động, tôi giữ im lặng... Phải mấy phút sau, anh mới lấy lại được một giọng nói bình thường:
- Mà nói thực ra, nhiều anh em như chúng tôi, cũng chẳng biết là nếu về được, thì về đâu? Gia đình ly tán hết sau chiến tranh, người thì buộc phải rời bỏ nơi tổ ấm từ bao đời, để đi vào chốn rừng thiêng nước độc "kinh tế mới", người thì vào tù cải tạo, nhà cửa bị chiếm đoạt, vợ con nheo nhóc sống nơi đầu đường xó chợ... Lại còn một số không ít, dắt díu nhau đi vượt biên, vượt biển... Ruột thịt chia lìa, ngàn trùng xa cách... Về đâu bây giờ? Ngay cả cái nghĩa trang cũ của miền Nam ở Biên Hòa đó, bây giờ chỉ còn là một bãi đất đầy cỏ hoang với nhấp nhô những nấm mồ vô chủ, chẳng còn ai được phép ngó ngàng tới!... Nói chung là chỉ vì những người trên dương thế vẫn còn đắm chìm trong thù hận, phân biệt, nên chúng tôi vẫn còn bị lạc lõng, bơ vơ...
Lúc này, tôi chẳng còn biết nói gì hơn là một câu an ủi thật... vô duyên:
- Thời nào cũng thế anh nhỉ, đầy những bất công!
Anh ta mỉm cười, rồi nhìn xa vời về phía trước:
- Cũng đúng thôi chị ạ, vì chẳng nơi nào tự nhiên mà có sự công bình hết. Để trái đất này và loài người tồn tại được, Thượng đế chỉ cho chúng ta sự quân bình thôi, còn công bình thì không! Con người phải tranh đấu dành sự công bình cho chính mình, tùy theo trình độ văn minh của họ! Những câu như "ở hiền gặp lành" hoặc "ác giả ác báo" chỉ có giá trị cho việc răn dạy con trẻ mà thôi...
- À này, vậy chứ ở dưới đó, anh có thấy thiên đàng hay địa ngục gì không?
- Thiên đàng, địa ngục hả, tôi không thấy gì chị ạ! Những danh từ ấy, nó thật là trừu tượng! Theo tôi nghĩ: thiên đàng,địa ngục, thánh thần hay ác quỷ gì, thì cũng đều ở cả trên mặt đất mà thôi. Nơi nào người ta sống thật sự tự do, hạnh phúc... thì nơi đó là thiên đường, mà trái lại thì là địa ngục! Cũng ngay trên mặt đất, thiếu gì người cả một đời hiến thân làm việc từ thiện, cứu nhân độ thế, họ đều là tiên là thánh cả. Lại có nhiều người khác, buôn dân bán nước, sống trên xương máu của lương dân... không gọi họ là ác quỷ thì phải gọi là cái gì?
- Vâng, anh nghĩ như vậy cũng không có gì là sai lắm đâu!... Nhưng thôi, trở về thực tại... Hôm nay, đắp cho anh được một nấm mộ nhỏ, hai đứa chúng tôi cứ thắc mắc, không hiểu là như vậy có giúp được gì cho anh hay không?
- Tốt lắm chị ạ! Chị quên là tôi đang phải lần mò đến đây để cám ơn hai chị rồi sao?... Nấm mồ tuy nhỏ, nhưng nó cũng đủ để làm một dấu hiệu cho những người trên dương thế biết rằng, ở dưới đó có tàn tích của một con người, dù chỉ là một người... "vô danh"!
- Vâng... nhưng ý tôi muốn nói là: nó có giúp gì cho anh trong cái gọi là... là "siêu thoát" hay không?
- Đáng tiếc là không chị ạ! Sớm muộn gì thì tất cả mọi linh hồn cũng đều được giải thoát thôi. Sớm, hoặc muộn. Cũng như trên dương gian, tuổi thọ của con người không ai giống ai, có người thọ, đại thọ... Ngược lại, có người lại bị chết yểu, chết non... Đều là số mệnh cả, vẫn còn nằm trong sự huyền bí của Thượng Đế mà chúng ta không thể biết được. Ngay cả ở dưới này, lâu lâu chúng tôi lại thấy có một số anh em... biến mất!... Chúng tôi ngờ rằng họ đã được siêu thoát, giải thoát, hoặc là "đầu thai" gì đó, không ai biết!... Chắc là phải... chết thêm một lần nữa mới biết được chị ạ!...
Suy nghĩ một lúc, anh tiếp:
- Vấn đề là phải kiên nhẫn chờ, chờ đến ngày mình được giải thoát!... Mà trong khi chờ đợi như vậy, còn gì đẹp hơn là được nằm trong một nghĩa trang gia đình, nghĩa trang làng mình, hoặc thành phố mình... Được nhìn thấy những người thân yêu đi lại ở xung quanh, được nhìn thấy những hàng cau, lũy tre làng, những cánh diều của tuổi thơ... Lại còn mùi nhang, mùi khói nữa chứ, những câu kinh, tiếng mõ, tiếng chuông chùa... Tất cả đã tạo thành một chất xúc tác rất mơ hồ, rất huyền ảo, làm cho âm và dương gần gũi nhau hơn... Người công giáo thì họ ao ước được nghe lại những tiếng kinh cầu, những bản thánh ca, hồi chuông giáo đường... đều là những gì rất cần thiết để làm ấm lại, những linh hồn giá lạnh... Vâng! chúng tôi sợ lắm, sợ phải lang thang vất vưởng ở những nơi đồng không mông quạnh, núi non bạt ngàn như chỗ chúng tôi đã bị gục ngã...
Đến đây, anh từ từ đứng dậy, cố gắng đứng thẳng người, làm như đang sửa soạn để chào một vị thượng cấp:
- Biết là hai chị vừa trải qua một ngày thật mệt nhọc, nhưng tôi không thể không đến đây, để nói một lời cảm tạ chân thành tự đáy hồn của tôi. Không tìm được người thân, hai chị có thể lặng lẽ bước đi, như bao người khác... Nhưng hai chị đã không làm thế, ngay cả với một người... vô danh như tôi đây!... Và bây giờ... chị có thể tiếp tục giấc ngủ của chị, tôi xin phép...
Nói xong, anh ta lặng lẽ quay lưng bước ra cửa, đầu như hơi cúi xuống..
Một làn gió lạnh tràn vào, tôi giật mình bừng tỉnh dậy! Biết là mình vừa mới qua một giấc mơ, một giấc mơ mà tôi còn nhớ rất rõ, từng chi tiết... Nhìn vội ra phía cửa, hình như tôi còn thấy thấp thoáng cái bóng của anh, đang nhạt nhòa lẫn vào một màn sương càng lúc càng dầy đặc...
Đầu năm 2011, tôi nhận được một lá thư của chị Trâm từ Việt Nam. Lá thư khá dài, ngoài một vài thông tin, còn có cả những lời như "tâm sự" của chị nữa. Chị cho biết là gia đình Dì An đã chính thức nhận được đầy đủ bộ hài cốt của người con, có DNA xác nhận và đã được mai táng tại nghĩa trang của dòng họ tại Hà Tây, Bắc Việt. Còn về phần chị, chị đã có được mảnh bằng mà chị mơ ước, tuy nó chỉ là một associate degree, nhưng ở Việt Nam, nó là quí lắm ! Chị dự định sẽ chỉ dùng sự hiểu biết của mình cho việc giáo dục thôi, vì chị đã tạm ngưng công việc của một "nhà ngoại cảm" rồi. Nhiều lúc chị bâng khuâng tự hỏi: không biết là vì có "duyên nợ", hay là vì được trao một "sứ mệnh", mà bỗng dưng chị lại có khả năng của một nhà ngoại cảm, sau một trận ốm liệt giường?... Cho dù vì bất cứ một lý do gì, chị cũng nghĩ là mình phải dùng năng khiếu thiên phú này để giúp người. Mà người đây có nghĩa là tất cả mọi người, chứ không phải chỉ riêng cho một nhóm cùng chung một phe, một đảng! Những người "ngã ngựa" thì đã nhận lãnh đầy đủ các kiểu đòn thù rồi, có cần phải tiếp tục với những bộ hài cốt nữa hay không? Thực tế đã khiến chị phải tạm dừng lại, để chờ! Chờ và hy vọng ... Đã từng du học ở những nước tiên tiến, chị thất vọng khi thấy những người lãnh đạo trong nước, hầu hết đều đã cạn kiệt lòng nhân bản, mà tiến trình văn minh của họ thì lại đi quá chậm! Tệ hơn nữa, nhiều khi họ còn đi cả... giật lùi! Ngược dòng lịch sử, chúng ta đã từng chê trách hành động quá đáng, không quân tử của vua Gia Long, là trả thù cả với hài cốt của vị anh hùng áo vải Quang Trung. Thế mà ở thế kỷ thứ 21 này, chuyện tương tự xấu xa đó cũng đã đang được tái diễn, trên toàn thể nước Việt!...
Tôi nhớ câu cuối cùng, chị viết là: Để tránh khỏi phải đau lòng, nhiều khi thà không làm gì hết, còn hơn là chỉ được làm có phân nửa công việc!Virginia, ngày lễ Thanh Minh 2015
Bùi Thượng Phong-
Chấn động Hoa Kỳ: Vị TGM can đảm cấm Chủ tịch Hạ Viện rước lễ, website của TGP bị đánh sập tức khắc
Chân lý luân lý căn bản này có hậu quả đối với người Công Giáo trong cách họ sống đời sống của họ,...
Chân lý luân lý căn bản này có hậu quả đối với người Công Giáo trong cách họ sống đời sống của họ,...
Tháng Ba Nhớ Lại
Năm 1975, tôi đang học dở dang niên học lớp 10, chưa kịp đến Hè. Mới giữa Tháng Ba, lễ Hai Bà Trưng và ngày truyền thống của trường với cái tên mới: Nữ Trung Học Hồng Đà Đà Nẵng, được tổ chức ba ngày. Có hội chợ, cắm trại, có đêm văn nghệ lửa trại thật nhiều kỷ niệm.
Niềm vui chưa tròn, sân trường chưa kịp dọn dẹp dấu vết mấy ngày hội hè đã tràn ngập những đoàn người từ Quảng Trị và Huế lê thê lếch thếch bồng bế nhau chạy nạn cộng sản. Trường đóng cửa để dành phòng học làm nơi tạm cư cho đồng bào.
Tôi nghe ba má bàn tán tìm cách di tản vào Sài Gòn vì quân đội mình từ Kontum, Ban Mê Thuột đang như rắn mất đầu chạy về Nha Trang. Tình hình an ninh đất nước thật hỗn loạn. Tôi vội vàng xuống trường để rút hồ sơ, chẳng còn một bóng dáng thầy cô nào ở đây. Phòng học vụ đã bị dân chúng phá cửa vào, giấy tờ rách nát ngổn ngang, không cách gì tìm kiếm được.
Ngoài sân trường, những tờ bích báo mới đem dự thi hôm Lễ Truyền Thống nay đã bị đem ra làm vách ngăn cho những hố vệ sinh. Hình ảnh ngôi trường và những dãy phòng học thân yêu, khoảng sân rợp lá bạc hà thấp thoáng những tà áo dài trắng đã không còn nữa, trái tim tôi như tan nát.
Ngày 26, tin tức trên đài phát thanh loan báo quân đội Bắc Việt đã chiếm thành phố Huế. Ba tôi thất vọng, bỏ ý định di tản vì theo ông, đã mất Ban Mê Thuột và thành phố Huế thì đi đâu cũng vậy thôi. Cả nhà lo âu, mọi người nhìn nhau cùng hoang mang cho một viễn ảnh không mấy khả quan.
Tôi đạp xe vào nhà nhỏ bạn cùng lớp là Kim Liên. Tôi gọi Liên ơi, Liên hỡi, không có ai trả lời. Gia đình nó đã dọn đi mất tiêu, nhà trống hoang. Dòm vào cửa sổ phòng khách nhà bạn đang còn mở, tấm hình của ba má Liên được lồng kiếng thường treo trên tường không còn nữa.
Tôi thẫn thờ nhìn lên cây mận trước sân nhà, ngay trước cửa phòng của nó, những chùm trái non mơn mởn vẫn đong đưa trên cành. Nước mắt tôi ứa ra.
Tôi đi ra đường, từ Trần Cao Vân xuống ngã tư Quân Cụ, rẽ phải qua đường Khải Định. Phố phường đông đúc nhưng điêu tàn, xơ xác, như không còn sức sống. Dân chúng từ các nơi đang chạy về lũ lượt, những ánh mắt hớt hải, những khuôn mặt mang nét hoảng loạn, dọc lề đường hàng đống những bộ quân phục, những cái bi đông của lính, nón sắt… vương vãi.
Vài đám tranh giành hôi của, đang đánh nhau ở ngã tư chợ Cồn. Kho gạo đường Duy Tân bị dân chúng phá cửa vào, người ta chen nhau giành giật, không kể già trẻ lớn bé. Có người vừa vác bao gạo ra tới cửa đã bị kẻ mạnh hơn cướp chạy.
Xuống đến bờ sông Hàn thì tình hình càng thê thảm. Người ngồi, kẻ nằm dọc theo bờ sông, quang cảnh hỗn loạn. Người ta chen nhau tìm đường xuống ghe để ra biển vì nghe đâu đường bộ đã bị phong tỏa ở Quy Nhơn. Ai cũng hy vọng xuống tàu ra biển vào được Sài Gòn thì mới yên. Sài Gòn… Ôi! Sài Gòn, niềm hy vọng của người dân cả nước đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng.
Tôi thất thểu trở về, dọc đường lại chứng kiến bao cảnh người di tản nằm la liệt, những cụ già lụm cụm, những em bé ngơ ngác. Người ta đùm túm nhau không biết sẽ đi về đâu. Có nhiều gia đình tài sản mang theo vỏn vẹn cái tượng Đức Mẹ, hoặc Phật Bà Quan Âm.
Người ta ôm khư khư như đang bảo vệ mạng sống của mình, dường như tín ngưỡng là nơi bám víu cuối cùng của con người lúc tuyệt vọng. Tôi như kẻ không hồn, ngơ ngác giữa cơn hấp hối của thị xã.
Trong những giờ phút cuối cùng này, ba má tôi lúc nào cũng khư khư cái radio, lắng nghe tin tức từ đài BBC, VOA với chút hy vọng mong manh vào những đổi thay ở giờ cuối. Giấy tờ quan trọng được ba tôi sắp đặt lại một nơi an toàn, má tôi thì thắp nhang khấn vái tứ phía.
Buổi tối, thỉnh thoảng có tiếng đạn pháo kích từ xa vọng lại, tuyệt đối không thấy ánh hỏa châu. Thị xã Đà Nẵng dường như bị bỏ ngỏ. Đêm đêm, đài BBC đưa tin có rất nhiều người xuống tàu vào Nam tìm đường sống. Nhiều người đã bỏ mình giữa biển vì tàu đắm, nhiều người di tản bằng đường bộ thì bị trúng mìn, bị pháo kích, chết nhiều lắm.
Trưa ngày 29, xôn xao tin đồn bọn cộng sản Bắc Việt xâm lược đã vào đến Nam Ô. Khoảng hai giờ chiều, tôi ra trước sân nhà nhìn ra đường, lần đầu tiên tôi tận mắt nhìn thấy những tên lính của phía bên kia.
Trên những chiếc xe mang biển số rất lạ là những khuôn mặt còn non choẹt. Nón cối, dép cao su đen, quân phục thì rộng thùng thình, lố bịch; nước da tên nào tên nấy tai tái, hình ảnh gớm ghiếc bẩn thỉu của bọn chúng gieo vào tâm trí tôi nỗi chán chường, thất vọng.
Tôi lặng người nhìn những đoàn xe đi qua, và… không biết chuẩn bị từ bao giờ, cũng có nhiều người đứng hai bên lề đường, những cánh tay đeo băng đỏ đưa lên vẫy vẫy, hò reo. Buổi chiều hôm đó, một ngày cuối Tháng Ba trời Đà Nẵng bỗng dưng đổ mưa.
Trong cơn giãy chết của thị xã, cơn mưa không lớn, những hạt mưa chưa đủ làm ướt mặt đất chỉ bốc lên cái mùi hơi đất nồng nồng. Tôi nghe cay ở mắt và lòng tôi cũng như đang giãy chết.
Một tháng sau, nghe tin Sài Gòn, vùng đất cuối cùng cũng mất. Lính tráng, dân chúng tìm mọi cách thoát thân, một số tướng lãnh đã tìm đến cái chết để bảo toàn khí tiết. Thế là bao nhiêu hy vọng, mong đợi cuối cùng cũng đã tan vỡ. Và… bao nhiêu mộng ước thời thanh xuân của lứa chúng tôi cũng đã tàn theo vận nước.
Mùa Hè đến sớm với những buổi lao động dọn vệ sinh trường lớp rồi cũng qua mau. Ngôi trường Nữ Trung Học thân yêu trở thành nơi ở của bọn cán bộ vô văn hóa trước khi trường được đổi thành trường Cao Đẳng Sư Phạm. Thời gian sau, nhiều lần đi ngang trường xưa, nhìn những hành lang trên tầng lầu phơi đầy áo quần tôi không khỏi ngậm ngùi, ngơ ngác, tất cả như chỉ là một giấc mơ.
Một giấc mơ không đẹp, không ươm đầy mộng mị, không óng ả hạnh phúc nhưng lại là một giấc mơ khó quên. Tôi không thể nào quên. Hai năm cuối cùng bậc trung học, tôi được xếp vào học ở trường trung học Phan Châu Trinh, ngôi trường lớn nhất thành phố từ trước đến nay.
Hai năm vật lộn với sắn khoai, bo bo và “chủ nghĩa xã hội”, tôi ra trường và bắt đầu vào đời với nhiều đắng cay của một người có lý lịch phải đứng bên lề của hàng ngũ trí thức. Kể từ ngày trường học đóng cửa và nhà tù mọc lên như nấm khắp nơi từ Nam ra Bắc.
Tôi sống lây lất, dật dờ như thế đến mười chín năm. Mười chín năm quá đủ để tôi thấm hiểu thế nào là cuộc sống của kẻ lâm vào cảnh nước mất, nhà tan.
Cứ mỗi năm khi Tháng Ba về, đọc báo, nghe tin tức nói về những tiến bộ mới mẻ ở quê nhà, những đổi thay của Đà Nẵng, tôi không khỏi mường tượng đến hình ảnh một chiều Tháng Ba năm xưa, khi một con bé mới mười bảy tuổi, là tôi, đứng ngơ ngác nhìn cảnh hấp hối của Đà Nẵng, nước mắt nhòe khuôn mặt.
Cảm giác đớn đau đó cứ mãi ám ảnh tôi. Tôi cứ luôn nghĩ về những oan khiên của đồng bào đã bỏ mạng oan ức vì bom đạn vốn vô tình. Nghĩ đến những nghiệt ngã của dòng đời kể từ dạo đó khiến biết bao gia đình rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Con lạc cha, vợ mất chồng, kẻ vùi thân nơi biển cả, người lưu lạc xứ xa, kẻ trở về tàn phế bịnh hoạn.
Tháng Ba của tang tóc và chia lìa, vậy mà Tháng Ba năm nào ở Đà Nẵng, người quê tôi cũng hân hoan chào đón, đốt pháo, treo cờ. Có phải người ta đã thật sự quên, hay tôi đã già cỗi khi nhắc nhớ hoài đến chuyện biển dâu?
Nguyễn Diệu Anh Trinh)
Chút Lính Miền Nam
Bạn tôi, tất cả, đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù mà còn chia chung rất nhiều “tật” xấu. Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.
Thỉnh thoảng, khi (quá) vui, chúng tôi cũng hay mang những vị thượng cấp cũ ra làm đề tài giễu cợt. Hai ông huynh trưởng thường bị nhắc tới để cười chơi là Trần Hoài Thư, và Phan Nhật Nam. Lý do: cả hai vị vẫn nhất định chưa chịu giải ngũ, dù cuộc chiến đã tàn tự lâu rồi!
Trung Úy Trần Hoài Thư vẫn thản nhiên đưa quân Qua Sông Mùa Mận Chín. Ðại Úy Phan Nhật Nam vẫn cứ la hét um sùm qua máy truyền tin (giữa Mùa Hè Ðỏ Lửa) như thể là cái mùa Hè năm 1972 đó vẫn còn kéo dài đến bây giờ, dù hơn 40 năm đã lặng lẽ trôi, với cả đống nước sông - cùng nước suối, nước mưa, nước mắt... - đã ào ạt chảy qua cầu và qua cống.
Sau khi cạn mấy ly đầy, rồi đầy mấy ly cạn (và sau màn trình diễn “một ngàn bài Bolero”) tôi hay “xin trân trọng tuyên bố” cùng toàn thể chiến hữu:
- Ai viết cái gì tôi cũng đọc tuốt luốt, trừ hai vị thẩm quyền (nhí) này thì khỏi!
- Sao vậy cà?
- Bởi vì thơ với văn của hai ổng có nhiều câu mà “lỡ” đọc một là nó bị kẹt luôn trong óc, gỡ không ra, nên tao không dám đọc thêm nữa:
“Trên đầu ta mũ rừng nhẹ hẩng
Trong túi ta một gói thuốc chuồn
Bắt tù binh mời điếu thuốc thơm
Ðể thấy miền Nam lính hiền ghê gớm
...
Ta lính miền Nam hề, vận nước ngửa nghiêng
Ta cũng lênh đênh cùng cơn mạt kiếp
Ta trèo lên cây hỏi rừng cho biết
Một nơi nào hơn ở Việt Nam?
Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam?”
Trần Hoài Thư (“Ta Lính Miền Nam”)
Không chỉ bi tráng, bi hùng, hay bi phẫn mà (đôi khi) người lính miền Nam còn phải đối diện với lắm nỗi bi thương:
“Tôi đi vào ngôi nhà đang âm ỉ cháy, những chiếc cột lớn lỏng chỏng hỗn độn bốc khói xám... Một người đàn bà áo trắng quần đen tay ôm chiếc lẵng mây trước ngực ngồi im trên nền gạch đôi mắt nhìn thẳng ngơ ngác.
Thấy chúng tôi đi vào chị ta đứng dậy, đứng thẳng người như pho tượng, như thân cây chết với đôi mắt không cảm giác. Thằng bé theo tôi cùng tên hiệu thính viên lẻn ngay vào bếp kiếm thức ăn. Tôi đi đến trước chị đàn bà...
- Làm gì chị ngồi đây, không biết đang đánh nhau sao?
Im lặng, đôi mắt ngơ ngác lóe lên tia nhìn sợ hãi. Bỗng nhiên chị ta đưa thẳng chiếc lẵng mây vào mặt tôi, động tác nhanh và gọn như một người tập thể dục. Sau thoáng ngạc nhiên tôi đưa tay đón lấy... Hai bộ áo quần, chiếc khăn trùm đầu, gói giấy nhỏ buộc chặt bằng dây cao su. Mở gói, hai sợi dây chuyền vàng, một đôi bông tai.
- Của chị đây hả?
Vẫn im lặng. Nỗi im lặng ngột ngạt, lạ lùng.
- Con mẹ này điên rồi thiếu úy, chắc sợ quá hóa điên...
Tên lính xua tay đuổi người đàn bà đi chỗ khác. Lạnh lùng, chị ta xoay người bước đi như xác chết nhập tràng.
- Chị kia quay lại đây tôi trả cái này... Tôi nói vọng theo.
Người đàn bà xoay lại, cũng với những bước chân im lặng, trở về đứng trước mặt tôi nhưng đôi mắt bây giờ vỡ bùng sợ hãi, vẻ hốt hoảng thảm hại làm răn rúm khuôn mặt và run đôi môi... Chị ta còn trẻ lắm, khoảng trên dưới hai bảy, hai tám tuổi, da trắng mát tự nhiên, một ít tóc xõa xuống trán làm nét mặt thêm thanh tú.
Tôi đưa trả chiếc lẵng mây, chị đàn bà đưa tay đón lấy, cánh tay run rẩy như tiếng khóc bị dồn xuống. Chiếc lẵng rơi xuống đất, hai cánh tay buông xuôi mệt nhọc song song thân người. Dòng nước mắt chảy dài trên má. Tôi hươi mũi súng trước mặt chị ta:
- Ngồi đây!
Tôi chỉ nòng súng vào bực tam cấp:
- Khi nào tụi tôi đi thì chị đi theo... Tại sao khóc? nhặt vàng lên đi chứ...
Im lặng, chỉ có nỗi im lặng kỳ quái, thân thể người đàn bà cứ run lên bần bật, nước mắt ràn rụa... Từ từ chị đưa bàn tay lên hàng nút áo trước ngực...
Không! Không thể như thế được, tôi muốn nắm bàn tay kia để ngăn những ngón tay run rẩy đang mở dần những hàng nút bóp để phơi dưới nắng một phần ngực trắng hồng! Không phải như thế chị ơi... Người đàn bà đã hiểu lầm tôi...
Chị ta không hiểu được lời nói của tôi, một người Việt Nam ở cùng trên một mảnh đất. Chị ta tưởng tôi thèm muốn thân xác và đòi hiếp dâm! Tội nghiệp cho tôi biết bao nhiêu, một tên sĩ quan hai mươi mốt tuổi làm sao có thể biết đời sống đầy máu lửa và đớn đau tủi hổ đến ngần này.
Tôi đi lính chỉ với một ý nghĩ: Ði cho cùng quê hương và chấm dứt chiến tranh bằng cách góp mặt. Thê thảm biết bao nhiêu cho tôi với ngộ nhận tủi hổ này...” (Phan Nhật Nam. Dấu Binh Lửa. Sài Gòn: Hiện Đại, 1969).
Ở thời điểm này, có lẽ, Phan Nhật Nam không hề biết rằng “sự ngộ nhận đớn đau tủi hổ” của dân chúng với những người lính miền Nam chả phải là “ngẫu nhiên” đâu. Nó đã được đối phương chuẩn bị rất kỹ, và tuyên truyền rất công phu - theo như nhận xét (gần đây) của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:
“Ngày xưa ở miền Bắc VN, tôi đoán người ta đã bịa đặt và tuyên truyền nói xấu về chế độ Miền Nam VN dữ lắm. Bộ máy tuyên truyền lưu manh và xảo trá ngoài đó đã thành công gieo được vào đầu óc của người dân thường rằng chế độ Mỹ Ngụy rất ác ôn; lính Ngụy chỉ đánh thuê, rất ác ôn đến nỗi họ ăn gan uống máu người...”
Và đây cũng chả phải chỉ là chuyện “ngày xưa ở miền Bắc” đâu. Sau khi thắng cuộc “bộ máy tuyên truyền” đê tiện của bọn cộng phỉ bắc việt vẫn tiếp tục bôi bẩn và sỉ nhục những Người Lính Miền Nam, như thể họ vẫn còn là những kẻ thù ác độc và nguy hiểm.
Rảnh, thử xem qua vài đoạn trong một truyện ngắn (“Chuyện Vui Điện Ảnh”) của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Bà viết về “tai nạn nghề nghiệp” xảy đến cho một tài tử nghiệp dư, chỉ vì lỡ thủ vai một thằng lính Miền Nam:
Chú Sa diễn vai Thiếu Úy Cón (nghe cái tên thôi cũng thấy ghét rồi), một tên ác ôn giết vợ, hãm hại vợ người, tàn sát trẻ nít, huênh hoang phá xóm phá làng, sau chết vì bị chó điên cắn...
Khi chú mặc bộ đồ rằn ri vô mình rồi, ông đạo diễn không chê vào đâu được. Long Xưởng hô máy một cái là nét mặt chú Sa lạnh như người chết, con mắt trắng dã, lừ đừ, nụ cười bí hiểm. Lúc quay cận cảnh khuôn mặt chú còn ghê nữa, da sần sùi, u uẩn như da cóc, tay chân đầy lông lá, cái răng cửa gãy chìa ra một nụ cười chết chóc với lỗ trống sâu hun hút.
Hồi đầu mọi người còn khen chú mặc bộ đồ mắc toi đó coi oai thiệt, nhưng rồi sau đó nín bằn bặt, người ta quên chú Sa ở hẻm Cựa Gà đi, chỉ còn lại thằng Cón ác ôn. Thằng Cón cưỡng hiếp vợ một cán bộ Ðảng mình đang mang thai.
Tới chừng biết đứa bé kia không phải con mình, hắn xé đứa nhỏ làm hai ngay trên giường đẻ, trước mặt người mẹ, cầm bằng đã giết chị ta.
Phim bạo liệt, trần trụi. Thằng Cón chết, nó cũng không chết bình thường như người ta, nó chết trong dằn vặt.
Cái mặt lạnh tanh gớm ghiếc của nó co giật méo xệch, bọt mép sùi sụt. Nó cắn vô mấy thằng lính đứng quanh nó. Ðiên dại tới lúc bị bắn chết. Mọi người theo dõi thằng Cón chết, vừa hể hả vừa ghê tởm...
Chú Sa vẫn tiếp tục đi về trên con hẻm hẹp te mà nghe trống vắng thênh thang. Tụi con nít nghe tiếng xe đạp chú tè tè lọc cọc thì chắc mẩm đứa nào đứa nấy mặt xanh mặt tím chạy vô nhà trốn. Tụi nó hỏi nhau: “ổng đi chưa?”. Cũng tại má tụi nó nhát hoài, lì lợm, không ăn cơm là bị chú Sa ăn thịt. Rõ ràng là ấn tượng về thằng Thiếu Úy Cón mạnh mẽ quá sức tưởng tượng, rõ ràng là người ta bị giật mình bởi tội ác.
Bà con ngại ngần ác cảm giạt xa chú... Chú Sa thấy đây đúng là một tai nạn...
Cái “tai nạn” riêng của Chú Sa chỉ xảy ra trong phạm vi của một con hẻm nhỏ và sẽ không kéo dài lâu. Còn hàng triệu thằng lính miền Nam ngoài đời - cùng vợ con, thân nhân của chúng - không chỉ phải chịu đựng sự “ngại ngần ác cảm” của đám đông mà còn bị nhà nước cách mạng kỳ thị (và miệt thị) không biết đến bao giờ!
Mãi cho đến ngày 2 tháng 5 năm 2014, người ta mới nghe một viên chức ngoại giao của phe thắng cuộc, thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, nói đôi lời tử tế:
“Ngày xưa, ta không thể nói là không có Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam. Ðó là một Chính Phủ hợp hiến hợp pháp và được quốc tế thừa nhận. Ðó cũng là một nhà nước có quân đội thực thi nhiệm vụ quốc gia của họ để bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng của họ”.
Và đó cũng chỉ là sự tử tế ngoài miệng! Ngày 12 tháng 4 vừa qua, bọn công an quận Hoàn Kiếm đã bắt giữ và buộc tội (“gây rối trật tự công cộng”) một số thanh niên đã mặc quân phục hay áo thun màu đen có biểu tượng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trong cuộc tuần hành vì cây xanh ở Hà Nội.
Hai tuần sau, sáng 27/4/2015, bọn công an quận Hoàn Kiếm đã kết hợp với bọn công an Nghệ An khám xét nhà của anh Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng Phi Hổ) tịch thu quân phục lính VNCH của anh Dũng.
Việc gì mà phải hốt hoảng đến nỗi phải hèn hạ đi “khám nhà,” “tịch thu” và “vu vạ” tội trạng cho vài thanh niên chỉ vì y phục mà họ mặc trên người như thế? Chả lẽ cái chế độ hiện hành có thể bị rung chuyển chỉ bởi vài cái áo (“thun màu đen, có biểu tượng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”) sao?
Hơn nửa thế kỷ hèn hạ tuyên truyền đối trá, lừa gạt, bôi bẩn, miệt thị những kẻ thua cuộc (bộ) chưa đủ nguôi ngoai thù hận hay sao? Nắm trọn quyền bính của cả một nhà nước trong tay mà sao có thể hành xử một cách đê tiện, bẩn thỉu và tiểu tâm đến thế?
Dù thế, thời gian đã không đứng về phe thắng cuộc, và đã dần hé mở dần chân dung của Những Người Lính Miền Nam:
“Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa!
Năm tháng đi qua
Gần hết cuộc đời tôi mới ngộ ra
Không giọt máu Việt Nam nào là ngụy
Trừ những thằng bán nước - đi đêm”.
(Lê Phú Khải)
Tưởng Năng Tiến--
Vì sao Biển Đen quan trọng với Nga trong cuộc chiến ở Ukraine?
Nhiều chuyên gia cho rằng, Nga sẽ không thể củng cố lực lượng hải quân đang hứng chịu tổn thất trong chiến dịch tấn công quân sự ở Ukraine nếu không có sự tiếp cận lớn hơn với Biển Đen.
Rustam Minnekaev, một chỉ huy cấp cao trong quân đội Nga hôm 22/4 cho biết, Moscow đã lên kế hoạch tấn công miền nam Ukraine, kết nối các phần đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga ở khu vực Donbass, miền đông nước láng giềng với tiểu khu ly khai Transnistria thuộc Moldova. Điều này sẽ cắt đứt Ukraine hoàn toàn khỏi Biển Đen, nơi hơn 70% hàng hóa xuất khẩu của nước này được vận chuyển qua.
Tuy nhiên, tại sao khía cạnh tấn công hải quân của chiến dịch quân sự này đang bị đình trệ và Nga dường như không có cách nào để tăng cường lực lượng của họ ở Biển Đen
?
Soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen Nga đang di chuyển qua eo biển Bosphorus ở Thổ Nhĩ Kỳ trên đường tới Địa Trung Hải hồi tháng 6/2021. Ảnh: Reuters
Theo tạp chí Economist, Nga có 20 tàu chiến, bao gồm cả tàu ngầm, ở Biển Đen. Song, khả năng thực hiện một cuộc tập kích hải quân hoặc đưa binh sĩ Nga đổ bộ vào Ukraine qua vùng biển này đã bị các tên lửa của người Ukraine hạn chế. Cuối tháng 3, một cuộc tấn công của các lực lượng Kiev nhằm vào cảng Berdyansk nằm dưới sự kiểm soát của Nga ở đông nam Ukraine, đã phá hủy tàu đổ bộ Saratov và gây hư hại 2 chiến hạm khác.
Ngày 14/4, các quan chức ở Kiev và Mỹ tuyên bố, quân Ukraine đã nã hai tên lửa Neptune trúng tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường Moskva, soái hạm của Hạm đội Biển Đen thuộc Hải quân Nga. Một ngày sau, soái hạm bị chìm trong khi đang được kéo về cảng Crưm để sửa chữa.
Nga sở hữu 2 chiến hạm khác cùng lớp Slava với tàu Moskva, đang được biên chế phục vụ trong Hạm đội phía Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương. Song, họ không có cách nào đưa chúng đến Biển Đen. Lí do vì một hiệp ước có từ năm 1936, được gọi là Công ước Montreux, vốn điều chỉnh giao thông hàng hải qua eo biển Dardanelles và Bosporus. Cả hai eo biển, vốn nối liền Biển Đen với Địa Trung Hải, đều do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.
Công ước Montreux cho phép các tàu thuyền dân sự tiếp cận hai eo biển nói trên một cách không hạn chế. Mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi có sự tham gia của các tàu chiến. Những quốc gia ven Biển Đen gồm Bulgaria, Gruzia, Romania, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine, có khả năng tiếp cận ít khó khăn nhất. Các tàu chiến của những quốc gia khác bị hạn chế về trọng tải và thời gian lưu lại Biển Đen.
Chỉ các quốc gia ven Biển Đen mới có thể cử tàu ngầm qua hai eo biển, nhưng tàu sân bay không bao giờ được phép di chuyển qua những khu vực này. Điều quan trọng là, khi một trong các quốc gia ven biển tham gia chiến tranh, theo công ước, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền ngăn cản các tàu chiến của nước đó sử dụng hai eo biển, ngoại trừ những tàu trở về căn cứ của họ
.
Các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của quân Nga hoặc các lực lượng thân Nga (màu đỏ và sọc đỏ) tính tới ngày 5/5. Nguồn: Viện Nghiên cứu chiến tranh, Dự án các mối đe dọa then chốt của AEI.
Hồi cuối tháng 2, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng các quy định Montreux để ngăn Nga điều các chiến hạm mới vào Biển Đen. Thời điểm đó, động thái này được tin là phần lớn mang tính biểu tượng. Nga dường như đã có đủ tàu chiến trên biển để áp đảo các hệ thống phòng thủ của Ukraine.
Tuy nhiên, động thái của Thổ Nhĩ Kỳ rốt cuộc có vẻ đã có ảnh hưởng quyết định đến cuộc hải chiến.
“Chúng tôi đã nhận được thông tin rằng 4 hoặc 5 tàu Nga từ Hạm đội Thái Bình Dương sẽ đến Biển Đen. Nếu thành hiện thực, đây sẽ là một lực lượng đáng kể, gần như đủ sức phá hủy Odessa hoặc giúp chiếm thành phố cảng này dễ dàng hơn nhiều", một nhà ngoại giao Ukraine tiết lộ.
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ giữ cam kết duy trì các quy tắc Montreux, các khí tài hải quân của Nga sẽ phải tránh xa Dardanelles và Bosporus. Hiện vẫn chưa rõ liệu điều đó có đủ để ngăn cản các lực lượng Moscow kiểm soát được miền nam Ukraine hay không. Song, ngay cả khi như vậy, Nga cũng khó có khả năng làm giảm các quyền của Ukraine theo công ước.
Alper Coskun, một cựu quan chức ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ hiện làm việc cho tổ chức nghiên cứu Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế nhận định: “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không công nhận việc sáp nhập phần lãnh thổ đó của Ukraine. Ankara sẽ tiếp tục trao cho Ukraine các quyền của nước ven biển và không trao cho Nga thêm bất kỳ quyền mới nào".
Tuấn Anh
Chiến tranh Ukraine : Mặt trận quyết định : Biển Đen ?
Chiến tranh Ukraine đã kéo dài gần 3 tháng, Quân đội Nga xâm lược vẫn chưa đạt được các thắng lợi quân sự theo như kế hoạch dự trù..
Quân đội Nga đã thất bại trong các mục tiêu tấn chiếm Thủ đô Kiev và Thành phố lớn thứ nhì Kharkiv của Ukraine. Thiệt hại quá nhiều xe tăng và chiến xa.. Không quân hầu như tê liệt không hoạt động..Hải quân cũng không hơn.
1- Biển Đen : Giá trị chiến lược
c
Cuộc chiến tranh trên biển tại Ukraine ít được báo chí lưu ý, ngoài câu chuyện xảy ra tại Đảo Snake Island (Zmiyiny Island) và sau đó là chiến công Ukraine đánh chìm Soái hạm Moskva của Nga bằng hai phi đạn ‘tự chế’ Neptune..và sau đó nữa có thêm các tin về chiến hạm Nga tiếp tục bị bắn cháy và bắn chìm..
Kế hoạch hành quân trên biển của Nga đã được sửa soạn từ tháng Giêng 2022 khi Hải quân Nga tập trung các chiến hạm từ Các Vùng Chỉ huy Hải quân về khu vực Đông Địa Trung Hải và Biến Đen, dự trù thực hiện kế hoạch cổ điển của vai trò Hải quân trong chiến tranh : biểu dương sức mạnh và làm chủ vùng biển liên hệ.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Hải quân Nga yểm trợ cho các kế hoạch xâm lăng của Putin từ phía biển bao gồm : tái tiếp tế cho quân trên bộ, dùng hải pháo bắn yểm trợ chính xác vào các mục tiêu phòng thủ của Ukraine tại dọc duyên hải và vào sâu hơn trong đất liền, đồng thời kiểm soát các lưu thông hàng hải trong khu vực Biển Đen.
Trước khi khởi động cuộc chiến xâm lược , HQ Nga đã tập trung 2 Chiến đoàn Hải quân hùng mạnh tại Địa Trung Hải và Biển Đen.
Chiến đoàn Biển Đen ( thuộc Hạm đội Biển Đen Nga) tập trung thêm 6 Tàu đổ bộ (LST=Landing Ship Tanks) chuyển từ các Hạm đội Vùng Biển Baltic và Biển Bắc đến, và dàn các chiến hạm quan trọng, bao vùng phía Đông của Địa Trung Hải..(như dấu hiệu ngăn ngừa, ‘răn đe’ các can thiệp ‘nếu có’ của Hải quân Khối NATO, đồng thời bảo vệ Căn cứ HQ Nga tại Syria đề phòng nếu chiến tranh lan rộng !)
Biển Đen là Chiến trường chính. Hải quân Nga thực sự kiểm soát hữu hiệu khu vực phía Bắc của Biển Đen ; phong tỏa tất cả các hải cảng của Ukraine và kiểm soát hầu như toàn bộ duyên hải Biển Azov ngoại trừ Mariupol ; trước nguy cơ này HQ UKraine đã phải ‘tự tháo nước cho chìm ‘Soái hạm Hetman Sahaidachny, đang sửa chữa trên ụ nổi, để tránh bị lọt vào tay quân Nga..
Xin đọc thêm về HQ Ukraine và Soái Hạm Hetman Sahaidachny tại :
Trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lăng, Nga đã bất cẩn gây những nguy cơ ‘gây hấn’ trên biển khi gây hư hại, bắn chìm các tàu của Romania, Panama, Estonia và Bangladesh đang đậu tại bến cảng hay đang di chuyển trong khu vực.. (Sự kiện tấn công các tàu bè của các quốc gia không liên hệ vào cuộc chiến.. như Đức đánh chìm tàu chở hành khách Lusitania đã lôi Mỹ vào Thế chiến 1). Estonia là một quốc gia thuộc khối NATO, Nga đánh chìm chiếc tàu chở hóa chất của Estonia đã tạo căng thẳng và có thể xem như gây hấn ?
Chiến tranh tiếp diễn, HQ Nga đã thực hiện có hiệu quả việc phong tỏa duyên hải Biển Đen của Ukraine : thông báo “Notice to Mariners (NOTAMs) trên phần lớn hải phận Biển Đen. Hiệp hội các Chủ nhân Thương thuyền Thế giới (Joint Negotiation Group) đã phải công bố cho hội viên : “Vùng biển bao gồm phân nửa hải phận phía Bắc Biển Đen và toàn biển Azov là khu vực “Chiến tranh” (Warlike Operations Areas). Công bố này gây nhiều trở ngại lập tức cho các thương thuyền vận chuyển hàng hóa đến Ukraine vì liên quan đến việc bảo hiểm tàu thuyền. Để tránh các rủi ro, thương thuyền đã phải đổi hải trình cặp vào các bến cảng thay thế, ngoài khu vực bị phong tỏa, tăng thêm chi phí vận chuyển, tạo thêm khó khăn cho kinh tế Ukraine.
Hành động của Nga, gây một phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia hội viên NATO. Thổ cho đóng một phần (partial closure) Eo biển Bosporus, Eo biển rộng 1 mile này là lối thông duy nhất, nối liền Biển Đen với Địa Trung Hải để từ đây ra các đại dương..Thổ viện dẫn Điều khoản Montreux 1936 giới hạn việc lưu thông các chiến hạm Nga và Ukraine qua Eo này.. và Hạm đội Nga tại Biển Đen bị kẹt..
Trái với các thất bại của Bộ binh và KQ Nga trong các trận đánh tại vùng Bắc Ukraine khi khởi đầu cuộc xâm lăng, HQ Nga hoạt động tương đối hữu hiệu :Giải tỏa các thương thuyền khỏi vùng ven biển Ukraine
Yểm trợ cho bộ binh đổ bộ và tiến chiếm các thành phố nhỏ dọc ven biển , sử dụng các phi đạn SS-N-30 Kalibr, từ chiến hạm pháo kích vào các mục tiêu trên bờ, giúp quân Nga tiến dọc ven Biển Azov về phía Mariupol.
Tạo nghi binh : đổ bộ về hướng Odessa trong khi tấn công Thành phố Mykolaiv.
Tấn công và chiếm đảo Snake..
2- Vai trò của Đảo “Snake Island”
Snake Island, tên Ukraine là Zmiinyi Island, là một đảo nhỏ của Ukraine trong Biển Đen, rộng khoảng 0.17 km vuông , dài 0,66 km và ngang 0.44 km ; cách Odessa 140 km về phía Nam , cách bờ biển Romania 40 km.
Dân số chừng 100 người , tập trung tại thủ phủ Bile gồm một toán binh sĩ phòng thủ, và các nhân viên kỹ thuật, hải dương học cùng gia đình.. Trên đảo có một hải đăng, có một cầu tàu nhỏ dành cho tàu nhỏ có độ mớn nước (draught) 8m cập vào được..Trên đảo không có thiết bị quân sự..
Đảo trở nên nổi tiếng.. nhờ Chiến tranh Ukraine :
Ngày 24 tháng 2, 2022, ngay trong ngày đầu của cuộc xâm lăng, 2 chiến hạm Nga : Vasily Bykov và Moskva đã tấn công vào đảo : Ra lệnh cho quân trú phòng đầu hàng, nếu không sẽ bị pháo kích..Câu trả lời trở thành ‘nổi tiếng’ và loan đi khắp thế giới : “Russian warships, go fuck yourself” và thành biểu tượng cho tinh thần kháng chiến chống Nga của quân-dân Ukraine, Sau đó quân Nga đổ bộ và chiếm đảo.
Ngày 26 tháng 2, Ukraine cho biết Nga đã tịch thu chiếc tàu nghiên cứu và cứu sinh Sapphire của Ukraine ngoài khơi đảo..
Ukraine cũng cho biết lực lượng trú phòng gồm 13 quân nhân thuộc Lực lượng phòng thủ biên giới của Ukraine.
(Nga thông báo 82 quân Ukraine đầu hàng ?)
Ngày 27 tháng 4 Ukraine cho biết đã mở các cuộc tấn công vào đảo bằng Không quân và các dronesSnake Island : vị trí chiến lược ?
Chiến lược làm chủ không phận của vùng biển phía Bắc Biển Đen của Nga là dùng các dàn phi đạn phòng không S-300 đặt trên Chiến hạm Moskva, hoạt động tại Snake Island..Moskva đã cản trở việc hoạt động của Không quân và Lực lượng drones của Ukraine.
Ngày 22 tháng 3, Ukraine đã thành công khi len lỏi, dùng súng phóng hỏa tiễn cầm tay loại cũ Kornet bắn cháy được một chiến đỉnh Raptor tại Mariupol
Ngày 24 tháng 3 là chiến công bắn cháy Tàu đổ bộ tại Berdyansk bằng phi đạn của Ukraine loại Tochka..
(Hệ thống phòng không do Moskva bao vùng đã không phát hiện được các phi đạn)
Ngày 13 tháng 4 : Moskva bị loại khỏi vòng chiến : cháy và sau đó chìm..
Khoảng trống ‘phòng không’ sau khi Moskva bị chìm, giúp Ukraine sử dụng các drones không gặp trở ngại..Nga tìm cách đưa vào đảo các dàn phi đạn phòng không SA-15 Tor để thay cho S-300 (trên Moskva) :7 tháng 5, tàu đổ bộ loại ‘Serna” chở hệ thống Tor vào đảo bị ‘nhìn thấy’ và drones Ukraine đánh chìm ngay tại bến cầu tàu khi đang bốc hàng.
KQ Ukraine , hoạt động hữu hiệu hơn..oanh kích quân Nga chiếm đóng đảo..
8 tháng 5 : thêm 2 chiến đỉnh Nga hoạt động quanh Snake Island cũng bị đánh chìm bằng drones cùng một trực thăng Nga bị hạ khi đang chuyển quân..
9 tháng 5 Nga tiếp tục dùng Tàu đổ bộ lớp Dyugon,.tính đưa SA-15 Tor lên đảo
Nga đặt một kế hoạch lâu dài, dự tính chiếm hữu luôn đảo (kiểu Tàu làm với Hoàng Sa), thiết kế thành một căn cứ đặt các phi đạn phòng không với mục đích kiểm soát khu vực Đông Bắc của Biển Đen..
Các Nhà nghiên cứu Chiến lược Phương Tây nhận định (BBC News 5-12-2022)
“Nếu Nga thiết lập được các dàn phi đạn S-400 phòng không trên Đảo.. sẽ có nhiều thay đổi về chiến lược và chiến thuật trong khu vực ! Odessa trong tầm đe dọa và sườn phía Nam của NATO cũng gặp vấn đề ! Romania đứng trước nguy cơ bị tấn công (tuy nhiên NATO đã đề phòng khi gửi đến đây các lực lượng quân đội Pháp và Bỉ ngay từ khi Nga khởi động cuộc chiến)
Romania cũng còn bị đe dọa về kinh tế: Snake Island nằm gần cửa Sông Danube, (sông này phân chia biên giới Ukraine-Romania, Hải cảng Constants của Romania trên Biển Đen cũng rất gần và hiện là nơi tiếp nhận các tàu chở hàng (containers) cho Ukraine, và nọi xuất cảng lúa mì của Ukraine.. (vì không vào được Odessa)
Theo nhà phân tách Alexander Mikhailov : “Quân đội Nga trên Snake Island (nếu Nga chiếm hữu) sẽ ở vào vị thế kiểm soát lưu thông hàng hải đi vào vùng Tây-Bắc Biển Đen và vào lưu vực Sông Danube, đường thủy dẫn vào khu vực Đông-Nam Âu châu Nga sẽ có khả năng ngăn chặn con đường thủy này khi cần !)
Nếu Nga chiếm hữu Đảo, Ukraine sẽ bị nhiều bất lợi về chiến lược và kinh tế :Hiện Ukraine đang phải tạm đóng cảng Odessa (dùng để xuất cảng nông sản)
Đặt các hệ thống phòng không trên đảo sẽ yểm trợ được cho quân Nga đổ bộ vào Odessa cùng các tiếp liệu cần thiết (vai trò thật sự của chiếc Mosksva trong kế hoạch xâm lăng của Nga)
Quân Nga, từ Odessa có thể tiến qua vùng Transnistria (vùng ảnh hưởng Nga đang đòi ly khai khỏi Moldova) !
(Về phương diện lịch sử : Snake Island thuộc Romania cho đến khi được nhượng cho Liên Bang Soviet (USSR) vào 1948 ; Soviet đặt tại đây một giàn radar (Romania chấp nhận vì khi đó dưới ảnh hưởng Soviet đến 1989). Ukraine nhận đảo khi Khối Soviet tan rã; Năm 2009 Toà Án Quốc Tế The Hague phán quyết về giới hạn lãnh thổ đã dành cho Romania 80% sở hữu thềm lục địa tại Biển Đen , vùng quanh Đảo và Ukraine được chia 20%. Vùng quanh Snake Island .. có thể có những mỏ dầu và khí đốt.. có giá trị khai thác !
Ukraine cũng có những kế hoạch ‘tái chiếm’ đảo, nhưng hiện nay chỉ dùng drones tấn công lực lượng Nga trên đảo, phong tỏa đảo, phá hủy các hệ thống phòng không do Nga đưa lên đào và đánh chìm các tàu tiếp liệu, kể cả nước uống.
Được sư yểm trợ của các vệ tinh Sentinel-2.. Ukraine ‘nhìn rõ’ mọi hoạt động của Nga trong khu vực..Phi cơ tuần thám Poseidon P-8 bay ‘ngắm cành Biển Đen’ cung cấp cho Ukraine các vị trí chính xác của các tàu.. lốn nhỏ của HQ Nga; hiện nay Hạm đội Nga đang.. tạm nghỉ (dưỡng quân ?) tại Sebastopol
Vị trí của Snake Island : Romania, Ukraine và vùng thủy vực Sông Danube
Snake Island và vấn đề lãnh hải ?
Snake Island là một vấn đề tranh chấp giữa Ukraine và Romania về lãnh hải :
Tình trạng pháp lý (Status) của đảo sẽ xác định cho giới hạn của thềm lục địa và lãnh hải kinh tế của hai nước .Nếu Snake Island được công nhận là một đảo, thì thềm lục địa và vùng biển quanh đảo sẽ thuộc Ukraine.
Nếu chỉ là một Khối đá nhô lên khỏi mặt nước (Rock), thì theo Luật biển quốc tế, biên giới lãnh hải sẽ được phân chia giữa Ukraine và Romania, không tính sự có mặt của.. khối đá !
3- Thiệt hại của Hải quân Nga :
Cuộc đối đầu của Lực lượng Hải quân ‘nhỏ bé’ Ukraine chống lại Hải quân của một Cường quốc được xếp vào hạng Ba trên Thế giới thật kỳ diệu. Trang bị với những phi đạn ‘tự chế’ (được sự trợ giúp của hệ thống vệ tinh không thám của Mỹ) Ukraine đã đẩy lui các chiến hạm tân tiến của HQ Nga ra xa, khỏi vùng biển để có thể yểm trợ cho Bô binh Nga đang thiếu tiếp liệu trong các trận đánh dọc duyên hải !
Xin liệt kê vài thiệt hại chính thức của Nga :
Ngoài Soái hạm Moskva, Nga còn mất nhiều Chiến hạm đổ bộ, lớn như chiếc Orks (lớp Alligator) , các LST cỡ trung và nhỏ ; cùng các Chiến đỉnh loại Raptor..
1- Chiến đỉnh Raptor :
Hạm đội Biển Đen của Nga, trước khi Nga xâm lăng Ukraine có 8 Chiến đỉnh Raptor, nay (5/13/2022) chỉ còn lại ba (3) chiếc..
Tuần duyên đỉnh (Patrol boat) lớp Raptor (ký hiệu Nga là Project 03160) được HQ Nga khởi đóng từ 2013 và sử dụng từ 2014-15. Tổng số dự trù đóng là 24 chiếc và có 17 chiếc được hoàn thành..
Chiến đỉnh có các nhiệm vụ tuần tra ven biển, giúp bảo vệ biên giới hải phận, phòng thủ căn cứ. Dùng trong các nhiệm vụ cứu nạn, chuyển quân (chở được 20 binh sĩ) dọc ven biển cho các căn cứ cách nhau trong vòng 160km, yểm trợ cho các tàu đổ bộ..
Kích thước : 16.9 m x 4.1 m x 3.5 m ; mớn nước : 0.9m ; trọng tải : 23 tấn.
Vận tốc 20 knots (37 km/giở); Tầm hoạt động : 560 km ( 300 hải lý)
Vũ khí trang bị 1 đại liên 14.5 ly Kord = 2 7 ly 62 PKP Pecheneg
Thủy thủ đoàn : Ba nhân viên
Thiệt hại tại Ukraine :Ngày 21 tháng 3 : Chiếc Raptor đầu tiên bị Bộ binh Ukraine bắn cháy (Ukraine thông báo là bắn chìm; Nga cho biết là hư hại ) tại gần Mariupol, bằng súng phóng hỏa tiễn cầm tay..(9M133 Kornet gốc Nga, cùng trang bị với Ukraine)
Ngày 2 tháng 5 : 2 chiếc Raptor bị drones Bayraktar TB-2 đánh chìm quanh Snake Island (Ukraine có cho chiếu video trận đánh này). Drones TB-2 dùng ‘đạn tinh khôn MAM-L (Micro-Smart-Munition) trong trận tấn công (MAM-L dài 1m; nặng 22 kg, tầm hữu dụng 8km (có gắn hệ thống định vị Global Positioning, và hệ thống tìm mục tiêu ‘semi-active Laser seeker’)..
Ngày 7 tháng 5 : Ukraine cho biết bắn chìm thêm 2 Raptor, bắn hư hại 1 chiếc khác, cùng lúc với 1 tàu đổ bộ lớp Serna , gần Snake Island..
Ukraine cho biết thêm : Một trong hai chiếc Raptor bị đánh chìm là chiếc 001 mà Putin thường dùng khi duyệt.. binh ! (parade boat?)
2- Các chiến hạm đổ bộ :
Nga bị thiệt hại một số Tàu đổ bộ đủ cỡ : (Nga có 11 chiếc đủ loại tập trung tại Biển Đen)Tàu đổ bộ Orsk (lớp Alligator) (một số tài liệu ghi tên tàu này là Saratov ?)
Chiếc này bị đánh chìm tại Berdyansk ngày 24 tháng Ba bằng một hỏa tiễn OTR -21 Tochka
Ba ngày trước, Đài truyền hình Nga có cho chiếu cảnh chiếc chiến hạm này đổ quân và tiếp liệu lên cảng Berdyansk, có cả xe tăng, xe thiết giáp
Tàu đổ bộ Orsk , lớp Alligator (NATO gọi là lớp Tapir) thuộc loại Large Landing Ship trọng tải 4000 tấn ; Kích thước 112.8 m x 15.3 m , chở được 300-425 binh sĩ và 30 xe tăng hay 40 chiến xa bọc thép.. Thủy thủ đoàn 55 nhân viên. Trang bị hệ thống phi đạn phòng không SA-N-5 ; Súng đại bác 57 ly đôi, và phòng không 23 ly.
Cũng trong trận tấn công này, Nga bị thiệt hại thêm hai tàu đổ bộ Caesar Kunikov và Novocherkassk lớp Ropucha, đậu bên cạnh chiếc Orsk, hư hại nặng tuy không chìm.. Tàu đổ bộ Ropucha trọng tải 2200 tấn ; kích thước 112.5 m x 15 m draft 3.7 m. vận tốc 33 km/g = 18 knots chở được 340 binh sĩ và 10 xe tăng (hay 12 chiến xa.Thủy thủ đoàn 87-98 nhân viên. Nga có tổng cộng 28 chiếc loại Ropucha: 6 chiếc được di chuyển từ Hạm đội Baltic và Hạm đội Bắc vào khu vực Biển Đen vào tháng 2/2022, để sửa soạn cho cuộc xâm lăng.
.
Tàu đổ bộ lớp Alligator (một chiếc bị chìm tại Berdyansk)
Tàu đổ bộ lớp RopuchaTàu đổ bộ LCU lớp SERNA
Ngày 7 tháng 5 , một LCU lớp Serna đã bị drone TB-2 đánh chìm tại vùng Snake Island, khi đang cặp cầu tàu..Một hệ thống phòng không loại 9K331 Tor-M-1 chở trên tàu bị phá hủy..
Nga có 12 chiếc đóng từ 1994-2014, loại tàu đổ bộ nhỏ (landing craft) : 25.6 m x 5.6 m chở được 92 binh sỉ, 1 xe tăng hay 2 xe bọc sắt, tầm hoạt động khoảng 1100 km
.
Serna class LCU
3 – Soái hạm Moskva :
Vụ chiếc Soái hạm Moskva bị đánh chìm ngày 13 tháng Tư đã được giới Truyền thông loan tin rất nhiều. Giới quân sự, nhất là Hải quân cũng có nhiều bài phân tích lý do, phân tích vũ khí và cả khả năng của Hải quân Mỹ khi cần đối đầu với HQ Tàu!
OCS-Florida, qua Trần Lý đã có bài : “Biển Ukraine nổi sóng” có bàn về Vụ Moskva
xin mời đọc tại :
Trần Lý xin trở lại Vụ Moskva trong một bài phân tích khác..
4- Các chiến hạm Ukraine ‘thông báo ‘ là bắn trúng (?) Nga cho là tuyên truyền, cho đăng hình ảnh tại các bến đậu .. nhưng không còn thấy hoạt động trong khu vực Snake Island ?Tuần dương hạm (frigate) Admiral Makarov trang bị hỏa tiễn có hướng dẫn mục tiêu (guided missiles), bị ‘cho’ là trúng phi đạn Neptune của Ukraine tại khu vực Snake Island (ngày 6 tháng 5). Tin không được kiểm chứng, tuy nhiên Chiến hạm này sau đó được ‘nhìn’ thấy tại Sevastopol và không trở lại vùng Snake Island..
Patrol boat Vasily Bykov (Project 22160) nhập HQ Nga 2018. Nga có 3 chiếc thuộc Hạm đội Biển Đen..Đây là chiếc chiến hạm đã cùng chiếc Moskva tấn công Snake Island khi cuộc chiến xâm lăng bắt đầu. Ukraine thông báo bắn hư hại nặng chiếc này ngày 7 tháng 3.
Tàu yểm trợ-tiếp liệu (Naval support ship) Vsevolod Bobrov, bị tấn công, cháy và phải kéo về Sevastopol (?) ngày 14 tháng 5, cũng tại vùng Snake Island.
5- Các diễn tiến sau Moskva :
Theo nhận định của các Nhà phân tích quân sự : HQ Nga thay đổi chiến thuật (?)
Vai trò chính của Moskva là phòng không, di động với các dàn S-300. Nay không còn Moskva, các drones của Ukraine tự do hoạt động :
Ukraine khởi đầu bằng phá hủy, bằng drones, các hệ thống phòng không Nga đem đặt lên đảo với các SA-15 Tor và tấn công các chiến đỉnh Nga, loại Raptor đổ quân biệt kích và tiếp liệu nhẹ lên đảo
Hạm đội Nga, tránh tổn thất , đành rút các chiến hạm’ có giá trị’ về Sevastopol (như KQ rút phi cơ về bên trong đất Nga) (hoạt động của các chiến hạm Nga bị Vệ tinh gián điệp và phi cơ không thám Mỹ theo dõi, xác định các vị trí, hải trình .. và cung cấp cho Ukraine để đánh chặn ..)
Ngày 7 tháng 5 dùng Tàu đổ bộ nhỏ lớp Serna đưa SA-15 vào đảo, nhưng bị drone.. đánh chìm Tngay lúc đổ hàng.. làm kẹt luôn cầu tàu ..Nga dùng chiến đỉnh raptors và trực thăng để tiếp viện.. Nhưng ngày 8 tháng 5.. 2 raptors cũng bị đánh chìm và trực thăng đổ quân cũng bị bắn cháy..
Nga chưa chịu.. thua ! Ngày 5 tháng 9 định dùng tàu đổ bộ lớp Dyugon đem SA-15 Tor vào nhưng không có kết quả ?
(LCU lớp Dyugon là những tiểu đỉnh đổ bộ =landing craft) mới của Nga (chỉ đóng có 5 chiếc), bắt đầu hoạt động vào 2010 ; Trọng tải 280 tấn ; 45m x 8.6m x 5.1 m ; vận tốc 65km/g (35 knots); tầm hoạt động 920 km ; Chở khoảng 120-140 tấn hàng, 3 xe tăng hay 5 xe bọc thép; 100 binh sĩ..)
Trần Lý
Viết tặng các thân hữu Hải quân VNCH.
THUA CS LÀ PHẢI!
1.-Dân nào chế độ ấy! Nói chung con người Việt Nam chưa hiểu hay không muốn hiểu CS là gì! Nên mới có nhiều gián diệp như thế và nằm khắp nơi.
2.-Trong cuộc chiến tranh lạnh, chỉ có VNCH bị CS xâm chiếm.
3.-Tại các nước bị chia đôi như : Đức, Triều Tiên, Việt Nam. Chì có thằng ngu nhất là Việt Nam đi đánh cho Nga và Tàu.
4.- Ngu như thế, rán mà chịu. Bây giờ cũng vậy. Tuy bị Tập Cẩm Bình tát ngược và tác xuôi và tuy đã sang tới Mỹ (Phạm Minh Chính) vẫn chưa mở mắt mà còn chửi đỗng Mỹ.
5.- Đừng bảo dân Việt Nam thông minh. Đó là một thứ dân đầy lưu manh, tôn thờ bằng điếu, ích kỷ chỉ nghĩ tới bản thân mình thôi. Chỉ có dân lưu manh mới bị vỡ mặt. Còn dân thông minh thì không! Nếu có gì không may, họ biết phải làm gì khi có dịp.
6.- Xem các dân Đông Âu như Ban Lan, Tchéquie, Slovaquie, Hungary, Romania và Bulgaria, có dịp là họ tháo chạy khỏi CS. Còn Việt Nam có nhiều dịp mà vẫn cố ôm lấy CS:
Hồng Lĩnh
VC Nằm Vùng Trong Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng Và Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa
1* Mở bài
Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Khi tập kết ra Bắc, cài người ở lại. Cho gián điệp trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Chiêu dụ trí thức háo danh, lừa gạt người có máu phản bội…thế là bọn nằm vùng, bọn người ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản, bọn trở cờ tràn lan ở đâu cũng có khắp miền Nam.
Những trí thức háo danh bị lừa gạt, khi mở mắt ra thì đã muộn. Một số phóng lao phải theo lao, một số ngậm bồ hòn để còn hưởng chút lợi danh dỏm. Một số còn chút đỉnh liêm sỉ trước khi tắt thở nói những lời ăn năng sám hối, đó là những Trương Như Tảng, bác sĩ Dương Huỳnh Hoa, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Hộ…. Ngay cả thiếu tướng tình báo, anh hùng quân đội nhân dân, Phạm Xuân Ẩn, trước khi chết cũng trối trăng “Xin đừng chôn tôi gần Cộng Sản”. Bạn thân của Phạm Xuân Ẩn là phóng viên chiến trường David DeVoss viết trên Weekly Standard số ngày 9-10-2006, Volume 012-Issue 04 do Trà Mi dịch.
Tất cả bọn vô liêm sỉ và phản bội đó đã góp phần đưa dân tộc Việt Nam vào chế độ độc tài, tàn bạo cai trị bằng đàn áp và những mánh khóe, chiêu bài lừa bịp.
Người dân miền Nam mất nước, mất dân chủ và tự do, mất tài sản cũng vì cái chế độ quái ác nầy, cũng vì cái đảng mắc dịch có thành tích cướp của giết người trong “cải tạo công thương nghiệp (đánh tư sản, đuổi đi kinh tế mới để cướp nhà cướp đất). Nhưng tiếc thay, đánh tư sản lại trở thành tư sản như vậy là “Kách Mệnh” thoái trào. Không gì bằng phải vực cái hồn của Đỗ Mười dậy tiến hành khẩn trương cuộc đánh tư sản lần thứ hai. Tịch thu nhà cửa tài sản hắn, vợ hắn ta xài, con cái hắn ta bắt làm nô lệ. Đó chỉ là bài bản cũ, bổn cũ soạn lại, “nôm na” gọi là dĩ bỉ chi đạo, hoàn thi bỉ thân.
Đảng nầy chỉ có một thành tích muôn đời là tham nhũng đầy ấn tượng thôi.
2* Nằm vùng trong các cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa
Áp dụng chủ trương trèo cao lặn sâu, gián điệp Cộng Sản đã xâm nhập vào nằm vùng ngay tại những cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Bắt đầu từ cụm tình báo A-22 tại Dinh Độc Lập gồm có Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy…
Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập
Tại Nha Cảnh Sát Đô Thành thì có đại úy Triệu Quốc Mạnh mà Dương Văn Minh phong chức Chỉ huy trưởng Nha Cảnh Sát Đô Thành. Người nầy cho những trưởng ty cảnh sát ở các quận đô thành được bỏ nhiệm sở, về nhà lo thu xếp chuyện gia đình, đồng thời hắn lấy lịnh của Tổng Thống Dương Văn Minh, phối hợp với Tư lịnh phó Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia là đại tá Phạm Kim Quy thả tù VC, người đầu tiên là Huỳnh Tấn Mẫm.
Tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH thì có đại tá VC nằm vùng trong văn phòng của Đại tướng Cao Văn Viên, đó là người giữ chìa khoá tủ hồ sơ tối mật, thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh.
Tại phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo thì có Nguyễn Văn Tá, bí danh Ba Quốc tức là thiếu tướng tình báo VC Đặng Trần Đức. Như vậy, không còn chỗ nào lưu giữ hồ sơ gọi là tối mật của quốc gia cả.
Tại Hạ Viện Quốc Hội VNCH thì có đại tá Đinh Văn Đệ, bí số U-4.
Tóm lại chỗ nào cũng có bọn sâu bọ nằm vùng đánh phá đó cả. Số phận chết yểu của Việt Nam Cộng Hòa là ở chỗ đó. Đại tướng Cao Văn Viên tức mình phải nói: “Tài liệu của Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Tham Mưu Trưởng chưa đọc mà Hà Nội đã đọc hết rồi”
3* Người giữ chìa khoá tủ hồ sơ mật của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH
3.1. Người thân tín nhất của Đại tướng Cao Văn Viên là đại tá Việt Cộng
Theo tài liệu Việt Cộng thì người thân tín nhất của Đại tướng Cao Văn Viên là một đại tá Việt Cộng mang bí số H-3. Người nầy được phép ra vào văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng bất cứ lúc nào cũng được, không cần phải xin phép. Người tin cẩn nầy được giữ chìa khoá tủ hồ sơ mật của văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng.
Đó là thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh, thơ ký đánh máy của văn phòng Đại tướng Cao Văn Viên. Nằm vùng suốt 10 năm, từ Nguyễn Hữu Có rồi Đại tướng Cao Văn Viên, đến ngày 30-4-1975 mà vẫn chưa bị lộ. Ba Minh giữ toàn bộ tài liệu mật của Bộ Tổng Tham Mưu gồm hồ sơ hơn một triệu quân của VNCH cùng toàn bộ giấy tờ thuộc văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng, không mất một tờ nào, rồi giao lại cho Việt Cộng.
Cho mãi đến năm 2006, CIA Mỹ cũng chưa biết người đó là ai.
Năm 2006, trong một cuộc hội thảo quốc tế về Tình Báo Trong Chiến Tranh Việt Nam, Merle Pribbenow, cựu nhân viên CIA cho biết: “Đúng là phải có một điệp viên Cộng Sản nằm vùng ngay trong lòng Bộ Tổng Tham Mưu. Dường như không phải là một sĩ quan cao cấp, không phải là một tùy viên thân cận Tổng thống Thiệu nhưng chắc chắn là người nầy đã gởi ra Bộ Chính trị Bắc Việt những tin tình báo chiến lược”.
3.2. Phương thức chuyển tài liệu
Thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1943, học hết tiểu học, cao 1.7 m, nặng 40kg, vợ và có 10 con thường xuyên nghiên cứu và đánh số đề, lương hàng tháng không đủ nuôi gia đình nên Việt Cộng xuất tiền mua một chiếc xe Honda để y chạy xe ôm. Đó là phương tiện chuyển tài liệu mật một cách công khai mà không bị nghi ngờ. Ba Minh là người che giấu thân phận rất kín, luôn luôn đánh số đề và chạy xe ôm.
Đường dây giao liên chung quanh người Việt Cộng nằm vùng nầy gồm cả gia đình, vợ tên Đinh Thị Nữ, em gái tên Nguyễn Thị Nguyệt (H-4), em rể và em trai là Nguyễn Văn Chí, (cảnh sát áo trắng).
Lịch hẹn trao tài liệu ban đầu là 2 tháng một lần, rồi nhồi lên mỗi tháng một lần và thời điểm cao nhất là 5 ngày một lần. Hàng chục giao liên được cử để phục vụ cho đường dây của H-3, Nguyễn Văn Minh, họ phải thề độc là bị bắt, bị đánh ngay cả sắp bị giết cũng không khai H-3.
3.3. Những “tài liệu vàng”
Tài liệu của Việt Cộng cho biết chưa đầy một năm, Ba Minh chuyển ra 90 tài liệu, mỗi bản hàng chục trang giấy pelure viết tay. Những tài liệu quan trọng được gọi là “tài liệu vàng”.
“Tài liệu Ba Minh gởi về rất sớm. Ngay từ tháng hai năm 1974 mà kế hoạch quân sự năm 1975 của Sài Gòn đã nằm trong văn phòng bộ chỉ huy Hà Nội”, một cán bộ cho biết như thế.
Tài liệu vàng gồm có:
- Kế hoạch năm 1974-1975 của Hải Quân VNCH.
- Những thơ của Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự DAO về kế hoạch Mỹ viện trợ cho VNCH. (DAO=Defense Attaché Office).
- Những văn bản mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gởi cho Cao Văn Viên cũng đã qua tay thượng sĩ nhất H-3 Nguyễn Văn Minh nầy. Thậm chí những tài liệu thuộc diện tối mật chỉ có 5 người được đọc cũng được Ba Minh lưu vào tủ hồ sơ mật.
4* Việt Cộng nằm vùng từ Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội đến Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH
4.1. * Sở Nghiên Cứu Chính Trị, Xã Hội và bác sĩ Trần Kim Tuyến
4.1.1. Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội
Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội (tiếng Pháp là Service des Études Politiques et Sociales), là cơ quan tình báo, phản gián chiến lược của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập năm 1956, trực thuộc Phủ Tổng Thống. Nhiệm vụ điều tra, thu thập tin tức tình báo chiến lược về mọi mặt. Tổ chức và chỉ huy các hoạt động gián điệp tại Bắc Việt và bảo vệ an ninh nội bộ.
Sở có chi nhánh ở Huế, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia) và Singapore.
Bác sĩ Trần Kim Tuyến làm giám đốc sở nầy, ngoài ra còn có những người thân cận của ông Ngô Đình Nhu như Hoàng Ngọc Điệp, Cao Xuân Linh, Nguyễn Văn Chiểu và Nguyễn Duy Bách.
4.1.2. Bác sĩ Trần Kim Tuyến
1). Thân thế
Bác sĩ Trần Kim Tuyến sinh năm 1925 tại Thanh Hoá. Năm 1949 lên Hà Nội ghi tên hai đại học là Trường Luật và Y Khoa. Tốt nghiệp ngành luật năm 1952. Về Y Khoa, đang học thì bị động viên và chuyển sang Trường Quân Y. Tốt nghiệp với cấp bậc trung úy.
Thời gian ở Hà Nội, ông kết bạn với nhóm trí thức trong đó có Ngô Đình Nhu. Ông gia nhập đảng Cần Lao và trở thành người thân tín của Ông Nhu.
Năm 1956 được giao chức vụ Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội, thực chất là Sở Mật Vụ, còn có tên là Phòng 4, thuộc Phủ Tổng Thống.
2). Trần Kim Tuyến bị thất sủng
Sau cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông, và việc hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc dội bom Dinh Độc Lập mà Sở Mật Vụ không dự đoán được những vụ đó. Trần Kim Tuyến bị thất sủng. Sở Mật Vụ bị giải thể.
Trần Kim Tuyến được cử đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập. Trên đường đi, khi quá cảnh Hongkong, ông xin tỵ nạn chính trị. Lưu vong lần thứ nhất.
Sau vụ đảo cháng 1-11-1963 lật đổ Ngô Đình Diệm, ông trở về Sài Gòn và bị bắt, biệt giam, nhờ đại tá Phạm Ngọc Thảo cứu vớt nên khỏi chết.
Chính quyền mới không trọng dụng vì ông đã có quá khứ liên hệ chặt chẽ với chế độ Ngô Đình Diệm. Ông chuyển sang viết báo với hai bút hiệu là Thảo Lư và Lương Khải Minh. Viết cho tờ Chính Luận và tờ Xây Dựng.
Ngày 30-4-1975, trên đường chạy đến Toà Đại sứ Pháp xin tỵ nạn, ông được một phóng viên làm việc cho tờ báo ngoại quốc (Time) giúp đở phương tiện rời Việt Nam. Lưu vong lần thứ hai. Trớ trêu thay, người đó là tình báo chiến lược Việt Cộng, Phạm Xuân Ẩn.
Trước đó, năm 1963 ông liên hệ với một sĩ quan quân đội âm mưu đảo chánh Ngô Đình Diệm, người đó cũng là tình báo chiến lược của VC, Đại tá Phạm Ngọc Thảo.
Sau khi thoát khỏi Việt Nam ông xin tỵ nạn ở Anh Quốc. Ông mất ngày 23-7-1995. Thọ 70 tuổi.
4.2. Gián điệp Việt Cộng Nguyễn Văn Tá (Ba Quốc) tiếp cận với Trần Kim Tuyến
Trong bối cảnh chuyển giao quyền hành giữa Pháp và Mỹ, Nguyễn Văn Tá, biệt hiệu là “Tá bụt” nắm được tin tức, có một chuyến tàu chuyển vàng lậu về Pháp, tin tức do trưởng Phòng Nhì Pháp là Trần Ginard tiết lộ. Người Việt Cộng nằm vùng nầy liền xử dụng tin tức đó làm quà ra mắt với mục đích “tiếp cận” với trùm mật vụ, bác sĩ Trần Kim Tuyến. Người làm trung gian là Kiều Văn Lân, quản lý nhật báo Tự Do, thân cận với bác sĩ Tuyến.
Ngay lúc đó một chỉ thị mật được ban hành, là biệt phái người kế toán Nha Công An Nam Phần về Ban Công tác Đặc biệt Phủ Tổng thống, đặc trách điệp vụ săn vàng.
“Nào ngờ sự việc mới bắt đầu thì bổng nhiên tôi bị bắt mà không biết lý do gì. Trong phòng giam hai nhân viên của tôi cũng bị bắt, họ ném giấy cho biết: “Bọn em bị tra tấn tàn bạo. Chúng buộc bọn em phải khai là anh cùng bọn em đã nhận lịnh của bác sĩ Tuyến ám sát trung tá Lý Thái Như, lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống và trung tá Nguyễn Cao, biệt bộ Phủ Tổng Thống.
Sau khi phân tích và kiểm điểm mọi việc, tôi biết mình là nạn nhân giữa hai phe đàn em của Ngô Đình Nhu và đàn em của Ngô Đình Cẩn. Bác sĩ Tuyến là người của ông Nhu, trung tá Lý Thái Như và trung tá Nguyễn Cao là người thuộc phe Ngô Đình Cẩn.
Tôi quyết định đứng về phía ông Nhu. Khoảng một tuần lễ sau, đại úy Nguyễn Đức Xích vào phòng giam cho biết: “Anh cứ an tâm. Bác sĩ Tuyến bảo tôi phải lo cho anh ra”.
Một tháng sau, trung tá Như bị cách chức, và bác sĩ Tuyến được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội, thay thế ông Vũ Tiến Huân”.
Từ đó, Ba Quốc trở thành thuộc hạ trung thành của bác sĩ Trần Kim Tuyến.
4.3. Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung và Dương Văn Hiếu
1). Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung
Là cơ quan tình báo, phản gián của Ngô Đình Cẩn do Dương Văn Hiếu chỉ huy và Nguyễn Tư Thái làm phụ tá về hành chánh. Nguyễn Tư Thái có biệt hiệu là Thái Đen, biệt danh là “Đại tá Thanh Tùng”. Thái Trắng là Lê Văn Thái làm việc cho Sở Mật vụ của bác sĩ Trần Kim Tuyến.
Đoàn được thành lập năm 1957 với mục đích là “Cải tạo và xử dụng các cán bộ cựu kháng chiến”. Trụ sở đặt tại Trại Lê Văn Duyệt, gần Biệt Khu Thủ Đô. Đoàn có 8 nhân viên, hai thư ký đánh máy, được coi như trực thuộc Ty Công An Thừa Thiên và thành phố Huế.
“Tôi làm việc gần với ông Nhu hơn. Khi có chuyện hệ trọng Tổng thống Diệm gọi tôi và Dinh. Tôi chỉ gởi bản sao một vài phúc trình cho ông Ngô Đình Cẩn mà thôi”. Trong những ngày cuối cùng trước cuộc đảo chánh 1-11-1963 ông Cẩn đã hiểu lầm tôi làm tôi rất nhức đầu”. Dương Văn Hiếu trả lời phỏng vấn như thế.
Tóm lại ĐCT/ĐB/MT làm việc với ông Ngô Đình Nhu nhiều hơn với ông Cẩn. Sở dĩ gọi ĐCT/ĐB/MT là do thi hành “chính sách” đặc biệt của ông Ngô Đình Cẩn.
Đoàn công tác nầy có những thành công đặc biệt, đã từng bắt giữ những cán bộ tình báo gộc của Việt Cộng như: Mười Hương (tháng 6, 1958), Vũ Ngọc Nhạ (tháng 12, 1958), Lê Hữu Thúy (năm 1959), Nguyễn Văn Nghiệp (1960), đại tá Lê Câu (1961). Lê Câu là chỉ huy quân báo Việt Cộng ở miền Nam. Đoàn nầy cũng theo dõi Phạm Ngọc Thảo và đề nghị tổng thống Diệm lưu ý đến người nầy.
Sau vụ lật đổ tổng thống Diệm đoàn công tác nầy bị giải tán và Dương Văn Hiếu bị điều tra và kết án khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo.
2). Phương pháp thẩm vấn đặc biệt của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung
Dương Văn Hiếu, trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung (ĐCT/ĐB/MT) cho biết:
“Trong các nhà tù không song sắt, công an, mật vụ ăn ở, học tập, chơi và sinh hoạt chung với những cán bộ Việt Cộng sa lưới. Các toán trưởng thu thập những lời khai của các cán bộ VC, nạp cho Ban Cải Tạo.
Khi phát hiện những VC nằm vùng chúng tôi không bắt công khai mà tổ chức bắt bí mật. Giữ kín hoàn toàn các cá nhân đầu hàng hay hợp tác. Đoàn của tôi tạo nên một màng lưới phục kích, bao vây từ những đường dây giao liên và các cơ sở cũ.
Khi bị bắt về, thay vì hỏi cung thông thường, chúng tôi áp dụng biện pháp mạn đàm, trao đổi, tranh luận cởi mở với các đối tượng. Nếu cần, mua chuộc dụ dỗ chuyển hướng.
Đối với những cán bộ VC ngoan cố chúng tôi xử dụng tập thể cải tạo để khuyên nhũ, lôi cuốn hoặc tấn công bằng xa luân chiến, tranh luận áp đảo đối với các thắc mắc và các phản ứng của những người bị bắt. Tuyệt đối không có tra khảo hay chửi bới…
Với phương pháp nầy Đoàn đã phá hai màng lưới tình báo chiến lược và quân báo VC từ Bến Hải đến Sài Gòn”.
Ông Dương Văn Hiếu cho biết, ông đã đưa Trần Quốc Hương (Mười Hương) từ Sài Gòn ra Thuận An để bí mật gặp hai ông Nhu và Cẩn. Chuyến bay đặc biệt do phi công Nguyễn Cao Kỳ lái.
Mười Hương đã giao ước gì với hai ông Nhu và Cẩn tôi không được biết.
Mười Hương đã được Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng phóng thích vào tháng 5 năm 1964.
Trần Quốc Hương (tên thật là Nguyễn Ngọc Ban) là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, người chỉ huy mạng lưới tình báo của Việt Cộng ở miền Nam, là cấp chỉ huy trực tiếp của Vũ Ngọc Nhạ (thiếu tướng tình báo VC), Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo (đại tá), Phạm Xuân Ẩn (thiếu tướng).
“Đại tá Lê Câu (VC) đã giúp tôi khám phá ra Phạm Bá Lương, công cán ủy viên của Bộ trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu. Lương ăn trộm và chuyển hồ sơ mật về kế hoạch kinh tế Staley&Vũ Quốc Thúc. Tôi gài bẫy và bắt Lương khi lên máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất để đi Thái Lan vì công vụ. Ông Mẫu không hay biết việc nầy”.
3). Dương Văn Hiếu với Phạm Ngọc Thảo
“Trong vai trò phản gián tôì theo dõi Phạm Ngọc Thảo. Thảo trình báo với Tổng thống Diệm là ĐCT/ĐB/MT đã bám sát y. Tôi lưu ý Tổng thống Diệm vì y có bà con làm việc cho Bắc Việt với chức vụ hệ trọng”. Anh ruột là luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần, tập kết ra Bắc, làm đại sứ Cộng Sản Hà Nội (CSHN) tại Đông Đức. Một người anh khác là Phạm Ngọc Hùng, ủy viên chánh phủ Cộng Hoà miền Nam Việt Nam. Vợ Thảo là Phạm Thị Nhiệm, em của Phạm Thiều làm đại sứ CSHN ở một số nước Đông Âu”.
Dương Văn Hiếu cho biết, tướng Đỗ Mậu không ưa ông vì ông đã phát hiện và bắt giữ thiếu úy Lê Hữu Thúy, một điệp viên VC được Đỗ Mậu đặt làm trưởng phòng An Ninh tại Nha An Ninh Quân Đội. ĐCT/ĐB/MT cũng đã bắt Vũ Ngọc Nhạ khi làm công chức tại Bộ Công Chánh. Bộ trưởng Nội Vụ Hà Thúc Ký đã thả Vũ Ngọc Nhạ sau năm 1963.
4). Vài nét về Dương Văn Hiếu.
Dương Văn Hiếu sinh tại Hà Nam trong một gia đình trung lưu. Học trung học Louis Pasteur và Thăng Long. Có bằng Diplôme d’Études primaire supérieures. Sau năm 1954 được tuyển vào làm công an. Năm 1957 giữ chức trưởng ban khai thác Nha Công An Cảnh Sát Trung Phần, rồi làm trưởng ty Công An Thừa Thiên-Huế. Giữa năm 1957 được bổ nhiệm làm Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung.
Sau khi Đệ Nhất Cộng Hoà sụp đổ, bị kết tội chung thân khổ sai, đày đi Côn Đảo.
Năm 1964, Dương Văn Hiếu được phóng thích và làm nghề bán thuốc tây sinh sống.
Đêm 28-4-1975 Dương Văn Hiếu và con trai đầu lòng rời Việt Nam bằng tàu hải quân trên đó có Trung tướng Nguyễn Văn Là, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia.
Năm 1989 vợ và 8 con của Dương Văn Hiếu được đoàn tụ gia đình ở Hoa Kỳ.
4.2. Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo
Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa (Central Intelligence Office-CIO) là cơ sở tình báo chiến lược trực thuộc Phủ Tổng Thống. Tên giao dịch hành chánh là “Nha Hành Chánh và Nhân Viên Phủ Tổng Thống”. Trụ sở đặt tại số 3 Bến Bạch Đằng, nằm cạnh Nha Quân Pháp và Bộ Tư Lịnh Hải Quân.
Cơ quan nầy được thành lập do sắc lịnh số 109/TTP ngày 5-5-1961 do tổng thống Ngô Đình Diệm ký.
4.2. Hệ thống tổ chức của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo
Phủ Đặc Ủy gồm có những tổ chức như sau:
4.2.1. Cục Tình Báo Quốc Nội
Cục Tình Báo Quốc Nội gồm có:
1). Nha Điệp Báo (Ban K)
2). Nha Phản Gián (Ban U)
3). Nha Chính Trị (Ban Z)
4.2.2. Cục Tình Báo Quốc Ngoại
Cục Tình Báo Quốc Ngoại gồm có các tổ chức:
Phú Xuân (Pháp), Lam Sơn (Anh), Thái Bình Dương (Nhật), Tiền Giang (Thái Lan), Phú Quốc (Campuchia)
4.3. Các Đặc Ủy Trưởng
Theo thời gian: Đại tá Lê Liêm, Đại tá Nguyễn Văn Y, Trung tướng Mai Hữu Xuân, Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan, Trung tướng Linh Quang Viên, Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình và ông Nguyễn Phát Lộc.
Sau ngày 30-4-1975 phần lớn nhân viên Phủ Đặc Ủy bị kẹt lại ở Việt Nam. Chiều ngày 28-4-1975 tòa Đại Sứ Mỹ yêu cầu tất cả nhân viên tập hợp tại trụ sở số 3 Bến Bạch Đằng để chờ. Sau đó chuyển sang địa điểm số 2 đường Nguyễn Hậu nhưng đến 1 giờ sáng 30-4-1975 thì tất cả liên lạc giữa Tòa Đại Sứ và Phủ Đặc Ủy đều bị cắt.
5* Gián điệp Việt Cộng Đặng Trần Đức
5.1. Tiểu sử Đặng Trần Đức (Nguyễn Văn Tá)
Đặng Trần Đức (1922-2004) sinh tại Thanh Trì, Hà Nội. Bí danh Ba Quốc, Thiếu tướng tình báo, Cục trưởng Cục 12 thuộc Tổng Cục 2, Bộ Quốc Phòng.
Vợ của Ba Quốc tên Ngô Thị Xuân, 3 con: hai trai tên Phong, Vũ và con gái tên Thảo. Ba Quốc còn có một vợ bỏ lại Hà Nội khi di cư.
Năm 1954 Đặng Trần Đức theo đoàn người di cư vào Nam mang tên Nguyễn Văn Tá (Tá bụt). Làm kế toán tại Nha Công An Nam Phần. Từ năm 1963 trở thành phụ tá trung thành của bác sĩ Trần Kim Tuyến.
Sau khi ông Diệm bị lật đổ, nhiều cấp chỉ huy Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội bị điều tra, thẩm vấn, bắt giam, kết án tù hoặc tịch thu tài sản. Ba Quốc bị chuyển sang Ty Sưu Tầm thuộc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Sau đó giáng xuống làm nhân viên thường và bi điều về Sở Giao Tế Dân Sự, một bộ phận chống đảo chánh của Phủ Đặc Ủy TW Tình Báo. Nhờ có quan hệ tốt với trung tá Trần Ngọc Châu, giám đốc Sở, và sau đó vào làm việc tại Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo.
Chết ngày 26-3-2004 tại Quân Y Viện 175, Sài Gòn.
5.2. Hoạt động tình báo
Đặng Trần Đức đánh phá Việt Nam Cộng Hòa bằng những cách: gây chia rẻ giữa Nguyễn Cao Kỳ với Tổng thống Thiệu, giữa các đoàn thể và các dân biểu nghị sĩ chống lại chính quyền. Đánh cắp và chuyển tài liệu mật cho Việt Cộng đồng thời khám phá những cán bộ VC làm nội tuyến cho Việt Nam Cộng Hòa.
1). Xúi giục Nguyễn Cao Kỳ đảo chánh
Việt Cộng nằm vùng Nguyễn Văn Tá (Ba Quốc) xúi giục Nguyễn Cao Kỳ làm đảo chánh nhưng không thành công vì ông Kỳ không được Phật giáo ủng hộ do vụ Phật Giáo miền Trung, và do Mỹ không chấp nhận một cuộc đảo chánh.
2). Gây chia rẻ giữa bà Thiệu và bà Trần Thiện Khiêm
Gián điệp nằm vùng Ba Quốc kể lại như sau:
“Qua điều tra tôi biết bà Thiệu và bà Khiêm có mâu thuẩn nhau, tôi xúi giục cháu bà Thiệu là trung úy trẻ Nguyễn Thành Long báo cáo với bà Thiệu là Tướng Nguyễn Khắc Bình trọng dụng người của Trần Thiện Khiêm là Đại tá Nguyễn Phi Phụng, trong kế hoạch sẽ đưa Nguyễn Thành Long lên thay thế Phụng ở chức vụ chỉ huy Phòng Chính Trị (Ban Z).
Kết quả ngoài dự tính là, Đại tá Nguyễn Phi Phụng bị đưa ra khỏi Phủ ĐU/TW/TB, về Tổng Nha Quan Thuế. Người thay thế Phụng là Đại tá Huỳnh Thới Tây.
Riêng Trung úy Nguyễn Thành Long thì bị đổi về Trường Bộ Binh Thủ Đức làm Phó phòng An Ninh Quân Đội. Trung tá Võ Thanh Phong thay thế Long chỉ huy phòng Chính Trị (Ban Z)
Về sau Đại úy Nguyễn Thành Long bị bắn gãy chân trong một vụ nhậu nhẹt ở Sài Gòn.
3). Ba Quốc ăn cắp tin mật của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH
Ba Quốc thuật lại: “Biết được sự mâu thuẩn giữa Tướng Nguyễn Khắc Bình và Đại tướng Cao Văn Viên nên không chính thức chia xẻ tin mật, tôi móc nối với trung úy Vũ Văn Mùi, em của bạn thân tôi là trung tá Vũ Văn Nho, Trưởng Phòng 2 Bộ TTM. Mùi thuộc trung tâm trận liệt và lãnh thổ, tin rằng những tin tức đó được cung cấp cho Phủ ĐU/TW/TB.”
Một hôm trung tá Vũ Văn Nho cho biết, ở Bộ TTM có gián điệp VC nằm vùng, Nho nói: “Đại tướng Cao Văn Viên gọi tôi lên văn phòng, đập bàn hét “Tài liệu của Bộ TTM, Tổng Tham Mưu Trưởng chưa đọc mà Hà Nội đã đọc hết rồi”.
Cao Văn Viên nghi thủ phạm là Vũ Văn Nho, nhưng thực ra đó là Vũ Văn Mùi, em của Nho.
Ngày 22-5-1974, đến địa điểm hẹn thường xuyên, tôi được cho biết là người nữ giao liên của tôi bị bắt ở Hồng Ngự.
Ngày 23-5-1974, tôi được lịnh của cấp trên là phải ra căn cứ gấp vì có thể bị lộ. Cấp trên cho biết quy ước bắt liên lạc vào các ngày lẻ là 25, 27, 29.
Tôi đến điểm hẹn là một rạp chiếu bóng ở Mỹ Tho và được giao liên đưa ra căn cứ.
Trước khi ra căn cứ Ba Quốc dặn vợ và các con cứ khai thật tất cả những gì đã làm. Người con thứ hai khai là đã chụp hình các tài liệu và phụ giúp cha trong công việc của Phủ Đặc Ủy.
4). Ba Quốc giải cứu Nguyễn Văn Linh
Ba Quốc thuật lại, do lời khai của tên phản bội Huỳnh Kim Hiệp về hoạt động của 10 thành ủy viên của Đặc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định, Ba Quốc được chỉ định theo dõi điều tra. Ngô Đình Nhu ra lịnh cho Phủ Đặc Ủy phối hợp với Nha An Ninh Quân Đội tổ chức truy bắt.
Trước tình thế khó xử, Ba Quốc lập một kế hoạch báo cáo cho An Ninh Quân Đội làm thế nào để y có đủ thì giờ báo động để các ủy viên lẫn trốn trước khi An Ninh QĐ mở cuộc hành quân.
Bí thư Đặc Khu ủy có bí danh là Trịnh Văn Thanh đang làm thợ sửa radio tại tiệm của Nguyễn Văn Ba ở đường Nguyễn Trãi.
Sau nầy đối chiếu lại mới biết Trịnh Văn Thanh là Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh.
5). Khám phá cán bộ Việt Cộng làm việc cho Việt Nam Cộng Hòa
“Tháng 5 năm 1972 cấp trên chỉ thị cho tôi phải lấy cho bằng được hồ sơ của hai cán bộ làm mật vụ cho địch ở hai tỉnh, cần nhất là tên họ và chức vụ”.
Đó là một công tác vô cùng khó khăn, vì tổ chức an ninh ở Phủ ĐU/TW/TB rất chặt chẽ. Làm việc ở ban nào thì chỉ biết trong phạm vi của ban đó mà thôi.
Tôi tìm cách kết thân với người giữ hồ sơ là Nguyễn Đăng Khiêm qua việc hùn hạp trồng trọt ở Long Khánh.
Qua Nguyễn Đăng Khiêm tôi phát hiện ra 2 cán bộ làm việc cho địch, một là bác sĩ dân y của Mặt Trận Giải Phóng tỉnh Quảng Đà, một là tỉnh ủy viên trong đảng bộ Tây Ninh. Danh sách được người giao liên là Nguyễn Văn Thương chuyển đi, nhưng rủi thay là Thương đã bị địch bắt. Cũng may là Thương đã hủy bản tin và nhất quyết không khai, mặc dù đã bị cưa chân 6 lần”.
6). Người giao liên bị cưa chân sáu lần mà vẫn không khai
Nguyễn Văn Thương sinh năm 1938 tại xã Lộc Hưng, quận Trảng Bàng, Tây Ninh. Giữ nhiệm vụ giao liên khu vực Bắc Sài Gòn, gồm Sài Gòn, Bến Cát (Bình Dương).
Tài liệu Việt Cộng cho biết, ngày 10-2-1969, bị máy bay Mỹ phát hiện, hạ thấp xuống định bắt sống nhưng Hai Thuơng đã dùng tiểu liên bắn rơi một chiếc máy bay lên thẳng và diệt được 3 tên lính Mỹ. Ngay sau đó, quân đội Mỹ huy động 72 chiếc máy bay lên thẳng chở toàn bộ Trung Đoàn 48 của Sư Đoàn 5 mới bắt được tên giao liên nầy sau khi bị anh ta bắn hạ 3 trực thăng bằng súng tiểu liên.
Sau nhiều lần mua chuộc bằng đô la, xe hơi, nhà lầu và gái đẹp nhưng vẫn không thu phục được Hai Thương, Mỹ ngụy đập nát hai bàn chân và sau đó họ đã 6 lần cưa sáu khúc xương của hai chân.
Hai tài liệu ngày hôm đó là của Ba Quốc (thiếu tướng Đặng Trần Đức) và của Hai Trung (thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn.
Việt Cộng thường hay “nổ sảng” để thần thánh hóa các điệp viên xuất quỷ hập thần của họ. Những công việc bí mật thuộc về tình báo gián điệp thường không có nhân chứng, nên tự do vẽ rồng vẽ rắn, thêm mắm dậm muối nhưng những điều quá lố không che đậy được người đọc, người nghe.
6* Vụ án Việt Cộng nằm vùng Thái Khắc Chuyên
Vụ án Thái Khắc Chuyên là những diễn tiến chung quanh vụ hạ sát thủ tiêu gián điệp đôi là thông dịch viên người Việt Nam tên Thái Khắc Chuyên, thuộc toán biệt kích B-57 của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ vào tháng sáu năm 1969.
6.1. Lịnh thủ tiêu
Ngày 20-6-1969, lịnh thủ tiêu gián điệp hai mặt Thái Khắc Chuyên được thi hành.
Khoảng 8 giờ tối, đại úy Robert Marasco và những nhân viên của ông thi hành lịnh của chỉ huy trưởng Lực lượng mũ xanh, đại tá Robert B. Rheault, là hạ sát và thủ tiêu Thái Khắc Chuyên.
Binh sĩ Ed Boyle đè giữ Thái Khắc Chuyên nằm duới sàn nhà trong khi Brumley chích mũi morphine thứ hai vào Chuyên. Vài phút sau, Chuyên nhắm nghiền đôi mắt, hơi thở yếu dần và mê mang như một xác chết.
Dán băn keo bịt miệng. Trói hai cườm tay ra sau lưng. Thân thể Chuyên được cuốn tròn trong chiếc poncho, và chi trong vài phút cuộn poncho được đưa lên xe tải chở ra bờ sông.
Hai quân nhân Mỹ khiêng cuộn poncho xuống tàu, trên đó đã có đại úy Robert Marasco và Williams chờ sẵn.
Chiếc tàu vượt qua những con sóng lớn, nhấp nhô hướng ra cửa biển. Bổng nhiên có tiếng rên nho nhỏ từ chiếc poncho, đó là tiếng của Thái Khắc Chuyên sau khi thuốc ngủ đã tan dần.
Brumley vội rút khẩu súng nòng dài có gắn ống hãm thanh, loại súng đặc biệt để trang bị cho nhân viên CIA, số súng không có ghi trong các danh mục vũ khí của quân đội, mà nó được đăng ký ở trung tâm Okinawa. Một phát súng bắn vào đầu Chuyên. Tiếng rên im bặt.
Đến nửa đêm, con tàu ra tới cửa biển, đảo Hòn Tre lù lù hiện ra ở phía xa. Ba người dùng dây xích thật nặng bó chặt chiếc poncho rồi ném xuống biển.
Tưởng đâu việc thủ tiêu gián điệp hai mang nầy là kết thúc câu chuyện nhưng không ngờ nó lại bắt đầu một vụ án mà tạp chí Time gọi là “vụ bê bối tình báo nghiêm trọng chỉ đứng sau vụ Mỹ Lai mà thôi”.
6.2. Thái Khắc Chuyên và trung sĩ Alvin P. Smith
Ngày 15-10-1968, trung sĩ Alvin P. Smith, mật danh là Peter Sands, được cử đến toán biệt kích Mỹ B-57, căn cứ tại Mộc Hóa, Kiến Tường. Một tuần lễ sau, Thái Khắc Chuyên, 31 tuổi nguyên quán ở miền Bắc Việt Nam, đến Mộc Hóa nạp đơn xin làm thông dịch viên. Alvin Smith tuyển dụng anh ta dưới số nhân viên SF7-166. Từ đó, hai người trở thành bạn thân với nhau.
6.3. B-57 và Dự án Gamma
Tháng giêng năm 1969, đại úy Robert Marasco, mật danh là Mike Martin, được cử đến Mộc Hóa chỉ huy toán biệt kích B-57 để thực hiện một công tác bí mật có tên là Dự án Gamma. Mục đích là trinh sát thu thập tin tức tình báo về hoạt động của Cục R, đầu não của tổ chức Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam. Cục R nằm ở vùng Mỏ Vẹt bên lãnh thổ Campuchia.
Công tác trinh sát thường xuyên vượt qua biên giới xâm nhập lãnh thổ nước nầy.
6.4. Sự mất tích của những cộng tác viên của toán B-57
Cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1969, số người Việt Nam cộng tác với toán biệt kích B-57, bổng nhiên mất liên lạc, không có những báo cáo như trước kia.
Một số nghi vấn được đặt ra, không loại bỏ có Việt Cộng nằm vùng trong toán biệt kích.
Đại úy Bob Marasco gặp khó khăn trong việc sưu tra lý lịch của Thái Khắc Chuyên, anh ta nói tiếng Anh rất thông thạo nhưng không phục vụ với một cơ quan nào trước đó cả.
6.5. Báo cáo của trung sĩ McIntosh
Trung sĩ Terry McIntosh chỉ huy một toán mũ xanh gồm 12 người đi phục kích, Thái Khắc Chuyên có mặt trong toán đó. Khi chạm địch, giao tranh dữ dội xảy ra nhưng Chuyên cứ loay quay với khẩu súng mà không bắn ra viên đạn nào cả. Máy truyền tin bị trục trặc nên không gọi pháo binh yểm trợ được. Phải vất vả lắm toán biệt kích mới thoát ra khỏi tầm đạn của địch.
Sáng hôm sau, kiểm tra lại thì thấy máy truyền tin bị ai đó bật qua kênh khác, sai tần số nên không hoạt động. Chuyên cho biết là súng của anh bị kẹt đạn nên không bắn trả lại được.
Một vài tuần sau đó, trong một cuốn phim tịch thu được của Việt Công ở bên biên giới Campuchia, thấy hình ảnh của Thái Khắc Chuyên hội họp với các sĩ quan Việt Cộng. Bạn thân của Chuyên là trung sĩ Alvin Smith xác nhận hình ảnh đó đúng là của Chuyên.
Thế là Chuyên bị bắt giữ để thẩm vấn suốt 10 ngày. Chuyên không vượt qua được máy phát hiện nói dối (Polygraph) nhưng anh ta không công nhận hoạt động cho Việt Cộng, kể cả việc tiếp xúc với một nữ giao liên ở Mộc Hóa mà anh thường xuyên tiếp xúc, đã bị theo dõi.
B-57 liên lạc với văn phòng CIA Sài Gòn để xin ý kiến xem nên giải quyết vụ việc như thế nào. CIA im lặng. Thêm một công điện mật và khẩn, nhưng CIA trả lời lập lờ.
Cuối cùng đại tá Robert B. Rheault, tư lịnh Lực lượng Đặc biệt ở Việt Nam ra lịnh hạ sát và thủ tiêu đương sự.
Ngày 20-6-1969 Thái Khắc Chuyên bị giết, ném thây xuống Biển Đông.
Sau khi thủ tiêu Thái Khắc Chuyên lực lượng mũ xanh dàn dựng một câu chuyện để giải thích lý do mất tích của Chuyên. Đó là Chuyên được cử đi thực hiện một công tác bí mật bên biên giới Campuchia để kiểm chứng lòng trung thành của Chuyên sau vụ điều tra 10 ngày.
6.6. Nổ bùng vụ án Thái Khắc Chuyên
Trung sĩ Alvin P. Smith là người tuyển dụng Chuyên, cũng là bạn thân của Chuyên và là người duy nhất phản đối việc hạ sát Chuyên.
Khi thấy Chuyên bị thủ tiêu, Smith lo sợ cho số phận của anh ta, có thể giống như Chuyên, giết người diệt khẩu.
Smith liền chạy đến văn phòng CIA Nha Trang tố cáo hành động giết người và xin được tỵ nạn. CIA Nha Trang báo cáo về CIA Sài Gòn và vụ việc được báo cáo lại cho tướng Creighton Abrams Jr. Tướng Abrams gọi đại tá Rheault về trình diện. Rheault trình bày với các viên chức cao cấp trong MACV, cho biết Thái Khắc Chuyên được cử đi công tác bên biên giới Campuchia không thầy trở về.
Tướng Abrams nổi giận vì bị đại tá Rheault nói dối để gạt ông ta, ông ra lịnh bắt điều tra những người liên hệ.
Đại tá Rheault, đại úy Ramasco và 6 quân nhân khác bị bắt để điều tra, và bị kết tội giết người và đồng lõa giết người. Tám người bị đưa về giam ở căn cứ Long Bình ngày 21-7-1969.
6.7. Xếp lại vụ án
Luật sư của các bị cáo đòi tướng Abrams và những lãnh đạo CIA ra trước tòa làm nhân chứng. Những người nầy từ chối ra tòa.
Theo chỉ thị của Toà Bạch Ốc (Tổng thống Nixon), Bộ trưởng Lục quân Mỹ, Stanley Reson, tuyên bố bãi bỏ vụ truy tố vì lý do an ninh quốc gia. Đó là các toán biệt kích B-57 hoạt động tình báo bên trong lãnh thổ Campuchia, vi phạm luật quốc tế và lộ bí mật quân sự.
Đại úy Marasco cho biết, ông là quân nhân thi hành mệnh lịnh của cấp trên nên không chịu trách nhiệm. Việc truy tố được bãi bỏ, tất cả các bị cáo được tự do.
Riêng đại tá chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt ở Việt Nam, Robert B. Rheault bị buộc phải nghỉ hưu. Ông từ trần ngày 16-10-2013 tại nhà riêng thuộc Owls Head, bang Maine hưởng thọ 87 tuổi.
Dự án Gamma ngưng hoạt động sau đó, ngày 31-3-1970.
6.8. Liên Xô phát động chiến dịch tuyên truyền ầm ĩ
Vụ án Thái Khắc Chuyên nổ ra bị cho là “bê bối tình báo chỉ đứng sau vụ Mỹ Lai mà thôi”, tạp chí Time nhận định như thế.
Liên Xô lợi dụng sự việc nầy phát động chiến dịch tuyên truyền rầm rộ. Đài phát thanh Moscow, Hà Nội và báo chí Cộng Sản tố cáo lực lượng mũ xanh Hoa Kỳ là những kẻ suy thoái tâm thần, bản chất cướp bóc, phá hủy, chà đạp phần còn lại của thế giới loài người tiến bộ. Tố cáo lính mũ xanh giết nông dân, không thương xót, không buông tha phụ nữ, người già và trẻ em Việt Nam.
7* Kết luận
Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Thời nay, ở nước ngoài cũng không vắng bóng cái đám lăng nhăng lố nhố đó.
Số phận của người dân nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam bị mất tự do, dân chủ, mất nước cũng do cái bọn sâu bọ nầy. Tệ nhất là quý vị trở cờ, quý vị háo danh, ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản sẵn sàng chịu nhục để bợ đít Việt Cộng, đau nhất là khi không còn lợi dụng được nữa thì bị “vắt chanh bỏ vỏ”. Quý vị trí thức “vịt kiều yêu quái” gồm các luật sư, giáo sư đại học, đại tá, trung tá trở cờ, lén lén lút lút, thập thập thò thò nâng bi Cộng Sản. Bề ngoài được ca ngợi yêu nước nhưng bên trong khinh vì bản chất phản bội.
Những bộ mặt nham nhở đó đã bị nhận diện, cô lập, tẩy chay…
Trúc Giang
Minnesota ngày 1-4-
Ba Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Về Thiếu Thăng Bằng Đã Được Chứng Nghiệm
Chóng mặt dẫn đến hơn 5 triệu lượt khám bác sĩ ở Hoa Kỳ mỗi năm. Vertigo là một dạng chóng mặt với cảm giác chuyển động mà không có bất kỳ chuyển động thực sự nào. Cảm giác có thể là bạn cảm thấy như đang quay tròn hoặc lộn nhào. Hoặc cảm giác có thể là bạn cảm thấy rằng căn phòng đang quay xung quanh bạn.
Khoảng 40% những người bị vertigo là bị chóng mặt tư thế (positional vertigo). Điều này có nghĩa là chóng mặt của bạn sẽ xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế như trở mình trên giường. Chóng mặt tư thế (positional vertigo) kịch phát (paroxysmal) lành tính (benign) [BPPV] là dạng chóng mặt tư thế phổ biến nhất. Rất may, BPPV được điều trị thành công với một loạt các bài tập mà bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn.
Trần Việt Long
Vertigo: Three Proven Vestibular Exercises
Dizziness leads to more than 5 million doctor’s visits in the United States each year. Vertigo is a form of dizziness with a sensation of motion without any true motion. The sensation can be a feeling that you are spinning or tumbling. Or the sensation can be a feeling that the room is spinning around you.
About 40% of people with vertigo have positional vertigo. This means your vertigo is triggered when you change position such as turning over in bed. Benign paroxysmal positional vertigo (BPPV) is the most common form of positional vertigo. Thankfully, BPPV is successfully treated with a series of exercises that your physical therapist will teach you.
What is BPPV?
BPPV is a disorder of the inner ear. It is characterized by repeated episodes of vertigo with changes of position. “Benign” implies that BPPV is not due to any serious disorder. There is an overall favorable prognosis for recovery. People with BPPV recover without any treatment within 1 month in 20% of cases. Up to 50% recover within 3 months. Even though recovery rates are high, BPPV significantly impacts your quality of life. It often leads to falls. Your physical therapist will increase your likelihood of a full recovery by teaching you a series of exercises. Read on to learn these exercises.
BPPV occurs when some of the calcium carbonate crystals that are normally embedded in your inner ear become dislodged. This may occur due to an infection, degenerative changes within the crystals, or trauma.
The dislodged crystals migrate into 1 of 3 fluid-filled semicircular canals, where they are not supposed to be. Here they interfere with the normal fluid movement that these canals use to sense head motion. This causes your inner ear to send false signals to your brain. The false signals from your inner ear do not match the signals that are arriving from your eyes. Your brain becomes confused and produces the sensation of motion or vertigo.
How do you know if you have BPPV?
The following is a list of common characteristics that are consistent with BPPV. If you are experiencing symptoms different than these, please see your doctor before trying any of the re-positioning exercises.
Common characteristics of BPPV:Vertigo comes on fast as a result of head movement such as turning over in bed or bending forward to tie your shoes.
Symptoms last less than 1 minute.
Vertigo is characterized by a sense of motion (i.e., the room is spinning)
Vertigo is absent during periods where the head remains still or motionless.
Physical therapists confirm the diagnosis of BPPV by performing tests such as the Hallpike-Dix test.
*Important Note: If you are experiencing symptoms of vertigo or dizziness that are not consistent with the above criteria please see your doctor first.
Repositioning Exercises for Vertigo
Nine out of 10 people with BPPV respond extremely well to repositioning exercises. Sometimes 1 or 2 treatments are all that are needed. These maneuvers involve a series of position changes guided by your physical therapist. Each position is intended to move the dislodged crystals back to their original location within your inner ear.
Each maneuver takes several minutes and usually causes vertigo. It is best for you to wait for your symptoms to subside before moving into the next position of each exercise. After each exercise, it is common to feel “a little off” for the next few hours. Your physical therapist can help you determine what is normal and what is not.
After performing each maneuver it is important to follow some guidelines to avoid a quick relapse (go here).
Epley Maneuver
This is the most common and effective treatment for BPPV. The maneuver targets either your left or right ear. Your physical therapist can help you determine which ear is most likely involved.
To treat the BPPV of your right ear, begin sitting on your bed. Turn your head 45 degrees to the right. Quickly lie back, keeping your head turned to the right. Your shoulders are supported on a pillow, and your head is reclined. Wait 30 seconds or until any symptoms subside.
Then turn your head 90 degrees to the left, without raising it. Your head will now be looking 45 degrees to the left. Wait another 30 seconds or until symptoms subside. Turn your head and body another 90 degrees to the left, into the bed. Wait another 30 seconds or until symptoms subside.
Finally, sit up on the left side of your bed. For left-sided BPPV complete the same steps starting with your head turned to the left.
Semont Maneuver
In 10% to 20% of cases, the Epley maneuver is not successful. The Semont maneuver is the next line of treatment. It involves rapidly moving from lying on one side to lying on the other side.
Begin seated on the side of your bed. For right-sided BPPV, turn your head 45 degrees toward the left. Then rapidly move to the side-lying position on your right shoulder. Hold this position for approximately 30 seconds. Then rapidly move to the opposite side-lying position without pausing in the sitting position and without changing your head position. Maintain this position for 30 seconds. Last, gradually resume the upright sitting position.
This maneuver will be successful only with rapid movements. If this is difficult for you, try the Brandt-Daroff exercises.
Brandt-Daroff Exercises
The third line of treatment involves a more dedicated approach. The Brandt-Daroff exercises are a little more time consuming to do. They also generally take several weeks before vertigo fully resolves. Nonetheless, if you are experiencing the classic symptoms of BPPV and you are not responding to the other 2 maneuvers, try these exercises.
Start seated on the side of your bed. Move into the lying position on either side with your nose pointed up at a 45-degree angle. Remain in this position for 30 seconds (or until vertigo subsides, whichever is longer). Then move back to the seated position. Perform the same movement to the opposite side and then sit back up. This completes 1 repetition.
Perform 5 repetitions to each side, at least 3 times per day until symptoms fully resolve. If you are seeing no improvement after 1 week, please contact your physical therapist or doctor.
Your Vertigo: Get Help Today
Vertigo is debilitating and downright scary! But when properly diagnosed, your vertigo can be effectively treated with these exercises. It is important that you are properly diagnosed first. It is best to see your doctor or physical therapist before proceeding with any of these exercises. The physical therapists at BSR have specialized training in vestibular rehabilitation. Give us a call if you would like our help.
Tô Thùy Yên Và Những Bài Thơ Viết Trong Tù
(Để tưởng niệm anh – nhân dịp giỗ lần thứ ba của nhà thơ Tô Thùy Yên)
Một người dốt đặc về thơ phú như tôi mà lại từng được làm bạn và lạm bàn về thơ cùng với một nhà thơ nổi danh như Tô Thùy Yên thì đúng là chuyện lạ. Cho dù đó là chuyện ở trong tù. Vì vậy, khi biết tin anh qua đời, một số bạn tù khuyên tôi nên viết một bài để tưởng niệm anh, nhưng tôi không dám. Vì thấy rất nhiều nhà văn nhà thơ tên tuổi bậc thầy đã viết về anh, hơn nữa tôi ngại người đời thường dị nghị chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ.” Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ ba của anh, theo truyền thống Việt nam, là ngày chính thức mãn tang anh, tôi xin viết đôi điều để tưởng nhớ anh và nhắc lại vài kỷ niệm cùng anh trong tù.
Khi còn ngoài Bắc, có thời gian tôi đã từng ở chung trại tù với anh Đinh Thành Tiên (tên khai sanh của Tô Thùy Yên), nhưng khác đội, lúc ấy chưa biết nhiều về anh và cũng chưa có dịp thân quen anh. Mãi đến tháng 9 năm 1981, chuyển vào Nam, đến Trại Z- 30 C Hàm Tân, anh và tôi được “biên chế” ở cùng một đội, và nắm gần nhau trong gần hai năm, cho đến khi tôi ra tù. Đặc biệt trong đội này có cả anh Đặng Trần Huân, cũng nằm cách chúng tôi vài ba người. Và tôi được hân hạnh thân thiết với cả hai. Khi ấy, tôi biết danh anh Đặng Trần Huân nhiều hơn là anh Đinh Thành Tiên, vì quanh năm hành quân trong núi rừng chưa có cơ hội được đọc nhiều thơ Tô Thùy Yên, chỉ biết mỗi bài Chiều Trên Phá Tam Giang được phổ nhạc và loáng thoáng chuyện tình giữa anh và nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ. Riêng anh Đặng Trần Huân thì có nhiều chuyện vui trên báo Chiến Sĩ Cộng Hòa, và “Chuyện Cấm Đàn Bà”mà tôi thường đọc. Cả hai anh đều lớn tuổi hơn tôi, và sau khi biết cha tôi bị chết ở một trại tù khác trong Nam, vợ con nheo nhóc, nên tôi trở thành một trong những con bà Phước trong tù, hai anh đều thương quí tôi. Nằm bên cạnh anh Tô Thùy Yên, nên tôi thường được anh đọc cho nghe những đoạn thơ anh ứng khẩu hay sáng tác. Anh có thói quen làm bài thơ nào cũng dài. Bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang phải lao động, anh thì thầm ứng khẩu một vài câu hay vài đoạn, đến tối nằm đọc lại, ghi vào tờ giầy nhỏ để sau đó ghép thành một bài dài. Có khi cả năm mới đủ một bài. Nghe anh thì thầm những câu thơ anh viết, thét rồi tôi thuộc lòng và còn nhớ hơn cả chính anh. Tôi dốt về thơ nhưng lại có tính mê thơ từ nhỏ. Vì vậy có nhiều khi anh quên, tôi có nhiệm vụ phải nhắc bài thơ đã đền đâu rồi, để anh tiếp tục. Anh làm thơ trong trí, lẩm bẩm một minh, đọc cho tôi nghe, rồi chép vội vào một mảnh giấy nhỏ, nhét ở đâu đó. Thỉnh thoảng anh nhờ tôi giữ hộ một số. Có lần anh bỏ vào cuốn tự điển Anh-Việt được gia đình thăm nuôi, ngụy trang bằng cái bìa của cuốn truyện “Thép Đã Tôi Thê Đấy”nên qua mắt được gã công an kiềm soát. Anh học Anh văn bằng cách say sưa đọc cuốn sách gối đầu giường của người cộng sản, tác phẩm nổi tiếng của văn hào Nga Nikolai A. Ostrovsky, nhưng kỳ thực, chỉ có cài bìa, còn cả phần ruột là cuốn tự đỉển Anh – Việt của tác giả Nguyễn Văn Khôn. Có một lần không may, bất ngờ cả trại bị khám xét “đột xuất”. Các tù nhân có lệnh mang theo tất cả đồ đạc tư trang ra ngoài sân để chuyển trại. Một tên công an lục lọi đủ mọi thứ, khám phá cuốn sách mang tên “Thép đã tôi thế đấy” lại là cuốn sách toàn chữ của “đế quốc Mỹ”, và trong đó còn có cả mấy mẩu giấy có vài câu thơ “phản động” nên anh bị cùm hơn hai tuần. Cuốn sách và mấy bài thơ, tất nhiên bị tịch thu. Hôm mới được thả về đội, anh yếu và mệt quá, thêm một chút “phản kháng” nữa, nên anh dặn tôi, khuya này, khi nào nghe anh rên thì tôi hô to ‘cấp cứu, có tù bệnh đột xuất”. Lúc ấy người phụ trách trạm xá là Bác sĩ Anh, nguyên là Y sĩ Thiếu Tá bị bắt trong vụ nhà thờ Vinh Sơn sau 1975, kêu án 30 năm tù. Nghe nói là ông có một ông anh lại là Trung Tá Bác sĩ Công An CS, nên bảo lãnh để được ra làm ở trạm xá thay vì phải lao đông. Dường như Bác sĩ Anh là bạn khá thân với anh Đinh Thành Tiên trước kia, nên hai người có hẹn nhau, nếu khi nào anh Tiên gọi cấp cứu thì bác sĩ Anh đến khám và cho lên bệnh xá nằm vài hôm, khỏi phải đi lao động. Anh được ban cho cái bệnh loét bao tử. Đây cũng là dịp để anh thoải mái làm thơ. Chỉ có tôi là người duy nhất biết được giao kèo bí mật này, nên khi anh Tiên kéo tay tôi và bắt đầu rên là tôi hô to “Cấp cứu! Cấp Cứu! Có tù bị bệnh đột xuất”. Và lần nào, đám công an cũng đưa Bs Anh đến khám và cho khiêng anh vê trạm xá! Bac sĩ Anh là một bác sĩ giỏi, một con người khẳng khái, tư cách và rất hết lòng với anh em.
Trong những bài thơ anh viết, bài mà tôi thuộc lòng và thích nhất đó là bài “Tháng Chạp Buồn”. Anh viết mấy đoạn đầu của bài thơ này vào giữa tháng Chạp năm 1981, mãi đến tháng Chạp năm 1982 anh mới viết xong mấy đoạn cuối (tức là khi đã ở tù hơn tám năm, nhưng sau này có bài được viết là chín năm) Anh đọc và giải thích từng câu, từng đoạn trong bài thơ cho tôi nghe. Rất nhiều câu tôi rất tâm đắc, như : “Tám năm áo rách bao nhiêu lượt, con vá chồng lên những nỗi niềm”, nhưng cũng có đôi câu tôi dốt nên không hiểu, như “Cha mẹ già như trúc trổ bông”, nhờ anh giải thích tôi mới biết khi trúc trổ bông là trúc sắp chết. Tôi nể phục tài làm thơ của anh và rất cảm động khi đọc bài thơ anh viết, bởi câu nào cũng mang đầy tâm trạng của anh mà cũng của chính tôi và những người bạn tù khác nữa. Anh bảo viết bài thơ này tặng tôi. Và anh tặng thật. Anh viết vào một mảnh giấy được xếp thật nhỏ với chữ cũng thật nhỏ đầy kín cả hai mặt. Chữ anh viết khá đẹp. Mảnh giấy xếp nhỏ có thể kẹp giữa hai ngón tay. Khi nghe báo tin tôi được ra tù, anh mừng cho tôi, nhưng tôi cũng nhận ra nét thoáng buồn trong mắt anh, vì từ nay sẽ mất thằng bạn tù anh xem như thằng em thân thiết, từng lắng nghe và thuộc những bài thơ mang cả nỗi lòng anh. Biết tôi đã thuộc nằm lòng, anh vẫn bảo cố giấu mảnh giấy có chép bài thơ mang về làm kỷ niệm, vì khá dài nên cũng chóng quên. Nhưng khi lên ban chỉ huy trại xếp hàng chờ lãnh tấm giấy ra trại, thấy mấy anh bạn tù phía trước bị khám xét quá kỹ quá, tôi nhát gan, vội bỏ mảnh giấy vào miệng nhai nát rồi nuốt vao cái dạ dày đang đói. Khi về đến nhà, tôi liền ngồi viết lại cả bài thơ và đưa cho vợ tôi đọc. Nàng rơm rớm nước mắt.
Khi biết tin anh đến Mỹ, tôi đang ở NaUy, nên nhờ cô con gái lớn đang sang học ở Cali liên lạc tìm thăm anh. Anh vui lắm. Từ đó anh em thường liên lạc thăm nhau. Tôi chép lại bài thơ “Tháng Chạp Buồn” gởi cho anh, vì anh cho biết đã không còn nhớ rõ một vài câu trong đó.
THÁNG CHẠP BUỒN
Tết này con vẫn chưa về được
Chân mỏi còn lê nặng kiếp tù
Con nghĩ mà đau muôn nỗi nhớ
Tám năm lòng bạc những thiên thu
Tám năm những tưởng là vô tận
Rồi cũng qua như tiếng rụng rời …
Thương nhớ nghe chừng sông biển cạn
Nghe chừng gãy những cánh chim bay
Con đi đã mấy miền Nam Bắc
Ðâu cũng thì đau đớn giống nòi
Con khóc hồn tan thành nước mắt
Lâu rồi trời đất hết ban mai
Tuổi con đã quá thời nghi hoặc
Sao vẫn như người đi giữa đêm
Tám năm áo rách bao nhiêu lượt
Con vá chồng lên những nỗi niềm
Con nhớ cội mai già trước ngõ
Xuân này có gắng gượng ra hoa
Xót xa thế, thiết tha là thế
Ðời mất đi từng mảng thịt da
Căn nhà đã có thời gian ngụ
Bụi mọt rơi và ngọn gió qua
Thăm thẳm nghìn đêm chong mắt đợi
Ai trầm luân đó đã về chưa ?
Con nhớ khu vườn sau vắng lạnh
Mỗi cây làm chứng một thâm tình
Quây quần bên mẹ cha buồn bã
Như một phần con đứng lặng thinh
Tám năm con thức ngàn đêm trắng
Mơ sáng ngày mai đời đổi thay
Con nắm tay mình trong bóng tối
Hiểu rằng sống được cũng là may
Tám năm con giấu trong tâm tưởng
Thanh kiếm giang hồ thuở thiếu niên
Mà đợi ngày mai trời trở giấc
Ðem thân làm trận lốc kinh thiên
Tết này con vẫn chưa về được
Sông núi còn ngăn những tấm lòng
Nên đành lấy nhớ thương mừng tuổi
Cha mẹ già như trúc trổ bông
* * *
Tết này anh vẫn chưa về được
Chắc hẳn em buồn như cỏ thu
Ngọn gió mùa xưa hiu hắt thổi
Dòng đời nghe lạnh nỗi thờ ơ
Tám năm hiu quạnh vang mòn mỏi
Những tiếng vang từ mỗi nhịp tim
Những tiếng vang sâu từ cõi chết
Qua ngàn lớp cửa nặng nề im
Con sông nước chảy đôi miền nhớ
Biền biệt trôi, ngày một một xa
Còn gọi nhau qua từng giấc mộng
Bàng hoàng như một cánh chim sa
Trong ấy mùa xuân có đến không ?
Mùa xuân hoa nở má em hồng
Mùa xuân áo mới như hy vọng
Nắng mật ngời lên ánh mắt trong
Ở đây có lẽ xuân không đến
Rừng núi chưa tan giấc não nề
Thương nhớ tràn như con lũ máu
Lòng anh đã vỡ những con đê
Lòng anh đau nỗi quê hương mất
Ðời bỏ đi chưa hả nhục nhằn
Có chết cũng thành ma vất vưởng
Ðêm về thương khóc nhớ quê hương
Anh nhớ con đường em vẫn đi
Cỏ hoa bối rối gọi nhau về
Thời gian có ngủ mê từ đó
Nhan sắc bây giờ có ủ ê ?
Anh nhớ bao điều tưởng đã quên
Tình xưa như nước chảy trăm miền
Tình xưa như hạt cây khô rụng
Từ những mùa xa lá phủ lên
Anh nhớ làm sao mà chẳng nhớ
Căn nhà ấm tiếng nói thân thương
Căn nhà như giấc chiêm bao biếc
Có ánh trăng và hương dạ lan
Làm sao em chẳng buồn cho được
Tám độ mai rơi hết mộng vàng
Mái tóc ủ thời con gái cũ
Bây giờ e cũng đã phai hương
Tết này anh vẫn chưa về được
Lau sậy già thêm một tuổi xuân
Còn nhớ thương ai miền gió cát
Bao giờ mới dứt được trầm luân !
* * *
Tết này cha vẫn chưa về được
Chắc hẳn con buồn cạn tuổi thơ
Từ buổi cha đi, nhà tróc nóc
Tuổi thơ thôi cũng nhuốm bơ phờ
Từ buổi cha đi đời lặng lẽ
Mắt nai héo đỏ nỗi mong chờ
Mỗi lần có khách đi vào ngõ
Con bỏ vui đùa đứng ngẩn ngơ
Con sáo trong lòng con đã chết
Bé ơi sao bé mãi đi tìm
Con kêu lạc giọng ơi… ơi… sáo
Rồi khóc trong chiều muộn nhá nhem
Tám năm mưa gió qua rền rĩ
Chim nhỏ không còn vui líu lo
Ngơ ngác tuổi thơ người lớn sớm
Nhìn đâu cũng chỉ thấy bơ vơ
Ðã tám năm rồi con bỏ học
Cuộc đời như một bát cơm thiu
Mỗi lần có phải qua trường cũ
Con bước nhanh vì sợ bạn kêu
Lần hồi rau cháo mẹ nuôi con
Con lớn lên theo vạn nỗi buồn
Mơ ước ngày sau làm tráng sĩ
Ðem thân vào những chốn đau thương
Ngày sau con dựng ngôi nhà lớn
Trồng lại tình thương dọc nẻo đời
Tạc lại con người khôi việt đẹp
Làm nên thế giới mới tinh khôi
Cha thương con biết bao mà kể
Ôi mắt nhung reo ánh nỗi niềm
Mái tóc tơ hồng hương nắng hạ
Tuổi thơ mùi sách mới lâng lâng
Xa con cha thấy buồn vô hạn
Như mất thêm lần nữa tuổi thơ
Cha tiếc không cùng con sống lại
Ngày vui cha vẫn giấu trong mơ
Ôi cánh diều băng mùa hạ cũ
Xương tàn còn đọng ngọn tre cao
Ðến nay trời nổi bao lần gió
Con tưởng oan hồn vật vã đau
Tết này cha vẫn chưa về được
Ðành hẹn cùng con tết khác thôi
Con nhớ để dành cây pháo cũ
Ðể dành một chút tuổi thơ vui.
Tô Thùy Yên
Sau này, bài thơ TA VỀ, anh viết khi ra tù, đã trở thành một tuyệt tác, đưa tên tuổi anh lên tột đỉnh thi ca. Bài thơ mà gần như người Việt khắp thế giới đều biết đến, ngay một vài tờ báo văn nghệ trong nước cũng đã đăng tải, bình phẩm và ngợi ca. Bài thơ rất dài, nhưng nhiều người thuộc nằm lòng, chỉ cần nhắc đến một vài chữ, như “cám ơn hoa đã vì ta nở”…là biết ngay đến Tô Thùy Yên. Nhưng với tôi, bài thơ “Tháng Chạp Buồn” lại gây cho tôi nhiều xúc động hơn, không chỉ nó mang nhiều tâm trạng của “tám năm áo rách bao nhiêu lượt, tôi vá chồng lên những nỗi niềm” mà còn gợi lại nhiều kỷ niệm gắn bó giữa anh Tô Thùy Yên và cá nhân tôi trong những năm tù ngục
Trong tù, anh có kể cho tôi nghe cuộc tình của anh với nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ. Anh cũng tỏ ra ân hận và thấy có lỗi với cả hai người đàn bà, chị Nguyễn Thị Thụy Vũ và chị Huỳnh Diệu Bích, người vợ chính thức mà anh hết lời ca ngợi. Cuộc tình này đã gây cho anh khá nhiều tai tiếng và cũng để lại nhiều dằn vặt trong anh.
Anh Đặng Trần Huân lớn hơn anh Đinh Thành Tiên mười tuổi, khi ấy tóc đã bạc trắng, cùng phục vụ trong Tổng Cục CTCT nhưng người Bắc người Nam, khác tính nhau và dường như không mấy thân nhau. Tô Thùy Yên thì trầm ngâm, ít nói, còn Đặng Trần Huân thì thường vui đùa, bỡn cợt. Khi tâm tình với tôi, anh Đặng Trần Huân cũng thường có ý trách anh Tô Thùy Yên về chuyện Nguyễn Thị Thụy Vũ. Tôi vừa đùa vừa bênh vực: tình của giới văn nghệ mà, nên thông cảm, bố ạ! Tôi thường gọi anh Đặng Trần Huân là bố và anh cũng xưng bố với tôi. Vì có lần anh đùa, bảo “ bố có cô con gái út chưa chồng, nếu mai này mày ra tù mà vợ đã lấy chồng khác tao sẽ gã nó cho mày!” (xin lỗi cô gái út, nếu đọc được mấy dòng này)
Cả hai anh đều sang Mỹ cùng gia đình theo diện HO. Anh Đặng Trần Huân mất vào năm 2003 tại Nam Cali, sau khi sinh hoạt báo chí, văn nghệ một thời gian. Anh Tô Thùy Yên thì nổi tiếng với bài thơ Ta Về, nhưng không còn sáng tác nhiều. Chỉ ra mắt duy nhất tập thơ “Thắp Tạ”
Đọc tập thơ anh gởi tặng, tôi nghĩ có lẽ đây là một kết thúc, khi ở đầu tập thơ anh viết:
Thắp tạ càn khôn một vô ích
Thắp tạ nhân quần một luyến thương
Và
Thức cho xong bài thơ
Mai sớm ra đi
Cài hờ lên cửa tặng
Tôi gọi sang cám ơn anh và đùa:
–Đọc tập thơ này có nhiều câu em không hiểu được. Vả lại, ông anh còn yêu đời quá mà “thắp tạ” làm chi sớm vây?
Tập thơ xuất bản năm 2004, mãi đến mười lăm năm sau, ngày 21 tháng 5 năm 2019, nhà thơ Tô Thùy Yên mới ra đi. Và đúng là anh cũng đã yêu đời thật, khi trải qua một cuộc tình đẹp đầy tính văn nghệ với một cô con gái trẻ, mê thơ và ngưỡng mộ anh!
Rồi mọi người sẽ nhớ tới anh, nhớ mãi thơ anh. Bài thơ Ta Về sẽ trở thành bất tử. Riêng tôi sẽ không thể nào quên người anh, bạn tù, một nhà thơ lớn, có tâm hồn, lãng mạn, nhưng luôn khí khái, đã cho tôi nhiều kỷ niệm dễ thương, thi vị ngay trong cảnh khốn cùng nhất của kiếp con người.
Bắc Âu, 21.5.2022
Phạm Tín An Ninh
Ác quỷ y khoa thế kỷ 21 & 45 năm tù cho một bác sĩ Mỹ gốc Hồi giáo
Là giám đốc chuỗi phòng khám, bệnh viện điều trị ung thư và các bệnh lý về máu lớn nhất bang Michigan với số lượng bệnh nhân lên đến 17.000 người, nhưng dưới sự phù phép của Tiến sĩ Farid Fata, ngoại trừ 1 người duy nhất thực sự mắc bệnh, những người còn lại đều bị Farid Fata biến thành 'ung thư' rồi điều trị dài ngày bằng hóa chất để trục lợi tiền bảo hiểm y tế…
Dấu hiệu đầu tiên của một tội ác y học
Vụ việc bắt đầu hé lộ vào tháng 1-2010 khi y tá Angela Swantek, người đã có 19 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư đến Bệnh viện điều trị ung thư và các bệnh lý về máu Michigan, Mỹ (Michigan Hematology Oncology - viết tắt là MHO) để phỏng vấn xin việc làm.
Sau này lúc trả lời câu hỏi của tờ The Detroit News, Angela nói: “Trong khi đợi gặp tiến sĩ Fata, giám đốc MHO, tôi đi xem một số khoa phòng. Tại khoa điều trị ung thư, tôi thấy có khoảng 70 bệnh nhân đang được truyền dịch. Một y tá ở đây cho tôi biết tất cả đều bị ung thư tuyến giáp, ung thư tụy, gan, đại tràng, vòm họng, máu và một số loại ung thư khác”.
Vẫn theo y tá Angela, trong quá trình quan sát cô nhận thấy có nhiều điểm khiến cô nghi ngờ. Ấy là một số bệnh nhân được truyền dung dịch IVIG - là loại dùng cho người suy giảm miễn dịch, vốn không được chỉ định trong điều trị ung thư vì nó có thể gây sốc phản vệ, hay như một bệnh nhân khác lúc vừa được truyền xong hóa chất 5FU thì lập tức y tá cho truyền tiếp dung dịch Neulasta thay vì phải đợi sau 24 tiếng.
Nói với tờ The Detroit News, Angela cho biết bất kỳ một nhân viên y tế nào đã được đào tạo bài bản về chăm sóc bệnh nhân ung thư đều hiểu rằng quy trình điều trị của MHO không phù hợp, thậm chí là nguy hiểm. Nhưng khi cô nêu vấn đề này với một số y tá trong khoa, câu trả lời mà cô nhận được là: “Chúng tôi thực hiện theo y lệnh của tiến sĩ Fata. Ở đây trước giờ đều như thế”.
Và thế là thay vì gặp tiến sĩ Fata, Angela bỏ về. Suốt 3 tháng sau đó, cô nhiều lần trở lại MHO trong vai tìm người nhà để thu thập thêm chứng cứ. Đầu tháng 3, Angela gửi một báo cáo cho Văn phòng Y tế bang Michigan, nêu lên những nghi ngờ của mình về phương pháp điều trị ung thư ở MHO nhưng mãi đến tháng 5-2011, cô mới nhận được thư trả lời của Cục Điều tiết và cấp phép y tế (LARA) bang Michigan, nội dung cho biết: “Qua kiểm tra, LARA và Văn phòng Y tế bang Michigan không phát hiện bất cứ một sai trái nào của MHO và tiến sĩ Fata”.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ The Detroit News, Angela nói: “Họ kết luận mà không hề gặp tôi để tìm hiểu những gì tôi đã nêu trong báo cáo”. Ban biên tập của tờ The Detroit News cũng cho biết Văn phòng Y tế bang Michigan từ chối tiết lộ chi tiết của cuộc điều tra vì Luật bảo mật không cho phép tiết lộ bất kỳ thông tin nào liên quan đến nhân thân người bệnh”.
Với bác sĩ Soe Maunglay, ông bắt đầu làm việc cho MHO vào giữa năm 2012. Và cũng như y tá Angela, bác sĩ Soe sớm nhận ra những bất thường trong điều trị. Khi phản ánh nhưng việc này với tiến sĩ Fata, ông bị Fata chuyển sang một cơ sở khác cũng thuộc chuỗi MHO nhưng tại nơi này, Soe không còn được tiếp cận với các bệnh nhân ung thư nữa. Mối nghi ngờ của Soe càng tăng lên khi tháng 6-2013, Tiến sĩ Fata tuyên bố MHO đã được Bộ Y tế Mỹ cấp chứng chỉ “Sáng kiến thực hành chất lượng trong điều trị ung thư” nhưng khi nhờ một số bạn bè có quan hệ với Bộ Y tế kiểm tra, Soe biết Fata nói láo!
Cuối tháng 6, bác sĩ Soe dự định sẽ nộp đơn nghỉ việc ở MHO nhưng ngày 1-7, trong lúc tiến sĩ Fata về thăm quê nhà ở Li Băng, Soe tình cờ gặp một bệnh nhân là Monica Flagg 54 tuổi, bị gãy chân sau đợt hóa trị đầu tiên để chữa bệnh đa u tủy - là bệnh ung thư buộc phải áp dụng phương pháp hóa trị liệu suốt đời. Tuy nhiên khi đọc kết quả xét nghiệm máu của Monica, bác sĩ Soe vô cùng sửng sốt khi thấy các chỉ số của bà đều nằm trong giới hạn bình thường.
Soe nói: “Hôm sau, tôi đến Phòng Hồ sơ để xem bệnh án. Nếu quả thực bà ấy bị đa u tủy thì hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu phải có những thay đổi - dù rất nhỏ nhưng cũng đủ để một bác sĩ chuyên khoa nhận ra nhưng bệnh án của bà không ghi nhận bất kỳ một khác thường nào. Vì thế trong trường hợp này, khi được Tiến sĩ Fata kết luận là ung thư, cứ mỗi lần hóa trị thì số tiền bảo hiểm y tế của bà Monica sẽ được chuyển vào tài khoản của MHO cho đến hết cuộc đời bà ấy”.
Và thay vì nghỉ việc, bác sĩ Soe quyết định ở lại để vạch trần sự trục lợi bỉ ổi của tiến sĩ Fata, người mà ông gọi là “ác quỷ y khoa”. Soe nói: “Từ trường hợp của bà Monica, tôi bí mật tìm hiểu thêm hồ sơ của các bệnh nhân khác. Do không có thời gian, tôi chỉ xác minh được hơn 1.000 trường hợp mà trong đó, chẳng ai có một dấu hiệu gì về bệnh ung thư nhưng tất cả đều được Fata chỉ định hóa trị. Riêng với 553 bệnh nhân, Fata đã hóa trị cho mỗi người ít nhất 12 liều, mỗi liều cách nhau 6 tuần lễ!”.
Người biểu tình mang theo di ảnh thân nhân họ và hàng chữ “45 năm tù là chưa đủ” sau khi tòa tuyên án Fata.
Sự ra đời của MHO và sự trục lợi trên nền tảng dối trá
Farid Fata sinh năm 1965 ở Liban. Sau khi lấy bằng bác sĩ tại Đại học Y khoa Beirut, ông ta di cư đến Mỹ rồi bắt đầu sự nghiệp bằng vai trò bác sĩ nội trú thuộc Trung tâm Y tế Maimonides ở Brooklyn, New York. Tiếp theo, Fata làm việc ở Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, Manhattan cho đến năm 1999. Từ năm 2000 đến 2003, ông ta là bác sĩ điều trị ở Trung tâm Y tế Geisinger, bang Pennsylvania.
Cuối năm 2003, Fata nghỉ việc rồi thành lập Bệnh viện Điều trị ung thư và các bệnh lý về máu Michigan (MHO), cơ sở đặt tại Rochester Hill, thành phố Detroit, bang Michigan. 10 năm sau, MHO phát triển thành 7 cơ sở, là chuỗi bệnh viện điều trị ung thư lớn nhất bang. Bên cạnh đó, Fata còn sở hữu 3 phòng thí nghiệm, 20 nhà thuốc và 1 khu điều trị bức xạ, trong đó ông ta mạnh dạn đầu tư nhiều loại thiết bị tối tân, đắt tiền như máy chụp cắt lớp phát xạ positron.
Về điều trị, nhằm trục lợi tối đa tiền bảo hiểm y tế của những bệnh nhân bị Fata kết luận là “ung thư”, ông ta chỉ định khá nhiều những loại thuốc đắt tiền nhưng hoàn toàn không cần thiết, chẳng hạn như thuốc tăng trưởng tạo máu, muối sắt và gamma globulin tiêm tĩnh mạch (IVIG).
Chưa hết, Fata còn nhồi nhét cho người bệnh vô số các loại vitamin và thực phẩm chức năng. Các quyết toán của các đơn vị bảo hiểm như Medicare, Blue Cross, Blue Shield… cho thấy cứ một lần hóa trị, trung bình mỗi đơn vị bảo hiểm phải chi cho mỗi người bệnh là 40.000 USD!
Năm 2007, thủ đoạn gian dối của tiến sĩ Fata suýt nữa thì bại lộ. Một bệnh nhân là bà Maggie Dorsey khởi kiện Fata với lý do “chẩn đoán sai về bệnh ung thư gây thiệt hại nặng nề về sức khỏe sau 7 tháng điều trị bằng hóa chất”. Tuy nhiên, bằng các mối quan hệ của mình, Fata được tòa án thành phố Detroit, bang Michigan đồng ý cho ông ta tiến hành hòa giải.
Rút kinh nghiệm từ vụ việc này, Fata tổ chức lại MHO một cách kín kẽ hơn. Các phòng xét nghiệm được đặt xa nơi điều trị và kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm phải cam kết “không tiết lộ kết quả xét nghiệm cho bất kỳ ai ngoài tiến sĩ Fata theo Luật bảo mật Y khoa”.
Bác sĩ Soe nói: “Bằng cách ấy, các kỹ thuật viên chẳng hề biết rằng các xét nghiệm do họ thực hiện với kết quả bình thường lại được Fata thông báo với bệnh nhân là họ bị… ung thư! Điều tàn ác nhất của Fata là dù biết bệnh nhân không bị bệnh nhưng ông ta vẫn chỉ định truyền hóa chất bởi lẽ cứ mỗi lọ hóa chất do chính chuỗi nhà thuốc của MHO cung cấp, bảo hiểm y tế sẽ thanh toán lại cho ông ta…”.
Việc điều trị của Fata đã dẫn đến nhiều bi kịch. Ông Steinbeck được Fata chẩn đoán là ung thư tuyến giáp rồi được điều trị bằng axit zoledronic kéo dài suốt 3 năm đã khiến xương hàm ông bị hoại tử với một lỗ rò chạy sâu vào xoang hàm khiến răng ông rụng hết. Trong lúc những xét nghiệm thực hiện sau khi Fata bị bắt đã chứng minh ông không hề bị ung thư. Hay như ông Brown, được Fata chẩn đoán là ung thư máu rồi được đa hóa trị liệu trong suốt 1 năm.
Kết quả là đến nay, ông vẫn phải chạy thận nhân tạo vì biến chứng của hóa chất đã khiến ông suy thận mãn, chưa kể còn hàng trăm người khác, người thì tử vong bởi những loại thuốc điều trị căn bệnh mà mình không hề mắc phải, người thì sống dở chết dở do những phản ứng phụ của thuốc gây ra.
Tội ác phải bị trừng phạt
Sau khi thu thập xong những chứng cứ quan trọng, bác sĩ Soe tìm cách đưa vụ việc ra trước ánh sáng công lý. Soe nói: “Tôi liên lạc với George Karadsheh, phụ trách quản lý thực hành của MHO. Kinh hoàng trước những tài liệu mà tôi nêu ra, George Karadsheh hứa sẽ làm tất cả mọi điều có thể”.
Ngày 21-9-2013, tiến sĩ Fata bị Cục Điều tra liên bang (FBI) bắt giữ. Kết quả xác minh cho thấy trong suốt những năm điều hành MHO, có 17.000 bệnh nhân được ông ta kết luận là ung thư nhưng chỉ duy nhất 1 người là có bệnh thật! 553 trong số những người này bị biến chứng do hóa chất dẫn đến không thể tự chăm sóc bản thân. Số còn lại bị tổn hại sức khỏe và tâm lý từ trung bình đến nặng.
Tổng số tiền mà các đơn vị bảo hiểm y tế phải trả cho Fata là 34 triệu USD. Ngoài ra Fata còn nhận 18 triệu USD từ hai công ty bảo hiểm địa phương và một công ty bảo hiểm tư nhân, trả cho các phòng xét nghiệm chẩn đoán của chính ông ta để thực hiện những xét nghiệm không cần thiết.
Trước tòa, Fata bị cáo buộc 23 tội danh, bao gồm gian lận trong chăm sóc sức khỏe, gian lận bảo hiểm, rửa tiền, gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng người khác, nhập tịch bất hợp pháp... Phía công tố đề nghị tòa tuyên phạt Fata 175 năm tù giam đồng thời thu hồi 9 triệu USD tài sản bất minh và quốc tịch Mỹ của ông ta.
Cũng tại phiên tòa, luật sư của Fata đề nghị bồi thẩm đoàn cho phép ông ta được tại ngoại với số tiền thế chân là 170.000 USD nhưng sau khi xem xét, bồi thẩm đoàn quyết định nâng tiền thế chân lên 9 triệu USD, bằng với giá trị của tài sản bất minh. Tuy nhiên ngay khi thấy Fata bị bắt, vợ ông ta đã nhanh chóng thu gom tiền bạc, nộp đơn ly dị rồi bỏ về Liban nên việc tại ngoại của Fata bất thành.
Vợ của Farid Fata là Samar và 2 con đã trốn về Lebanon, Trung Đông
Ngày 3-7-2015, tòa án bang Michigan tổ chức buổi điều trần trước khi tuyên án. Trong buổi điều trần, hàng trăm nạn nhân của Fata đã kể lại những phương pháp điều trị của ông ta, trong đó có người được Fata hóa trị đến 177 lần nên khi xuất hiện ở tòa, người này vẫn phải đeo trên người hai cái túi đựng phân và nước tiểu.
7 ngày sau, Fata bị tòa kết án 45 năm tù giam không ân xá vì các tội danh nêu trên. Nói lời cuối cùng, Fata bày tỏ sự hối hận sâu sắc vì đã để lòng tham chế ngự: “Tôi đã lạm dụng tài năng của mình vì quyền lực và đồng tiền. Chính những điều đó đã hủy hoại bản thân tôi. Tôi vô cùng ăn năn và xấu hổ. Tôi đã cầu nguyện hàng ngày để những người vì tôi mà tổn hại sức khỏe, tha thứ cho tôi…”
Medical Daily _ Vũ Cao
Ngày càng nhiều quốc gia phát hiện bệnh đậu mùa khỉ
Ác quỷ y khoa thế kỷ 21 & 45 năm tù cho một bác sĩ Mỹ gốc Hồi giáo
Là giám đốc chuỗi phòng khám, bệnh viện điều trị ung thư và các bệnh lý về máu lớn nhất bang Michigan với số lượng bệnh nhân lên đến 17.000 người, nhưng dưới sự phù phép của Tiến sĩ Farid Fata, ngoại trừ 1 người duy nhất thực sự mắc bệnh, những người còn lại đều bị Farid Fata biến thành 'ung thư' rồi điều trị dài ngày bằng hóa chất để trục lợi tiền bảo hiểm y tế…
Dấu hiệu đầu tiên của một tội ác y học
Vụ việc bắt đầu hé lộ vào tháng 1-2010 khi y tá Angela Swantek, người đã có 19 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư đến Bệnh viện điều trị ung thư và các bệnh lý về máu Michigan, Mỹ (Michigan Hematology Oncology - viết tắt là MHO) để phỏng vấn xin việc làm.
Sau này lúc trả lời câu hỏi của tờ The Detroit News, Angela nói: “Trong khi đợi gặp tiến sĩ Fata, giám đốc MHO, tôi đi xem một số khoa phòng. Tại khoa điều trị ung thư, tôi thấy có khoảng 70 bệnh nhân đang được truyền dịch. Một y tá ở đây cho tôi biết tất cả đều bị ung thư tuyến giáp, ung thư tụy, gan, đại tràng, vòm họng, máu và một số loại ung thư khác”.
Vẫn theo y tá Angela, trong quá trình quan sát cô nhận thấy có nhiều điểm khiến cô nghi ngờ. Ấy là một số bệnh nhân được truyền dung dịch IVIG - là loại dùng cho người suy giảm miễn dịch, vốn không được chỉ định trong điều trị ung thư vì nó có thể gây sốc phản vệ, hay như một bệnh nhân khác lúc vừa được truyền xong hóa chất 5FU thì lập tức y tá cho truyền tiếp dung dịch Neulasta thay vì phải đợi sau 24 tiếng.
Nói với tờ The Detroit News, Angela cho biết bất kỳ một nhân viên y tế nào đã được đào tạo bài bản về chăm sóc bệnh nhân ung thư đều hiểu rằng quy trình điều trị của MHO không phù hợp, thậm chí là nguy hiểm. Nhưng khi cô nêu vấn đề này với một số y tá trong khoa, câu trả lời mà cô nhận được là: “Chúng tôi thực hiện theo y lệnh của tiến sĩ Fata. Ở đây trước giờ đều như thế”.
Và thế là thay vì gặp tiến sĩ Fata, Angela bỏ về. Suốt 3 tháng sau đó, cô nhiều lần trở lại MHO trong vai tìm người nhà để thu thập thêm chứng cứ. Đầu tháng 3, Angela gửi một báo cáo cho Văn phòng Y tế bang Michigan, nêu lên những nghi ngờ của mình về phương pháp điều trị ung thư ở MHO nhưng mãi đến tháng 5-2011, cô mới nhận được thư trả lời của Cục Điều tiết và cấp phép y tế (LARA) bang Michigan, nội dung cho biết: “Qua kiểm tra, LARA và Văn phòng Y tế bang Michigan không phát hiện bất cứ một sai trái nào của MHO và tiến sĩ Fata”.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ The Detroit News, Angela nói: “Họ kết luận mà không hề gặp tôi để tìm hiểu những gì tôi đã nêu trong báo cáo”. Ban biên tập của tờ The Detroit News cũng cho biết Văn phòng Y tế bang Michigan từ chối tiết lộ chi tiết của cuộc điều tra vì Luật bảo mật không cho phép tiết lộ bất kỳ thông tin nào liên quan đến nhân thân người bệnh”.
Với bác sĩ Soe Maunglay, ông bắt đầu làm việc cho MHO vào giữa năm 2012. Và cũng như y tá Angela, bác sĩ Soe sớm nhận ra những bất thường trong điều trị. Khi phản ánh nhưng việc này với tiến sĩ Fata, ông bị Fata chuyển sang một cơ sở khác cũng thuộc chuỗi MHO nhưng tại nơi này, Soe không còn được tiếp cận với các bệnh nhân ung thư nữa. Mối nghi ngờ của Soe càng tăng lên khi tháng 6-2013, Tiến sĩ Fata tuyên bố MHO đã được Bộ Y tế Mỹ cấp chứng chỉ “Sáng kiến thực hành chất lượng trong điều trị ung thư” nhưng khi nhờ một số bạn bè có quan hệ với Bộ Y tế kiểm tra, Soe biết Fata nói láo!
Cuối tháng 6, bác sĩ Soe dự định sẽ nộp đơn nghỉ việc ở MHO nhưng ngày 1-7, trong lúc tiến sĩ Fata về thăm quê nhà ở Li Băng, Soe tình cờ gặp một bệnh nhân là Monica Flagg 54 tuổi, bị gãy chân sau đợt hóa trị đầu tiên để chữa bệnh đa u tủy - là bệnh ung thư buộc phải áp dụng phương pháp hóa trị liệu suốt đời. Tuy nhiên khi đọc kết quả xét nghiệm máu của Monica, bác sĩ Soe vô cùng sửng sốt khi thấy các chỉ số của bà đều nằm trong giới hạn bình thường.
Soe nói: “Hôm sau, tôi đến Phòng Hồ sơ để xem bệnh án. Nếu quả thực bà ấy bị đa u tủy thì hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu phải có những thay đổi - dù rất nhỏ nhưng cũng đủ để một bác sĩ chuyên khoa nhận ra nhưng bệnh án của bà không ghi nhận bất kỳ một khác thường nào. Vì thế trong trường hợp này, khi được Tiến sĩ Fata kết luận là ung thư, cứ mỗi lần hóa trị thì số tiền bảo hiểm y tế của bà Monica sẽ được chuyển vào tài khoản của MHO cho đến hết cuộc đời bà ấy”.
Và thay vì nghỉ việc, bác sĩ Soe quyết định ở lại để vạch trần sự trục lợi bỉ ổi của tiến sĩ Fata, người mà ông gọi là “ác quỷ y khoa”. Soe nói: “Từ trường hợp của bà Monica, tôi bí mật tìm hiểu thêm hồ sơ của các bệnh nhân khác. Do không có thời gian, tôi chỉ xác minh được hơn 1.000 trường hợp mà trong đó, chẳng ai có một dấu hiệu gì về bệnh ung thư nhưng tất cả đều được Fata chỉ định hóa trị. Riêng với 553 bệnh nhân, Fata đã hóa trị cho mỗi người ít nhất 12 liều, mỗi liều cách nhau 6 tuần lễ!”.
Người biểu tình mang theo di ảnh thân nhân họ và hàng chữ “45 năm tù là chưa đủ” sau khi tòa tuyên án Fata.
Sự ra đời của MHO và sự trục lợi trên nền tảng dối trá
Một căn bệnh do virus hiếm gặp thường chỉ xuất hiện ở Tây Phi và Trung Phi, đã ghi nhận hơn 20 ca nhiễm bệnh và ngày có nhiều người tiếp xúc đang được điều tra ở những quốc gia chưa từng xuất hiện căn bệnh đặc hữu này trong ba tuần qua.
Hôm thứ Sáu (20/05), các quan chức Úc đã xác nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên, liên quan đến một người đàn ông khoảng 30 tuổi đã đi đến Melbourne, Victoria, hôm 16/05 sau khi đi du lịch đến Vương quốc Anh.
Cũng có một ca nghi nhiễm ở Sydney, New South Wales, liên quan đến một người đàn ông khoảng 40 tuổi mới đi du lịch Châu Âu trở về. Người này đang được làm xét nghiệm xem liệu có nhiễm virus hay không.
Vào cuối ngày 19/05, Canada đã xác nhận hai ca đậu mùa khỉ đầu tiên, cả hai trường hợp đều ở Quebec. Đầu ngày, các quan chức cho biết có 17 trường hợp nghi nhiễm đang được theo dõi ở thành phố lớn nhất Montreal của tỉnh bang Quebec.
Ca bệnh ở Ý là một người đàn ông gần đây đã đi du lịch đến quần đảo Canary ở Tây Ban Nha. Người này đang bị cách ly tại bệnh viện Spallanzani ở Rome. Bệnh viện cho biết còn hai trường hợp nghi nhiễm khác vẫn chưa được xác nhận.
Trong khi đó, Thụy Điển cho biết trường hợp duy nhất liên quan đến một người ở thành phố lớn nhất Stockholm, không bị bệnh nặng nhưng đang được điều trị. Hiện chưa có thêm thông tin chi tiết.
Theo Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) cho biết ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên bên ngoài Phi Châu được phát hiện tại nước này hôm 06/05. Trường hợp này, được công bố hôm 07/05, là một bệnh nhân gần đây đã đi du lịch đến Nigeria, nơi ông được cho là đã bị nhiễm virus.
Ông hiện là một trong tổng số 9 trường hợp được xác nhận ở Anh, số người còn lại không có lịch sử du lịch gần đây. Theo UKHSA, các trường hợp này “chủ yếu là đồng tính nam, lưỡng tính hoặc nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.” Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm 18/05 rằng, hiện chưa xác định được nguồn lây nhiễm, nhưng họ “dường như đã bị nhiễm bệnh trong địa phận nước Anh.”
Hoa Kỳ xác nhận một trường hợp ở Massachusetts hôm 18/05, là một người đàn ông gần đây đã đi du lịch đến Canada.
Ngoài ra, một trường hợp nghi nhiễm đang được điều tra ở Thành phố New York. Hoa Kỳ đã ghi nhận hai trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở khỉ vào năm 2021.
Trong khi đó, hôm 19/05, Tây Ban Nha báo cáo có 7 trường hợp đã được xác nhận, trong khi Bồ Đào Nha đã ghi nhận con số cập nhật lên 14 ca bệnh. Hai quốc gia này có hơn 40 trường hợp nghi nhiễm đang được theo dõi.
Pháp đã báo cáo ca nghi nhiễm đầu tiên hôm 19/05 tại vùng Paris/Ile-de-France.
Các trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở khỉ lần đầu tiên được ghi nhận ở người thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo vào những năm 1970. Trong những thập niên gần đây, nhiều trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được ghi nhận. Căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 trên những con khỉ được nuôi phục vụ nghiên cứu.
Các triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, nhưng nhẹ hơn. Các triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu và phát ban trên da bắt đầu trên mặt và lan ra các phần còn lại của cơ thể.
Mọi người có thể mắc bệnh khi tiếp xúc gần với những người mang virus, hoặc với vật dụng bị nhiễm virus.
Căn bệnh này thường tự khỏi trong vòng hai tuần đến một tháng, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh có thể trở nặng và dẫn đến tử vong. WHO cho biết 3–6% các trường hợp đã dẫn đến tử vong trong thời gian gần đây.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết trên trang web của mình rằng “không có phương pháp điều trị đã được chứng minh và an toàn nào đối với nhiễm trùng virus đậu mùa khỉ.”
Cơ quan này tuyên bố: “Với mục đích kiểm soát đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở Hoa Kỳ, vaccine đậu mùa, thuốc kháng virus và globulin miễn dịch đậu mùa (VIG) có thể được sử dụng.”
Mimi Nguyen Ly _ Tịnh Nhi
Đất nước này có thể khởi động trở lại vào năm 2028 với những nhà lãnh đạo mới, một Đảng Cộng Hòa thời hậu Trump đã được đào tạo để biết cư xử đúng mực, và một Đảng Dân Chủ được xây dựng lại sau đống đổ nát Ozуmandiaѕ của các ông bà Biden–Sanders–Harris–Schumer–Pelosi.
Conrad Black _ Thanh Nhã
Bài Viết của Phu Nhân Tướng Lê Văn Hưng gửi cho Nguyễn Cao Kỳ Duyên nhân dịp 30 tháng 4
Phạm Thị Kim Hoàng
Bài Viết của Phu Nhân Tướng Lê Văn Hưng gửi cho Nguyễn Cao Kỳ Duyên nhân dịp 30 tháng Tư 2010:
“Tôi chuyển đến cô bài viết này nhân dịp 30 tháng 4, 2010. Cô hãy đọc và xin cô chuyển đến ba cô, cựu Thiếu Tướng Nguyễn cao Kỳ Phó TT VNCH như là một lời trần tình của một công dân VNCH gửi đến vị cựu Phó TT VNCH qua lời phát biểu của ông rằng: "Từ TT Nguyễn văn Thiệu trở xuống đều ham sống sợ chết". Nếu nhận được hồi âm của cô hay ba cô thì tốt quá. Vì không có địa chỉ email của ba cô, mong cô giúp tôi.
Cám ơn cô.
***
Tiếc, Thương, Cảm Phục, Yêu Kính...
Tưởng Niệm Những Anh Hùng trọng Tiết Tháo Chiến Sĩ...
Bà Lê Văn Hưng, nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng.
Từ chàng ra đi lưng khoác chiến y,
và hồn nương bóng quốc kỳ
Nàng ngừng con thoi có khi nhớ chàng.
Có muốn gì đâu! Lệ thắm tơ vàng.
Chàng ngồi trên yên mơ bóng dáng em mịt mù sau đám khói tên.
Bâng khuâng mắt nhìn tay kiếm.
Không sao dấu đôi lệ hiền….
(Chinh phụ ca – Phạm Duy)
Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói: “Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”. Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào. Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ.
Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử. Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH khiến lòng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, tả tơi manh giáp, không người chỉ huy, cuống quýt chạy như đàn vịt bị săn đuổi. Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ. Họ thì thào bảo nhau:
- “Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy, còn đánh đấm gì nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đã trốn đi ngoại quốc, chúng ta còn đánh làm gì”. Họ còn hỏi nhau: - “Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?”
Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan rã. Lại có những câu hỏi: - “Quân không Tướng chỉ huy thì sao?” Có những kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai:
- “Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái gì! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng”. Lời phê bình của những kẻ bất mãn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp, thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối, làm cho quân đội bị nhục, thì cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ, lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất mãn ấy đã vô tình hay cố ý không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ, giữa các Tướng Lãnh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân. Có nhiều người đã nêu lên câu hỏi với tôi:
- “Tại sao Tướng Nam, Tướng Hưng chết làm chi cho uổng?
Tại sao các ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang ngoại quốc?” Lại có người nghiêm khắc trách tôi:
- “Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?” Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lãnh, hoặc còn ở trong tù, hoặc đã an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe những lời phê bình ấy, tim tôi đau nhói.
Tôi tôn trọng sự nhận xét “theo tầm hiểu biết của họ”. Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đã, đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương, để trả lời những người đã nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đã có những lời chỉ trích nên bình tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán vì… những vị Tướng Lãnh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay nhục nhã trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đã từng xông pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lãnh, đã từng khắc phục gian nguy, xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng “buông súng” rồi giản dị xuôi tay tự sát hay sao?
Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi: Thưa toàn thể quý vị sĩ quan QLVNCH. Ngày quý vị nhận lãnh chiếc mũ sĩ quan của trường Võ Bị, quý vị còn nhớ sáu chữ gì trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quý vị trịnh trọng đội lên đầu là: “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”. Ngày mãn khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quý vị hẳn nhớ? Cũng như những điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc lòng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi, vì thật tình tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất cả sự thật về cái chết của hai vị Tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng. Hai vị Tướng này đã ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4.
Viên cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bã bỏ đi.Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sàigòn ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thì chính là lúc “kế hoạch hành quân mật của hai Tướng Nam, Hưng đã hoàn tất.”Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đã dùng tình cảm chiến hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc đó muốn dò xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào.
Nhiều lần, qua cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đã luôn khẳng định: - “Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng”. Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, và rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực nên cụ Hương đã trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi “ông Tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ mình ký tên dâng nước Việt Nam cho Cộng Sản.” Vị Tướng Lãnh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh đất nước, và tình hình chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ huy đầu não đã trốn hết, thì còn chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai?
Tóm lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Hạnh đã không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng. Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ nhớ đến một số sĩ quan binh sĩ đã bật khóc khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Anh em đã ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào lòng nức nở. Có những chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định không chịu đầu hàng. Họ đã tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời mình. Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và oai hùng thế đấy.
Trong khi Sàigòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối. Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng. Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đã lọt vào tay giặc Cộng.
Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1974, dân chúng nhốn nháo hoang mang. Đã có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xã, cảnh náo loạn đáng buồn chưa từng có đã xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu đã ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân đã bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy trì an ninh trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, hò hét như lũ điên. Chắc chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ý đồ gây rối loạn áp đảo tinh thần binh sĩ.
Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn còn liên lạc với các cánh quân chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xã Cần Thơ để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh vòng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đã điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành quân bắt đầu.
Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn vị thì mới hay họ chưa biết tý gì về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết, ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này. Tìm kiếm Đại Tá an ninh, người đã lãnh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành quân mật đến các đơn vị, thì mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đã đưa vợ con tìm đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới quyền.
Ông này cũng đã cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có thầy, có trò. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đã biến mất. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng Nam và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi vòng lên, răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội hèn nhát làm gãy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nhìn tôi như muốn hỏi:
- “Có đồng ý đem con lánh nạn không?”
Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, tìm sống riêng, bỏ mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi:
- “Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?” Tôi đáp:
- “Thì cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản”.
Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi bình tĩnh thu xếp cái chết sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. 4g45 chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú. Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ô nhục sắp tới giữa Thiếu Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục chạm súng ở các tiểu khu.
Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng các đơn vị trưởng ở chung quanh vòng đai thị xã Cần Thơ về họp. 6g30 chiều, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn, gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xã, yêu cầu:
- “Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục.
Nhưng xin Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xã. Cần Thơ sẽ nát tan, thành bình địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đã như thế này rồi, xin Thiếu Tướng hãy vì dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh khí khái, can cường…”.
Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau lòng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đã pháo kích nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ còn khiếp đảm. Hưng như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở nụ cười trả lời:
- “Xin các ông yên lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh gây thiệt hại cho dân chúng”. Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi:
- “Em còn nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông, rồi cũng vì dân chúng mà cụ Phan đã nhún mình nhường thêm ba tỉnh miền tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh Giản đành nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh”.
Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp:
- “Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nhìn Việt Cộng tràn vào”. 6g45 chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng,hỏi tình hình các nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xã đến yêu cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông đã cho thu băng lời kêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần nữa, sự gây đổ đau lòng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay vì phát thanh cuốn băng của Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không còn níu kéo được sự tin tưởng nơi dân chúng và binh sĩ được nữa.
Hàng ngũ các đơn vị đã thưa thớt lại càng thêm thưa thớt. 7g30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh:
- “Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ”.
Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng:
- “Em phải sống ở lại nuôi con”.
Tôi hoảng hốt:
- “Kìa mình, sao mình đổi ý?”
- “Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con.”
- “Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta cùng chết một lúc”.
- “Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục, cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ, giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước chúng ta”.
- “Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?”
Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc:
- “Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?”
Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi:
- “Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế”.
Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh:
- “Nghe anh nói đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không bao giờ trốn chạy. Mấy ngàn binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào”.
Tôi phát run lên hỏi:
- “Nhưng mình ơi, còn em? em phải làm gì trong lúc này?”
Nắm chặt tay tôi, Hưng nói:
- “Vợ chồng tình nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ý chí kình ngư. Gắng chịu nhục. Dù phải chịu trăm ngàn sự nhục nhã để nuôi con, để phục hận cho quê hương. Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. Vì anh, vì con, vì nợ nước, tình nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van mình, anh van mình”.
Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy:
- “Vâng, em xin nghe lời mình”.
Hưng sợ tôi đổi ý, tiếp lời thúc giục:
- “Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi”.
- “Em xin hứa. Em xin hứa mình ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện. Nếu Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em có quyền tự sát theo mình chứ?”
Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ý, và ra lệnh cho tôi:
- “Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh”.
Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc phòng. Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói:
- “Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ mình hãy giữ nó”.
Chúng tôi nhìn nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi:
- “Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên”.
Khi mẹ tôi và các con lên văn phòng, Hưng nói rõ cho mẹ tôi hiểu vì sao người phải chết và tôi phải sống.
Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ quan binh sĩ còn tụ họp dưới nhà lên văn phòng. Mọi người đứng xếp hàng nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dõng dạc nói:
- “Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh đã biết, cuộc hành quân chưa chi đã bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản công vào phút chót là vì dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích bừa bãi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để xây dựng nhau. Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành, theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết rồi, các anh hãy về với gia đình, vợ con. Nhớ rõ lời tôi căn dặn: Đừng bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ hình thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh”.
Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm:
- “Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả”.
Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi, yêu cầu mẹ tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người phải ra ngoài. Không ai chịu đi.
Hưng phải xô từng người ra cửa. Tôi van xin:
- “Mình cho em ở lại chứng kiến mình chết”.
Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn phòng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa:
- “Nghĩa trở lại với tôi”.
Tôi bảo Giêng tìm dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ nghe chát chúa. Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8g45 tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đã chết. Giêng run run lấy dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách mình nhường tôi chạy vào phòng trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi:
- “Mình, mình ơi! Mình còn lời gì dặn dò em nữa không?”
Hưng không còn trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở:
- “Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!”
Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người.
Nghĩa vẫn gào khóc:
- “Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!”
Tôi bảo Giêng:
- “Nói Hòa đưa Hải, Hà, Quốc lên nhìn xác ba lần cuối. Dặn Phương cho Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào cũng phải ngăn chận Việt Cộng”.
Tôi đi tìm đầu đạn và đuôi đạn. Còn khẩu súng, lạ lùng thay không biết ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu. Trước khi hồn lià xác, với ý chí cuối cùng, người còn bình tĩnh nhét khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc động, quên lời hứa, tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba, bé mở tròn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi khi.
Nghĩa điện thoại khắp nơi tìm Thiếu Tướng Nam, không thấy trả lời. Tôi vội vã mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng. Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng 4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang:
- “Alô, Alô, ai đây?”
- “Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây”. Tôi bàng hoàng:
- “Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?” Tôi cố gắng giữ giọng nói cho bình thường, để Cẩn không nhận biết sự việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi: - “Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút”. Tôi lúng túng vài giây: - “Ông đang điều động quân ngoài kia”. - “Chị chạy ra trình Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?”
- “Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé”. Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nhìn xác Hưng rồi nhìn sang Nghĩa tôi hỏi:
- “Đại Tá Cẩn đòi gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?” Nghĩa lúng túng: - “Cô nói Thiếu Tướng chết rồi”.
- “Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng”. Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng. Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt:
- “Thiếu Tướng không thể vào được. Cẩn cần gì cứ nói. Tình hình ở Chương Thiện ra sao? Anh còn đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra sao?”
- “Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng còn giữ y lịnh không?”
- “Cẩn vui lòng chờ chút”. Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu vãn tình thế. Nhưng tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định: - “Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?” Cẩn đáp thật nhanh: - “Lúc nào cũng sẵn sàng, chớ chị!” - “Tốt lắm, vậy thì y lịnh”.
- “Dạ, cám ơn chị”. Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ:
- “Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!”
“Anh Cẩn ơi, hồn linh anh có phảng phất đâu đay, khi tôi ngồi viết lại những dòng này, nước mắt rơi trên giấy, Anh có biết cho rằng trả lời điện thoại với anh rồi, tôi đau khổ tột cùng không? Tha thứ cho tôi!” Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh đã hiên ngang hào hùng đến giờ phút chót của cuộc đời. Hiểu rõ Hưng, hiểu rõ tôi, bên kia thế giới không thù hận, chắc anh hiểu rõ tâm trạng của tôi lúc bấy giờ, hẳn anh tha thứ cho tôi?
Kính thưa toàn thể quý vị thuộc thân bằng quyến thuộc của Đại Tá Cẩn. Kính thưa quý vị đã đọc những giòng chữ này. Xin quý vị chớ trách tôi sao dám quyết định. Ngộ biến tùng quyền. Tướng Hưng đã chết. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chưa liên lạc được. Vợ người lính nghĩa quân trưởng đồn, khi Việt Cộng tấn công, chồng chị bị tử thương, chị đã thay chồng phản công ác liệt. Tôi không thể để một người như Hồ Ngọc Cẩn đưa tay đầu hàng, hạ mình trước Việt Cộng vào dinh tỉnh trưởng Chương Thiện. 11 giờ đêm ngày 30 tháng 4, 1975. Điện thoại lại reo. Lần này, chính giọng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam:
- “Alô, chị Hưng!”
Tôi vừa khóc, vừa đáp lời Thiếu Tướng:
- “Thưa Thiếu Tướng…” Giọng Tướng Nam buồn bã u uất:
- “Tôi biết rồi, chị Hưng, tôi chia buồn với chị, nghe chị Hưng”. Tôi vẫn nức nở:
- “Thiếu Tướng nghĩ sao về kế hoạch đã gãy đổ?”
- “Hưng đã nói với chị hết rồi hả? Đành vậy thôi. Không phải lỗi chúng ta hèn nhát hay bỏ cuộc. Sự sụp đổ không cứu vãn được vì lệnh hành quân không được Đại Tá… thi hành, phóng đồ và lệnh không tới tay các đơn vị trưởng, lời yêu cầu của dân chúng, lời kêu gọi của tôi quá muộn màng, không hiệu quả, khó cứu vãn nổi tình hình”.
Nói đến đây, Thiếu Tướng Nam hỏi tôi:
- “Chị biết vụ đài phát thanh bị nội ứng chứ?”
- “Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng vậy. Bây giờ
Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không?”
- “Chị quên còn dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, còn mình thì… Đàng chị thế nào?”
- “Thưa Thiếu Tướng, chúng nó đã tràn đầy dưới nhà. Có vài tên định nhào lên, nhưng bị Giêng cương quyết đuổi xuống. Hiện chúng đang thu dọn tài sản”.
- “Còn mấy chú đâu hết?”
- “Chỉ có Nghĩa và vài ba người lính ở lại. Còn tất cả đã bỏ đi hết. Hưng đã chết rồi, tôi không màng đến tài sản. Miễn là chúng đừng đụng đến xác Hưng”
- “Chị tẩm liệm Hưng chưa?”
- “Thưa chưa. Vừa tắm rửa, thay quần áo xong thì Thiếu Tướng gọi tới”.
- “Chị nên tẩm liệm Hưng ngay đi. Tôi sợ không còn kịp, chúng nó sẽ không để yên”.
- “Thiếu Tướng còn dạy thêm điều gì không? Chẳng lẽ ThiếuTướng chịu đầu hàng thật sao?” Người thở dài trong máy. Người nói những lời mà đến chết tôi cũng sẽ không quên: - “Số phận Việt Nam khốn nạn thế đó, chị Hưng ơi! Tôi và Hưng đã sắp đặt tỉ mỉ, hoàn tất kế hoạch xong xuôi, còn bị phản bội giờ chót”. Người chép miệng thở dài:
- “Thôi chị Hưng ơi”. Bỗng giọng người trầm xuống, ngậm ngùi:
- “Hưng chết rồi, chắc tôi cũng chết! Chúng tôi làm Tướng mà không giữ được nước thì phải chết theo nước”. Giọng người bình tĩnh và rắn rỏi:
- “Cố gắng can đảm lên nhé chị Hưng. Chị phải sống vì mấy đứa nhỏ. Đêm nay có gì nguy cấp, nhớ gọi tôi. Nếu gọi không được, dặn Nghĩa gọi Thụy, lấy mật mã mới”.
- “Dạ, cám ơn Thiếu Tướng”.
Nói chuyện với Thiếu Tướng xong, tôi bước ra lan can nhìn xuống. Dưới sân, sĩ quan và lính tráng đã đi hết. Trừ có Nghĩa còn ở lại. Cổng rào bỏ ngỏ. Gió thổi đong đưa cánh cửa rít lên những tiếng kẽo kẹt bi ai. Mảnh trăng cuối tuần 19 tháng 3 âm lịch chênh chếch soi, vẻ ảm đạm thê lương như xót thương cho số phận Việt Nam Cộng Hòa, cho trò đời bể dâu hưng phế.
Viết đến đây, tôi nhớ lại từng lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, của Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương thiện Hồ Ngọc Cẩn. Trọn đời tôi, làm sao tôi có thể quên giọng nói gấp rút của anh Cẩn, giọng trầm buồn của Tướng Nam. 7 giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải trở lại Quân Y Viện ngay vì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát, xác còn nằm tại Quân Y Viện. Tướng Nam đã bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975. Cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng, uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi đã linh cảm, biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi Tướng Nam còn nằm đó, cầu nguyện: - Xin Thiếu Tướng tha thứ. Tôi không dám bỏ xác Hưng để đến vuốt mắt Thiếu Tướng và lo việc tẩm liệm cho Thiếu Tướng. Bây giờ linh hồn của Thiếu Tướng đã gặp Hưng, xin linh thiêng phò hộ cho mẹ con tôi thoát khỏi tay Cộng Sản.
Xin thương xót cho quê hương, cho dân tộc chúng ta. Xin thương xót cho toàn thể anh em binh sĩ.
Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đã mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt Hưng hé mở, nhìn lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai giòng lệ chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên.
Người khóc cho quê hương đất nước bắt đầu đắm chìm trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho đến lúc chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại, làm hỏng kế hoạch của hai người chớ không ai lên tiếng nặng lời trách móc vị Đại Tá kia.
Xin quý vị hiểu rõ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ con và gia đình hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi lòng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở lại.
Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh cũng không nâng đỡ nổi tòa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng, một ngày chúng ta còn mang trong người dòng máu của dân tộc Lạc Hồng, còn hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta còn nợ nần quê hương. Đó là món nợ thiêng liêng và cao quý mà ngôn từ loài người chưa thể diễn tả được sát nghĩa, và thật đúng ý. Sao chúng ta không noi gương oanh liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ý chí bất khuất của tiền nhân, để trang trải món nợ ân tình đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích, hãm hại, đạp chà nhau, để rồi vô tình làm lợi cho bọn cướp nước Cộng Sản?
Đọc những gì tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi, đã hiểu tất cả sự thật vì sao Tướng Nam và Tướng Hưng đã phải tự sát để bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo lòng người quân tử. Chúng ta, những người còn sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: Chúng ta đã làm được gì cho đừng hổ thẹn với những người đã nằm xuống?.
Họ đã nằm xuống không phải là vì họ hèn nhát! Họ đã nằm xuống là vì muốn bảo toàn Sáu Chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Nếu chưa làm được gì cho quê hương, xin hãy thận trọng lời phê phán vô ý thức. Đừng vô tình, thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho Tổ Quốc.
Phạm Thị Kim Hoàng
MÙA CỎ MAY...!
Tôi đánh rơi mất “cái ngàn vàng” năm mười tám tuổi, sau khi gia đình nhà anh đã có cơi trầu sang nhà tôi để dạm ngõ. Nếu không có gì thay đổi thì cuối năm ấy chúng tôi sẽ cưới nhau.
Bấy giờ đang độ giữa thu, tính đến cuối năm thì cũng có bao lâu nữa đâu... Đằng nào chả là vợ chồng, thôi thì... Giữa cái nôn nao của mùa thu se se, bờ đê ngập tràn cỏ may tím mờ dưới ánh trăng non, tôi đã trao cho anh tất cả những ngọt ngào trinh nguyên của tuổi mười tám.
Nhưng rồi đám cưới đã không diễn ra như dự định.
Cuối năm ấy, bà nội anh qua đời. Tuổi già như ngọn đèn trước gió, bà mất ở tuổi tám mươi hai cũng không phải là quá đường đột đối với gia đình. Tôi đến chịu tang như dâu con trong nhà, và đám cưới đành hoãn lại để qua năm mới tính tiếp.
Thế nhưng khi qua giêng, anh bắt đầu chán tôi và tìm cách ngãng ra như cái lẽ thông thường: cái gì dễ dàng có được thì sẽ không còn trân quý nữa. Cuối năm đó, anh cưới vợ nhưng cô dâu không phải là tôi....!
Ở cái làng này, thiếu gì đứa từng cho “ma ăn cỗ”. Nhưng chúng nó hơn tôi là có một đám cưới đàng hoàng. Tờ hôn thú như có một phép mầu, nó có thể hóa giải mọi điều tiếng cho một cô gái đã từng “dễ dãi”. Và đàn ông đôi khi tồn tại giống như một “đấng cứu rỗi” vậy.
Tôi không có được phép mầu ấy. Anh đã cưới người khác rồi. Hành trang còn lại của tôi chỉ là một cơi trầu héo và tấm áo thanh xuân găm đầy hoa cỏ may.
Ở thôn quê ngày đó, con gái đã nhận trầu của nhà trai rồi lại bị hủy hôn thì cũng coi như đã qua một đời chồng nên “mất giá” ghê lắm. Dù cho có khỏe mạnh, đảm đang và xinh đẹp thì cũng khó có cơ hội để kiếm được một tấm chồng tử tế.
Cái món “tiết trinh” chả hiểu nó ngon lành đến thế nào, no béo được bao lâu mà đôi khi kẻ đánh mất nó bỗng trở thành một kẻ ăn mày suốt cả cuộc đời...?
Tôi cam phận là một cô “gái ế” ngót hai mươi năm. Cũng không phải là không còn ai đến với tôi nữa nhưng yêu đương thì có mà cưới xin thì không. Tất thảy bọn họ đều không ai dám bước qua hàng rào của định kiến. Và cứ sau mỗi lần có một kẻ đến rồi lại đi thì cái tai tiếng về tôi lại dày thêm một chút....!
Tuấn người cùng xã tôi nhưng thoát ly gia đình đã lâu. Anh định cư ở nước ngoài cùng cô vợ người bản xứ và hai cô con gái. Tôi cũng chỉ biết anh sơ sơ qua những lần sinh hoạt đoàn thể ở thôn xã thuở thiếu thời.
Năm đó anh về nước để làm cái lễ sang áo mới cho bố anh đã mất từ ba năm trước đồng thời thu xếp việc nhà. Các chị gái anh đều lấy chồng xa, mẹ sống một mình, tuổi cao sức yếu, nói dại... chả biết thế nào. Bảo mẹ về ở với ai cũng không chịu vì bà lo nếu bà đi thì sẽ rất lạnh lẽo bàn thờ tổ tiên.
Cuối cùng, chả biết nghe ai bày vẽ, Tuấn nhờ người mai mối cho một cô “vợ chui”, cưới về để đấy có người chăm lo mẹ già. Thật trớ trêu, tôi cũng là một trong số những cô gái được bà mai nhắm đến. “Chòng chành như nón không quai...” Đàn bà quá lứa lỡ thì, sống cùng với em trai và em dâu đôi khi nó cứ như cái gai trong mắt. Thôi thì đưa chân, dù sao cũng có một tấm chồng.
Đám cưới diễn ra khá rình rang. Nhà anh và nhà tôi cách nhau một quãng đê dài. Nhìn qua cửa kính xe hoa, tôi bắt gặp bạt ngàn hoa may tím chạy suốt dọc triền đê, bất giác hai hàng nước mắt lại ứa dài không thể nào ngăn được.
Sau đám cưới, Tuấn chỉ ở nhà thêm được một tháng rồi đi nhưng vẫn kịp để lại cho tôi một giọt máu. Trong lòng tôi bắt đầu thấy vui và mơ hồ hy vọng ngày anh trở lại vì cái mối dây ràng buộc này.
Trời cũng thương, tôi sinh mẹ tròn con vuông, bé trai 3,5 kg kháu khỉnh. Ôm con vào lòng, nước mắt tôi lại chảy dài, cảm giác lần đầu tiên được làm mẹ thật khó tả. Giữa niềm hạnh phúc lâng lâng là nỗi tủi hờn xen lẫn khi Tuấn đã không thể ở bên tôi trong giờ khắc đó.
Mẹ chồng tôi rất thương quý tôi. Mẹ con, bà cháu quấn quýt bên nhau trong ngôi nhà thiếu vắng đàn ông. Khi thằng bé đầy năm, Tuấn mới trở về nhưng mang theo cả bầu đoàn thê tử. Ngoài anh ra, chẳng ai biết nói tiếng Việt ngoài mấy câu: “Chào bà”, “chào mẹ” hay “cảm ơn”.
Không hiểu anh đã giải thích với họ như thế nào về sự có mặt của tôi. Chỉ thấy cô vợ tây của anh nhìn tôi không biểu lộ cảm xúc gì còn hai cô con gái của họ thì cưng nựng cậu bé con tôi bằng thứ ngôn ngữ xa lạ nhưng với vẻ rất trìu mến. Có lẽ tình máu mủ đã vô tình khiến chúng có cảm giác gần gũi với nhau chăng!
Buổi tối, mẹ con tôi nằm ngủ ở một gian nhà đầu hồi. Thằng bé thường ngủ sớm, còn tôi hay thao thức đến khuya, nghe mơ hồ tiếng rúc rích phía đầu hồi bên kia mà tôi cứ thấy trào lên một nỗi hờn ghen đến nghẹn đắng trong lòng.
Có đôi ba lần anh vụng trộm gặp tôi, ôm lấy thằng bé hít hà và nói rằng mẹ con tôi cứ yên tâm mà ở đây, không phải lo gì về kinh tế. Thằng cu Tú lớn lên anh sẽ có trách nhiệm lo cho tương lai của nó. Sau cùng anh bối rối:
- “Hình như anh đã sai khi làm khổ em như thế này. Cho anh xin lỗi...!” Nhưng mẹ già trông cậy cả vào em! Thật lòng anh xin lỗi em! May ơi...!”
Lần này anh chỉ về có mười ngày rồi đi. Tôi và mẹ tiễn gia đình anh đến mặt đê làng nơi chiếc xe taxi đang đậu. Sau những cái vẫy tay, những câu “tạm biệt” ngọng nghịu, chúng tôi ôm thằng bé con quay trở lại nhà. Mẹ chồng tôi sẽ sàng bảo:
- “Thiệt thòi cho con quá! Mẹ thương con với thằng Tú hơn cả. Mấy đứa kia, tuy cũng là con là cháu đấy nhưng chả khác gì người xa lạ, nói năng có hiểu được gì đâu...”
- “Mẹ ơi...! Con cám ơn mẹ...! Cuộc sống này là do con tự lựa chọn! Dù sao vẫn còn hơn là con cứ mãi làm gái ế ở trong nhà. Con cũng có một đứa con rồi, nó là tất cả niềm hạnh phúc của con...!”
Năm năm sau, mẹ chồng tôi mất. Tuấn cũng kịp về trước khi bà hấp hối. Lần này anh về một mình, phần vì bọn trẻ đang giữa năm học không thể nghỉ lâu được, phần vì gấp gáp nên cũng khó mà lo thủ tục. Hơn nữa chúng cũng chẳng mấy mặn mà khi về thăm quê nội.
Sau khi mẹ mồ yên mả đẹp, tôi đã có một quãng ngày ngắn ngủi được thực sự “làm vợ” anh. Lần này thì không có một mầm sống nào kịp hình thành cả. Tiễn anh đi rồi, tôi cũng tự biết rằng từ nay trở đi anh sẽ càng ít trở về hơn.
Không biết bao nhiêu mùa đã trôi qua? Không biết đã bao nhiêu nước mắt ướt rồi khô trên gối chăn đơn lẻ. Không biết đã bao đêm tôi mong ước có một tiếng gõ cửa... Dù sao tôi cũng chỉ là đàn bà mang trong mình những khát khao rất đỗi thường tình. Và cũng không biết đã bao nhiêu lần tôi muốn vượt thoát ra phía ngoài con đê bao làng kia, muốn đốt trụi cả một rừng cỏ may hoang dại để đi đến một nơi nào đó mà cuộc sống sẽ khác đi chứ không giống thế này.
Bà May ngừng kể, quay qua bảo với bọn tôi:
- “Chúng mày lớn rồi, lo liệu mà giữ lấy thân, con gái khôn ba năm dại một giờ, hồng nhan thì bạc phận...!”
Bọn tôi cười rúc rích:
- “Bác May ơi! Hồng nhan giờ bạc tỷ chứ không bạc phận nữa đâu. Bọn cháu xấu gái lại chân ngắn, muốn “dại” lắm mà chả có anh nào cho đây này. Hay cháu đợi anh Tú nhà bác đi du học trở về nhé...!”
Không có tiếng đáp, bà May đang mải dõi mắt về một nơi xa xăm nào đó. Trên khuôn mặt đã sạm đi vì năm tháng vẫn thấy phảng phất những nét đẹp mặn mà của một thuở thanh xuân. Bàn tay bà vân vê một tấm áo đã cũ, hình như bà đang gỡ cỏ may....!
Cao Thị Nga
Ân tình bạn cũ
Hôm nay tôi trở lại Cali sau mười năm để thăm bạn cũ. Tôi ít đến nơi nầy dù là một snowbird, loài chim tuyết, khi mùa Đông đến thì đi tìm nắng ấm ở phía Nam. Tôi chọn Florida để tạm cư qua mùa tuyết dù biết rằng miền đất nầy phải chịu bao cơn bão lớn tàn phá hàng năm, buộc mọi người phải trông chừng cái mái nhà thân yêu dễ bị “Cuốn theo chiều gió.” Thần hộ mệnh của tôi là hãng bảo hiểm Universal. Kinh nghiệm vừa qua cho thấy họ bồi thường thỏa đáng những hư hại dù hơi chậm chạp vì số lượng quá đông.
Vào một buổi sáng đẹp trời, tôi lên đường đi đến Buena Park, thành phố nhỏ của Orange County, dừng xe trước một căn bungalow cũ kỹ, bãi cỏ trước nhà héo úa vì thiếu nước và thiếu chăm sóc. Bạn tôi, cựu Trung Tá Không Quân Ngô Văn Quang ra mở cửa đón tôi. Anh lớn hơn tôi hơn mười tuổi nên đã sớm ngồi xe lăn.
Nhớ ngày nào cùng nhau lả lướt trên sàn nhảy Câu Lạc Bộ Không Quân Huỳnh Hữu Bạc. Đôi chân nghệ thuật ấy nay còn đâu! Nó buông xuôi bất lực với thời gian. Nói đến khiêu vũ mọi người tưởng chúng tôi là hai kẻ “ăn chơi.” Thật rất sai lầm!
Anh Quang đi nhảy vì chiều vợ và vì có chân quản lý trong Câu Lạc Bộ. Còn tôi đi nhảy vì nghệ thuật và để thực hành các bài học với sư phụ vũ sư Ánh Tuyết, mẹ của Nguyễn Hưng.
Nhìn Nguyễn Hưng biểu diễn Tango trên Paris By Night, thì ta có thể thẩm lượng được tài năng của mẹ anh. Nếu tôi biết kiên trì rèn luyện với sư phụ mấy mươi năm trước thì bây giờ biết đâu ông Nguyễn Ngọc Ngạn chẳng mời tôi biểu diễn với Thúy Vân trong cuộc tranh tài Tango Argentin. Có một điều không may là tôi đã thành hôn với một bà vợ “chân gỗ.” Đầu óc bà nhạy bén với các công thức hóa học hữu cơ khi dạy ở Chu Văn An nhưng thật cù lần với các bước nhảy đơn sơ, học hoài không thuộc. Chân gỗ vẫn hoàn gỗ.
Vì thế mấy mươi năm nay tôi vẫn ”bơ vơ” cùng vợ ngắm nhìn thiên hạ quay cuồng trên sàn nhảy trong những buổi ca vũ nhạc. Mới đây, trong một tiệc cưới, tôi thèm thuồng theo dõi bước chân của một anh bác sĩ sói đầu, tác người gầy, thấp bé, tuổi đã về chiều, đi đến nhiều bàn mời mọc partenaire để biểu diễn những bước đi lả lướt.
Anh Quang đón tôi với nét mặt buồn buồn vì chị Quang vừa mới mất. Bây giờ anh sống cô đơn với đứa con trai ly dị vợ. Gốc là nhà giáo trước khi vào Không Quân, anh Quang thật hiền lành, thấm nhuần Phật Giáo. Thuộc Không Đoàn Vận Tải VNCH, có lúc anh được biệt phái sang Hàng Không Việt Nam, lương cao, thường đem máy bay sang Hong Kong bảo trì, nên dành dụm được một số tiền để xây một căn nhà ở cư xá Không Quân Tân Sơn Nhứt.
Tôi đã đến trú ngụ căn nhà ấy từ ngày 23 tháng Tư, 1975. Anh Quang bảo tôi đến nhà anh ở để sẵn sàng di tản cùng gia đình anh bất cứ lúc nào. Sau khi Tổng Thống Thiệu đi Đài Loan, anh Quang là người giữ chìa khóa máy bay của tổng thống và đã có kế hoạch đem gia đình đi Thái Lan hoặc Phi Luật Tân. Tôi là người được anh cho tháp tùng để chạy trốn cộng sản trên chiếc máy bay đó.
Nhưng số trời đã định bắt tôi phải nếm mùi cộng sản, phạt tội dốt nát trước kia, thờ ơ với chính trị... Vào buổi trưa ngày 27 hay 28 tháng Tư, 1975, tôi tạm rời nhà anh Quang trở về nhà mình để tắm rửa, hẹn buổi tối sẽ trở lại. Nhưng tôi vừa ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhứt thì bọn việt cộng pháo kích vào phi trường. Tôi không còn có thể trở lại nhà anh Quang ở cư xá Không Quân.
Ngày hôm sau máy bay của anh Quang hạ cánh an toàn xuống phi trường Utapao. Không có tôi! Sau nầy, khi nằm trong nhà tù lao động khổ sai của bọn cộng phỉ bắc việt với niềm tuyệt vọng khó thoát khỏi bàn tay của bọn mọi rợ cộng phỉ bắc việt độc ác và khát máu, tôi chỉ còn biết lặp lại câu ”Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.” Tuy không thành công đến bến tự do nhưng tôi vẫn không quên mối ân tình của anh Quang sẵn sàng giúp tôi trong những ngày tuyệt vọng ở miền Nam.
Khi qua đến Mỹ, anh Quang đã làm gì? Anh đã từng lái Boeing của Air VN thì thế nào anh cũng có thể làm lại cuộc đời một cách tốt đẹp. Từ VN, với nỗi lo sợ bị VC kiểm soát thư từ, tôi vui mừng được tin ngắn gọn là anh vẫn làm nghề cũ. Thật là sai lạc. Lần đầu tiên tôi gặp lại anh trên đất Mỹ, tôi mới biết được đoạn đường gian khổ mà anh đã trải qua trên quê hương mới.
Thay vì tung mây lướt gió trên khung trời mới, anh phải lao động chân tay để nuôi đàn con nhỏ, cho đến một ngày anh bị “cụp” xương sống vì làm nặng, phải ngồi xe lăn. Cả gia đình anh phải bỏ tiểu bang miền Bắc về định cư ở miền Nam Cali.
Trong lúc nghe anh kể lại quá khứ, tôi nhìn quanh nhà anh. Bàn thờ Đức Mẹ và Chúa Jésus được bày trang nghiêm ở nơi trang trọng nhất. Tôi biết gia đình anh trước kia là tín đồ Phật Giáo thuần thành nay bỗng nhiên theo đạo Công Giáo.
Tôi chưa kịp hỏi nguyên nhân thì anh Quang tiếp nối câu chuyện:
“Khi dọn về Nam Cali, tôi được biết có một ngôi nhà thờ nhỏ rất linh thiêng, có rất đông người tới cầu nguyện. Tôi đến nơi, ngồi trên chiếc xe lăn tiến vào nhà thờ. Trên đoạn đường ngắn nầy, bỗng nhiên tôi thấy một trận mưa ánh sáng bao trùm lấy tôi. Sau khi cầu nguyện về đến nhà thì tôi bỏ xe lăn, đôi chân tôi phục hồi lành mạnh.”
Tôi nghĩ phép lạ đã đến với anh Quang vì tâm tính của anh thật hiền lành, vị tha, quảng đại. Kể từ lúc nhận được phép lạ, gia đình anh, cha mẹ hai bên đều theo đạo Công Giáo. Nhờ luyện cái thiện tâm theo Phật, anh đã nhận được hồng ân của Thiên Chúa. Theo lời anh Quang, ơn trên lại còn giúp đỡ anh tích cực trong đời sống. Chỉ vài ngày sau khi cầu nguyện, anh được gọi đi làm một công việc mà anh hằng mong ước với lương cao kéo dài hai mươi năm.
Tôi từ giã anh Quang, trong lòng khá vui vì biết được đàn con cháu của anh thành công trên đất Mỹ nhưng phân tán khắp mọi nơi.
Ngày hôm sau tôi lại đến thăm một người họ Ngô khác, cựu Trung Tá Ngô Văn Thi. Dù chỉ có cấp bậc binh nhì thụ huấn quân sự 9 tuần lễ mà tôi lại quen nhiều cấp tá, kể cũng lạ. Ít ai biết Trung Tá Thi nhưng khi nói đến cựu quận trưởng Bến Tranh thì chắc ký ức nhiều người trở lại vì báo Tin Sáng mạ lỵ anh liên tục bằng cái đề tài tham nhũng dưới ngòi bút của tên dân biểu nằm vùng H.N.N.
Anh Thi là nhà quân sự giỏi nên được bổ nhiệm làm quận trưởng Bến Tranh, thuộc tỉnh Mỹ Tho, nơi có nhiều lũ du kích thổ phỉ khủng bố và ăn cướp nông dân. Trên đường ghé thăm em tôi dạy học ở Mỹ Tho tôi thường ghé thăm anh Thi. Anh uất ức nói với tôi:
- Trong cái quận nhỏ nầy, nông dân nghèo bị bọn du kích thổ phỉ sách nhiễu, bắt đóng thuế dã man, có gì đâu để mà “ăn,” thế mà thằng H.N.N tạo ra bao câu chuyện giả tạo, biến tôi thành kẻ tham nhũng, ác ôn nhất nước…”
- Tại sao nó làm vậy?
- Vì ba nó là vc, làm giao liên và tiếp tế cho bọn vc trong những làng xa quận lỵ. Tôi chưa bắt giam nó vì cái thế của nó ở Saigon. Tôi để ý mỗi lần hành quân thành công bắt được nhiều vc thì thằng H.N.N tố tôi dữ dội trên báo.”
Lúc ấy tôi chưa thấm thía các câu nói của anh Thi nhưng sau 1975 suy gẫm lại thì tôi thấy anh Thi nói thật, tên H.N.N lộ diện là một tên tay sai đắc lực của bọn vc nằm vùng trong Quốc Hội. Nhưng hắn cũng chỉ là tên chó săn tay sai loại “tép riu.” Tay vc cấp cao trong Quốc Hội là tên sĩ quan cấp tá của VNCH, dân biểu Quảng Ngãi, chủ tịch Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện.
Sau 1975, hắn chính thức lộ diện mang quân hàm cộng phỉ. Thôi thì còn gì bí mật quốc gia! Chẳng khác tên vc Huỳnh văn Trọng nằm trong dinh Tổng Thống hay tên đại tá tình báo vc Phạm Xuân Ẩn lại là bạn thân của BS Trần kim Tuyến, trùm tình báo của VNCH. Anh bạn tôi là cựu dân biểu Lê Văn Tiết cũng xác nhận như thế.
Anh thuộc nhóm Cấp Tiến của Nguyễn Văn Bông, làm chủ quán ăn “Việt Nam” đường Spadina ở Toronto. Quán ăn thật ngon, khung cảnh thanh lịch. Anh Tiết là người thật hào phóng, quá tốt với bạn bè. Tôi còn nợ anh mấy bữa cơm không tốn tiền mỗi khi đến Toronto. Trong cái nước tư bản nầy lấy lợi nhuận làm đầu, không lấy tiền hay bớt tiền cho thực khách bạn bè thì quán làm sao sống lâu nên nó đã đổi chủ và anh Tiết đã về hưu, tìm vui ở sân tennis.
Lần đầu tôi gặp anh Thi ở Cali, anh kể lại cho tôi nghe cái lì lợm của anh tôi bị giam chung với anh Thi ở trại tù ngoài Bắc. Anh tôi chỉ làm trưởng ty Điền địa ở tỉnh nhưng bị VC giam đến 8 năm. Chị dâu tôi trở thành điên loạn mấy mươi năm rồi chết. Khi được thả ra thì hàm răng anh tôi đã rụng hết, gan, phổi đã tiêu tan nên sống không được bao lâu. Giấy bảo lãnh của tôi đi Canada thành vô hiệu.
Anh Thi cho tôi biết VC rất căm thù chính sách Người Cày Có Ruộng của VNCH rất được lòng dân nên phạt nặng những anh Trưởng ty Điền địa. Còn một yếu tố khác làm anh tôi bị giam lâu. Ở ngoài đời là người hiền lành ít nói, nhưng vô tù anh lại ương ngạnh, lép nhép cái miệng mà không chịu hát to “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,” do đó có lúc bị VC biệt giam đến 6 tháng.
Khi tôi viết những dòng chữ nầy thì biết tin anh Trung Tá Thi vừa qua đời. Một người bạn ân tình khác của tôi ở Cali và cũng là người bạn hoạn nạn là anh Trần Khiết, cháu của Linh Mục Trần Du. Anh có hảo tâm giúp tôi giữa lúc tôi chỉ có hai bàn tay trắng không hy vọng vượt biên vì phải có 5 đến 10 cây vàng.
Trong sự nghiệp 10 năm của tôi trước 1975, dù ở vị thế quyền lực, tôi chỉ dành dụm được 2 lượng vàng nhờ dạy học thêm ở Trường Kỹ Sư Phú Thọ và trường Chính Trị Kinh Doanh ĐH Đà Lạt. Khi ra tù từ trại cải tạo Long Thành thì anh Trần Khiết bạn cùng sở nói với tôi:
“Moa cho toa đi tàu do moa tổ chức với thằng Lâm Dân Trường. Đừng nói tiền bạc, đến nơi sẽ tính sau.”
Nhưng nơi chúng tôi đến lại là nhà tù Bến Tre. VC đã bố trí bắt chúng tôi trên đường ra cửa biển.
Ngồi tù ở Bến tre được 3 năm thì gặp lúc Võ Văn Kiệt tỏ ra khoan hồng cho thả mấy người tù vượt biên có chuyên môn, bác sĩ, kỹ sư, để trở về làm việc tại Saigon. Bọn công an Bến Tre ấm ức với quyết định nầy vì tôi là chứng nhân quan trọng trong vụ cướp đẫm máu nhà tù Bến Tre. Lúc ấy tôi được các bạn tù trẻ bầu làm Trại trưởng vì họ bị thu hút bởi chuyện Cô gái đồ long do tôi kể lại hàng đêm. Họ là những người hăng say chống cộng gia nhập hai đảng Phục Quốc và Gươm thiêng ái quốc nên bị bắt rất nhiều.
Sau nầy mới biết được các đảng đó là do chính bọn cộng phỉ lập ra để gài bẫy bắt những người muốn chống đối chúng. Chính những người tuyển mộ họ dẫn bọn công an đến bắt họ. Các bạn trẻ dưới sự lãnh đạo của anh Nguyễn Văn Nhân cựu Trung Úy VNCH và anh cựu Xã Trưởng Hai Phơi đã cướp dao nhà bếp uy hiếp bọn cai tù, lấy 50 khẩu súng mở rộng cửa nhà tù cho tất cả ai muốn thoát đi.
Bọn cộng phỉ tức tối đã đem mấy tiểu đoàn bao vây họ trên hòn đảo Bến Tre. Một số bạn trẻ bị giết hoặc tự tử khi chiến đấu cho đến gần hết đạn. Khoảng 20 người bị bọn cộng phỉ bắt đem về đều bị bọn chúng tử hình một cách hèn hạ.
“Sao anh làm trại trưởng mà âm mưu cướp nhà tù anh không biết. Anh cứ báo cáo tốt không có gì. Anh có đồng lõa với chúng không.”
Đó là câu hỏi mà bọn cán bộ VC lập lại hàng đêm để chất vấn tôi suốt 10 đêm không ngủ. Bọn chúng bị thiệt hại nặng trong vụ cướp nhà tù nên rất căm hận. Công an Bến Tre rất dã man. Chúng thường đánh đập tù nhân cho đến chết.
Bác Sĩ Nguyễn Tú cùng chung nhà tù với tôi từng khám bệnh cho một tù nhân bị đánh dập phổi chết mà cứ tưởng là kiết lỵ đi tiêu ra máu.
Thật là một phép lạ khi bọn cộng phỉ không đánh đập tôi trong 10 đêm tra hỏi. Phép lạ kia liên quan đến nhân quả. Số là khi ra tù, tôi gặp lại hai cô Chi, Lý, hai chị em cán sự bưu điện được tôi tuyển dụng làm việc tại điện lực. Hai cô nói:
“Tụi em có người cậu ruột tập kết trở về cấp bậc đại úy làm Phó Trại Tù Bến tre gọi là ông Bảy. Tụi em có năn nỉ cậu em phải giúp đỡ anh”.
Ngày cướp tù, ông Bảy vắng mặt nên thoát chết. Sau đó, chính ông là người che chở cho tôi khỏi bị đánh đập. Bây giờ thì một trong hai cô ân nhân của tôi đã vùi thây nơi đáy biển.
Tôi đã gặp ở Cali các bạn cũ có ân tình với tôi nhưng ân nhân chính giúp tôi đến bến tự do không tốn tiền thì tôi không biết lưu lạc phương nào, còn sống hay đã chết. Anh tên Tâm con ông nha sĩ Đặng Thành Nam ở Cần Thơ. Từ Saigon, anh đích thân chở tôi xuống bến tàu vượt biên ở Mỹ Tho bằng xe Honda tránh các trạm xét xe đò của VC.
Đồng hành miễn phí với tôi trên chiếc tàu 60 người của anh Tâm có thầy P.C, định cư ở Cali. Tôi nhớ khi làm Trại trưởng tỵ nạn ở Singapore, tôi có nhờ thầy P.C lập ra một ngôi chùa hàng đêm tụng niệm cầu siêu cho linh hồn những người bỏ mình trên biển cả.
Tiếng chuông mõ và lời kinh vang lên trong đêm vắng trong trại tỵ nạn thật làm êm dịu cái tâm của con người, mà đa số đã trải qua những ngày đau khổ với cộng sản. Nhưng nó có còn giữ ý nghĩa đó ngày hôm nay không tại đất Cali trù phú? Tôi tự hỏi như thế khi dừng xe trước ngôi chùa khang trang của thượng tọa P.C sau mấy mươi năm. Tôi do dự, rồi bỏ đi không vào chùa. Dường như tiếng chuông mõ ngày nay của thầy P.C có đượm màu kim tiền và sắc dục. Đó là ý kiến của những người VN ở Cali.
Người cuối cùng tôi muốn gặp ở Cali là anh Phạm Ngọc Chuân nhưng anh vừa mới qua đời. Anh làm việc cho Cao Ủy Tỵ Nạn ở Singapore dưới quyền bà Drucke. Tôi vẫn không quên nét mặt vừa giận dữ vừa luyến tiếc của anh khi cùng tôi “hỏi cung” một thiếu nữ thật đẹp, đầy nét thùy mị, trốn trại ra ngoài bán thân trong một khách sạn. Bây giờ nàng ở đâu? Nước Mỹ hay Châu Âu? Có bao giờ nàng còn nhớ lại cái đoạn dĩ vãng kia khi tóc đã phai màu? Trong lòng tôi lúc ấy cũng luyến tiếc nàng như anh Chuân.
Trần Anh Kiệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét