Biểu tình chống thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính trong thủ đô Washington DC
Đào Hiếu Thảo
15/5/2022
Chiều thứ năm 12 tháng 5 năm 2022, Tổng Thống Joe Biden đón tiếp cấp lãnh đạo ASEAN ( Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) tại Tòa Bạch Ốc, trong số đó có Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Phạm Minh Chính.
Khi nhận thông tin này, lúc 5 giờ chiều một cuộc biểu tình được cấp tốc tổ chức, tập họp tại công viên La Fayette trước Bạch Cung. Ban Điều Hợp quy tụ một số nhân sĩ Việt Nam đến từ nhiều tiểu bang Hoa Kỳ.
<!>
Mạng lưới an ninh được tăng cường cẩn mật, rào chắn dày đặc, đoàn biểu tình phải đứng rất xa cổng chính Tòa Bạch Ốc.
Tưởng Năng Tiến – Võ Hồng/ Phạm Xuân Nguyên & Công An Phú Yên
Không gian, bối cảnh và nhân vật trong truyện của Võ Hồng thường rất nhỏ bé và thân thuộc. Ông hay viết về những tỉnh lỵ nghèo nàn, những xóm quê heo hút (xác xơ) và những nông dân quê mùa, chân chất, hiền lành, lam lũ. Đa phần, họ đều thân thiện và gần gũi với chúng ta – kể cả kẻ bị bệnh nan y và buộc phải sống cách ly.
Hoạt là một trong những người không may như thế. Hoàn cảnh gia đình khiến anh chỉ được theo học đến lớp tư trường làng, rồi phải ở nhà phụ giúp mẹ cha trong việc mưu sinh.
“Sau đó chừng bốn năm năm, một hôm không nhớ đang nói chuyện gì bỗng một người nhắc đến Hoạt. Giọng nói đang to bỗng chợt nhỏ đi, thì thầm như một tâm sự:
… nó bị phung.
Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Thành công của người Việt ở Mĩ có liên quan đến chánh sách của Việt Nam?
Gs. Nguyễn Văn Tuấn - ‘Phương Án II’ và Tang thương Cát Lái
16/5/2022
Nếu là ông PMC, tôi sẽ không nói câu này: “Thành công của người Việt tại Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước“. Tôi cố gắng tìm trong nhóm bạn bè và bà con ở Mĩ, ai thành công nhờ vào chánh sách của VN, nhưng kết quả là zero.
Hãy lấy trường hợp anh bạn tôi là một trường hợp tiêu biểu. Năm 1982, sau khi được trả tự do từ tù ‘cải tạo’ anh vượt biên sang Mã Lai, và chừng 1 năm sau thì đến Mĩ định cư. Sang Mĩ, thời gian đầu, cũng như các đồng hương khác, anh làm trong các hãng xưởng một thời gian. Sau đó chừng 2 năm, anh bảo lãnh vợ con từ Việt Nam sang Mĩ và cả gia đình đoàn tụ. Sau đoàn tụ, anh quay lại đại học và xong chương trình cử nhân khoa học máy tính. Phải 20 năm sau gia đình anh mới thật sự ổn định và thoải mái, khi 2 đứa con đã tốt nghiệp từ trường y UCSF và một đứa tốt nghiệp cũng về khoa học máy tính như anh. Bây giờ thì anh đã nghỉ hưu, có cuộc sống tương đối sung túc, nhưng anh chưa bao giờ về Việt Nam và đến cho cuối đời chắc anh sẽ không về lại quê hương.
Phạm Trần - 5 Nguy cơ đe dọa đảng Cộng Sản Việt Nam
15/5/2022
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bốc đồng khi nói: “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay”. Ông Trọng, 78 tuổi, đã nói như thế vào dịp kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2019). Thực tế có đúng như vậy không? Có vài cái đúng nhưng vô số việc sai. Đúng thứ nhất là đất nước không còn chiến tranh, nhưng sai là chỗ chưa có đoàn kết dân tộc như đảng tuyên truyền. Chia rẽ giữa “kẻ thắng” miền Bắc và “người thua miền Nam”, sau 47 năm vẫn còn “xa mặt cách lòng”, và hy vọng hòa giải, hòa hợp dân tộc còn xa vời vợi.
Đúng thứ hai là người dân tuy chưa giàu lên toàn diện, nhưng đã có cơm ăn áo mặc, không còn sợ bị chết đói như sau 10 năm gọi là “giải phóng miền nam, thống nhất đất nước” năm 1975. Tuy nhiên, chênh lệch giàu-nghèo lại giãn ra giữa thành thị và nộng thôn và giữa người Kinh và đồng báo dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng xa và dân hải đảo.
Bất công xã hội và quan liêu tham nhũng cũng đã đẩy Việt Nam chìm sâu vào lạc hậu và chậm tiến so với các dân tộc lân bang. Lao động Việt Nam cũng thua kém công nhân các nước khác về kỹ thuật, sức lao động và khả năng ngoại ngữ.
Ngân sách khai thác cát được đo đạc có hệ thống mới cho đồng bằng sông Cửu Long cho thấy chiều hướng gia tăng và khối lượng được ước tính thấp đáng kể.
(New systematically measured sand mining budget for the Mekong Delta reveals rising trends and significant volume underestimations)
Charles-Robin Gruel, Edward Park, Adam D. Switzer, Sonu Kumar, Huu Loc Ho, Sameh Kantoush, Doan Van Binh and Lian Feng
Bình Yên Đông lược dịch
International Journal of Applied Earth Observationbs and Geoinformation – 21 March 2022
1. Phần giới thiệu
Nhu cầu cát gia tăng để xây cất và cải tạo đất, châm ngòi bởi dân số gia tăng nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế ở Á Châu, đã gây ra mức độ khai thác cát ở đáy sông chưa từng thấy (de Leeuw et al., 2010; Dan Grariletea, 2017; Torres et al., 2017; UNEP, 2019; Best, 2019) trong những thập niên gần đây. Việc lấy cát từ đáy sông thường không được kiểm soát trong hầu hết nam và đông nam Á Châu và số lượng và ảnh hưởng phần lớn vẫn được che giấu vì hoạt động ở dưới nước. Tuy nhiên, cát sông là một tài nguyên có giới hạn và nó phải được quản lý thích hợp để tránh những thay đổi tai hại cho thủy học của sông có thể châm ngòi cho những biến đổi không thể đảo ngược của các hệ thống sinh thái tự nhiên. Những biến đổi nầy có thể bao gồm sinh kế và gây ra suy thoái đáng kể cho các dịch vụ hệ sinh thái địa phương (Kondolf, 1997; Kondolf et al., 2014; Loc et al., 2017; Lamb et al., 2019).
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ hai 16 tháng 5 năm 2022
Biển Đông ngày Thứ hai 16 tháng 5 năm 2022
Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn
16/5/2022
Một nguồn tin tiết lộ thêm rằng quyết định hoãn tàu chuyến thăm của HKMH/ USS Abraham Lincoln được đưa ra từ Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều này càng củng cố nhận định trước đây rằng lý do của việc hoãn liên quan đến hoạt động bố trí lực lượng.
1. Hàng Không Mẫu Hạm
Cuối tuần qua, tàu Liêu Ninh của Trung Quốc đã di chuyển ra phía đông so với eo biển Ba Sỹ, sau hơn 1 tuần tiến hành tập trận ở khu vực phía đông Đài Loan.
Có điều thú vị là Bộ Quốc phòng Nhật Bản không cập nhật vị trí của nhóm tàu này trong ngày 13.5. Hoạt động này chỉ được nối lại vào ngày 14.3, với vị trí của nhóm tàu ở cách đảo Okidaito khoảng 300 km về phía tây nam.
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 16 tháng 5 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Henry Kissinger: “Hiện nay chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới”
Financial Times
Edward Luce, thực hiện
James Politi, biên tập
Đỗ Kim Thêm, biên dịch
8-5-2022
Sau đây là bài biên tập về cuộc thảo luận giữa Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng và là Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, do Edward Luce, Biên tập viên chuyên mục Hoa Kỳ của Financial Times thực hiện vào ngày 7 tháng 5 tại Washington.
Chiến lược gia chiến tranh lạnh thảo luận về Nga, chiến tranh Ukraine và Trung Quốc tại Lễ hội FT Weekend ở Washington.
Financial Times: Đầu năm nay, chúng ta kỷ niệm 50 năm chuyến công du Trung Quốc của Nixon, Thông cáo Thượng Hải. Tất nhiên, ông là người tổ chức, người dàn dựng thỏa thuận Trung Quốc – Hoa Kỳ này. Và đó là một sự thay đổi lớn trong chiến tranh lạnh: Ông tách rời Trung Quốc ra khỏi Nga. Nó mang cảm giác giống như chúng ta đã xoay 180 độ.
Và hiện nay, Nga và Trung Quốc đã trở lại trong một mối quan hệ rất chặt chẽ. Câu hỏi mở đầu của tôi cho ông là: chúng ta đang ở trong một cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc?
Mỹ sát cánh lâu dài với ASEAN để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc
Thu Hằng / RFI
16/5/2022
Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN kết thúc ngày 13/05/2022 với cam kết nâng quan hệ từ “Đối tác Chiến lược” lên thành “Đối tác Chiến lược Toàn diện” vào tháng 11, cùng với hàng loạt dự án hợp tác, đầu tư mới trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, tổng thống Joe Biden vẫn không thuyết phục được khối ASEAN lên án hành động bành trướng, hăm dọa của Trung Quốc ở Biển Đông và cuộc chiến của Nga ở Ukraina.
Chủ trương của các nước ASEAN là không muốn bị kẹt giữa các cường quốc. Điều này được thể hiện phần nào trong lập trường của Việt Nam, được thủ tướng Phạm Minh Chính nêu trong buổi phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ngày 12/05. Ông nói : “Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc ; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng”.
Thiếu lao động ở Hoa Kỳ: Người lao động đã đi đâu?
Milton Ezrati *
Nhật Thăng biên dịch
Những ngày này, doanh nghiệp không ngớt than phiền về tình trạng thiếu lao động. Tỷ lệ tiền lương tăng dường như sẽ khiến nhiều người tìm kiếm công việc có trả lương hơn, và ở một mức độ nào đó, họ phải làm như vậy.
Tuy nhiên, sự thiếu hụt lịch sử tồn tại trong tỷ lệ dân số đang làm việc hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm, một sự thiếu hụt đã hạn chế tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi vì vấn đề này chủ yếu phản ánh việc về hưu của thế hệ bùng nổ mạnh trẻ sơ sinh (baby boomer), tình trạng thiếu hụt nhân công rắc rối này dường như sẽ kéo dài, có thể cho đến cuối thập niên này.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét