Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Món súp chết người Bài của Denis D. Gray Thông tấn Associated Press Người dịch: Nguyễn Tuấn Hùng



Ngoài đảo xa, các công nhân gác yến bám trụ ngày đêm
Ảnh: T.L
Súp tổ chim yến. 

Ðối với những người ưa chuộng, đấy là một thứ "caviar thần tiên của Ðông phương", một thứ sơn hào hải vị được định giá quá xa xỉ đến nỗi có một số người giết nhau hay chết vì nó. Ðối với các nhà phê bình, đấy là một món ăn được tạo nên qua sự tàn ác và được gán cho các phẩm tính không xác thực như bổ trợ tình dục bởi những người Hoa tìm kiếm địa vị. <!>


Món chè yến táo tầu 
Ảnh: T.L


Sự thịnh hành của món súp nấu bằng tổ chim yến vẫn tiếp tục gia tăng, làm suy giảm số lượng của giống chim và nẩy ra những "cuộc chiến tổ chim" giữa những người có nhượng quyền với những người đi hái trộm tổ chim và những người điều hành du lịch đi vào địa phận của họ. 



Tổ yến thành phẩm 
Ảnh: T.L


Ông John Gray, một người Mỹ đã đụng độ với những người thu mua tổ chim đầy uy thế tại Vịnh Phang-Nga, nơi chim yến làm tổ trong các hang động của những hải đảo ngoạn mục bằng đá vôi. 
Gọi chuyện này là "tống tiền," tổ chức phiêu lưu bằng xuồng của ông Gray ban đầu đã từ chối trả một lộ phí 2.75 mỹ kim một người do những người thu mua tổ chim đòi hỏi. Họ bảo rằng những người du lịch bằng xuồng làm xáo động các tổ chim và vì thế lợi tức của họ bị thiệt hại.


Ông Gray, chủ hãng Sea Canoe đã đoạt được nhiều giải thưởng về môi sinh, tin rằng những người thu mua tổ chim này là thế lực đằng sau các hăm dọa ám sát ông và vụ người quản lý tồ chức điều hành của ông bị bắn suýt chết vào năm1998. Mới đây, ông Gray đã phải nhượng bộ nếu không sẽ có nguy cơ bị đá văng ra khỏi các vùng hải phận Vịnh Phang-Nga. 
Khu vực phía nam Thái lan này, cùng với các môi sinh tương tự tại Việt Nam, Nam Dương và Mã Lai, là quê hương của chim yến - một loại chim giống như chim sẻ, khó nhọc xây tổ cho chim con theo hình dạng cái tách bằng nước dãi dẻo dính.



Tổ yến - Ảnh: T.L


Các tổ chim gắn trên nóc các hang động, được các công nhân thu hái bằng cách leo lên các thang tre cheo leo. Những vụ té ngã bị thương hay chết không phải là không thường xảy ra. 


Thu hoạch yến - Ảnh: V.T.C


Việc thu hái thái quá thường xảy ra. Tổ chim bị lấy đi ngay cả trước khi chim đẻ trứng, hay đôi khi chim con bị vất đi, là các hành động đã bị các nhà tranh đấu cho an sinh thú vật cực kỳ chỉ trích. 
Hằng triệu tổ chim từ các hang động vùng Ðông Nam Á được gửi đến các cộng đồng người Hoa khắp nơi trên thế giới, những nơi tiêu thụ cao nhất là Hồng Kông, Trung Quốc chính địa và Ðài Loan. 
Các khách ăn tại những chỗ như nhà hàng Hồng Kông Fook Lam Moon sẵn lòng trả giá đắt cho tổ yến có phẩm chất cao nhất - 58 mỹ kim một chén súp. 

Một số người ăn tổ yến, thường được trộn với nước dùng gà, với gia vị hay với nước đường, để khoe giàu và khoe địa vị. Nhưng số nhiều tin rằng tổ yến làm da dẻ trẻ lại, chữa bệnh phổi và tăng cường tình dục. 
Những điều tin tưởng này thực đáng ngờ vực. Các nhà phân tích hóa học đã chứng minh rằng món súp này có giá trị dinh dưỡng rất thấp. Nhưng cũng như dương vật của cọp, sừng tê giác và các bộ phận của thú vật hiếm khác, tổ yến được nhiều người Hoa xem là dược chất và thuốc bổ. Nhu cầu cho những loại sản phẩm như trên đang tàn hoại đời sống các thú vật đang bị nguy cơ tuyệt chủng trên khắp hoàn cầu. 
Ông Alex Yau, tại văn phòng Hồng Kông của Ngân quỹ Toàn Cầu dành cho Thiên Nhiên, địa khu này đã nhập cảng đến 985 tấn tổ yến trị giá 700 triệu mỹ kim trong khoảng giữa năm 1992 đến 1998. 

Một số phần trăm khá lớn của số lượng trên được chuyên chở vào Trung Quốc, nơi mà người ta đã bắt đầu ăn tổ yến từ cả 1,000 năm trước và nơi mà theo ông Yau sự tiêu thụ đang có khuynh hướng gia tăng cùng với sự giàu có. 
Các chuyên gia cho biết nhu cầu gia tăng và giá cả cao hơn đã gây nên nạn thu hái thái quá và vì thế đã làm giảm đi số lượng chim yến, nhưng lại khuyến khích việc tổ chức trại gây tổ chim và ngay cả việc buôn bán tổ chim giả làm bằng tinh chất keo. 
Navjot Sodhi, một nhà sinh vật học tại Ðại Học Quốc Gia ở Singapore, cho hay số lượng chim yến có thể đã giảm xuống đến cả 73 phần trăm trong một vài vùng Ðông Nam Á giữa các năm 1962 và 1990 do việc thu hái thái quá và việc hủy hoại rừng. 
Một cuộc thúc đẩy do các quốc gia Tây phương nhằm bảo vệ chim yến trong Hội nghị về Buôn bán Quốc tế các Chủng giống đang bị Họa Tuyệt chủng đã thất bại phần lớn bởi vì sự chống đối của các nước Ðông Nam Á nơi mà có rất nhiều tiền bạc dính líu đến việc này. 

Các mối lợi tức quá lớn đến nỗi dân làng tại Nam Dương, Thái Lan và các nơi khác lùa chim yến vào các nhà bỏ hoang. Một trại tổ chim giống như thế tại miền nam Thái lan có cả băng thâu âm tiếng thác nước để nhử chim. 
Các dân làng còn thu hái lén trong các khu vực tổ chim đặc quyền, bàn cãi rằng dân địa phương không có được lợi tức gì trong thương vụ này trong khi những người có đặc quyền và chính quyền lấy thuế trên việc thâu hái tổ chim trở nêngiàu có. 
Ðụng chạm giữa những người thu hái tổ yến có giấy phép và dân địa phương đã gây hậu quả về cái chết của 14 dân làng người Thái trong thập niên 1990. 

Trong vụ tranh đấu vô hiệu quả của ông Gray chống lại những người thu mua tổ yến tại Vịnh Phang-Nga, ông đã chỉ r rằng họ đòi tiền mãi lộ một cách bất hợp pháp trong phạm vi một công viên quốc gia. 
Nhưng một người điều hành xuồng biển người Thái, ông Thiti Mokapun, bảo rằng ông biết việc này chẳng mang lại kết quả gì vì các móc nối chính trị đầy thế lực của đám người thu mua tổ yến. 
Ông nói: "Chúng tôi cũng muốn tranh đấu với ông John Gray. Chúng tôi đâu muốn trả lệ phí. Nhưng chúng tôi thấu hiểu rằng ở Thái Lan, luôn luôn có các thế lực mạnh mẽ hơn cả chính quyền." 
Trong số các thế lực này là những người thu hái nước dãi chim yến. 

Ý kiến của người dịch: 

Theo bài viết có hai vấn đề chúng ta cần lưu ý là loài chim yến rất khó nhọc khi xây tổ bằng dãi nước miếng của chúng và các nhà phân tích hóa học đã chứng minh rằng món súp làm bằng dãi nước chim yến này có giá trị dinh dưỡng rất thấp.
Việc ăn dãi nước chim yến làm làn da trẻ lại và tăng cường tình dục là một huyền thoại chỉ nhằm giúp các con buôn và các thế lực chính trị của đám người thu mua tổ yến làm giầu.
Ông John Gray đã bảo vệ các tổ chim yến là một điều quý, đáng ca ngợi nhưng không mấy hữu hiệu. Biện pháp hữu hiệu nhất là chúng ta cùng nhau vận động là không ăn món soup nấu bằng dãi nước chim yến, một món ăn được tạo nên bằng sự tàn ác của con người và mỗi khi có dịp đi du lịch Thái Lan hay Hong Kong, nhất định không mua yến.
Ăn trên nỗi đau khổ của những con chim yến phải chết vì mất con, mất tổ và sống không nơi trú ẩn là. Chính vì chúng ta muốn ăn nên mới tạo nhu cầu cho nhà cung cấp. Nếu chúng ta không ăn, nhà cung cấp sẽ không đi phá tổ chim. Rất đơn giản.


Nguồn: Khung Trời Sao Mai




Passion for Bird's Nest Soup Is Endangering a Species

Asia: Made from globs of saliva, swiftlet nests--used for the Asian delicacy--are gathered by the millions. Clashes over the highly profitable trade have resulted in death.

April 23, 2000|DENIS D. GRAY | ASSOCIATED PRESS
PHANG-NGA BAY, Thailand — Take globs of bird saliva, a tasteless jelly of little nutritional value, plop it into a broth--and what do you get?
Bird's nest soup.For devotees, it's a divine "caviar of the East," a delicacy so extravagantly priced that some people kill and die over it. For critics, it's a dish created through cruelty and endowed with spurious qualities like sexual enhancement by status-seeking Chinese.
The popularity of soup made from the nests of swiftlets continues to soar, depleting bird populations and sparking "birds nest wars" between concession-holders and the poachers and tourist operators who enter their areas.
"They are very nasty people. They've been shooting at people for centuries," says John Gray, an American who ran afoul of the powerful collectors of Phang-nga Bay, where swiftlets make their nests in the caves of spectacular limestone islands.
Calling it "extortion," Gray's kayaking venture initially refused to pay a $2.75-a-head fee demanding by the collectors, who claimed the canoeists were disturbing the nests and thus eating into their profits.
Gray, whose Sea Canoe company has won several environmental awards, believes the collectors were behind death threats against him and the near-fatal shooting of his operations manager in 1998. Recently, Gray had to give in or risk being blown out of the waters of Phang-nga Bay.
This area of southern Thailand and similar environments in Vietnam, Indonesia and Malaysia are home to swiftlets--sparrow-like birds that laboriously fashion cup-shaped nests for their offspring from glutinous saliva.
Attached high on cave ceilings, the nests are gathered by workers who must climb rickety bamboo ladders. Injuries and death from falls are not uncommon.
Overharvesting occurs. Nests are snatched away even before eggs are laid, or baby birds are sometimes thrown away, acts that are heatedly criticized by animal welfare activists.
From the caves of Southeast Asia, millions of nests are sent to Chinese communities around the world, with Hong Kong, mainland China and Taiwan the top consumers.
Diners at places like Hong Kong's Fook Lam Moon restaurant are willing to pay dearly for the highest-quality nests--$58 per bowl of soup.
Some eat birds' nests, which are usually mixed with chicken broth, spices or sweet sauces, to show off wealth and status. But many believe they rejuvenate skin, cure lung disease and increase sex drive.
These claims are dubious at best. Chemical analysis has shown the soup is of low nutritive value. But like tiger penises, rhino horns and other exotic animal parts, the nests are regarded by many Chinese as medicinal and tonic. The demand for such products has devastated endangered wildlife around the globe.
Alex Yau, at the Hong Kong office of the World Wide Fund for Nature, says the territory imported 985 tons of swiftlet nests valued at $700 million between 1992 and 1998.

A sizable percentage of that was transshipped to China, where nests were first eaten some 1,000 years ago and where Yau says consumption is bound to increase with growing affluence.
Experts say greater demand and higher prices have caused overharvesting and thus declines in swiftlet populations, and also encouraged nest farming and even trade in fake nests made from gum extract.
Navjot Sodhi, a biologist at the National University of Singapore, says the number of swiftlets may have declined by as much as 73% in some areas of Southeast Asia between 1962 and 1990 because of nest overharvesting and destruction of forests.
A push by some Western nations to protect swiftlets under the Convention on International Trade in Endangered Species has failed due mostly to opposition by Southeast Asian countries where so much money is at stake.
Profits are so big that villagers in Indonesia, Thailand and elsewhere have lured swiftlets into abandoned houses. One such nest farm in southern Thailand features tape-recorded sounds of a waterfall to entice the birds.
Villagers also poach on nest concession areas, arguing that locals get no benefit from the business while concession holders and governments that collect tax on the nest harvest grow rich.
Clashes between licensed collectors and locals resulted in the deaths of 14 Thai villagers in the 1990s.
In his futile fight against the nest collectors of Phang-nga Bay, Gray pointed out that they were illegally demanding fees within a national park.
But one Thai sea canoe operator, Thiti Mokapun, said he knew it was fruitless because of the collectors' powerful political connections.
"We wanted to fight with John too. We did not want to pay," he said. "But we realized that in Thailand, often there are forces more powerful than the government."
Among them are the gatherers of bird saliva.

Không có nhận xét nào: