Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

ĐỪNG NHẪN TÂM BÓP MÉO LỊCH SỬ - Ngô Quốc Sĩ


Cuộc chiến tranh Việt Nam được cộng sản giàn dựng sau khi Hiệp Định Geneva ký kết năm 1954, chia đôi Việt  Nam thành 2 miền Nam Bắc. Miền Bắc do cộng sản cai trị với chính sách độc tài toàn trị, ngu dân và khốn dân. Miền Nam do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nắm quyền với dân chủ tự do, tiến bộ và phú cường. Theo chỉ thị của cộng sản quốc tế, cộng sản Bắc Việt đã phát động cuộc chiến tranh Việt Nam dưới chiêu bài giải phóng, độc lập và thống nhất, nhằm áp đặt chủ thuyết cộng sản ngoai lai phản tiến hóa lên đầu dân Việt. Cuộc chiến kéo dài 20 năm, rốt cuộc miền Nam đã lọt vào tay cộng sản Bắc Việt.
<!> 
Đến nay, đã 42 năm, cái nhìn về cuộc chiến đẫm máu đó vẫn chứa nhiều hàm hồ, không phải chỉ phía cộng sản, mà cả những người quốc gia chống cộng, tiêu biểu như một Nghị Viên trẻ tại San Jose và một Luật Sư trung niên tại Houston, đã gọi cuộc chiến tranh Việt Nam là  “cuộc nội chiến”. Thiết tưởng, chúng ta có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề để khôi phục sự thật của lịch sử trước câu hỏi, cuộc chiến tranh Việt Nam có phải là nội chiến không?
Hai chữ “Nội Chiến” thường được dùng để nói lên sự đối đầu chính trị và quân sự giữa các phe phái trong một quốc gia, tiêu biểu như cuộc nội chiến tại Syria hôm nay giữa chính phủ Assad và quân kháng chiến chống Damascus, hay tại Iraq giữa chính quyền Baghdad và phiến quân ISIS, tại Afghanistan giữa chính phủ Kabul với phiến quân Taliban..
Một số ngươi gọi cuộc chiến tranh Việt nam là nội chiến, viện lẽ rằng, đây là cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc, giữa “ bộ đội Cụ Hồ” với quân đội miền Nam, và kết qủa là quân dân hai miền đã hy sinh xương máu một cách oan uổng trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn..
Thật ra, những lập luận nói trên không đủ tính cách thuyết phục, lại còn bóp méo lịch sử, làm tổn thương chính nghĩa sáng ngời của miền Nam Việt Nam, như anh chàng bộ đội Cụ Hồ Phan Huy, sau khi thức tỉnh đã  thổ lộ: 
Cảm tạ Miền  Nam  phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.
Trở về với cuộc chiến tranh Việt Nam, chúng ta phải khẳng định một cách dứt khoát rằng, đây không phải là một cuộc nội chiến, dựa trên những yếu tố chủ quan cũng như khách quan.
Trước hết, về phương diện chủ quan,  miền Nam Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, được thế giới công nhận. Chính miền Bắc đã dựng lên chiêu bài giải phóng để đánh lừa thế giới, nhằm đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam, hầu thâu tóm cả hai miền Nam Bắc vào qũy đạo Đỏ. Dân quân miền Nam đã chiến đấu can trường để tự vệ, nhằm ngăn chặn làn sóng Đỏ hầu bảo vệ tự do dân chủ, sao có thể gọi là nội chiến?
Tiếp đến, theo khách quan,  cộng sản Bắc Việt phát động cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam là theo chỉ thị của cộng sản quốc tế dưới vỏ bọc chiến tranh giái phóng, như Lê Duẫn đã tự thú “Chúng ta đánh Mỹ là đánh giặc cho Trung Quốc và Liên Sô”. Lời tự thú của lê Duẫn chỉ xác quyết một sự thực hiển nhiên như một chân lý, đó là cộng sản Việt Nam chỉ là một lũ Việt Gian, và Hồ Chí Minh, chẳng phải là “cha già dân tộc” hay “nhà ái quốc”, mà chỉ là tên cộng sản quốc tế, đem thân làm công cụ cho Nga Tàu, như Nguyễn Chí Thiện đã phơi bày:
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Vô tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông vào giữ nhà gác ngõ cha anh
Chứng cớ rành rành là cộng sản Bắc Việt đã đánh chiếm miền Nam bằng vũ khí của Nga Tàu, không những với cố vấn quân sự và kỹ thuật, mà còn với hồng quân Trung cộng được ghi nhận với con số 300 ngàn, canh giữ nhà miền Bắc cho “ bộ đội Cụ Hồ” rảnh tay vào xâm lăng miền Nam!
Thử hỏi, nếu Hiệp Định Geneva không bị xé rách, nếu làn sóng Đỏ không tràn vào miền Nam, theo đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn, nếu cộng sản không nằm vùng khắp hang cùng ngõ hẻm, không xâm nhập vào chính quyền, không xách động quần chúng chống chính quyền, thì quân đội Hoa Kỳ và đồng minh đâu cần có mặt tại miền Nam? Sự hiện diện của Hoa Kỳ và đồng minh tại miền Nam Việt Nam chính lá chắn làn sóng Đỏ tràn xuống Đông Nam Á. Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ các đồng minh tại Đông Nam Á để chống lại các phong trào gọi là "lực lượng cộng sản muốn thống trị châu Á dưới chiêu bài dân tộc". 
Như thế, có thể gọi cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh ý thức hệ Quốc-Cộng, hay đúng hơn ý thức hệ Cộng sản-Tự do.  Một bên là thế giới cộng sản do Nga Tàu lãnh đạo, một bên là thế giới tự do dẫn đầu bởi Hoa Kỳ và đồng minh. 
  Miền NamViệt Nam trở thành tiền đồn chống cộng sản quốc tế, là lá chắn làn sóng Đỏ, nên sự sụp đổ của miền Nam  không phải chỉ là trách nhiệm của quân dân miền Nam, mà chính  là trách nhiệm của thế giới tự do nói chung và của Hoa Kỳ nói riêng.   Dư luận  đã nhấn mạnh vai trò truyền thông thiên tả một chiều và phong trào phản chiến Mỹ trong sự sụp đổ của Miền Nam; Nhưng cốt yếu là sự thay đổi  chính sách  của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, như lời Ông Nguyễn Tiến Hưng cho biết: “Tại sao Mỹ lại dứt khoát bỏ rơi Miền nam? Câu trả lời ngắn gọn là vì quyền lợi của Mỹ ở Việt nam đã không còn nữa” Chính ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng xác nhận tương tự “ Sự sụp đổ của “ý chí” Hoa Kỳ trong việc tiếp diễn cuộc chiến ở Việt Nam là kết quả của một quá trình chính trị mà truyền thông chỉ đóng một vai trò nhất định.”
Tóm lại, lịch sử phải mang tính khách quan. Trong ý nghĩa triết học của sử tính, nguời ta phân biệt lịch sử vơi sử ký. Sử ký chỉ ghi chép những biến cố chết, như đống là khô, có thể không đúng sự thật, không ích gì cho mai hậu, trong khi lịch sử là một kho báu kinh nghiệm sống của một dân tộc trong  dòng thời gian, một bài học cho hậu thế “ôn cố nhi tri tân”. Trong ý nghĩa sử tính đó, cuộc chiến tranh Việt Nam phải được nhìn một cách đúng đắn, vượt trên những tuyên truyền ngụy tạo và những thành kiến chủ quan. 
Nói khác, chúng ta phải trả lại ý nghĩa đích thực cho cuộc chiến tranh Việt Nam Đó không phải là cuộc nội chiến như nhiều người lầm tưởng, mà là cuộc chiến tranh ý thức hệ cộng sản-tự do. Rất tiếc tự do đã rẫy chết trước thế lực Đỏ, do những tuyên truyền phỉnh gạt, những thiên vị của truyền thông, những phản bội của đồng minh, và những quyền lợi tối thượng  của siêu cường trước những khát vọng chính đáng mà nhỏ nhoi của một nhược tiểu..Bài học qúy giá đó sẽ là hành trang cho các thế hệ con cháu chúng ta trong cuộc hành trình cứu nước hôm nay và dựng nước trong tương lai..

Ngô Quốc Sĩ

Không có nhận xét nào: