Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Bắc Triều Tiên công bố kế hoạch tấn công tên lửa vào Guam Hoa Kỳ - Minh Anh

media
Người dân Bắc Triều Tiên tập trung ngày 09/08/2017 trên quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng để ủng hộ chính phủ. Ảnh do KCNA cung cấp.REUTERS/KCNA. Khẩu chiến hay chiến tranh cân não giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ tiếp tục. Ngày 10/08/2017, Bình Nhưỡng công bố dự án chi tiết tấn công một loạt bốn quả tên lửa vào Guam, ở Thái Bình Dương. Đồng thời, Bắc Triều Tiên mỉa mai Donald Trump là một « kẻ mất lý trí ». Theo AFP, Bắc Triều Tiên tuyên bố rằng kế hoạch này nhắm vào một tiền đồn chiến lược của Hoa Kỳ trên tuyến đường thông thương sang châu Á và theo Bình Nhưỡng, đây là « một lời cảnh cáo nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ ».<!>
Bắc Triều Tiên đã có phản ứng mạnh mẽ sau khi Donald Trump, trên mạng xã hội Twitter, đã có những lời lẽ đe dọa Bình Nhưỡng và khẳng định Hoa Kỳ có hệ thống vũ khí nguyên tử hùng mạnh nhất thế giới.
Từ Seoul, thông tín viên Louis Palligiano cho biết thêm thông tin :
« Donald Trump ngày càng tỏ thái độ hung hăng đối với Bình Nhưỡng. Sau khi đe dọa là sẽ dội khói lửa và giận dữ xuống đầu Bắc Triều Tiên, tổng thống Hoa Kỳ lại khoe khoang hệ thống vũ khí nguyên tử của Mỹ, cho rằng hơn bao giờ hết, đó là hệ thống vũ khí lớn và mạnh nhất thế giới.
Theo hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA, chỉ vài giờ sau đó, tướng Kim Rak Gyom dường như đã đáp trả rằng chủ nhân Nhà Trắng là kẻ mất lý trí và chỉ có sức mạnh mới thuyết phục được nguyên thủ Hoa Kỳ.
Chỉ huy lực lượng chiến lược quân đội Bắc Triều Tiên cũng tuyên bố rằng Bình Nhưỡng đang xem xét một cách tỉ mỉ khả năng bắn đồng loạt bốn tên lửa đan đạo tầm trung tới gần đảo Guam của Mỹ, ở Thái Bình Dương và rằng kế hoạch tấn công này sẽ được hoàn tất vào giữa tháng Tám.
Sáng nay (10/08), các chỉ huy thuộc bộ tổng tham mưu liên quân Hàn Quốc đã cảnh cáo chế độ Kim Jung Un rằng Bình Nhưỡ

Biển Đông: Chiến hạm Mỹ lại tuần tra vùng 12 dặm quanh Đá Vành Khăn

media
Khu trục hạm Mỹ USS John S. McCain tại Subic Bay tham gia cuộc tập trận CARAT với Philippines 2014.U.S Navy photo by Mass Communication Specialist 1st Class Jay C.
Trong một động thái thách thức Trung Quốc, Hải Quân Mỹ ngày 10/08/2017 lại cho một tàu chiến tiến vào tuần tra bên trong vùng 12 hải lý quanh một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa.
Theo tiết lộ của một số quan chức Mỹ xin giấu tên với hãng tin Anh Reuters, khu trục hạm Mỹ USS John S. McCain đã đi vào tuần tra gần Đá Vành Khăn (Mischief Reef), một trong bảy rạn san hô ở Trường Sa do Trung Quốc chiếm đóng và đã được bồi đắp thành đảo nhân tạo, trong khuôn khổ một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải, gọi theo tiếng Anh là FONOP.
Đây là chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải thứ ba được Mỹ tiến hành trên Biển Đông từ ngày ông Donald Trump lên nhậm chức tổng thống Mỹ đến nay, lần đầu tiên cũng quanh Đá Vành Khăn ở Trường Sa, và lần thứ hai gần đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa.
Chính quyền Trump từng cam kết là sẽ có những hành động mạnh mẽ hơn tại Biển Đông trong bối cảnh chính quyền Obama tiền nhiệm bị chỉ trích là chỉ cho tiến hành những chuyến tuần tra hình thức, dựa theo thủ tục đi qua vô hại (innocent passage), sử dụng khi một chiến hạm nước này đi qua lãnh hải của nước khác. Cách làm đó bị cho là mặc nhiên công nhận quyền của Trung Quốc trên vùng biển có liên quan.
Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, một vùng biển chiến lược, bất chấp các tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Đông Nam Á, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Bắc Kinh đã cho bồi đắp 7 thực thể mà họ chiếm đóng ở vùng Trường Sa, biến các nơi này thành tiền đồn trên biển, điều đã bị Washington và nhiều nước khác quan ngại về nguy cơ quyền tự do hàng hải bị hạn chế.
Hoạt động cho chiến hạm tiến vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn ngày 10/08/2017 là động thái mới nhất chống lại điều mà Mỹ cho là Trung Quốc hạn chế quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.

Mỹ cho tàu sân bay ghé Việt Nam để tỏ quyết tâm can dự vào Biển Đông?

media
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sau cuộc họp tại Nhà Trắng, Washington, ngày 31/05/2017.SAUL LOEB / AFP
Hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Việt ngày 08/08/2017 đã chính thức xác nhận : Năm 2018, một chiếc hàng không mẫu hạm, biểu tượng của sức mạnh quân sự của nước Mỹ sẽ ghé cảng Việt Nam trong một chuyến thăm hữu nghị.
Đối với các nhà quan sát, quyết định cho tàu sân bay ghé thăm Việt Nam là dấu hiệu cho thấy quyết tâm cao của Washington can dự vào Đông Nam Á để bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông ngày càng bị Trung Quốc đe dọa, với Việt Nam là đối tác đáng tin cậy nhất.
Mục tiêu của Mỹ được thể hiện một cách rõ rệt trong bản thông cáo được Lầu Năm Góc công bố ngày 09/08, trong đó nhấn mạnh đến lợi ích chung của hai bên Mỹ-Việt, kể cả việc bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia.
Dù không chính thức nói ra, nhưng khi nhắc đến nhu cầu bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, rõ ràng là hai nước Mỹ Việt ám chỉ các hành động quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo này, đe dọa tự do lưu thông trong khu vực.
Tờ báo Mỹ International Business Times, thuộc nhóm Newsweek, vào ngày 09/08 đã cho rằng quyết định gửi một chiếc tàu sân bay tới Việt Nam, một trong những nước tiếp tục thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông, là tín hiệu mà chính quyền của tổng thống Donald Trump đưa ra để cho thấy đà tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Chính tổng thống Donald Trump đã hứa với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về việc cho tàu sân bay Mỹ ghé cảng Việt Nam nhân dịp ông Phúc công du Hoa Kỳ và đến Nhà Trắng hội đàm với ông Trump hôm 31/05.
Theo ông Rodger Baker, chuyên gia phân tích chiến lược tại hãng tham vấn địa chính trị có uy tín Stratfor, thì cuộc tiếp xúc giữa thủ tướng Phúc và tổng thống Trump là một "động thái được tính toán cẩn thận nhằm xây dựng một hệ thống phòng thủ chống lại những nỗ lực liên tục của Trung Quốc nhằm quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông".
Đối với chuyên gia này, Việt Nam có một vị trí rất đáng chú ý trong vùng Đông Nam Á. Chính quyền Mỹ đã bắt đầu chuyển giao một số tàu tuần tra nhỏ cho lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam, đã có những chuyến thăm viếng giao lưu giữa Hải Quân hai bên và Mỹ cũng đã bãi bỏ một số hạn chế đối với việc xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam.
Đối với Mỹ, Việt Nam là một đồng minh tự nhiên có thể cùng Hoa Kỳ đối phó với kế hoạch bành trướng Trung Quốc. Một chuyên gia Trung Quốc về các vấn đề Đông Nam Á tại đại học Tế Nam ở Quảng Châu, gần đây đã khẳng định rằng "Việt Nam luôn luôn là quốc gia ở Asean có thái độ nghi kỵ Bắc Kinh mạnh mẽ nhất... bởi vì Việt Nam có chung biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc".
Việt Nam cũng đã tăng cường Hải Quân, gia cố một số hòn đảo, và đã không ngần ngại lên tiếng trên các diễn đàn quốc tế chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tuy nhiên, theo tờ International Business Times, Mỹ hiện đang phải thận trong việc tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam vì lẽ Washington cần sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong việc chống lại các mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức tiếp tục gây sức ép với Việt Nam

media
Ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, Đức. Ảnh chụp ngày 20/10/2016.Bui Thanh Hieu (Nguoi Buon Gio)/via REUTERS
Chính quyền Đức, ngày 09/08/2017, cho biết đang xem xét các hành động tiếp theo, sau khi Việt Nam đã không đáp ứng đòi hỏi để cho ông Trịnh Xuân Thanh quay lại Đức.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức, ngày 09/08, cho biết lấy làm tiếc là đề nghị của Berlin cho ông Thanh quay lại Đức đã không được chính quyền Hà Nội đáp ứng.
Đại diện bộ Ngoại Giao Đức, được Reuters trích dẫn, tuyên bố : « Chúng tôi đã hy vọng đó là cơ hội sửa chữa mọi việc sau khi xẩy ra hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp Đức và quốc tế »« thật đáng tiếc, điều này không xẩy ra, do vậy, chúng tôi đang xem xét có thể làm gì để cho các đối tác Việt Nam hiểu rõ rằng chúng tôi không thể chấp nhận việc này ».
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức không cho biết các hành động tiếp theo là gì, mà chỉ nói là đang xem xét mọi khả năng và nhấn mạnh rằng Việt Nam đã nhận được một khối lượng viện trợ cho phát triển rất lớn từ Đức. Năm 2015, Đức cam kết tài trợ hơn 257 triệu đô la cho Việt Nam trong vòng hai năm.
Theo một phát ngôn viên khác của bộ Ngoại Giao Đức, thì đại diện chính phủ hai nước đã có các cuộc thảo luận về hồ sơ này.
Tuần trước, bộ Ngoại Giao Đức đã tố cáo Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đang xin quy chế tị nạn tại nước này. Trong khi đó, ông Thanh, nguyên là một trong những lãnh đạo của tập đoàn dầu khí PetroVietnam, bị Việt Nam truy nã với tội danh quản lý kém, làm thất thoát 150 triệu đô la.
Berlin đã có phản ứng mạnh về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trên lãnh thổ Đức, sau khi chính quyền Hà Nội loan tin người này ra đầu thú tại Việt Nam.
Bộ Ngoại Giao Đức đã yêu cầu cho ông Thanh quay lại nước này và tuyên bố trục xuất một điệp viên Việt Nam làm việc trong sứ quán Việt Nam tại Berlin vì có dính líu tới vụ bắt cóc.

Trung Quốc rao bán pháo phản lực cho Malaysia

media
Giàn phóng pháo phản lực AR-3 của Trung Quốc, tại một triển lãm quân sự. Ảnh chụp từ màn hình của Defence-Blog.com.RFI / Tiếng Việt
Trung Quốc đề nghị bán chịu cho Malaysia một số giàn phóng pháo phản lực tiên tiến và một hệ thống radar để triển khai ở khu vực miền nam Malaysia. Hãng tin Anh Reuters, ngày 10/08/2017, trích dẫn báo chí khu vực cho biết như trên, đồng thời cho rằng sự kiện này có thể khiến láng giềng của Malaysia là Singapore lo ngại.
Theo cổng thông tin The Malaysian Insight, đề nghị bán vũ khí được cho là do một phái đoàn Trung Quốc công du Malaysia đưa ra hôm 09/08. Phái đoàn này đến Kuala Lumpur để khởi động một dự án đường sắt tại Malaysia trị giá 13 tỷ đô la do Trung Quốc xây dựng.
Một nguồn thạo tin đã cho The Malaysian Insight biết là có đến 12 hệ thống pháo phản lực AR3 được rao bán, với một chương trình cho vay rất dài hạn, trả trong vòng 50 năm. Giá bán cũng như trị giá khoản cho vay không được tiết lộ.
Pháo phản lực AR3 do Trung Quốc sản xuất chuyên để xuất khẩu. Loại pháo này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 2011, và được xem là một trong những hệ thống pháo phản lực hạng nặng (MLRS) mạnh nhất hiện nay.
Theo hãng Reuters, nhật báo The Straits Times của Singapore cũng đưa tin về đề nghị chào hàng của Trung Quốc, với một nguồn tin cao cấp trong chính quyền Malaysia tiết lộ rằng vụ mua bán đã được đề cập « sơ qua » trong cuộc nói chuyện giữa thủ tướng Malaysia Najib Razak với Ủy Viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc Vương Dũng (Wang Yong) nhân lễ động thổ dự án đường sắt.
Theo tờ báo Singapore, phía Malaysia sẽ đưa ra quyết định tối hậu về đề nghị bán vũ khí trong chuyến công du được dự trù của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Malaysia vào cuối năm 2017.
Cả hai chính quyền Bắc Kinh và Kuala Lumpur đều im lặng hoặc phủ nhận thông tin trên. Trả lời câu hỏi của Reuters, bộ trưởng Tài Chính Malaysia tỏ vẻ ngạc nhiên : « Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy chuyện này ». Phía Quân Đội Malaysia cũng phủ nhận hoàn toàn vụ việc.
Về phần Trung Quốc, bộ Ngoại Giao chuyển đề nghị bình luận qua bộ Quốc Phòng, và bộ này cho biết là về nguyên tắc không đề cập đến vấn đề mua bán vũ khí.
Bắc Kinh đang ngày càng khuyến khích các nước trong vùng Đông Nam Á mua vũ khí của Trung Quốc. Malaysia đã ký thỏa thuận mua bốn tàu tuần tra duyên hải của Trung Quốc vào năm ngoái.
Ngoài Malaysia, Trung Quốc cũng đã cung cấp vũ khí cho Philippines, bán xe tăng, và có thể là cả tàu ngầm, cho Thái Lan. Indonesia cũng là một thị trường của vũ khí Trung Quốc.

Không có nhận xét nào: