Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Nguồn gốc của "Tháng Chạp"

Vì sao lại gọi là tháng Chạp và những cột mốc cần nhớ trong tháng 12 âm lịch - Ảnh 1.
Đây thực ra là một cái tên bắt nguồn từ tiếng Hán. Việt Nam chúng ta từng có giai đoạn chịu đô hộ của người Trung Quốc tới 1.000 năm nên văn hóa cũng mang ảnh hưởng không nhỏ.
<!>Người Trung Quốc xưa gọi tháng 12 âm lịch là tháng Quý đông (tháng cuối mùa đông), nhưng còn một cái tên khác là "Lạp nguyệt". 

Chữ "lạp" có xuất xứ từ thịt, vì từ thời xưa người Trung Quốc đã thích ướp thịt khô vào dịp mùa đông để dành ăn quanh năm. Việc ướp thịt rộ lên vào tháng 12, và đó là lý do vì sao người Trung Quốc gọi đây là Lạp nguyệt.
Vì sao lại gọi là tháng Chạp và những cột mốc cần nhớ trong tháng 12 âm lịch - Ảnh 2.
Thời xưa người Trung Quốc đã thích ướp thịt khô vào dịp mùa đông để dành ăn quanh năm
Lạp cũng là lễ tế cuối năm của người Trung Quốc. Từ thời nhà Chu, tháng 12 là dịp nhà vua nghỉ ngơi săn bắn, còn đặt lệ: lễ tế tất niên gọi là "đại lạp".
Trong Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt do Nguyễn Tài Cẩn biên soạn, chính từ 2 chữ "Lạp nguyệt" này, người Việt đã đọc chệch từ Lạp thành Chạp. Tương tự là tháng Giêng, bắt nguồn từ hai chữ "Chinh nguyệt".

Tại sao tháng Chạp cũng là tháng củ mật?

Một cái tên khác chúng ta vẫn thường nghe về tháng 12 âm lịch, đó là từ "củ mật". Thực ra, chẳng có củ nào tên là mật cả. Nguồn gốc của cái tên này thực chất là từ Hán Việt.
Trong đó, "Củ" có nghĩa là đốc trách, xem xét. Người xưa thường nói "củ sát" - tức là kiểm soát theo cách nói ngày nay. Còn "mật" được dùng trong "cẩn mật", ý chỉ sự kín đáo, không để lộ. 
Vì sao lại gọi là tháng Chạp và những cột mốc cần nhớ trong tháng 12 âm lịch - Ảnh 3.
Vậy, "củ mật" ở đây mang nghĩa "củ sát cẩn mật" - kiểm soát cẩn thận. Tháng cuối năm là thời điểm dễ xảy ra trộm cắp nhất, vì ai cũng bận túi bụi, thường xuyên mệt mỏi và trở nên mất cảnh giác, dễ trở thành mục tiêu "nhập nha" cho kẻ trộm. 
Vậy nên vào thời xưa, quan lại các cấp cứ đến tháng Chạp là nhắc nhở người dân phải cẩn thận đề phòng, tăng cường "củ mật" để ngăn ngừa trộm cắp.

Những cột mốc cần nhớ trong tháng Chạp

Tháng cuối năm âm lịch, người Việt có 2 truyền thống, diễn ra vào 2 ngày khác nhau.
Đầu tiên là lễ cúng, tiễn ông Công - ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày ông Táo về Thiên đình thông báo sự việc trong gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng. 
Vì sao lại gọi là tháng Chạp và những cột mốc cần nhớ trong tháng 12 âm lịch - Ảnh 4.
Việc thờ cúng ông Táo nhằm thể hiện sự mong muốn, Táo Quân giúp giữ bếp lửa gia đình để luôn hạnh phúc và ấm áp.
Vì sao lại gọi là tháng Chạp và những cột mốc cần nhớ trong tháng 12 âm lịch - Ảnh 5.
Mâm cỗ truyền thống cho Tết Táo quân.
Vì sao lại gọi là tháng Chạp và những cột mốc cần nhớ trong tháng 12 âm lịch - Ảnh 6.
Vì sao lại gọi là tháng Chạp và những cột mốc cần nhớ trong tháng 12 âm lịch - Ảnh 7.
Vì sao lại gọi là tháng Chạp và những cột mốc cần nhớ trong tháng 12 âm lịch - Ảnh 8.
Và tiếp theo chính là mâm cúng lễ Tất niên vào chiều 30 Tết. Với người Việt Nam, bữa cơm tất niên là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình, là bữa cơm đoàn viên, gắn kết các thế hệ. 
Vì sao lại gọi là tháng Chạp và những cột mốc cần nhớ trong tháng 12 âm lịch - Ảnh 9.
Dù là người miền Bắc...
Vì sao lại gọi là tháng Chạp và những cột mốc cần nhớ trong tháng 12 âm lịch - Ảnh 10.
hay người miền Nam thì bữa cơm tất niên luôn có ý nghĩa.
Theo quan niệm xưa, gia đình nào càng đông đủ các thế hệ cùng dự bữa tất niên chứng tỏ gia đình đó "phúc lộc đề đa", càng có nhiều may mắn.
Nguồn: lịch sử ngữ âm tiếng Việt,

Không có nhận xét nào: