Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

TT Trump: "Vía tốt", mở hàng hợp đồng xuất khẩu vũ khí 30 tỷ USD!

Phục sát đất TT Trump: "Vía tốt", mở hàng hợp đồng xuất khẩu vũ khí 30 tỷ USD!
Tiêm kích F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ.

Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ vừa báo cáo, lần đầu tiên, xuất khẩu vũ khí Mỹ sụt giảm, mất tới 13 tỷ USD. Tuy nhiên, tình thế đã đảo ngược khi Trump đắc cử Tổng thống

Sụt giảm xuất khẩu vũ khí - Nguy cơ bị soán ngôi!<!>
Báo cáo gây sốc của Cơ quan hợp tác ANQP Mỹ (DSCA) cho biết, doanh thu xuất khẩu vũ khí của nước này chỉ đạt 33,6 tỷ USD trong tài khóa 2016, thấp hơn mức kỷ lục 46,6 tỷ USD năm 2015.
Mất tới 13 tỷ USD doanh thu là một thất bại khó nuốt trôi đối với ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ và nguyên nhân được cho là do chính sách xuất khẩu vũ khí với những điều kiện ngày càng khắt khe của chính phủ nước này đã làm tổn hại nghiêm trọng tới những nỗ lực đẩy mạnh hoạt động được cho là hết sức béo bở.
Rào cản lớn mà chủ yếu là các yếu tố chính trị ràng buộc khiến cho các khách hàng truyền thống, nhất là những quốc gia "lắm của, nhiều tiền, bội thực dầu mỏ" ở Trung Đông ngoảnh mặt tìm tới những quốc gia có vị thế "ông lớn" trên thị trường vũ khí nhưng lại "mềm mỏng" hơn như Nga, Trung Quốc, Israel.
Chưa kể những "ông nhỡ" mới nổi gồm Hàn Quốc, Brazil và tới đây là Nhật bản và Ấn Độ cũng đang âm thầm vươn lên. Tất nhiên, những nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu châu Âu cũng không chịu khoanh tay đứng ngoài cuộc, mà còn hăng hái xúc tiến bán hàng mạnh hơn. Cơ hội nghìn năm có một, tội gì bỏ lỡ!
Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đứng trước nguy cơ cực lớn khi để mất thị phần xuất khẩu, các đơn hàng trong nước cũng bị teo tóp do chính sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu quân sự của chính phủ Tổng thống Obama đương nhiệm, buộc phải thu hẹp sản xuất, sa thải nhân viên, và kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường khác.
Phục sát đất TT Trump: Vía tốt, mở hàng hợp đồng xuất khẩu vũ khí 30 tỷ USD! - Ảnh 1.
Tiêm kích F-15 thực hành tiếp dầu trên không cùng máy bay KC-135.
Được "vía tốt" của Tổng thống - Tỷ phú Trump: Đời lại tươi!
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ vừa qua, tỷ phú Donald Trump có kế hoạch xây dựng Hải quân Mỹ thành lực lượng vô tiền khoáng hậu, với quy mô lớn nhất kể từ thời chính quyền Reagan.
Trump tuyên bố sẽ xây dựng hạm đội lớn nhất mọi thời đại với 350 tàu chiến cỡ lớn, thỏa mãn phe diều hâu trong Đảng Cộng hòa, đảo ngược xu thế ngày càng co ngót của Hải quân Mỹ khi chỉ duy trì mức 272 tàu ở thời điểm hiện tại.
Ngay khi vượt qua đối thủ già rơ Hillary Clinton để đắc cử Tổng thống Mỹ sau cuộc bỏ phiếu nghẹt thở hôm 09/11/2016, một lần nữa tỷ phú Trump tái khẳng định sẽ thực hiện cho kỳ được tham vọng biến Quân đội Mỹ, trong đó có hải quân một lần nữa mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Rõ ràng, hơn ai hết, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ mừng như bắt được vàng trước tương lai tươi sáng đang rộng mở phía trước. Họ khấp khởi đón đầu những đơn hàng quốc phòng trị giá nhiều tỷ USD mà rồi đây chính quyền của tân Tổng thống Trump tung ra.
Chưa hết, dù chưa chính thức nhậm chức, nhưng thật kỳ lạ, công nghiệp quốc phòng Mỹ như được vía tốt của tân Tổng thống - Tỷ phú Donald Trump "hà hơi, thổi ngạt", liên tiếp đón tin vui.
Hôm qua, Defense News hoan kỷ loan tin, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua điều khoản cho phép công nghiệp quốc phòng nước này xúc tiến 2 hợp đồng tiềm năng siêu khủng trị giá hàng chục tỷ USD xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài.
Theo đó, tới 40 chiếc tiêm kích đa năng 40 F/A-18E/F Super Hornet sẽ bán cho Kuwait và 72 tiêm kích F-15QA sẽ bán cho Qatar.
Phục sát đất TT Trump: Vía tốt, mở hàng hợp đồng xuất khẩu vũ khí 30 tỷ USD! - Ảnh 2.
Tiêm kích F-15 do Mỹ sản xuất
Người hưởng lợi không ai khác chính là Tập đoàn Boeing, nơi sản xuất 2 loại máy bay nói trên, qua đó duy trì, kéo dài thời gian hoạt động của dây chuyền sản xuất cho tới những năm 2020.
Hợp đồng của Kuwait trị giá xấp xỉ 10 tỷ USD, với yêu cầu đặt mua 32 chiếc F/A-18E và 8 chiếc F/A-18 Super Hornet kèm theo động cơ F414-GE-400 và phụ tùng dự trữ, 41 radar quét điện tử chủ động cùng một lô lớn vũ khí thiết yếu. Hợp đồng này còn có điều khoản đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho các máy bay trong vòng nhiều năm nữa.
Hợp đồng với Qatar mới thuộc loại "siêu khủng", trị giá tới 21,1 tỷ USD. Theo đó Qatar dặt mua 72 chiếc tiêm kích F-15 kèm theo dịch vụ huấn luyện tại Mỹ, thiết bị bảo đảm kỹ thuật, hậu cần,...
Quốc gia Trung Đông nhiều dầu mỏ này trước đó cân nhắc giữa 2 loại tiêm kích F-15 của Boeing và Eurofighter Typhoon của Châu Âu. Ngày 17/11 vừa qua, Cơ quan hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ thông báo Bộ Ngoại giao nước này đã chấp thuận 2 chương trình xuất khẩu tiềm năng kể trên.
Trong niềm phấn khích tột độ, người phát ngôn của Tập đoàn Boeing Caroline Hutcheson vui mừng phát biểu "Quyết định trên là một tin tuyệt vời đối với Boeing và với dây chuyền sản xuất các tiêm kích F/A-18 và F-15".
Chương trình đặt mua tiêm kích Super Hornet và máy bay tác chiến điện tử E/A-18G Growler trong các năm tài khóa 2017 và 2018 của Hải quân Mỹ cũng như hợp đồng tiềm năng với Kuwait sẽ giúp kéo dài hoạt động của dây truyền sản xuất tới những năm 2020, cho phép công ty duy trì đà phát triển, mở ra thêm triển vọng xuất khẩu thêm các máy bay này trong tương lai.
Bên cạnh đó, hợp đồng tiềm năng với Qatar cũng sẽ giữ cho dây chuyền sản xuất tiêm kích F-15 kéo dài hoạt động sang tận thập kỷ tới thay vì phải giải thể vào đầu năm 2018.
Phục sát đất TT Trump: Vía tốt, mở hàng hợp đồng xuất khẩu vũ khí 30 tỷ USD! - Ảnh 3.
Tiêm kích F-16 của Mỹ cũng đang được nhiều khách hàng quan tâm.
Chưa hết, dòng tiêm kích F-16 cũng đang được Bahrain cân nhắc đặt mua, nếu được ký, lại có thêm hàng tỷ USD chảy vào túi các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Mỹ.
Vẫn biết, việc thông qua chương trình xuất khẩu vũ khí tiềm năng cho Kuwait và Qatar là nỗ lực của chính quyền Tổng thống Obama hiện tại, nhưng rõ ràng, đề xuất đã có từ lâu tại sao không chấp thuận sớm mà lại chờ đến khi Trump đắc cử?
Phải chăng "vía" của Trump quá tốt với ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ?

Không có nhận xét nào: