1.-Việt Nam: chủ quyền 10 đảo và 11 bải đá tổng cộng 21 vừa đảo vừa bải đá. Những đảo của VN phần đông đều có quân đội trú đóng và dân sinh sống. Những bãi đá thì không có đất cũng không có nước ngọt, có bãi nổi khi thủy triều xuống và chìm khi thủy triều lên và không có dân ở, nhưng tất cả đều có quân đóng và là những cứ điểm quân sự.<!>
2.-Philippines: chủ quyền 6 đảo và 4 bãi đá. Trong đó có đảo Song Tử Tây và Song Tử Đông, Philippines đã chiếm đóng bất hợp pháp của VN năm 1968, đến năm 1974 VNCH đã bất ngờ chiếm lại được Song Tử Tây, còn Song Tử Đông vẫn bị Philippines tạm chiếm.
3.-Đài Loan: chủ quyền 1 đảo và 1 bãi đá. Đặc biệt đảo này là đảo Ba Bình lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Đảo này đã bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp của VN từ năm 1956. Nhưng mãi đến năm 1971, thì Đài Loan mới xây hạ tầng và căn cứ quân sự trên đảo này.
4.-Trung Quốc: chủ quyền 7 bãi đá, chiếm đóng bất hợp pháp của VN năm 1988, do lúc ấy VN không có quân đóng trên những bãi đá này. Nhưng khi TC cố chiếm Đá Gạc Ma, Đá Cô Lin và Đá Len Đao thì đã xảy ra 1 trận chiến đẫm máu giữa Hải quân VN và Hải quân TC. Kết quả TC đã chiếm được Đá Gạc Ma còn VN giữ được Đá Cô Lin và Đá Len Đao. TC không chiếm được 1 đảo nào trong quần đảo Trường Sa.
5.-Malaysia: Chủ quyền 7 bãi đá, không có đảo.
Quần đảo Trường Sa trải rộng trong vùng biển có diện tích chừng 170 ngàn km2. Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, bãi đá nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, tổng cộng chỉ khoảng chừng 11km2, cách Vũng Tàu 564km, Cam Ranh 462km, Phan Thiết 499km và cách đảo Phú Quốc 444km. Quần đảo bao gồm 137 đảo, bãi, đá nổi đá chìm.
Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông là nơi tranh chấp giữa
Việt Nam, Trung Cộng, Đài Loan, Philippines và Malaysia.
Dưới đây là những đảo và bãi đá trong Quần Đảo Trường Sa hiện do ViệtNam kiểm soát (thuộc Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam):
Bên trái là cầu tàu, chính giữa là đường băng cho máy bay hạ cánh và phía bên phải
có ngọn hải đăng. Đảo này nằm cách Cam Ranh, VN 254 hải lý, tương đương 470km, cách
Vũng Tàu hơn 500km. Đảo này dài 630m, chỗ rộng nhất là 300m.
Đảo Trường Sa Lớn thuộc Quần Đảo Trường Sa nhìn từ cầu tàu.
Đảo Song Tử Tây rộng 12 hecta. Năm 1968 lợi dụng Việt Nam không có quân đóng, Philippines đem quân chiếm đảo này, đến tháng 2/1974 VNCH bất ngờ đổ quân chiếm lại được. Ngay sau đó VNCH đã hoàn tất việc xây dựng hệ thống phòng thủ trên đảo. Đến năm 1993 VN xây ngọn hải đăng đầu tiên trên đảo này, đồng thời xây dựng 1 đài khí tượng thủy văn và 1 đường băng...Xưa kia là hòn đảo hoang vu chỉ có toàn phân chim và nơi chim đẻ trứng. Ngày nay với sự xây dựng của VN, Song Tử Tây đã biến thành hòn đảo xinh đẹp...
Đảo Sinh Tồn Đông cách đất liền VN 320 hải lý, tương đương 592km. Tháng 2/1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Panata - VN gọi là Cồn San Hô Lan Can - đồng thời tăng cường các hoạt động thăm dò, trinh sát quanh khu vực. Nhưng VN đã tăng cường lực lượng phòng thủ và hiện vẫn kiểm soát đảo này.
Đảo Nam Yết có diện tích lớn thứ 2 trong quần đảo Trường Sa sau đảo Ba Bình,
cách đất liền 300 hải lý, tương đương 555km.
Các cột màu trắng nhô lên cao là hệ thống năng lượng mặt trời cung cấp điện 24/24 cho toàn đảo.
Hòn đảo có cái tên thật kiêu sa này, cách đất liền Việt Nam gần 400 hải lý, tương đương 750km. Đây là điểm xa nhất về phía đông của Việt Nam. Nơi đây đón nhận tia nắng bình minh sớm nhất của VN. Chuyện kể rằng, xưa kia có một nàng tiên đẹp tuyệt trần, trên bước đường phiêu du nơi trần thế, rặng san hô tuyệt đẹp của hòn đảo này đã khiến nàng vô cùng thích thú. Nàng quyết ở lại nơi này để nghĩ ngơi và dùng phép thuật của mình cứu giúp những ngư dân gặp nạn trên vùng biển Trường Sa. Đó là câu chuyện cổ tích, người tin kẻ không, dầu vậy nét huyền bí trong tên gọi mãi mãi là lực hấp dẫn đầy lý thú cho những ai chưa từng đặt chân đến hòn đảo này.
Bải Vũng Mây
Đảo An Bang dài 200m, rộng 20m, diện tích đảo gần 2 hecta. Trên đảo có 1 ngọn hải đăng.
Đảo này là nơi chịu nhiều sóng gió ác liệt nhất của quần đảo Trường Sa.
Đá Cô Lin thuộc Quần đảo Trường Sa. Nơi đây ngày 14/3/1988 Hải quân TC và Hải quân VN đã có 1 trận thư hùng để dành quyền kiểm soát nhóm bãi đá: Đá Gạc Ma, Đá Cô Lin và Đá Len Đao. TC bị hư 2 tàu chiến, chết 24 thủy binh, VN mất 3 tàu vận tải và 64 thủy binh. Kể từ đó Tc chiếm đóng Đá Gạc Ma. Hai bãi Đá Cô Lin và Đá Len Đao VN giữ được. Sau đó VN đã cho xây công sự chiến đấu và pháo đài trên những bãi đá này.
Có lẽ dân tộc nào trên thế giới đều yêu chuộng hòa bình, cuộc sống bình an như đàn vịt đang nô đùa trên sóng biển đảo Đá Tây này. Chỉ có Trung Cộng tham lam, hiếu chiến từ ngàn xưa, cha ông bọn chúng đã mấy lần xua quân xâm lăng Việt Nam đều bị các Dũng Tướng VN đánh xấc bất xang bang phải ôm đầu máu nhục nhã chạy về. Nhưng ngày nay bọn con cháu của chúng vẫn chưa thuộc bài. Chúng vẫn còn nuôi mộng xâm chiếm VN. Chúng chưa bằng lòng với những gì chúng ăn cướp được của VN.
Hiện nay bọn Trung Cộng đã xây những nhà nổi, công sự chiến đấu và mang những phương tiện quân sự tối tân lên những bãi đá mà chúng đã chiếm được. Chúng thường xuyên tập trận bắn đạn thật trên các bãi đá và cả trong khu vực, tư thế khiêu khích hống hách không coi ai ra gì, cho nên không ai biết được bọn chúng sẽ trổ ngón đòn gì. Ước mong đất nước Việt Nam mau chóng thay đổi, trở nên một nước giàu mạnh hầu có đủ khả năng xây dựng 1 nền quốc phòng vững mạnh, để nếu bọn tham lam TC có manh động thì sẽ bị VN đánh cho vỡ mặt như cha ông chúng ngày xưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét