Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Đông Âu ra sao sau khi sụp đổ năm 1989? - Đinh Văn Thắng

Ở Đông Âu, nổi bật trong cuối thập niên 1980 của thế kỷ 20 là cuộc khủng hoảng kéo dài của các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực; những chính sách hòa hoãn (détente) của các hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu; những nỗ lực của Gorbachev muốn cải tổ mọi thứ trì trệ và tha hóa trong hệ thống nhà nước một đảng ở Liên Xô nhưng không dám đụng đến những gì thuộc về nền tảng của hệ thống nên không cứu vãn được chủ nghĩa cộng sản và không còn đủ lực để can thiệp vào bất cứ nơi nào nữa như đã làm ở Afghanistan. Tình hình đó đã thúc đẩy về chính trị và tinh thần đạo đức cho những người bất đồng chính kiến ở các nước XHCN Đông Âu.
Các cuộc cách mạng ở Đông Âu đã lần lượt nổ ra, bắt đầu từ Ba Lan. Trừ Romania, các chính quyền cộng sản ở Đông Âu đã buộc phải nới lỏng quyền lực, sau đó tự giải tán một cách hòa bình. Tình hình này đã đưa đến những thay đổi lớn về thể chế chính trị, kinh tế và xã hội ở Đông Âu theo hướng dân chủ và phát triển.
alt***
* Ở Ba Lan: 

Ba Lan: Bỏ Cộng Sản,và thành công

Ảnh : Thủ đô Ba Lan
Ngô Nhân Dụng

Trong khi dân chúng Ba Lan trải qua một tuần lễ tang tóc thì chúng ta có dịp nhìn lại thành tựu của nước này trong 20 năm qua, sau khi rũ bỏ chế độ cộng sản. Ông Tổng Thống Lech Kaczinsky, ông Thống Ðốc Ngân Hàng Trung Ương Slawomir Skrzypek, mấy vị tướng lãnh và nhiều nhà lãnh đạo tử nạn trong chuyến máy bay oan nghiệt đã ra đi, nhưng họ để lại cho nước Ba Lan những di sản đáng hãnh diện.Ba Lan hiện đang là một nền kinh tế phát triển tốt nhất ở Âu Châu; năm ngoái đã tăng trưởng 1.7% trong khi GDP trung bình của 28 quốc gia dùng đồng Euro bị giảm hơn 4%, và tất cả các nước khác đều suy thoái. Sự thành công của Ba Lan là nhờ một hệ thống ngân hàng vững chắc không bị lôi cuốn vào cơn khủng hoảng tài chánh thế giới; ngân sách quốc gia chỉ thâm thủng nhẹ trong khi giới đầu tư quốc tế sẵn sàng mang tiền đến cho chính phủ Ba Lan vay. Và điều đáng hãnh diện nhất là 20 năm sau khi tự giải thoát khỏi chế độ cộng sản, các định chế chính trị dân chủ đã bén rễ ngày càng bền chặt, sau một tai nạn thảm khốc khi nhiều nhà lãnh đạo dân sự và quân sự cùng qua đời một lúc, mà guồng máy chính trị của quốc gia tiếp tục điều hành một cách bình thường theo đúng các thủ tục dự trù trong hiếpháp
Trước năm 1989, Ba Lan có tên gọi là nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan, nằm ở Trung Âu, với 38,5 triệu dân, thành viên của khối quân sự Warszawa do Liên Xô đứng đầu, dưới sự độc quyền lãnh đạo và cầm quyền của Đảng công nhân thống nhất (PZPR), tức Đảng cộng sản Ba Lan. Vào thời kỳ cực thịnh ở cuối thập niên 1970, đảng này có 3,5 triệu đảng viên, tỉ lệ đảng viên / dân số là 3,5/38,5 = 0,09, cao gấp đôi so với ĐCSVN hiện tại là 4/90 = 0,044.
Vào tháng 4/1989, sau những nỗ lực của đảng cộng sản thành lập một chính phủ quân sự độc tài thất bại, họ đã phải cho hợp pháp hóa Công đoàn đoàn kết Ba Lan thành lập một Nghị viện thứ hai và cho bầu cử Quốc hội vào ngày 4/6/1989. Các ứng cử viên đối lập đã thắng lợi tại tất cả các nơi họ được phép cạnh tranh ở Hạ nghị viện và giành được 99 trong số 100 ghế ở Thượng nghị viện. Công đoàn đoàn kết Ba Lan (một thành viên trong các đảng phái hữu) đã liên minh với Đảng nông dân thống nhất Ba Lan và Đảng dân chủ Ba Lan, thành lập một Chính phủ phi cộng sản đầu tiên ở Ba Lan và ở Đông Âu. Nước Ba Lan từ đó có tên gọi là Cộng hòa Ba Lan. Đảng cộng sản Ba Lan tự giải tán. Một số đảng viên cộng sản thành lập Liên minh Dân chủ xã hội của Cộng hòa Ba Lan (USdRP) rồi sau đó nhập vào Đảng lao động thống nhất Ba Lan. Một số đảng viên cộng sản khác thành lập Đảng dân chủ xã hội của Cộng hòa Ba Lan (SdRP) thuộc phái tả. Năm 1999 đảng này nhập vào Liên minh Dân chủ cánh tả là một đảng trung tả, mạnh thứ 3 ở Ba Lan thời hậu cộng sản. Vào tháng 10/2002 một đảng mới được phép thành lập, lấy tên là Đảng cộng sản Ba Lan, tự cho là kế nghiệp Đảng cộng sản cũ.
Dưới sự lãnh đạo của Công đoàn đoàn kết Ba Lan, Ba Lan chuyển từ chế độ chính trị độc đảng cộng sản cầm quyền sang chế độ Cộng hòa nghị viện với thể chế đa nguyên chính trị, thực hiện bầu cử tự do lần đầu vào năm 1991, với nguyên tắc “mỗi đảng cần tối thiểu 5% số phiếu để có ghế trong Quốc hội”. Liên minh của Công đoàn đoàn kết Ba Lan đã giành thắng lợi trong bầu cử và nắm chính quyền. Từ cuộc bầu cử năm 2005, các Đảng thuộc phái hữu lần lượt giành được vị thế mạnh nhất trên chính trường Ba Lan cho đến nay.

Hiến pháp của Cộng hòa Ba Lan ra đời từ năm 1997. Ba Lan đã thực hiện tự do hóa nền kinh tế, chuyển tiếp thành công từ nền kinh tế kế hoạch tập trung thời cộng sản sang nền kinh tế nửa tư bản, nửa nhà nước, rồi sang nền kinh tế thị trường với sở hữu tư nhân là chủ yếu. Năm 1999 Ba Lan gia nhập NATO, tháng 5/2004 gia nhập Liên minh Châu Âu (EU). Sau khi vào EU mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Ba Lan khoảng 3,7%, riêng năm 2006 là 5%. GDP (PPP) của Ba Lan năm 2010 là 721.319 tỉ USD. Ba Lan có 300 Viện nghiên cứu và phát triển (R&D) với khoảng 10.000 nhà nghiên cứu. Đến nay Ba Lan có 91.000 nhà khoa học. Ba Lan sở hữu nhiều ngành công nghệ cao, như micro chíp silicon, sản xuất ôtô, vật dụng điện tử, máy bay, tầu thủy, xe tăng, các hệ thống SPAAG, hóa chất, dược phẩm. Chỉ số phát triển con người của Ba Lan theo chỉ tiêu của LHQ năm 2005 đứng thứ 36/177 quốc gia. Tuy vậy, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp của Ba Lan là 15,7%. Nhiều người Ba Lan trẻ tuổi phải kiếm việc làm ở các nước khác trong EU.

Cách Mạng Nhung ở Tiệp Khắc


Phạm Đào Nguyên
Vào một buổi sáng ngày 17 tháng 11 năm 1989, không một ai tin tưởng rằng biến cố trong ngày hôm nay lại dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Cộng sản Tiệp đã cai trị quốc gia này trong 40 năm qua.
Một cuộc biểu tình im lặng và ôn hoà của học sinh Tiệp đã chiến thắng được sự đàn áp hung bạo của đoàn quân công an cộng sản. Nếu họ biết rằng trước đây 50 năm, vào ngày 28 tháng 10 năm 1939, học sinh Tiệp Khắc đã biểu tình chống cuộc xâm lăng của Đức Quốc xã, đã có một sinh viên Y khoa bị bắn chết. Đó là cậu Jan Opletal. Và hôm nay cũng là ngày kỷ niệm Jan Opleta sau 50 năm, học sinh đã biến cuộc lễ kỷ niệm này thành một cuộc biểu tình tuần hành và toàn dân Tiệp đã tiếp tay đạp đổ chế độ cộng sản chỉ trong vòng 6 tuần lễ.
Nhân ngày kỷ niệm năm mươi năm trước đây Tiệp chống lại sự xâm lăng của Đức quốc xã, và trong dịp lễ kỷ niệm này, tất cả học sinh trong thành phố Prague của Tiệp đã biến thành một cuộc biểu tình bất bạo động chống lại sự áp bức của chính quyền cộng sản Tiệp. Từ buổi tưởng niệm hợp pháp để tưởng niệm cái chết của Jan Opletal, nhưng rồi những người dự lễ đã chuyển sang một cuộc biểu tình tuần hành đòi hỏi TỰ DO, DÂN CHỦ và ĐỔI MỚI. Cảnh sát đã đàn áp học sinh ở đoạn giửa của đoàn biểu tình, tại Narodnitrida, nhưng đến khi dừng lại, học sinh đã trao tặng hoa đến các cảnh sát công an đã áp bức họ trong thái độ ôn hoà, và không kháng cự. Công an và cảnh sát đã đánh đập những người trẻ này bằng những cây gậy đen. Có chừng 167 em học sinh trong đoàn biểu tình bị thương. Một học sinh đã được báo cáo là đã bị đánh chết, và cho dù việc này sau đó kiểm chứng lại là không đúng – nhưng tin đồn này đã làm nguồn tin nóng hơn và đã đóng góp sức mạnh to lớn, khích lệ mạnh mẽ cho đoàn học sinh trẻ nhất tề và kiên quyết đòi hỏi gắt gao việc đổi mới guồng máy cai trị của chính phủ.
Cuộc diễu hành “Nhà hát đường phố” của tổ chức VPN tại Bratislava, tháng 5/1990 trước cuộc bầu cử Quốc Hội.
Tin tức được lan rộng từ thành thị đến thôn quê, toàn dân Tiệp Khắc ở mọi giới mọi ngành đã tích cực tham dự cuộc biểu tình để hỗ trợ cho học sinh, và toàn bộ công nhân đã hưởng ứng tinh thần đấu tranh bất bạo động một cách nhiệt tình, đã đồng loạt đình công để chống lại chính quyền cộng sản Tiệp. Nhiều tuần sau đó, chính thể cộng sản Tiệp Khắc đã hoàn toàn sụp đổ.
Để nói thêm về tình hình chính trị chung quanh, khoảng giữa thập niên 1980s, tình trạng chung ở Czechoslovakia (Tiệp Khắc) trở nên dễ dàng, sáng sủa hơn, và đặc biệt nhất là sau lời giới thiệu của ông Perestroika về việc sửa sai, đổi mới ở Nga Sô. Nhưng các lãnh tụ của đảng cộng sản Tiệp do ông Gustav Husak vẫn độc tài lãnh đạo, đã nắm giữ hết quyền lực nước Tiệp từ năm 1968 đến nay, từ sau ngày Nga Sô xâm lăng Tiệp. Nhiều phong trào trong nước Tiệp đã nhiều lần kêu gọi chính quyền cộng sản Tiệp hãy “Đổi mới từ trong lòng cộng sản,” nhưng họ vẫn tiếp tục bị trù dập khó khăn và tù tội.
Tiệp Khắc là quốc gia ở Trung Âu với khoảng 15,6 triệu dân (năm 1993). Trước năm 1989 Tiệp Khắc có tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, thành viên của khối Warszawa, do Đảng cộng sản Tiệp Khắc (KSC) độc quyền lãnh đạo và cầm quyền. Từ năm 1969 Tiệp Khắc là một quốc gia liên bang gồm 2 bang của 2 dân tộc là CHXHCN Séc và CHXHCN Slovak. Năm 1968 tại Tiệp Khắc đã có sự kiện nổi dậy của dân chúng gọi là “Mùa xuân Prague” với khẩu hiệu “Xã hội chủ nghĩa mang bộ mặt nhân bản”, đã bị Liên Xô đưa xe tăng vào can thiệp dập tắt. Năm 1989, sau khi “cuộc cách mạng nhung” của dân chúng Tiệp Khắc thành công, Đảng cộng sản Tiệp Khắc KSC đã tự nguyện từ bỏ quyền lực. Từ tháng 12/1989, những người lãnh đạo của KSC đã từ chức, để lập ra một Chính phủ phi cộng sản đầu tiên ở Tiệp Khắc.
Ngày 29/3/1990 nước CHXHCN Tiệp Khắc đổi tên là Cộng hòa Dân chủ Liên bang Tiệp Khắc, với thể chế đa nguyên chính trị, chấm dứt vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản KSC. Đảng cộng sản KSC đổi tên là KSCS và tồn tại thêm 3 năm nữa mới giải thể vào ngày 31/12/1992. Việc này dẫn đến thành lập 2 đảng mới là Đảng cộng sản Bohemia – Moravia ở Cộng hòa Séc và Đảng cộng sản Slovakia ở Slovakia. Từ 01/01/1993, Liên bang Tiệp Khắc lại đạt thỏa thuận chia thành 2 quốc gia riêng biệt là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia. Riêng Cộng hòa Séc được thừa kế Tiệp Khắc về mặt pháp lý. Ngày 9/7/1993 Quốc hội Cộng hòa Séc đã ra Nghị quyết tuyên bố Chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc là bất hợp pháp. Năm 1995, một số đảng viên cộng sản KSC đã được phép thành lập một Đảng mới với tên là Đảng cộng sản Tiệp Khắc, lãnh tụ là Miroslaw Stepan. Đảng này có quy mô rất nhỏ và cho đến giờ chưa có đảng viên nào đủ uy tín để được bầu trong các cuộc bầu cử ở Tiệp Khắc.

Trước năm 1989, nền kinh tế Tiệp Khắc là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô Viết nhưng đã có công nghiệp khá phát triển, chế tạo được nhiều loại máy móc thiết bị chất lượng cao, kể cả máy bay, đồ điện tử, vũ khí. Đến nay, cả Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia đã chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia đã gia nhập NATO và Liên minh EU.

Không có nhận xét nào: