Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Trung Quốc nuôi heo, gà, xây bệnh viện trên đảo Chữ Thập - NV

BẮC KINH (NV) - Trung Quốc đã hoàn tất một khu du lịch, trại chăn nuôi, nuôi heo, gà, ngỗng và sắp khánh thành một bệnh viện trên bãi đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa.

Không ảnh chụp hoạt động xây dựng tại Chữ Thập hồi năm ngoái sau khi bãi đá này bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo. (Hình: IHS Jane's Defence Weekly)
<!->

Chữ Thập là một trong bảy bãi đá của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cưỡng đoạt năm 1988 rồi bồi đắp thành đảo nhân tạo.
Nói cách khác, bất chấp khuyến cáo của cộng đồng quốc tế (ngưng toàn bộ các hoạt động xây dựng, giữ nguyên hiện trạng Biển Đông để giảm căng thẳng tại khu vực vốn đang có tranh chấp giữa nhiều quốc gia về chủ quyền), Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng các công trình quân sự và dân sự.
Ngoài các phi đạo, quân cảng, kho tiếp liệu, công sự mà Trung Quốc giải thích là để “phòng thủ,” Trung Quốc còn phát triển các công trình dân sự (hải đăng, nhà máy điện nguyên tử, gần đây là trại gà, bệnh viện) để “phát triển khu vực Biển Đông” và “góp phần thực thi nghĩa vụ quốc tế là bảo vệ an ninh hàng hải, thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo, cứu nạn khi cần thiết.”
Không có quốc gia nào tin vào “thiện chí” của Trung Quốc. Nhiều chuyên gia an ninh-quốc phòng khẳng định, Trung Quốc ráo riết xây dựng nhiều thứ, kể cả đưa thường dân ra Biển Đông chỉ nhằm hỗ trợ yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.
Tuy thường xuyên biện bạch, các công trình quân sự mà Trung Quốc đã và đang xây dựng, những thiết bị quân sự mà Trung Quốc đã và đang bày bố tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là chỉ nhằm phòng thủ. Nhưng trong ba năm gần đây, bất chấp vùng trời và vùng biển ở khu vực Biển Đông là không phận và hải phận quốc tế, các phi cơ và chiến hạm của mọi quốc gia có quyền tự do lưu thông, “lực lượng phòng thủ” của Trung Quốc tại Biển Đông vẫn lên tiếng xua đuổi, hăm dọa cả phi cơ lẫn chiến hạm của nhiều quốc gia (Hoa Kỳ, Úc, Ấn, Nhật, Philippines) khi những phi cơ, chiến hạm này di chuyển ngang qua khu vực Biển Đông vì “xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.”
Tương tự, dù liên tục khẳng định, việc mở rộng các đảo tự nhiên, bồi đắp các bãi đá ở Biển Đông thành đảo nhân tạo, xây dựng các công trình dân sự ở đó là nhằm bảo vệ an ninh hàng hải, thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo, cứu nạn cuối Tháng Năm vừa qua, hải cảnh Trung Quốc cương quyết ngăn cản ba tàu đánh cá của Việt Nam vào bãi Scarborough lánh nạn.
Theo Ủy Ban Tìm Kiếm-Cứu Nạn của Việt Nam, ngày 24 Tháng Năm, do gió tại Biển Đông vượt quá cấp 7, có thể làm lật tàu, ba tàu đánh cá của ngư dân Quảng Nam đã tạt vào Scarborough - một bãi đá ở quần đảo Trường Sa để tránh gió. Tuy nhiên ba tàu đánh cá này đã bị bốn tàu của hải cảnh Trung Quốc chặn lại bất kể đó là trường hợp khẩn cấp, luật pháp quốc tế đòi buộc phải trợ giúp.
Dù Trung Quốc đã cưỡng đoạt bãi Scarborough từ tay Philippines hồi Tháng Tư, 2012, nhưng vì bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nên Ủy Ban Tìm Kiếm-Cứu Nạn của Việt Nam đã nhờ Philippines can thiệp song không hiệu quả.

Đến trưa 26 Tháng Năm, ba tàu đánh cá với 135 ngư dân tỉnh Quảng Nam vẫn không thể vào bãi Scarborough tránh bão. Do tình thế càng lúc càng nguy hiểm, Ủy Ban Tìm Kiếm-Cứu Nạn của Việt Nam và Ủy Ban Tìm Kiếm-Cứu Nạn của Philippines đã phải phối hợp với nhau để hướng dẫn ba tàu đánh cá đang đối diện với nguy hiểm chọn hướng an toàn để di chuyển đến đảo Luzon của Philippines lánh nạn. (G.Đ)

Không có nhận xét nào: