Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

BIỂN ĐÔNG BẤT ỔN SAU PHÁN QUYẾT NGÀY 7/7/2016

Dự tính  vào ngày 7/7 tới, Tòa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ kiện đường lưỡi bò của Trung cộng  ở Biển Đông do Philippines khởi xướng. Các chuyên viên  cho rằng bất luận phán quyết như thế nào, Biển Đông sẽ “dậy sóng”.<!>

Trong cuộc thảo luận tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, Mỹ, ngày 20/6, bà Amy Searight, Cố vấn  kiêm Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS nói rằng, cho dù tòa án ra phán quyết như thế nào đi chăng nữa, nó sẽ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, thay vì giúp hạ giảm. Trung cộng  đã nói rõ sẽ không chấp nhận và tuân thủ phán quyết này. 
Trung công cũng đã khai mào cuộc chiến ngoại giao, thu hút sự ủng hộ của một số nước trên thế giới.
Những người tổ chức hội thảo ở CSIS thực hiện  một cuộc thăm dò ý kiến của người tham dự về 5 khả năng Trung cộng  có thể thực hiện ở Biển Đông trong vòng một năm tới, như xây dựng trên bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh chiếm từ Philippines;  khai triển  chiến đấu cơ tới Trường Sa, hoặc lập Vùng Nhận dạng Phòng không trên Biển Đông.
Hơn 53% số người tham dự nghiêng về khả năng Trung cộng  sẽ lập vùng ADIZ ở biển Đông.
Về điều này, ông Gregory B. Poling, Giám đốc dự án Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS, nhận định thêm: “Năm 2013, Trung cộng  đã áp đặt Vùng Nhận dạng Phòng không ở biển Hoa Đông [nơi Bắc Kinh tranh chấp với Nhật Bản về quần đảo Senkaku, hay còn gọi là Điếu Ngư]. 
Mọi tuyên bố chính thức của Trung cộng  từ đó tới nay đều nói rằng họ có quyền làm điều tương tự ở biển Đông. Tôi nghĩ điều này nhiều khả năng sẽ xảy ra".
Chuyên viên  này nói tiếp: "Câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có thể buộc các nước phải tuân thủ điều này không. Trung cộng  gần như hoàn tất phi đạo họ xây dựng ở Trường Sa. Có sự khác biệt giữa việc một số máy bay có thể đáp xuống đó với chuyện thi hành tuyên bố ADIZ, nhất là với Mỹ, Nhật, và Ấn Độ”.
Ông Poling còn nói thêm rằng Trungcộng sẽ có hành động cả trên đất liền lẫn trên biển nhằm chứng tỏ không tuân thủ phán quyết đồng thời nhằm trừng phạt Philippines vì đã đâm đơn kiện.
Trong một  hành động  nhằm trấn an các đồng minh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trước khi Tòa trọng tài ra phán quyết, hải quân Mỹ hôm 18/6 đã khai  triển  hai hàng không mẫu hạm cùng nhiều tàu chiến tới tham gia tập trận trên Biển Philippines.
Hai nhóm tàu USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan bao gồm hơn 12 nghìn thủy thủ, 140 máy bay và sáu tàu chiến khác.
Mỹ nhiều lần tuyên bố rằng chiến lược xoay trục sang châu Á cũng như việc tăng cường các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông không nhằm “khống chế” sự trỗi dậy của Trung cộng .
Chuyên viên  Amy Searight nhận định rằng Mỹ  sẽ lên tiếng nhấn mạnh về tính cưỡng hành về mặt pháp lý của phán quyết đó đối với cả Philippines lẫn Trung cộng , đồng thời Washington sẽ phối hợp với các bên cùng quan điểm như Nhật Bản, Liên minh châu Âu hay Ấn Độ để củng cố tuyên bố đó.
Nhưng nhà nghiên cứu này cho rằng điểm mấu chốt vẫn là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, và đây là sẽ “phép thử đối với sức mạnh và sự đoàn kết” của khối này.
Mới đây, ASEAN rút lại một tuyên bố cứng rắn về biển Đông sau khi vấp phải điều các nhà quan sát nói là “áp lực ngoại giao” từ Trung cộng  sau cuộc đối thoại với Bắc Kinh ở tỉnh Vân Nam.

Không có nhận xét nào: