Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

'So much I see my mummy!' - Bùi Bảo Trúc

Inline images 1
Động cơ nổ Ma dzê in Việt Nam
Nhân vật Tarzan trong tác phẩm của Edgar Rice Burroughs là một thanh niên da trắng lạc cha mẹ từ bé, lớn lên với bầy thú trong rừng già Phi Châu, không hề có những tiếp xúc với xã hội loài người, nói chi với người Anh, người Mỹ nên làm sao nói được tiếng Anh.<!> 
Nhưng rồi chàng gặp người phụ nữ tên là Jane, hai người vẫn trở nên đôi bạn. Không biết chàng học ESL (English as a Second Language) ở đâu nên mới có người bịa ra chuyện hai người lúc mới gặp nhau, Tarzan nói với Jane rằng: “Me Tarzan, you Jane.” Sự thực thì không có chuyện này ở trong truyện của Burroughs cũng như trong phim do Johnny Weissmuller thủ diễn. Tuy hoàn toàn không có những chi tiết vừa kể, nhưng vẫn có nhiều người đoan chắc là Tarzan có nói câu đó.

Ăng Lê kiểu Tarzan nói với Jane không biết phải gọi là Ăng Lê gì, nhưng nhất định không phải là Ăng Lê bồi, vì Tarzan có đi làm bồi cho ai đâu. Nó là phương tiện thông tin giữa những người không nói chung một ngôn ngữ và cũng không được dậy hay học để nói một ngôn ngữ chung ngõ hầu giao tiếp với nhau. Hai bên sắp xếp những tiếng gần gũi nhất với đời sống ngay trước mặt để thông tin với nhau, bỏ qua những câu nệ về văn phạm, ngữ học. Đó là thứ ngôn ngữ (pidgin English) của những thành phần ít học, không trường lớp, bài bản.

Tuần qua, một video clip được phổ biến rộng rãi trên Facebook với cảnh một hoa hậu Việt Nam làm giám khảo cho cuộc thi đàn ông đẹp trai thế giới năm 2015. Người đẹp Việt Nam này, cô Vũ Trần Triều Thu (hoa hậu Đông Nam Á năm 2014) đặt một câu hỏi cho người thí sinh Hàn Quốc bằng tiếng Anh. Câu hỏi được ban tổ chức viết sẵn. Cô hoa hậu Việt Nam học thuộc lòng, chỉ việc phát âm theo giọng Ăng Lê Hà Nội. Tội nghiệp cô. Cô phát âm câu hỏi đó lần đầu. Mọi người ớ ra ... “Ơ quả mơ!” cóc hiểu gì hết. MC trên sân khấu xin cô nhắc lại. Cô nhắc lại câu hỏi bằng tiếng Anh theo cách phát âm kiểu “con-cu-lây-tinh” (calculating) và “min mai địt” (mean minded) như trong một cuốn sách dậy tiếng Anh vô học ở trong nước. Dĩ nhiên là... bố Mỹ, bố Ăng Lê cũng không hiểu được. Thế là một MC trên sân khấu phải nói thay cô, dùng bản chính của câu hỏi tiếng Anh đọc lên (bằng cách phát âm bình thường) đến lúc ấy mọi người mới hiểu.

Cô hoa hậu Việt Nam vẫn cười vui vẻ với khán giả một cách khả ái. Khán giả có vẻ hoàn toàn thông cảm với cô. Đó là một thái độ văn minh và lịch sự. Cô nói tiếng Anh không ai hiểu thì đã sao! Cô là người Việt, không phải người Anh. Cô không nói được tiếng Anh là chuyện dễ hiểu. Có bao nhiêu (hoa hậu) người Anh, người Mỹ, người Úc... nói được tiếng Việt ? Cô là một người đẹp. Việc của cô là chăm sóc sắc đẹp của cô. Chúng tôi không cần cô ngày ngày phải mở cuốn văn phạm tiếng Anh (Mastering American English) ra làm các bài tập rồi lại vào “lab” luyện giọng theo những cái máy.

Xin cô cứ “Sois belle et tais-toi,” hãy cứ đẹp đi nhưng câm mồm lại cho chúng tôi nhờ là được rồi như tên cuốn phim của Alain Delon và Jean Paul Belmondo ngày nào. Cô không nói giỏi tiếng Anh cũng không sao, không chết thằng Tây nào hết. Bằng cớ là cuộc thi vẫn diễn ra một cách thành công với câu Ăng Lê dễ sợ của cô.

Câu hỏi tiếng Anh ấy quả thực là đã chơi khó cô. Những chữ trong câu hỏi đều không phải là những chữ thường gặp trong tiếng Anh. Nào là “essence,” rồi lại “pageant,”... mà cô lại phát âm theo giọng chợ Đồng Xuân và giọng Ăng Lê bờ Hồ làm sao người ta hiểu được.

Đáng lý ra phải có người chỉ cho cô đọc câu tiếng Anh một cách ngọn ngành. Nathalie Cole khi hát bài 'C'est Si Bon' đã phải nhờ một người Pháp chỉ cho cách phát âm đúng ba chữ Pháp đó nên chúng ta cũng chẳng nên “ném đá” cô tới tấp đến nỗi cô đã phải khóa Facebook của cô lại.

Cô không phải là một nhà ngoại giao tại một hội nghị quốc tế. Cô không đưa ra một phát biểu liên quan đến sinh mạng của những con cá tội nghiệp đang phơi bụng ngoài Vũng Áng. Cô không phát biểu tại tòa án quốc tế về vùng biển chết ở ngoài khơi Việt Nam,

Tiếng Anh như của cô là đủ xài rồi,

Nhưng cái đứa nói MÊ DZÊ IN ZIEC NAM thì không được.

Dốt và ngu lắm. Đỉnh cao trí tuệ cái... củ gì!

Nghĩ tới câu Ăng Lê của nó thì nên tha cho cô Vũ Trần Triều Thu. Hệt như một người không học Nga ngữ một ngày nào bị dí vào tay một mảnh giấy viết bằng tiếng của ông Putin thì có... ngọng không ?

Nhưng mấy chữ MADE IN... thì trên thế giới này, ngay mấy con chó chạy lông nhông ngoài đường gác chân lên cột đèn (để chào bác Hồ) cũng phải biết. Vậy mà nó không nói được rồi cứ thế ông ổng MÊ DZÊ...

Không nói được tiếng Anh chẳng có gì xấu cả. Cũng không bao giờ là một cái tội. Không học thì làm sao nói được?

Nhưng ngu và dốt thì không tha được. Thế mà cũng khoe là trình độ Anh ngữ (theo tiểu sử) được ghi nhận là hạng B (biết nói những câu thông thường).

Ăng Lê như thế thì chó cũng chịu thua.

Thà như ông Tú Xương:

“Hán tự chẳng biết Hán

Tây tự chẳng biết Tây

Thôi đi về đi cầy...”

Bố khỉ! Nó là thằng đã ngu lại dốt, không ở mức độ ngang hàng với cô Vũ Trần Triều Thu!

Không có nhận xét nào: