Hôm 23 tháng 6 vưà qua UK đã trưng cầu dân ý về việc UK ở lại hay rời khoỉ EU. Kết quả chỉ có 75% cử tri đi bỏ phiếu; 48% bỏ phiếu "ở lại". 52% đã bỏ phiếu "ly khai" nghiã là UK sẽ tách ra khoỉ EU và sẽ phaỉ tiến hành "thương lượng" theo điều khoản 50 cuả Hiệp Ước Cộng Đồng Châu Âu ký tại Maastricht, Hoà Lan, năm 1992 quy định thủ tục cho thành viên tách khoỉ EU.<!->Đây là một kết quả gây chấn động không những nước Anh mà cả EU, ngay tức thì thị trường cổ phiếu lao dốc, đồng Bảng Anh mất giá. Ngay hôm sau thủ tướng Anh David Cameron đọc diễn văn từ chức vì ông ta thuộc phe "ở lại" để có một thủ tướng mới thuộc phe "ly khai" lên điều khiển chính phủ mà ông dự kiến là sẽ được chọn ra trong 3 tháng tới. Nhiều lãnh đạo EU đã tức giận với kết quả đó và công khai đuổi nước Anh, buộc phaỉ rời khoỉ tức thì, không có 3 tháng gì hết. Bà Angela Merkel, thủ tướng Đức, dù tuyên bố "không có mợ UK thì chợ EU còn lại 27 mạng vẫn đông" nhưng nét mặt thì đăm chiêu lo lắng. Xứ Bắc Ireland và Scotland thì tức giận vì đa số bỏ phiếu "ở lại" mà vì "dính" vô UK nên bị kéo ra khoỉ EU, điều họ không muốn, nên bà thủ tướng Scotland, Nicola Sturgeon, chỉ trích cuộc trưng cầu dân ý naỳ là "một sự dân chủ không thể chấp nhận được" và tuyên bố sẽ lập lại cuộc trưng cầu dân ý năm 2014 để tách Scotland khoỉ UK thành một nước độc lập để ở lại EU. Một khi Scotland ra đi thì có thể Bắc Ireland cũng nhúc nhích, United Kingdom có moì tan vỡ.Nhưng EU là gì? chủ yếu là vấn đề kinh tế và mậu dịch, nôm na là mua bán. Các hàng raò quan thuế được huỷ bỏ, xaì một đồng tiền chung - Euro, xuất nhập cảnh tự do, hàng hoá và công nhân được tự do lưu thông, cư trú không qua haỉ quan, không visa, không thủ tục xuất cảng, nhập cảng gì ráo trọi...Mục đích EU là tạo ra một nền kinh tế thống nhứt lớn cuả Châu Âu để đối địch lại với Bắc Mỹ và Nhựt Bổn (lúc EU thai nghén vaò những năm 1958 rồi 1980 thì Taù vẫn đang là thằng con nít.)Tương tự như EU, Bắc Mỹ cũng có hiệp ước NAFTA - North America Free Trade Agreement. Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ bao gồm 3 thành viên: Mỹ, Canada, và Mexico. Chính vì thế mà dân Mỹ khi bất bình gì đó như Bush con đắc cử tổng thống chẳng hạn thì nhiều người Mỹ tuyên bố: "Tao sẽ dọn nhà lên Canada." - I'll move to Canada. Tương tự, ngay sau khi có kết quả Brexit thì nhiều dân Anh đã lên FB, Twitter...doạ: "I'll move to Canada."Theo thống kê giới trẻ đa số ủng hộ UK ở lại:-18-24 tuổi: 60% "ở lại", 20% "ly khai", 19% không đi bỏ phiếu hoặc không quan tâm-25- 49 tuổi: 45% "ở lại", 39% "ly khai", 17% không bỏ phiếu.Nguyên nhân chính đa số lưá tuổi naỳ ủng hộ ở lại vì giới trẻ chuộng tự do, và muốn có nhiều cơ hội làm việc hơn bên ngoaì nước Anh.Đa số người lớn tuổi ủng hộ UK ly khai khoỉ EU-50- 64 tuổi: 49% "ly khai", 42% "ở lại" và 10% không bỏ phiếu-65 tuổi trở lên: 60% "ly khai", 39% "ở lại" và 1% không bỏ phiếu.Nguyên nhân chính là người già có lương hưu, có trợ cấp không lo thất nghiệp mà lại ghét di dân và lao động từ các nước khác đến Anh, họ cũng tự hào dân tộc, cho rằng UK mất nhiều chủ quyền khi phaỉ tuân thủ nhiều ràng buộc cuả EU.BREGRET:Đây là chử viết tắt cuả British Regret - Nước Anh ân hận vì đã bỏ phiếu tách khoỉ EU. Thật ra chỉ có một vaì thành phần "ân hận" với kết quả bỏ phiếu naỳ thôi.-Thành phần thứ 1:Theo thống kê trên nhiều người trẻ được mệnh danh là "Thế Hệ Y" - generation Y - còn được goị là millennials gồm những người từ 18 tuổi đến 30 tuổi tức sinh khoảng 1982 đến 2000 đã thờ ơ không chiụ đi bỏ phiếu - tức 19% so với tổng số cử tri như thống kê trên - hoặc vì vô ý thức về hậu quả ly khai hoặc đuà bởn với chính trị đã bỏ phiếu "ly khai" nay bị shocked với tác động tiêu cực tức thời về kinh tế taì chánh lên nước Anh và bản thân mình và tỉnh mộng với tương lai "bẽ bàng" nên ân hận vì việc mình làm. Báo chí đã chỉ trích họ là thủ phạm đưa họ vaò con đường naỳ, tiên trách kỷ, hậu trách nhân, họ thờ ơ với số phận cuả họ và ghét chính trị.-Thành phần thứ 2:Những kẻ lớn tuổi được mệnh danh là thế hệ baby bloomers, sinh sau thế chiến thứ 2 đến cuối thập niên 1950', nay đã về hưu; và thế hệ X tiếp theo baby bloomers sinh từ đầu 1960' đến giưả 1970' đã bỏ phiếu ly khai mà không lường được hậu quả cuả sự tan rã UK cũng như phaỉ gánh chiụ sự chỉ trích cuả millennials con cháu mình là: "Các ông đã tước đoạt tương lai cuả chúng tôi."Hậu quả là chỉ một ngaỳ sau khi có kết quả ly khai, sáng ngaỳ 25/06/2016 hơn 550 ngàn người đã ký tỉnh nguyện thư yêu cầu quốc hội Anh họp lại ra luật cho trưng cầu dân ý lần thứ 2 để họ có cơ hội "làm lại cuộc đời." Thậm chí 100 ngàn người Luân Đôn đã ký yêu sách thị trưởng London là Sadig Khan "tuyên bố độc lập" với nước Anh để ở lại EU làm công dân Châu Âu hơn làm công dân Anh.Nguyên tắc pháp chế cuả nước Anh là hể thỉnh nguyện thư naò đạt trên 100,000 chử ký thì có thể được đưa ra quốc hội để thaỏ luận và ra luật để biểu quyết.Một trong những lý do họ viện ra là nhắc lại lời tuyên bố cuả thủ lãnh Đảng Độc Lập Anh - UKip, Nigel Farrage, một kẻ đầu têu vận động kịch liệt cho sự ly khai trước đây rằng: nếu tổng số người đi bầu dưới 75% tổng số cử tri toàn quốc và tổng số phiếu thắng (ở lại EU) dưới 60% tổng số cử tri đi bầu thì ông ta sẽ tổ chức yêu cầu trưng cầu dân ý lại. Như vậy kết quả thực tế là dưới 75% cử tri đi bỏ phiếu, và phiếu thắng (ly khai) chỉ 52% thì yêu sách trưng cầu dân ý lại là hợp lý.Một điều cần nhắc ở đây là Nigel Farrage đã hưá rằng nếu phe ly khai thắng thì số tiền 350 triệu GBP nước Anh nộp hàng tháng cho EU sẽ được đưa vaò ngành y tế quốc gia - National Health Service, NHS. Nhưng ngay sau khi có kết quả ly khai thì Niguel Farrage trong cuộc ăn mừng chiến thắng đã chối là không có hưá như vậy và đó là một "sai lầm". Điều naỳ gây shock cho những người bỏ phiếu ly khai đã từng nghe Farrage "dụ dỗ". (Thật ra UK có đóng góp cho EU nhưng cũng nhận được taì trợ từ EU như trợ giá nông sản) Farrage quên rằng thời đại naỳ không ai "trốn" khoỉ tai mắt internet, một vidéo clip đã được tung lên trưng dẫn hình ảnh và phát biểu cuả y ta về việc dùng 350 triệu GBP "phí" cho EU "nộp" vaò ngân sách y tế. Rõ ràng là một hành động mị dân. Nigel Farrage còn chứng tỏ sự trơ tráo và hoang tưởng cuả mình khi công bố rằng mặc dù UK ly khai nhưng EU không được đánh thuế nhập lên hàng hoá từ Anh Quốc vì đó là cũng là quyền lợi cuả EU.Với những thực tế như vậy, nếu quốc hội Anh chấp nhận cho trưng cầu dân ý lại thì chắc chắn kết quả là UK sẽ ở lại EU. Chúng ta thử chờ xem.Vaì baì học rút ra ở sự kiện naỳ là:-Con nhà giaù dễ bị hư. Sự thưà mưá tự do dân chủ có thể dẫn đến sự vô ý thức, vô trách nhiệm cuả công dân nhứt là giới trẻ. Họ không biết rằng tại nhiều nơi trên thế giới hàng chục ngàn trăm ngàn người bị tù đày hay giết chết khi đoì hoỉ những điều họ đang được hưởng một cách tự nhiên.-Trong bối cảnh toàn cầu hoá, kẻ có tiếng noí quyết định là thị trường, không phaỉ chính trị gia hay ý chí chủ quan naò. Và thị trường thì rất nhạy bẹn từng giây từng phút, không thông qua thủ tục pháp lý naò.-Chính trị ảnh hưởng và tác động lên tất cả moị người, thái độ im lặng là đồng loã.-Trong một thế giới ngaỳ càng nhỏ hẹp không một nước naò có thể "độc lập" không liên kết mà có thể sống còn. Vấn đề còn lại là liên kết với ai, và với đường lối naò.-Chính trị bản thân nó không bẩn thỉu, nhưng hầu hết những chính trị gia là bọn đầu cơ, lưà đảo, dối trá, bẩn thỉu.
Tìm bài viết
Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị
Nhìn Ra Bốn Phương
Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016
BREXIT: Đây là chữ viết tắt British Exit - nước Anh "ly khai" hay "bỏ chạy" ...khoỉ EU
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét