Khu trục hạm nguyên tử Hoa Kỳ USS Porter trong Biển Đen đang làm Nga tức giận |
VietPress USA (10/6/2016): Hôm Thứ Sáu 10/6/2016, Ngoại trưởng Nga cảnh cáo rằng "Các biện pháp trả đũa" đối với chiếc Khu trục hạm Nguyên tử USS Porter của Mỹ mới đi vào vùng Biển Đen trong tuần nầy, theo tin củaThông tấn Nga RIA cho biết.<!>
Khu trục hạm Nguyên tử USS Porter hôm Thứ Ba 07/6/2016 đã vào cảngVarna của Bulgaria ở Biển Đen má Hoa Kỳ gọi đó là triển khai an ninh thường xuyên.
Theo một tuyên bố từ Hạm đội thứ 6 Hoa Kỳ, Khu trục hạm Nguyên tử USS Porter "sẽ tiến hành thăm cảng và diễn tập song phương với lực lượng hải quân của các đối tác." Phát ngôn viên Hạm Đội 6 Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh rằng mục đích hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đen là "để tăng cường an ninh hàng hải và sự ổn định, sự sẵn sàng và khả năng hải quân với các đồng minh và đối tác của chúng tôi".
Các quan chức Hải quân Mỹ hôm Thứ Tư 08/6/2016 cũng lưu ý việc triển khai hai chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên tử USS Eisenhower và USS Truman trong vùng biển Địa Trung Hải trong tháng này trước Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Warsaw vào tháng 7/2016 sắp tới là một cần thiết bảo đản an ninh thế giới và chống khủng bố ISIS.
Video Khu Trục Hạm USS Porter đi qua Eo biển Bosphorus nối liền Biển Đen (Black Sea) và Biển Marmara. Eo biển nầy cũng phân cách Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Á Châu (Asian Turkey) và Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Âu Châu (European Turkey):
Ông Andrei Kelin, một viên chức của Bộ Ngoại giao Nga nói với Thông tấn xã RIA của nhà nước Nga rằng "Lần nầy qua lần khác, các tàu chiến của Hoa Kỳ vào Biển Đen. Rõ ràng, chúng tôi không đánh giá cao chuyện đó, và chắc chắn điều này sẽ dẫn đến các biện pháp trả đũa". Ông nói rằng việc Mỹ điều các Hàng Không Mẫu Hạm vào Địa Trung Hải và Khu trục hạm USS Porter vào Biển Đen hôm trước ngày khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh NATO là một cách uy hiếp và "biểu dương lực lượng."
Các quan chức Nga đang ngày càng không hài lòng về sự gia tăng hoạt động của NATO tại khu vực Baltic; đặc biệt là ở nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Estonia, và cựu khối Hiệp ước Warsaw như Ba Lan.
Ông Andrei Kelin nói rằng "Nhìn vào tình hình chung, tất nhiên là có một sự gia tăng rõ ràng của hoạt động quân sự của Mỹ và đây sẽ nguyên nhân mối xung đột căng thẳng trong quan hệ của chúng tôi với Hoa Kỳ".
Hàng Không Mẫu Hạm USS Truman tại Địa Trung Hải |
Sự căng thẳng giữa Washington và Moscow tăng lên trong hai năm vừa qua sau khi Nga can thiệp chiếm bán đảo Crimea của Ukraine và Miền Đông Ukraine. Tiếp theo là Nga bành trướng gây áp lực với các quốc gia vùng Baltic và đẩy mạnh hoạt động quân sự đòi độc chiếm Biển Đen. Gần đây nhất là Nga đưa quân vào chiếm đóng tại Syria, lấy cớ diệt ISIS nhưng thật sự oanh kính ngày đêm bằng hỏa tiển cũng như dùng chiến đấu cơ dội bom các lực lượng chống ISIS mặc dầu đối lập với chính quyền của Tổng thống độc tài Syria là al-Assad.
Trong khi đó, Hoa Kỳ phàn nàn việc Nga đưa máy bay chiến đấu quấy nhiễu các hoạt động diễn tập quân sự hỗn hợp giữa NATO và các Quốc gia vùng Baltic vào tháng trước. Việc Hoa Kỳ đưa các chiến hạm vào vùng Biển Đen là mối nguy cho Nga vì từ lâu Nga đã đặt căn cứ Hải quân quan trọng trong Biển Đen để độc quyền kiểm soát hải lộ quốc tế.
Hoa Kỳ nói không để ý đến căn cứ Hải quân của Nga; nhưng điều bắt buộc là phải mở cửa tự do lưu thông hàng hải quốc tế trong khu vực Biển Đen hay bất cứ nơi đâu trên thế giới mà luật phép quốc tế cho phép.
Viện Hải quân Hoa Kỳ cho hay rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào tháng 5/2016 vừa qua đã thảo luận với Tổng thư ký Jens Stoltenberg của khối NATO rằng Liên minh Quân sự NATO gồm 18 nước cần phải hoạt động tích cực hơn nữa để ngăn chận ý đồ thống trị của Nga trên Biển Đen.
Nói với báo chí, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết ông đã nói với Tổng thư ký NATO rằng "Chúng ta đã vắng mặt tại Biển Đen là căn cứ của các quốc gia vùng Balkan nên Biển Đen đã trở thành ao nhà của nước Nga. Nếu lần nầy chúng ta không hành động ngay thì lịch sử sẽ không tha thứ cho chúng ta".
Theo các điều khoản của Công ước Montreux 1936, các nước không thuộc Biển Đen có thể có không quá 9 tàu chiến ở Biển Đen tại một thời điểm và mỗi tàu phải rời khỏi sau 21 ngày.
Hạnh Dương dịch và tổng hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét