Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Mỹ Hạ TC Ở VN Và Nhựt - Vi Anh

Trên phương diện chiến tranh chánh trị và tâm lý chiến có thể nói Tổng Thống Obama của Mỹ đã liên tiếp hạ do ván TC từ Việt Nam sang Nhựt bổn.
<!->


Một,trận đầu tại Hà nội thủ đô chánh trị của CSVN. Trên phương diện ngoại giao, tại Hà Nội, ngày 23/05/2016,TT Obama tuyên bố bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với CSVN. Đòn ngoại giao này của TT Obama ngầm ly gián CSVN và CS Trung Quốc. TC tức bầm gan tím ruột không những đối với Mỹ mà đối với CSVN nữa. Đó là đòn độc khiến TC coi CSVN như đệ tử đi đêm với Mỹ để phản thầy TC, như Lê Duẩn ngả theo Nga khiến Đặng tiểu Bình “ cho một bài học, xua quân qua biên giới đánh VNCS. Độc như TT Nixon khi xưa bắt tay với TC làm Liên xô và TC càng nghi kỵ, chia rẽ hơn.

Nên Báo đài” của TC tố xả láng Mỹ, nào Mỹ «lợi dụng Việt Nam để khuấy động thêm tình hình Biển Đông», đổ dầu vào lửa «làm trầm trọng thêm sự đối kháng chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh”.

Và TC vừa đánh vừa đàm với CSVN. Non một tuần sau, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc mời thứ trưởng ngoại giao VNCS họp mật tại một tỉnh biên giới của Trung Quốc. Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong cuộc họp báo cho biết, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để thực thi các thỏa thuận pháp lý "nhằm nâng cao hợp tác và quản lý biên giới”.

Điều này cho thấy có vitamin Mỹ tăng lực vào CSVN, vấn đề biển đảo của VN bị TC chiếm giữ trở nên gây cấn hơn việc Phi luật tân kiện TC ra toà quốc tế sắp xét xử khiến TC đang vắt giò lên cổ vận động các nước ủng hộ TC.

Hai, TT Obama còn bồi TC thêm nhiều quả đấm trong hàng ngũ dân chúng VN. Ngay ngày sau ngày công bố xả cấm vận cho CSVN, trong bài nói chuyện tại Hà Nội trước 2.000 người, ông Obama lên tiếng nhắc lại lời vị anh hùng Việt Lý thưòng Kiệt quyết bảo vệ chủ quyền của VN, rằng “rằng: "Sông núi nước Nam vua Nam ở, rành rành định phận ở sách trời" và «các nước lớn không được quyền bắt nạt các nước nhỏ». Hàng mấy ngàn bàn tay vỗ vang lên, khen TT Obama nói lên đúng tim đen người Việt là chống quân Tàu xâm lược.

Không phải chỉ trong hội trường, mà trên đướng phố, trong quán ăn VN, ở Hà nội Miền Bắc, vô Saigon Miền Nam, cả trăm ngàn người dân Việt chờ đón, nhiệt liệt hoan hô TT Obama.

Trên phương diện dân vận, so với chuyến Tập cận Bình đến VN trước TT Obama, coi như TT Obama và nhân dân VN đã lùa Tập cận Bình vào hẻm hóc. Một cảnh tương phản khó ngờ qua chuyến thăm Việt Nam của TT Obama so với Chủ tịch Trung Quốc. Hàng trăm ngàn người Việt đổ ra đường chào đón và tiễn đưa TT Barack Obama, hoàn toàn trái ngược với cảnh nhiều người dân xuống đường phản đối chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.Ông Phan Tất Thành, một cựu du học sinh tại Trung Quốc, cho biết, ông đang điều trị trong bệnh viện, nhưng vẫn cùng các bệnh nhân khác theo dõi kỹ chuyến thăm kéo dài nhiều ngày của Tổng thống Obama. Ông nói sự háo hức chào đón nhà lãnh đạo Hoa Kỳ “phản ánh khao khát hướng tới tự do của nhân dân Việt Nam” cũng như hy vọng “Tổng thống Obama và nước Mỹ là một chỗ dựa tin cậy cho Việt Nam trong cuộc chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự chủ của mình”. Nguyên thủ Hoa Kỳ rời Việt Nam hôm 25 tháng 5, nhưng dư âm của chuyến thăm lịch sử này được coi là vẫn còn.

Trên trang Facebook cá nhân, tổng biên tập một tờ báo của Việt Nam viết rằng ông Obama “đã chạm đến trái tim của người Việt” và rằng “ta bỗng nhận ra, đã bao lâu rồi tự đáy lòng ta khát khao một người bạn thành đạt, mạnh mẽ và chính trực, để ta không phải thân cô thế cô đối phó với giang hồ…”

Ba, trận thứ ba tại Nhựt, nhơn hội nghị thượng đĩnh G 7. TC tưởng bở, định tiên hạ thu vi cường, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lên tiếng trước, đòi G7 phải duy trì lập trường khách quan và công bằng. G7 không được xen vào chuyện biển Đông, không đổ thêm dầu vào lửa, làm trầm trọng thêm tình hình ở biển Đông, khi các nhà lãnh đạo nhóm này Hoa Kỳ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản họp tại Nhật Bản trong 2 ngày 26 và 2 7 tháng 5.Tân Hoa Xã ngày sau còn “ giáo dục” G7 chỉ nên lo chuyện của mình, hơn là xen vào chuyện người khác.

Nhưng thủ tướng nước chủ nhà Nhựt là Shinzo Abe đã cùng với TT Barack Obama thảo luận về sự leo thang căng thẳng trên các vùng biển tranh chấp ở châu Á. Hai vị lãnh đạo quốc gia đồng minh này họp báo chung. TT Abe tuyên bố chủ quyền ở biển Đông “phải theo đúng luật pháp quốc tế”, và rằng không thể xác định chủ quyền bằng việc “đe dọa” các nước khác, hay “đơn phương thay đổi nguyên trạng” ở vùng biển tranh chấp.Còn Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ và Nhật “mong muốn đạt được giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp”. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói, nhóm G7 cần phải có “quan điểm cứng rắn và rõ ràng” về các tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc. Thủ tướng Anh David Cameron khuyến cáo Bắc Kinh nên tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc về vụ kiện của Philippines.

Hãng tin của Nhựt Kyodo ngày 24/05 tóm kết, lãnh đạo 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu trên thế giới cùng với Liên Hiệp Châu Âu « cực lực phản đối » các hoạt động cải tạo đảo đá và quân sự hóa các tiền đồn tại Biển Đông.

Sau cuộc họp G7 ra một tuyên bố chung.G7 nhất trí sẽ thực hiện các biện pháp liên quan tới trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc của Luật quốc tế được phản ánh cụ thể trong UNCLOS, tôn trọng tự do hàng hải, tự do không phận, giải quyết các phân tranh bằng biện pháp hòa bình.Các nước G7 cũng tái xác nhận lại rằng các quốc gia phải thực hiện theo luật pháp quốc tế, kềm chế hành động đơn phương gây căng thẳng, không sử uy hiếp, sử dụng vũ lực để thực hiện mục đích, phải giải quyết các vấn đề phân tranh bằng biện pháp hòa bình thông qua các hình thức pháp lý bao gồm cả Tòa án.

Tuyên bố của nhóm G7 như vậy sẽ là một ngón đòn ngoại giao thứ hai liên tiếp đánh vào Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, và sẽ cho thấy rõ sự lố bịch của các tuyên bố gần đây của Bắc Kinh, theo đó lập trường Biển Đông của Trung Quốc đã được hơn 40 nước ủng hộ nhưng không kể ra một nước nào

Bốn và sau cùng, theo Reuters, trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết Trung Quốc "vô cùng bất mãn" với tuyên bố của lãnh đạo G7. Công luận thế giới thấy TC tức tối bị Mỹ và đồng minh đã hạ đo ván tại VN và Nhựt./.(Vi Anh)

Không có nhận xét nào: