Tổng thống Obama tới viếng thăm chánh thức Việt nam, không đặt những vấn đề "dân chủ hóa chế độ ", phải tôn trọng " nhơn quyền " như đã cam kết, mà khi ra về còn để lại hai món quà quí giá, ngơài ước mơ của Hà nội . Nói món quà vì ông Obama không đói hỏi phải "có lại" ở phía Việt nam . Món thứ nhứt là tháo gở sự cấm vận bán võ khí cho Việt nam <!->.
Dĩ nhiên, muốn có võ khí để bảo vệ đất nước, Việt nam phải mua . Lệnh cấm vận cực kỳ quan trọng vì khi bị cấm, Việt nam có tiền cũng không mua được võ khí . Không phải chỉ không mua của Mỹ, mà các loại võ khí có liên hệ với Mỹ, cả nước sản xuất có liên hệ với Mỹ, cũng đều bị luật cấm chi phối . Hơn ai hết, Hà nội đã có kinh nghiệm về lệnh cấm vận của Mỹ rồi . Trước đây, khi khai thác dầu hỏa ở biển sâu, Liên-xô không đủ khả năng, Hà nội nghĩ có thể mua dụng cụ hay hợp tác với các nước khác ngoài Mỹ nhưng rốt cuộc, đều không thoát ra khỏi vòng cấm vận . Như mua mủi khoan Mitshubisi của Nhựt bổn cũng không được vì hảng có vốn đầu tư và kỷ thuật của Mỹ và đồng thời là đồng minh của Mỹ .
Món quà thừ nhì là giúp Việt nam xây dựng và phát triển giáo dục đào tạo nhằm đầu tư nhơn lực vào việc phát triển kinh tế xã hôi, cụ thể là thành lập Đại học chuyên nghiệp Fulbright ở Sài gòn, với kinh phí dự trù lên tới hằng trăm triệu đô-la mỹ . Món quà này, Việt nam chỉ hưởng chớ không phải mua . Có lẽ vì vậy mà nảy sanh ra sự phản đối quyết liệt một người Mỹ được đề cử làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị thay vì một người Vìệt nam .
Lập luận cho rằng ông Bob Kerry vốn là " tội phạm chiến tranh" . Đứng đầu một cơ quan giáo dục phải là người trong sạch, đạo đức .
Sự phản đối không phát xuất mạnh mẻ từ phia dân chúng, càng không phải từ phía gia đình nạn nhơn ở Bến tre, mà từ đảng cộng sản, như báo chí của đảng cộng sản, của bà cựu phát ngôn Phan Thanh Thúy, bà cựu Chủ tịch nước Nguyễn thị Bình, bà cựu Đại sứ Tôn nữ thị Ninh, ...Trái lại, quan điểm bênh vực, dựa theo chánh sách cũng của đảng cộng sản chủ trương "xóa bỏ hận thù, quên quá khứ để hướng về tương lai", đồng ý sự đề cử ông Bob Kerrey lại phát xuất từ nhiều cá nhơn tư nhơn .
Chống ông Bob Kerrey
Phát Ngôn Nhân của Bộ Ngoại Giao hà nội khẳng định Bob Kerrey đã phạm tội ác chiến tranh trong cuộc thảm sát ở Thạnh Phong, tỉnh Bến Tre . Việt Nam chưa kiện Bob Kerrey ra tòa án diệt chủng. Nhưng Việt Nam cũng chưa từng hủy các cáo buộc Bob Kerrey phạm tội ác chiến tranh .
Nhà nước cộng sản ở Việt nam hài ra 5 tội của ông Bob Kerrey để bênh vực lập luận chống đối ông Kerrey được đề cử làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Fulbright ở Sài gòn vừa được phép thành lập .
Sau khi đã đọc một số ý kiến về việc ông Bob Kerrey làm Chủ tịch trường Đại học Fulbright, bà cựu Phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình chia sẻ ý kiến của một số người trong đó có ý kiến của Tôn nữ thị Ninh không ủng hộ việc bổ nhiệm ông Bob .
Theo bà, đây không phải chỉ là vấn đề ngoại giao, hay chính trị, mà chủ yếu về giáo dục văn hóa và tâm lý. Ông Bob được giao việc này là không thích hợp . Nói như vậy không phải là không đánh giá cao sự đóng góp của ông và nhiều người vào quá trình vận động và hình thành nhà trường .
Riêng bà Tôn nữ thị Ninh lớn tiếng công kích ông Bob Kerrey hung hăn hơn hết . Để yểm trợ lý do chống ông Bob Kerrey, bà Ninh khoe thành tích thời đi học ở Paris từng tưng bừng tham gia phong trào phản chiến chống «chiến tranh việt nam», thật ra chỉ chống Miền nam và Huê kỳ để yểm trợ Hà nội . Khi làm ngoại giao, bà xây dựng được mối quan hệ với thành phần phản chiến ở Mỹ và Âu châu, tức những thành phần chống lại chánh phủ của họ .
Bà nhận nóí bà sẳn sàng gạt quá khứ sang một bên để hướng tới tương lai, là người ủng hộ mọi chủ trương hợp tác xây dựng và phát triển quan hệ giửa hai nước Huê kỳ và Việt nam . Nhưng khi biết rằng cựu Thượng Nghị sĩ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm Chủ tịch Đại học Fulbright, bà lại vô cùng bàng hoàng và không thể hiểu nổi . Vì, theo bà, ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2/1969. Điều này, chính ông Kerrey cũng thừa nhận . Sự việc đó là đủ để kết luận Bob Kerrey, nói theo cách nhẹ nhất, hoàn toàn không thể giữ vị trí Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam . Và cũng không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật đó . Vì, vẫn theo bà Ninh, việc ông hối hận về vai trò trong vụ thảm sát Thạnh Phong, bà nói bà không thể biết và chỉ có mình ông Kerrey biết . Không thể coi việc giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành động trong quá khứ .
Bà Ninh còn hỏi ông còn chần chừ gì nữa mà không rời vị trí ngay bây giờ như ông tuyên bố “sẵn sàng” . Bà cho rằng cử chỉ đó là cử chỉ tự trọng và sẽ được người Việt Nam đánh giá cao .Và cả nhiều người Mỹ sẽ đồng tình với quyết định đó của ông .
Trả lới những người liên quan trực tiếp đến dự án công khai khẳng định rằng Bob Kerrey là người “hoàn toàn phù hợp” để giữ vị trí lãnh đạo đó, bà Ninh hỏi lẽ nào nước Mỹ không còn ai có thể vận động vốn cho trường Fulbright Việt Nam ngoài Bob Kerrey?
Ủng hộ ông Bob Kerrey
Sau những lời chống ông Bob Kerrey ở vị trí lãnh đạo Đại học Fulbright, không ít người ở Việt nam lên tiếng đả kích tác giả của những lời đó . Họ là nhà báo, nhà văn, nhà thơ, từng chiến đấu trên chiến trường, cả người trẻ, …Những người không giử vai trò cốt cán của chế độ . Họ chống không vì họ không được hưởng bổng lộc mà chống vì họ không thể chịu nổi những lập luận nặc mùi công an tư tưởng, làm nhớ lại ý hệ “ai thắng ai” của thời còn Liên-xô . Họ chống bà Tôn nữ thị Ninh là mạnh hơn hết cũng vì bà này hung hăn nhứt, oang oang bằng lưởi gổ .
TỄU Blog nhắc lại một trong những câu phát biểu "nổi tiếng"của bà Tôn Nữ Thị Ninh tại buổi họp báo ở Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2004 khi Việt nam bị chỉ trích vi phạm thường xuyên nhân quyền, đàn áp người dân : "Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi" .
Minh Phương Nguyên bình luận “ khi bà Ninh muốn ông Bob Kerrey "không chần chừ gì nữa" rời bỏ vị trí này, phải chăng chỉ vì động cơ hoàn toàn cá nhơn thúc đẩy? Theo Minh Phương Nguyên, bà Ninh không sẵn sàng gạt quá khứ sang một bên để hướng tới tương lai cùng với nhân dân hai nước vì lợi ích chung", như bà nói . Trái lại, rỏ ràng bà đã xách động tạo dư luận chống lại Bob Kerrey và FUV.
Cũng nên nhớ bà Ninh đã sang California để tìm sự ủng hộ, đầu tư cho trường Trí Việt của bà, và bà đã bị tẩy chay . Hơn nữa, bà Ninh không hội đủ điều kiện pháp lý vì chưa có «Văn bằng Tiến sĩ xây dựng đảng» .
Ông Trân Trương đốp chát bà Ninh rất cân xứng, tuy lời lẻ có quá nặng . Như « bà Ninh là thứ ăn cháo, đá bát …. » . Ông nhắc lại khi phóng viên BBC hỏi : "Bà đã từng tham gia hoạt động đấu tranh cho dân chủ khi còn là thanh niên đi du học bên Pháp, vậy bà có biết các tổ chức thanh niên ngày nay đang hoạt động dân chủ ở Việt Nam không?" thì bà trả lời một cách khinh mạn rằng : "Tôi rất bận rộn nên ít có thời giờ quan tâm đến các việc này nên cũng không rành lắm...".
Các nhà giáo như Giáo sư Chu Hảo, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Xuân Thành, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà báo Nguyên Ngọc, … đều bày tỏ lập trường ủng hộ ông Bob Kerrey ở chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Fulbright, theo chủ trương « xóa bỏ hận thù, cùng hướng về tương lai » của nhà cầm quyền ở Việt nam .
Riêng nhà báo Nguyên Ngọc không ngần ngại nói rỏ lý do ông ủng hộ ông Bob Kerrey . Ông nhận thấy ông Bob Kerrey thật lòng tự kiểm thảo, lương thiện hơn ai hết . Ông không để cho ai bào chữa cũng quyết không tự bào chữa cho mình, ông biết ông là một tội phạm không cầu mong được tha thứ, nhưng đồng thời, bằng trải nghiệm đau đớn nhất của mình, ông cũng chỉ ra mâu thuẫn chết người trong “chiến thuật của chúng tôi”, tức của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam : để tiêu diệt Việt Cộng phải đánh bật họ ra khỏi dân thường (tát nước để bắt cá) . Mà điều ấy là vô phương, bởi vì, đặc biệt ở nông thôn, thời ấy, hai thực thể đó, về căn bản, là một. Không thể đánh trúng cái này mà không đánh trúng cái kia! Không thể diệt Việt Cộng mà không giết dân. Bob Kerrey là tội phạm, điều ấy ông đã đau đớn nhận, nhưng ông cũng là nạn nhân . Nhận ra mâu thuẫn ở chiến thuật ấy, nhưng ông không dùng nó để bào chữa cho mình. Điều đó là vĩ đại. FUV có được một người đứng đầu như vậy là tuyệt đẹp. Và lựa chọn của FUV là thật nhân văn .
Còn riêng đối với chúng tôi thì sao ? Chúng tôi, những người từng là lính Việt Cộng thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng tôi? Kể cả, ngày ấy, như chính tôi từng được trải nghiệm, có bao bà mẹ, và cả các em bé nữa, sẵn sàng chết để che chở chúng tôi? …
Những người cộng sản lên án ông Kerrey lại chưa từng chiến đấu trên chiến trường . Họ đặt vấn đề không thể quên lịch sử nhưng họ ngụy tạo lịch sử, có khi xóa lịch sử cho phù hợp xu thế đồng chí .
Nay, sau hơn sáu mươi năm, họ có một lời « nói phải » với hơn nửa triệu nạn nhơn cải cách ruộng đất do họ vâng lời Trung cộng tiến hành trên đất nước của họ chưa ? Rồi cũng theo Trung cộng, họ tiếp tục gây tội ác Nhân văn Giai phẩm, cải tạo Công Thương nghiệp, đánh Tư sản mại bản, Kinh tế mới, Học tập cải tạo, …Và với những phụ nữ, trẻ con đã chết để che chở họ, ngày nay, nắm trọn chánh quyền, họ có một lần nhớ tới không ? Đó là những tội ác chống nhơn loại . Họ chưa từng nhìn nhận, trái lại, còn triển lảm thành tích giết người này . Cả những dụng cụ như cái búa với lời ghi chú « đã đập được bao nhiêu cái đầu » của những người không theo cộng sản .
Chúng ta đừng bao giờ quên …bởi vì « đó là cộng sản ! » .
Hồ chí Minh đã viết (báo Thanh Niên Quảng Châu, 20-12-1926) « Cái danh từ Tổ quốc là do các chánh trị gia đặt ra để đè đấu nhơn dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của của giai cấp tư sản . Thực ra, chẳng có Tổ quốc, cũng chẳng có bìên giới » .
Trong gần đây, để bày tỏ lập trường cộng sản kiên cường, Gs Ts, Hiệu trưởng Đại học Quốc Gia Hà nội, Vũ Minh Giang, tuyên bố « Đào mồ, cuốc mả tổ tiên của tôi thì được . Chớ đập bỏ tượng Lenin là vô văn hóa » .
Nguyễn thị Cỏ May
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét