Tại đây nhà nào cũng phải làmbậc thang để có thể đi ra ngoài đường
Trên thế giới giàu sang văn minh có những căn nhà xây sâu xuống lòng đất rất đẹp như tòa nhà Dolder House ở Widen, hay căn nhà Marshall House ở đảo Phillip, Úc, hoặc căn nhà Dune House ở Bãi biển Atlantic, Florida v.v...những căn nhà này đầy đủ tiện nghi, lộng lẫy như trong truyện cổ tích, là niềm mơ ước của nhiều người.
Thế nhưng ở Việt Nam, không phải chỉ có một hai mà là nhiều nhà trong nhiều con đường có nhà chìm dưới mặt đường như nhà hầm nhưng không phải là giấc mơ mà là sự thật kinh hoàng cho người dân sống trong đó.
Do dự án chống ‘’triều cường’’ của nhà nước ‘’đỉnh cao trí tuệ’’ đã có sáng kiến là xây những con đường trước mặt nhà dân chúng thật cao, có nơi cao hơn nhà tới 3 mét, nên một số nhà ven đường ở Quận Thủ Đức, Sài Gòn, cứ mỗi cơn mưa xuống, nước tràn vào nhà, mang theo đất đá, cát bùn. Vào mùa nắng bụi mịt mù thổi vào nhà, vào mùa mưa, dầu đang ăn cơm hay đang ngủ cũng phải dậy tát nước như đang sống dưới ghe. Dân có nhận tiền bồi thường, nhưng số tiền bồi thường không đủ để trả tiền nâng nền nhà. Ai không chịu nổi nữa thì chỉ còn một cách bỏ nhà mà đi, tìm nơi tạm trú. Và cũng như bao nhiêu tệ nạn xã hội khác, cán bộ cấp phường tỉnh, ủy ban nhân dân lại tìm cách đổ trách nhiệm và cách giải quyết cho nhau trong khi người dân trắng tay, càng ngày càng nghèo hơn.
Nói về chữ nghèo thì ở Việt Nam có câu ‘’nghèo bền vững’’ có nghĩa không bao giờ thoát được nghèo. Mà muốn được chấp nhận nghèo không phải là chuyện dễ. Nhiều gia đình nghèo phải tranh giành nhau làm đơn xin chấp nhận mình là dân nghèo mong nhà nước giúp đỡ cho vay mượn. Chuyện khôi hài là có người không đủ tiêu chuẩn nghèo vì được cho là quá nghèo, có người chỉ được liệt vào hạng ‘’cận nghèo’’ mà thôi. Ở Hà Nội, dân phải chạy chọt, xin xỏ mới được chấp nhận là nghèo. Mà đã nghèo thì làm sao có tiền chạy chọt để xin chức nghèo ?!
Tình cảnh tương tự như ở Thuận An, hiện thời tệ nạn biển nhiễm độc, ngư dân lâm vào tình cảnh khốn đốn mà xin xỏ, chờ chực hoài vẫn không được nhà nước đói hoài giúp đỡ vì cho rằng họ chỉ là dân bắt cá trên bờ rồi đi bán, không được xếp vào dạng dân chài, và cũng không sống trong khu vực sát biển không đủ tiêu chuẩn được giúp đỡ. Nhiều gia đình làm nghề đánh cá bị sạt nghiệp, vì cá bán không ai mua, túng quẩn phải bỏ xứ sở sang Lào tìm kế sinh nhai. Trẻ em không có tiền đóng học phí, phải bỏ học, cha mẹ gạt nước mắt cho các em sang xứ người làm công để giúp đỡ gia đình. Cán bộ xã tuyên bố ‘’mấy đứa đó nó học không nổi bỏ học để học nghề chứ có làm thuê gì đâu’’! Trong đó có những em đã học xong đại học nhưng không kiếm được việc làm, lại có những em kháo nhau, học xong đại học thì cũng đói, chẳng thà đi làm có tiền còn hơn ngồi chết đói.
Chưa chắc gần chết đói mà được nhà nước cho vào hạng nghèo, vì gần chết đói theo định nghĩa của nhà nước, có nghĩa là gần chết chứ chưa chết mà có chết thì đi chôn không có gì phải phàn nàn. Do đó, nghèo quá thì phải tìm đường tự thoát nghèo, kể cả việc tự tử, như câu chuyện của một người mẹ nghèo tên Mỹ Nhàn ở Cà Mau, làm đơn xin nhà nước chấp nhận gia đình chị thuộc gia đình nghèo, để có thể vay tiền đóng học phí cho con, nhưng xin hoài không được, chị đã quyên sinh, để được có tiền phúng điếu trả tiền học cho con. Trong lá thư tuyệt mệnh chị nói với chồng ‘’đó là cách duy nhất vì không có ai cho mình vay mượn cũng không ai cho là gia đình mình nghèo hết’’ Chị viết tiếp là hy vọng sau khi chị chết, chính quyền thấy sự khổ rồi sẽ cho vay tiền đóng học phí cho con...’’ Chị nhắn thêm ‘’...các con hãy gắng vươn lên, học tập đổi đời, đừng để cha con phải khổ thêm..’’ Chị cũng viết vài hàng nhắn nhủ nhà nước ‘’Xin các cấp chính quyền Ấp 5 soi xét cho hoàn cảnh quá khổ, không lối thoát của chúng tôi mà xét cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi được sống những ngày tháng còn lại trên đời’’. Chị nhắn với chồng đi xin Hồng Thập Tự chiếc hòm, đừng mua tốn kém, để dành tiền lo cho con đi học. Và sau khi chị chết rồi, chồng của chị cũng phải trầy da tróc vảy để xin nhà nước cấp chứng chỉ thuộc hạng nghèo.
Chế độ cộng sản là chế độ xảo quyệt, ngụy biện, chơi chữ như họ luôn ra rả là đất nước đã thống nhất nên trong tù chỉ toàn tù tội phạm, không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm. Mặt đường có cao hơn nhà 3 mét hay hơn nữa cũng là chính sách giúp thành phố chống lại ‘’triều cường’’ do đầu óc ưu việt mới nghĩ ra. Còn người dân đang sống trong thiên đường cộng sản sung sướng hạnh phúc hơn thời Mỹ-Ngụy nhiều mà kêu ca nỗi gì. Kêu gào, xin xỏ hoài coi chừng bị liệt vào tội bôi xấu chế độ, làm gì có người nghèo ở Việt Nam!
Thu Nga
oOo
Những ngôi nhà 'kỳ quái' trên con đường mới nâng cấp ở TP.HCM
Sau khi đường Phạm văn Đồng được nâng cấp, nhiều căn bỗng biến thành hầm, mỗi khi mưa dù to hay nhỏ, dân đều phải thức trắng đêm tát nước tràn vào nhà.
Công trình đường Phạm văn Đồng (phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM) được nâng cấp đã giải quyết tình trạng ngập lụt trên tuyến đường này. Tuy nhiên, người dân sống tại phường Linh Đông lại rơi vào cảnh ‘’dở khóc dở cười’’.
Nhiều căn nhà tại đường Phạm văn Đồng đoạn phường Linh Trung, Thủ Đức bị biến thành hầm sau khi nâng đường
Việc nâng đường không chỉ khiến nhiều ngôi nhà tại đây bị biến thành hầm mà còn làm đảo lộn cuộc sống của người dân khi ra đường phải chui rúc, leo bậc thang.
‘’Đường nâng quá cao khiến nhà tôi thấp hơn đường 1,5m. Vì không có kinh phí để nâng nhà nên tôi phải xây một lớp móng cao gần 2m phía ngoài nhà để chặn nước mưa ập vào nhà. Dù hạn chế được một phần nào nước lũ vào nhà nhưng mỗi khi đẩy phương tiện ra đi làm rất khó khăn’’, anh Chiến, một người dân sống tại phường Linh Đông cho biết.
Điều đáng nói là một số hộ dân nghèo, không có điều kiện nâng nhà hay nâng quá thấp đành phải sống chung với nước lũ dù mưa lớn hay nhỏ.
‘’Từ khi làm đường xong tôi luôn thấp thỏm lo sợ mưa xuống, nước sẽ tràn vào nhà làm hỏng hết đồ đạc gia đình. Vì gia đình hoàn cảnh nên không có tiền sửa sang, nâng nhà lên cao, chỉ đổ tạm được một xe đá chắn trước cửa nhà cho đỡ phần nào. Mấy ngày trước, trời mưa không lớn nhưng nước vẫn tràn vào làm cả nhà phải thức trắng đêm để tát nước. Đó chỉ mới mưa nhỏ thôi chứ không biết mưa lớn thì gia đình tôi phải ứng phó như thế nào nữa’’, chị Ngọc buồn bã nói.
Cũng lâm vào tình cảnh giống chị Ngọc, một người phụ nữ xin giấu tên cho biết, đường nâng cao thế này nước tràn vào nhà là việc đương nhiên.
‘’Tôi và nhiều hộ dân sống tại đây vì không có tiền nâng nhà nên mưa xuống nước lại tuồn ào ào vào nhà chẳng khác gì hố ga. Tưởng làm đường chúng tôi sẽ bớt ngập hơn ai ngờ mưa chưa thấm đất đã phải tát nước’’, người này nói thêm.
Căn nhà bị đường che mất một tầng vì đường Phạm Văn Đồng nâng lên cao
Có mặt tại con đường Phạm văn Đồng (đoạn phường Linh Đông, Thủ Đức) chúng tôi nhận thấy nhiều ngôi nhà thấp hơn 2m so với mặt đường.
Nhiều căn nhà bỗng dưng biến thành hầm khiến người dân lâm vào cảnh trớ trêu. Người thì xây lô cốt bê tông chắn trước nhà, người thì bịt kín căn phòng chính để làm kho chứa đồ...
Mỗi căn nhà ở đây đều phải làm thêm bậc thang để ra ngoài nên rất khó khăn và bất tiện trong việc đi lại.
Nhiều ngôi nhà nằm sâu dưới mặt đường như vậy thì việc ngập nước trong mùa lũ sẽ rất nguy hiểm.
Nhiều hộ dân xây lại nhà đổ móng nhà lên đến gần 2m mới bằng mặt đường
Theo VTC News
Vạch mặt tội ác Chủ Nghĩa Cá Chết (CNCC) là trách nhiệm và bổn phận của người Việt yêu nước !!!
Thấy Gì Trên Quê Hương Ta? - Nguyễn Sỹ Thùy Ngân - Nhạc Đấu Tranh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét