Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Đi và Về có khác gì không? - Sương Lam

Photo
Đây là bài thứ ba trăm hai mươi lăm (325) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.
<!->
 Theo cách suy nghĩ bình thường của người viết thì tôi thường nói chữ Đi khi tôi muốn đi tiếu ngạo giang hồ đến những nơi xa lạ mà tôi chưa biết như đi du lịch Âu Châu, đi viếng thăm Du Bai v..v… chẳng hạn.
 Và cũng trong ý nghĩ bình thường đó, Về có nghĩa là trở lại nơi chốn quen thuộc mà tôi đang sống như tôi thường nói là sau mỗi lần chương trình du lịch chấm dứt thì Portland, Oregon vẫn là nơi chốn tôi muốn quay về vì ở nơi ấy tôi có mái ấm gia đình nhỏ bé của tôi và những người thân của tôi, nhất là cô cháu nội Mya yêu quý của tôi ở đấy.
Rất giản dị, rất tầm thường, phải không Bạn?  Smile!
Bây giờ thì có những điều nghịch lý lại xảy ra khi một số những người Việt dù được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam cũng đành phải bỏ quê hương Việt Nam mà ra đi vì hai chữ Tự Do. 
 Sau một thời gian sống ở quốc gia nơi họ đến tỵ nạn, họ đã trở thành công dân Mỹ, công dân Pháp, công dân Canada, công dân Úc v..v.. Những đứa bé thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba của những người tỵ nạn này đã mang quốc tịch mà nơi chúng được sinh ra. 
Nếu có về lại Việt Nam thăm thân nhân còn ở lại VN, những người Mỹ, người Pháp, người Canada, người Úc gốc Việt này lại được bảo vệ, binh vực, giúp đỡ bởi toà đại sứ đại diện chính quyền của quốc gia mà họ đang sống hiện tại chứ không phải là chính quyền Việt Nam lo lắng cho bạn đâu nhé. Các bạn cần nhớ nhé.  Smile!
alt
Trong thời gian gần đây, những công dân Hoa Kỳ gốc Việt đểu được biết tin tức về thông báo dưới đây được truyền lan trên internet:
Thông Báo Về Vấn Đề Bảo Vệ An Toàn cho Công Dân Hoa Kỳ khi ở Việt Nam
  Theo thỏa thuận giữa Hoa kỳ và Việt nam ký kết năm 1994,Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có quyền tiếp xúc với công dân bị giam giữ nội trong vòng 96 tiếng đồng hồ kể từ khi bị bắt. Công dân Hoa Kỳ có quyền cự tuyệt không trả lời và không hợp tác với nhân viên thẩm vấn của Việt nam, cho đến khi đã nói chuyện được với Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ.
 Như một biện pháp phòng thân, công dân Hoa Kỳ cần giữ các số điện thoại dưới đây để liên lạc khi mình hay thân nhân của mình là công dân Hoa Kỳ gặp khó khăn ở Việt Nam:

- Trong giờ làm việc: (04) 3850-5000 nếu gọi từ Việt Nam, hoặc 011-84-4-3850-5000 nếu gọi từ Hoa Kỳ.

- Ngoài giờ làm việc: 090-340-1991 nếu gọi từ Việt Nam, hoặc  011-84-90-340-1991 nếu gọi từ Hoa Kỳ.

Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ và chính quyền Hoa Kỳ nói chung có trách nhiệm bảo vệ công dân.
 Chúng tôi khuyên những công dân Hoa Kỳ trước khi lên đường đến Việt Nam nên để lại cho thân nhân ở Hoa Kỳ các thông tin liên lạc kể trên cùng với một bản photocopy passport của mình, phòng khi trở ngại và cần sự can thiệp của Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam.

(Nguồn: Email bạn gửi – Cám ơn anh Benjamin Le)
Photo
Quê hương Việt Nam ngày xưa bây giờ chỉ còn là những hình ảnh đẹp trong ký ức mà thôi. Sau một thời gian viếng thăm Việt Nam giống như những khách du lịch ngoại quốc khác thì nơi chốn họ phải quay về là quốc gia họ đang cư ngụ.  Thật là đau buồn nhưng ai nấy đều phải chấp nhận sự thật này.
Hiện tại cũng có những người Việt Nam dù đang được sống ngon lành ở Việt Nam nhưng vẫn thích được sang sống ở Mỹ, ở Pháp, ở Úc, ở Canada v..v.. bằng  cách này hay cách khác.  Bởi thế ở Cali đã thấy thấp thoáng những nhà hàng mà chủ nhân và tiếp viên nói chuyện với nhau bằng gịọng Bắc Ký “hai nút”.  Smile!
 Ôi quê hương Việt Nam bây giờ xinh đẹp, giàu mạnh như thế sao vẫn còn có kẻ muốn bỏ ra đi? Họ ra đi để tìm một cái gì nơi đất lạ? 
Nhiều nhà thơ, nhà văn, như Nguyễn Mộng Giác, Du Tử Lê nhất là nhửng người con Phật đều nghĩ rằng “Đi Về cùng một nghĩa như nhau” trong cõi trần này.
 Chúng ta cũng từng nghe câu nói “sinh ký tử quy” trong khi chia buồn với gia quyến những kẻ đã ra đi vĩnh viễn.  Cõi trần này chỉ là cõi tạm Một Cõi Đi Về như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết:
Một Cõi Đi Về  
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi 

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt 
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt 
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về. 
Lời nào của cây, lời nào cỏ lạ 
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua 
Vừ tàn mùa xuân, rồi tàn mùa hạ 
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa 
Mây che trên đầu và nắng trên vai 
Đôi chân ta đi sông còn ở lại 
Con tim yêu thương vô tình chợt mỏi

Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa 
Mưa bay trong ta, bay từng hạt nhỏ 

Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ 
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà 
Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy 
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa 
Từng lời tả dương là lời mộ địa 
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe. 
Trong khi ta về lại nhớ ta đi 
Đi lên non cao đi về biển rộng 
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng 
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì. 
(Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn 
Để sớm mai đâi lại tiếc xuân thì)

Trịnh Công Sơn
Photo
 Người viết là một Phật tử nên cũng đồng ý với các thi, văn, nhạc sĩ nói trên về quan niệm “Đi Về Cùng Một Nghĩa Như Nhau” qua lời tâm tình dưới đây:
Ngàn Năm Mây Trắng Vẫn Bay
Ngàn năm mây trắng vẫn bay
Ngàn năm người vẫn đắm say mộng tình
Đi về trong cõi tử sinh,
Luân hồi đau khổ nhân sinh kiếp người
 Ngàn năm buồn khóc vui cười
Ngàn năm hoa đẹp xinh tươi vẫn tàn
Cuộc đời nay hợp mai tan
Giống như giấc mộng kê vàng Lư Sinh *
 Ngàn năm người vẫn đa mang
Chữ Danh, chữ Lợi, chữ Sang, chữ Giàu,
Mấy ai có hiểu được nào
Đấy là nghiệp chướng vướng vào đời ta
 Ngàn năm đời vẫn cứ là
Tham, Sân, Si nghiệp cứ mà vướng mang
Chiêm bao một giấc mơ màng,
Tỉnh ra chỉ thấy mây ngàn vẫn trôi
 Ngàn năm vẫn mãi luân hồi
Trong vòng Nghiệp Quả miếng mồi lợi danh
Ngàn năm kiếp sống mong manh
Một trăm năm tuổi thoáng nhanh kiếp đời
 Ngàn năm tan hợp đổi dời,
Ngàn năm sinh tử cuộc đời thế nhân
Ngàn năm người vẫn phải cần
Sống trong Tỉnh Thức,Tâm,Thần  an nhiên
 Sương Lam
 *Lư sinh- Giấc mộng hạt kê vàng- Thiền Truyện Blogspot
 Mời quý anh chị làm một chuyến đi đến thăm tiểu bang Oregon của người viết qua youtube dưới đây do Wittydud thực hiện.  Cám ơn ông bạn ảo Wittydud nhiều lắm. Smile!
Oregon Oct 13 2013 1080p HD
Hy vọng bạn sẽ yêu thích chuyến đi viếng thăm tiểu bang Oregon, quê hương thứ hai  của người viết hôm nay. Smile!
 Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Sương Lam

Không có nhận xét nào: