Nhật báo Washington Post hôm 30 tháng 8 loan báo chính quyền Obama đang chuẩn bị những biện pháp chế tài kinh tế chưa từng có nhắm vào các công ty và cá nhân Trung Quốc được hưởng lợi từ việc đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ qua mạng lưới Internet <!-->.
Tuy nhiên, thời gian áp dụng trừng phạt này vẫn chưa được ngã ngũ quyết định, với tin mơ hồ là sẽ được loan báo trong vòng hai, ba tuần nữa, trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Hoa Kỳ.
Trung Quốc là quốc gia thế giới thường do dự khi nói đến cảm tình. Sự bất cảm tình này đến từ hai lý do chính yếu: thứ nhất, hành động bất lịch sự, lỗ mãng của nhiều du khách Trung Quốc khi đi du lịch nước ngoài, và thứ hai, đặc biệt đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc tìm đủ mọi cách bất chính ăn cắp bí mật thương mại, quân sự để hưởng lợi, không quan tâm đến sinh mạng và tài chính của quốc gia bị mình bóc lột.
Hành động lỗ mãng của du khách Trung Quốc đầy dẫy khắp nơi: cho con tiểu tiện bất cứ nơi nào, từ tiệm ăn, trạm xe, đến ngoài đường phố; ăn nói ồn ào bất chấp người khác; phơi quần áo nơi công cộng. Họ không muốn xếp hàng, chen lấn không đợi đến phiên; đục đẽo lên tường nhà thờ xưa 3,500 năm ở Ai Cập; rửa chân ở cung điện Louvre, Paris; tạt nước sôi vào tiếp đãi viên hàng không; mở cửa máy bay khẩn cấp vì nóng...
Có lẽ mọi người ai cũng xem clip video này lan tràn trên Youtube khi cô người mẫu Thái Lan Duangjai Phichitamphon bực chịu hết nổi với du khách Trung Quốc chen lấn ở phi trường Hàn Quốc:
Ăn cắp tài sản thương mại Hoa Kỳ qua Internet chỉ là một phần gian manh của Trung Quốc. Hàng giả hiệu Made in China nhập cảng lậu vào Hoa Kỳ hằng hà sa số mà Mỹ không tìm một biện pháp quyết liệt nào để đối phó với vấn đề này: chỉ có 4% kiện hàng gửi vào Mỹ bằng đường thủy bị máy quang tuyến rọi xem có tình nghi mang vũ khí (mục đính chính của việc soi X-ray) hay hàng lậu thuế. Vào năm 2010, có 11.5 triệu kiện hàng nhập cảng vào Mỹ bằng đường thủy, nhưng chỉ có 473,380 kiện, 4.1%- , bị rọi bằng X-ray.
Bộ Quan Thuế và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ vào năm 2014 tịch thu hàng hóa giả mạo nhập cảng trị giá 1.2 tỷ dollars. Đây là danh sách 10 món hàng giả nhiều nhất:
1. Quần áo, kính đeo 28%.
2. Hàng điện tử. 24%
3. Thuốc men, chăm sóc da mặt. 9%
4. Xách tay phụ nữ, ví. 8%
5. Giầy dép. 7%
6. Đồng hồ, nữ trang 7%
7. Compact disc, DVD. 6%
8. Computers. 3%
9. Nhãn hiệu. 2%
10. Đồ chơi. 1%
Và đây là quốc gia đứng hàng đầu nhập cảng hàng hóa lậu vào Hoa Kỳ:
1. Số lượng nhiều thứ nhất, $772 triệu dollars hàng giả mạo, 63%, đến từ Trung Quốc.
2. Số lượng nhiều thứ nhì, $310 triệu dollars hàng giả mạo, 25%, đến từ HongKong.
3. Số lượng nhiều thứ ba, $12.5 triệu dollars hàng giả mạo, 1%, đến từ Canada.
-Tất cả hàng giả mạo từ các quốc gia khác không đầy 1%, kể cả Việt Nam, $2.4 triệu dollars, 0.2%.
HongKong bây giờ thuộc về Trung Quốc nên nếu cộng hai số lượng hàng giả mạo nhất nhì nhập cảng vào nước Mỹ thì trong số $1.2 tỷ dollars hàng giả mạo Mỹ bắt được vào năm 2014, 88%, gần $1.1 tỷ dollars, là từ Trung Quốc! (Canada có gần 1.5 triệu người Hoa nên có thể đây là lý do tại sao Canada đứng hàng thứ ba nhập cảng hàng giả mạo vào Mỹ, dù rằng con số này chỉ là 1% của tổng số hàng giả mạo).
Bộ Quan Thuế và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ chỉ có thể xem xét vài phần trăm số kiện hàng nhập cảng bằng đường thủy vào Hoa Kỳ mà đã bắt được 1.2 tỷ dollars hàng lậu thuế, thì thử hỏi nếu 100% số kiện hàng đều bị khảo sát, số lượng hàng giả mạo nếu khám phá ra được sẽ nhiều đến chừng nào.
Số lượng hàng giả mạo này nhập cảng bằng đường thủy có to đến đâu cũng không bằng sản phẩm thương mại, phát minh sáng chế, các chi tiết tối mật của công-ty tư nhân, thiết kế lò nguyên tử, bí mật quân sự... Mỹ mà Trung Quốc ăn cắp. Tuy rằng không thể nào xác định được con số rõ ràng, người ta ước lượng mỗi năm Trung Quốc ăn cắp hơn 300 tỷ dollars của các hãng xưởng thương mại Hoa Kỳ.
Không nói về ăn cắp bí mật quân sự, chỉ nói về ăn cắp bí mật thương mại của Hoa Kỳ thì Trung Quốc không từ bỏ bất cứ một hãng xưởng, lãnh vực nào, từ kỹ nghệ thép, năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử, computer, nông nghiệp,... cho đến cách làm thịt bò bẩy món của người Việt ở Bolsa, California.
Bốn năm trước đây, một nhân viên bảo vệ của hãng trồng hạt giống Pioneer H-Bred khi canh gác bắt gặp một việc khác thường: một người đàn ông Á Đông đang lụm khụm quỳ gối đào đất trong cánh đồng của Pioneer H-Bred. Khi người bảo vệ đến hỏi thì người đàn ông này, một người Tầu tên là Mo Hailong, nói là ông ta làm việc cho Đại Học Iowa, rồi lên xe bỏ chạy.
Cảnh sát sau này bắt Mo Hailong và sáu người nữa về tội ăn cắp hạt giống, bí mật thương mại của Hoa Kỳ để gửi về Trung Quốc.
Vào tháng Năm năm 2014, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ kết tội năm sĩ quan của Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc phạm 31 tội liên hệ đến ăn cắp bí mật thương mại của hãng điện Westinghouse, hãng thép U.S. Steel Corporation, hãng làm sắt thép nhẹ to thứ ba trên giới Alcoa, và vô số công-ty Hoa Kỳ khác.
Đây là lệnh truy nã và mặt mũi của năm người này. Nếu ai biết, báo cho FBI thì sẽ được thưởng trọn đời một năm hai thùng mì gói:
Tháng 5 năm nay, chính phủ Liên Bang kết tội sáu người Hoa ăn cắp bí mật thương mại của các công ty Hoa Kỳ vùng thung lũng silicon valley ở San Jose để bán cho Đại Học Tianjin, Trung Quốc. Hai trong sáu người này là giáo sư đại học!
Tiền đầu tư vào nghiên cứu & phát triển (R&D, Research and Development) là một con số khổng lồ. Sau khi sản phẩm đã tung ra thị trường, các công-ty phải mất một thời gian khá lâu mới có thể lấy lại số vốn R&D.
Nói thí dụ chiếc máy bay khổng lồ A380 của hãng Airbus. Tiền R&D là 25 tỷ dollars. Airbus tiên đoán là phải bán 420 chiếc mới huề vốn. Thế mà sau 10 năm từ ngày giao chiếc A380 đầu tiên cho Singapore Airlines vào năm 2007, Airbus đến nay chỉ giao cho khách hàng 169 chiếc (tổng số đặt hàng là 317 chiếc).
Với số sản xuất trung bình mỗi năm là 25 chiếc thì phải 10 năm nữa, có nghĩa là 20 năm từ ngày giao chiếc A380 đầu tiên, Airbus mới được huề vốn (giá trung bình của một chiếc A380 là 375 triệu dollars. Airbus ước lượng là chỉ bắt đầu vào năm nay tiền vốn làm một chiếc máy bay A380 mới hạ xuống bằng tiền bán, có nghĩa là từ xưa đến giờ Airbus bán lỗ!).
Chẳng những không hổ thẹn ăn cắp R&D của Hoa Kỳ và các hãng ngoại quốc khác, đôi khi Trung Quốc còn trắng trợn khoe sản phẩm mình ăn cắp. Đây là một tiệm Apple ở Trung Quốc bán 100% hàng Apple giả mạo:
Xe hơi Trung Quốc ăn cắp kiểu, chế tạo không khác gì xe thật thì đầy dẫy. Mỗi ảnh sau đây có hai chiếc xe, một là xe thật của các hãng xe trên thế giới, và cái kia là xe Trung Quốc làm bắt chước y hệt (chỉ bán ở Trung Quốc):
Mercedes C vs Geely Merrie 300 (Trung Quốc)
Neoplan Starliner vs Zonda A9 (Trung Quốc)
Rolls-Royce Phantom vs Hongqi HQD (Trung Quốc)
Smart vs er. Chinese Smart (Trung Quốc)
Toyota Prado vs Dadi Shuttle (Trung Quốc)
BMW 7 vs BYD F6 (Trung Quốc)
3 ảnh sau đây ảnh đầu là xe Trung Quốc bắt chước, ảnh thứ hai là xe thật:
BYD S8 (Trung Quốc) vs Mercedes Benz CLK
Lifan Motors 320 (Trung Quốc) và Mini Cooper
Landwind X7 (Trung Quốc) và Range Rover Evoque
Ngay cả nhãn hiệu BMW và Toyota Trung Quốc cũng bắt chước y hệt:
Nếu ai muốn xem Trung Quốc dựng nên cả một thành phố Tây Phương thì xem link này:
Không nén được cơn giận với sự ăn cắp bí mật thương mại của Trung Quốc gây thiệt hại thất thoát hàng năm hàng trăm tỷ dollars cho các công ty Hoa Kỳ, vài dân biểu và ứng cử viên Tổng Thống đảng Cộng Hòa lên tiếng kêu gọi Tổng Thống Obama không nên đón tiếp Chủ Tịch Tập Cận Bình với nghi lễ oai nghiêm bắn 21 phát súng chào mừng mà chỉ cho...Uber đến đón ở phi trường; buổi tối thay vì dự đại tiệc thì đặt mua McDonald's hamburger to go.
2,500 năm trước Khổng Tử làm cho Trung Quốc vẻ vang với triết học Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, gia đình gia giáo nói láo bị đòn, ăn cắp bông gòn đem ra xử tử.
70 năm nay từ lúc Mao Trạch Đông và Đảng Cộng Sản Trung Cộng lên cầm quyền, với sự ăn cắp bí mật thương mại của Hoa Kỳ thì Trung Quốc thế thái đổi thay, cướp ngày cướp tối, nhân dân phạm tội, xã hội vô lương.
Nguyễn Tài Ngọc
September 2015
Tài liệu tham khảo:
TaiNgoc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét