Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Trên thế giới, ở các quốc gia có nhiều thành phố mang tên những con người, tất nhiên là khác nhau quốc tịch nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm: Người được vinh dự ấy đã để lại cho chính quốc gia mình hoặc nhân loại những thành tựu tinh thần hay vật chất mà giá trị “chân thiện mỹ” được khẳng định tuyệt đối bởi công luận xã hội.
Trái với tiêu chí này, nếu áp đặt hay lạm dụng thì sớm hay muộn cũng đều có một kết cục bi đát cho danh dự của chính nhân vật không xứng tầm với vinh dự ấy mà điển hình gần nhất là trường hợp Thành Phố “Lenin…grad” (để ca ngợi Lenin) của nước Nga phải trả lại địa danh ban đầu là Sankt-Peterburg của chính nó, khi chế độ CS Nga sụp đổ và sau một cuộc trưng cầu dân ý.
“Lenin… grad” Sau trưng cầu ý dân, phải ra nằm ở bãi phế thải Lenin.
Đối với toàn thể người dân miền Nam (VNCH) thì tên Thủ Đô Sài Gòn là một danh từ thân thương mang rất nhiều dấu ấn rất riêng tư của đại diện một vùng đất phương nam trù phú văn vật con người và thổ nhưỡng, tự do dân chủ phóng khoáng văn minh (thủ tướng Lý Quang Diệu năm 1960 còn mơ ước một ngày nào đó Singapore sẽ như Sài Gòn)… Thì bất chợt tháng 4/1975 như trời nghiêng đất sập, tấm lưới sắt CS/XHCN từ Việt Cộng (CS Bắc Việt) chợt bao trùm lấy toàn miền Nam – Không còn gì, họ tước đoạt mọi thứ kể cả cái tên “Sài Gòn” thay bằng cái tên lạ hoắc TP/HCM…
CSVN mang Hồ Chí Minh nghèo nàn thay cho… Sài Gòn thịnh vượng.
Mới đây ngày 30/08/2015 trên trang báo điện tử “tuổi trẻ Oline” người ta đọc thấy bài viết: “Tìm lại ý tưởng đặt tên TP/HCM” (1)
Nôi dung bài báo trưng ra một tài liệu mà báo gọi là “quan trọng” (!?) là bản tin trên báo Cứu Quốc của VNDCCH, số ra ngày 27-8-1946.
Toàn văn như sau:
“Thành phố Sài Gòn từ nay sẽ đổi tên là Thành phố
Hồ Chí Minh”
Hà Nội, ngày 25-8-1946, nhân ngày kỷ niệm một năm chính quyền cách mạng, phòng Nam bộ trung ương, đường Gia Định đã có một buổi họp mặt thân thiện giữa những người Việt miền Nam.
Trong buổi họp này, bác sĩ Nghiệp nhắc lại tình hình Nam bộ trong một năm qua; những chiến công oanh liệt của các chiến sĩ đã chết và còn sống hiện đang chiến đấu, nhưng trên tất cả, bác sĩ kể đến công đức của Hồ Chủ tịch, người chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, vị đại anh hùng của dân chúng Việt Nam.
Để kết luận, sau khi kể một vài thí dụ ở những nước lớn hay lấy tên những vị anh hùng để đặt cho một thành phố lớn, bác sĩ Nghiệp đề nghị, để ghi lấy công đức của Hồ Chủ tịch, thành phố Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.
Toàn thể mọi người tán thành đề nghị của bác sĩ Nghiệp và đồng ký vào bản quyết nghị thay tên thành phố Sài Gòn gửi lên Chính phủ.
Dưới đây là bản quyết nghị:
"26 tháng tám - Dân Chủ Cộng Hòa năm thứ II
Bản Quyết nghị gửi Quốc hội và Chính phủ Trung ương
Toàn thể đồng bào Nam bộ đủ các đảng phái, giai cấp, họp mặt tại Hà Nội hôm nay, 25 tháng tám năm thứ hai của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, để kỷ niệm ngày Nam bộ khởi nghĩa.
Xin Quốc hội và Chính phủ trung ương đổi ngay tên thành phố Sài Gòn lại làm tên thành phố Hồ Chí Minh, để tượng trưng sự chiến đấu, hi sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam bộ".
Ký tên 57 người:
Và Tuổi Trẻ Oline kết lại rằng (trích): Như vậy, hầu như chắc chắn là ý tưởng đổi tên thành phố Sài Gòn thành TP.HCM xuất phát từ đại diện nhân dân Nam bộ, do bác sĩ Trần Hữu Nghiệp đại diện đề xuất và cùng cả nhóm 57 người ký tên kiến nghị gửi lên Quốc hội và Chính phủ bằng văn bản từ ngày 26-8-1946. Nhưng phải 30 năm sau, 1975 tên TP.HCM thay cho Sài Gòn - Chợ Lớn mới trở thành hiện thực theo đúng thủ tục pháp lý. (hết trích)
Như thế nào để gọi là “thủ tục pháp lý”? Chúng ta thử tìm hiểu xem.
Rọi vào quá khứ, thời điểm đó (văn bản 26-8-1946 đề nghị tên HCM thay SG) xuất hiện thì 5 tháng trước, ngày 6 tháng 3 năm 1946 Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký kết giữa Jean Sainteny đại diện chính phủ Pháp và Hồ Chí Minh + Vũ Hồng Khanh đại diện chính phủ VN/DCCH.
Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính trong đó có điều khoản:
*- “Pháp đồng ý (theo đề nghị của HCM) thực hiện trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ về việc người dân có đồng ý thống nhất với Bắc Kỳ (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) hay không” .(wikipedia.org)
Trang cuối có chữ ký của HCM và Vũ Hồng Khanh
Điều này có nghĩa thời điểm đó (tháng 3 năm 1946) Hồ Chí Minh xác định miền Nam (Sài Gòn) chưa phải là lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của mình vậy thì nhóm 57 người gửi văn bản kiến nghị đặt tên HCM cho Sài Gòn là khiên cưỡng vô lý, nó buồn cười như ví dụ: Một số cư dân Tàu tha phương qua Việt Nam tìm kế sinh nhai lại đề nghị lấy tên Bắc Kinh thay cho Hà Nội.
Và nhóm 57 người ấy lấy tư cách gì mà gọi là “đại diện cho nhân dân Nam bộ”!? Đây chưa phải là “cầm đèn” mà nhóm người này là những con rối bù nhìn quờ quạng xu thời… chạy trước ô tô.
Như trên viện dẫn, một chế độ đa nguyên tự do dân chủ thực sự (chứ không phải dỏm như CSVN) Sau khi chế độ CS Sô Viết sụp đổ, Chính Phủ CHLB Nga muốn trả lại tên cho TP - Sankt-Peterburg lột bỏ cái tên “Lenin-grad” bị “cưỡng hiếp” dưới thời cộng sản, vẫn phải trưng cầu ý dân.
Vậy thì năm 1975 trên cơ sở nào để Tuổi Trẻ Online gọi là: “tên TP.HCM thay cho Sài Gòn - Chợ Lớn mới trở thành hiện thực theo đúng thủ tục pháp lý”.!? Thủ tục nào? Khi chưa trực tiếp trưng cầu ý kiến vài chục triệu cư dân Sài Gòn và miền Nam?. Cái này chỉ có thể là pháp lý XHCN độc tài hoang dã CSVN.
Thập niên 60 Hồ Chí Minh ở đỉnh cao quyền lực thì Sài Gòn đẫm máu dân lành do CSVN chỉ đạo - Nhưng bây giờ được đúc tượng đồng ngự trị giữa Sài Gòn - TP/HCM!? – Pháp lý nào đây? Lý tưởng của (báo) hay Tuổi Trẻ Việt Nam không thể vô đạo như thế này?
Tóm lại Hồ Chí Minh với thành tích “nổi trội” không chỉ người dân Việt Nam mà báo chí sử gia quốc tế đều khẳng định nhìn nhận chỉ đích danh. Tờ Polska Times (Thời báo Ba Lan) đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20, trong đó có Hồ Chí Minh, qua 24 năm cầm quyền của mình HCM đã gây ra cái chết của 1,7 triệu người Việt từ CCRĐ và chiến tranh đẫm máu. (2)
Và Đài Tưởng niệm hàng trăm triệu nạn nhân Cộng sản khắp thế giới (trong đó hàng triệu người Việt Nam) đã điểm danh các thủ phạm là: Stalin-Lenin-Mao Trạch Đông- Hồ Chí Minh và Polpot....
Hồ Chí Minh trên (Polska Times) và Đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản
Hồ Chí Minh và cái chết của 172.008 đồng bào vô tội (CCRĐ)
(đảng CSVN) “có thể lừa dối một số người trong một lúc, và lừa dối hết mọi người trong vài lúc, nhưng không thể nào lừa dối tất cả mọi người mãi mãi”...(Abraham Lincoln) Quả là sẽ đúng như thế... Sự thật như ánh sáng mặt trời, không một áng mây đen nào có thể che được mãi... Nó phải và sẽ phơi bày... để kết thúc như thế này... Bởi vì chân lý: Tội Ác không thể tôn vinh.
Chân lý: Tội Ác không thể tôn vinh – Các tượng đài HCM cũng nằm trong qui luật này và Chúa Jesus đã nói “Cái gì của Caesar hãy trả về cho Caesar” Sài Gòn tất yếu phải trả về Sài Gòn trong một ngày không xa lắm.
5/9/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét