Với những ai có ý định làm riêng: với môi trường (hỗn độn) hiện tại của Việt Nam, sẽ có rất nhiều cơ hội cho những người đủ nhạy bén. Tôi có hân hạnh được quen một số bạn bè trang lứa đã và đang rất thành công ở Việt Nam, trong đó không ít bạn bè đã từng học ở nước ngoài và sau đó quay trở về Việt Nam lập nghiệp.
Ở nước ngoài, công việc không dễ kiếm, tôi may mắn có được công việc mình yêu thích khi vừa sang, tuy nhiên tôi cũng có biết những bạn bè (đã từng làm những vị trí quan trọng ở VN) nhưng khi sang không xin được việc. Bên này mức sống lại đắt đỏ nên chỉ một vài tháng không có việc thì phải xắn tay áo lên làm mọi việc, thậm chí cả những việc chân tay. (Xin nói rõ rằng điều đó không có gì là xấu).
Nói như vậy không có nghĩa là (về công việc) ở VN không có khuyết điểm:
Khuyết điểm
Chất lượng người lao động ở VN không cao (sự thật mất lòng nhưng vẫn là sự thật): ở VN mọi người làm việc thiếu kỷ luật, ít tôn trọng deadline, thiếu tinh thần trách nhiệm cho sản phẩm và công việc mình phụ trách. Nên nếu làm ở vị trí quản lý, bạn sẽ mệt mỏi hơn trong việc quản lý con người. Chưa kể nếu không cứng, quanh năm suốt tháng làm việc trong một môi trường như vậy sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp của bạn.
Nếu làm ở vị trí quản lý/hoặc làm riêng: Tôi đã từng điều hành một số công ty (cho cả công ty nước ngoài và công ty riêng của mình), và cái mệt mỏi nhất không phải là những thử thách công việc mà là phải deal với những cái bất cập, những cái lệ đôi khi lớn hơn luật ở VN. Những công ty tôi đã điều hành chỉ ở quy mô nhỏ (dưới 50 người) nên tôi chỉ chia sẻ góc nhìn ở quy mô này (dù rằng tôi đã được biết những câu chuyện tương tự từ những công ty lớn hơn của bạn bè và người quen).
Nói một cách tóm tắt, ở VN muốn làm ăn yên ổn thì phải có quan hệ nhất định với nhà nước, mà bản thân tôi không thì không thích quan hệ với chính quyền ở VN. Tôi không có nhu cầu gần gũi gì với chính quyền, chỉ cần những bộ luật lệ rõ ràng và nhà nước cũng hành xử đúng luật để không phải quan hệ gì với họ.
Những điểm được khác
Những điểm được khác
Trở về là sẽ được ăn món ăn VN, được nói tiếng nói quê hương mình.
Tôi vẫn yêu cái tiếng nói hồn hậu, chất phác của những người dân phương Nam quê tôi. Và đôi khi thèm đến nao lòng một thố cá kho, một tô canh chua nấu đúng vị. Những buổi sáng mùa đông đứng chờ xe điện ở ga, run lập cập mà nhớ về cái không khí mát dịu của những ngày xuân Sài Gòn.
Và sau cùng và cũng là điều lớn nhất, trở về là được ở gần gia đình cha mẹ anh em.
Vậy tại sao tôi vẫn chưa về? Và xung quanh bạn bè tôi thì ra đi mỗi ngày một đông?
Thời gian đầu ở Úc tôi thường tự hỏi mình liệu có đáng không? Đáng để bỏ hết tất cả và đến sống nơi xứ người này không? Nhiều lần tôi đã gần đi đến quyết định mua vé quay trở về. Nhưng rồi mỗi lần như vậy là mỗi lần tôi nhận được những tin tức từ bạn bè ở nhà làm tôi nhớ lại những lý do khiến tôi quyết tâm ra đi.
Tôi ra đi không phải vì lý do gì lớn lao (giáo dục hay văn hóa hay chính trị gì), chỉ là cái nhu cầu đơn giản nhất: tôi không còn thấy an toàn (về mặt vật lý) khi ở VN nữa.
Tôi ra đi không phải vì lý do gì lớn lao (giáo dục hay văn hóa hay chính trị gì), chỉ là cái nhu cầu đơn giản nhất: tôi không còn thấy an toàn (về mặt vật lý) khi ở VN nữa.
Rất dễ để bạn có thể ngã xuống vì vô vàn lý do:
Tai nạn giao thông.
Đường phố đầy cướp giật.
Công an kết hợp với giang hồ để hành hung người dân (chuyện có thật từ bạn tôi).
Ăn uống, vệ sinh thực phẩm.
Hoặc thậm chí không có chuyện gì xảy ra, môi trường không khí ở VN cũng làm chúng ta bệnh định kỳ – thường là mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.
Công an ăn nói mất dạy với người dân, phạt và ăn hối lộ trắng trợn vô tội vạ. Có bất kỳ việc gì liên quan đến công an thì càng làm mình sợ hơn là cảm giác được bảo vệ. Công an như một đám kền kền đúng nghĩa.Quá nhiều lần bị trúng thực khi ăn thức ăn ngoài đường đã làm tôi không còn dám ăn những món yêu thích của mình ngoài đường nữa.
Ra đường thì bất kỳ thằng choai choai nào cũng có thể kiếm chuyện với mình, nếu muốn yên lành thì im lặng mà đi, hoặc xin lỗi nó.
Thậm chí để cái việc cỏn con là đi xem phim, 2 năm cuối ở VN tôi đã không còn đi xem phim nữa vì những sự bất lịch sự của những người xung quanh, mười lần như một.
Và còn vô vàn những lý do khác mà ai đã và đang sống ở VN đều có thể dễ dàng liệt kê ra.
Và khi đã ngã xuống rồi thì bệnh viện – là nơi chúng ta tìm đến để tìm sự trợ giúp – lại là nơi mang lại bực bội và trong nhiều trường hợp: nguy hiểm hơn.
—
Năm 2011, ba tôi bị tai nạn giao thông, người đụng bỏ chạy để ba tôi một mình trên đường, người qua lại không ai trợ giúp, cũng may ba tôi còn tỉnh nên gọi điện thoại về cho người thân được. Vô đến bệnh viện người ta để ba tôi nằm từ trưa đến tối vẫn không một ai quan tâm, ai là con đã từng ở trong hoàn cảnh tương tự, chạy quanh khắp bệnh viện gần như năn nỉ từng bác sĩ thì sẽ hiểu được cảm giác đó. Và cuối cùng người ta chụp hình và chuẩn đoán là chỉ cần bó bột là xong. Sau 2 tháng bó bột với tư thế sai hoàn toàn, gia đình quyết định chuyển sang bệnh viện tư (và sau đó phải sang Singapore) để mổ sắp xương lại. Bác sĩ ở Singapore nói rằng ba tôi bị rất nặng, nếu để chậm là có thể ba tôi không còn chân nữa.
Tai nạn giao thông.
Đường phố đầy cướp giật.
Công an kết hợp với giang hồ để hành hung người dân (chuyện có thật từ bạn tôi).
Ăn uống, vệ sinh thực phẩm.
Hoặc thậm chí không có chuyện gì xảy ra, môi trường không khí ở VN cũng làm chúng ta bệnh định kỳ – thường là mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.
Công an ăn nói mất dạy với người dân, phạt và ăn hối lộ trắng trợn vô tội vạ. Có bất kỳ việc gì liên quan đến công an thì càng làm mình sợ hơn là cảm giác được bảo vệ. Công an như một đám kền kền đúng nghĩa.Quá nhiều lần bị trúng thực khi ăn thức ăn ngoài đường đã làm tôi không còn dám ăn những món yêu thích của mình ngoài đường nữa.
Ra đường thì bất kỳ thằng choai choai nào cũng có thể kiếm chuyện với mình, nếu muốn yên lành thì im lặng mà đi, hoặc xin lỗi nó.
Thậm chí để cái việc cỏn con là đi xem phim, 2 năm cuối ở VN tôi đã không còn đi xem phim nữa vì những sự bất lịch sự của những người xung quanh, mười lần như một.
Và còn vô vàn những lý do khác mà ai đã và đang sống ở VN đều có thể dễ dàng liệt kê ra.
Và khi đã ngã xuống rồi thì bệnh viện – là nơi chúng ta tìm đến để tìm sự trợ giúp – lại là nơi mang lại bực bội và trong nhiều trường hợp: nguy hiểm hơn.
—
Năm 2011, ba tôi bị tai nạn giao thông, người đụng bỏ chạy để ba tôi một mình trên đường, người qua lại không ai trợ giúp, cũng may ba tôi còn tỉnh nên gọi điện thoại về cho người thân được. Vô đến bệnh viện người ta để ba tôi nằm từ trưa đến tối vẫn không một ai quan tâm, ai là con đã từng ở trong hoàn cảnh tương tự, chạy quanh khắp bệnh viện gần như năn nỉ từng bác sĩ thì sẽ hiểu được cảm giác đó. Và cuối cùng người ta chụp hình và chuẩn đoán là chỉ cần bó bột là xong. Sau 2 tháng bó bột với tư thế sai hoàn toàn, gia đình quyết định chuyển sang bệnh viện tư (và sau đó phải sang Singapore) để mổ sắp xương lại. Bác sĩ ở Singapore nói rằng ba tôi bị rất nặng, nếu để chậm là có thể ba tôi không còn chân nữa.
Năm 2013, một lần nữa ba tôi nhập viện vì có vấn đề liên quan đến phổi, sau này mới biết đó chỉ là biến chứng của những năm tháng nằm dưới hầm trú trong chiến khu tránh B52 rải thảm bên trên. Vậy mà bác sĩ ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (bệnh viện chuyên về phổi lớn nhất của miền Nam) bảo rằng ba tôi đã bị ung thư giai đoạn cuối, chỉ còn sống được vài tháng. Ai là người thân trong gia đình khi nhận được tin đó sẽ hiểu cảm giác như thế nào.
Rồi sau đó một thời gian họ lại báo rằng đó là do lao phổi và lên phác đồ điều trị, thuốc để chữa bệnh lao đã làm ba tôi từ 48kg xuống còn 34kg và yếu đến mức tưởng như không qua nổi. Cũng may có một người bác sĩ quen từ xa ghé thăm và lập tức đưa ba tôi về nhà và cho uống thuốc khác, sau đó ba tôi khá lên từ từ và hiện tại cảm ơn trời phật, đã khỏe lại.
—
Những trải nghiệm như vậy làm tôi nghĩ nếu chẳng may gia đình rơi vào những tình huống nguy hiểm đến tính mạng, với những loại bác sĩ như vậy trong bệnh viện thì biết trông chờ vào ai? Cảm giác bất lực tột cùng khi đứng giữa bệnh viện, khi mà công việc, sự nghiệp, tiền bạc không thể làm bất kỳ điều gì để bảo vệ gia đình. Tôi quyết định đi để tìm một nền tảng y tế tốt hơn cho gia đình, khi mà quê hương không còn là nơi an toàn để sống nữa.
—
Những trải nghiệm như vậy làm tôi nghĩ nếu chẳng may gia đình rơi vào những tình huống nguy hiểm đến tính mạng, với những loại bác sĩ như vậy trong bệnh viện thì biết trông chờ vào ai? Cảm giác bất lực tột cùng khi đứng giữa bệnh viện, khi mà công việc, sự nghiệp, tiền bạc không thể làm bất kỳ điều gì để bảo vệ gia đình. Tôi quyết định đi để tìm một nền tảng y tế tốt hơn cho gia đình, khi mà quê hương không còn là nơi an toàn để sống nữa.
Và đó chỉ là giọt nước làm tràn ly trong vô vàn giọt nước khác đã làm đầy ly nước:
—
Không ai! Không một ai muốn bỏ quê hương đất nước mình mà đi sống ăn nhờ ở đậu một đất nước khác. Do đó theo suy nghĩ của tôi, để các du học sinh, để những người đã ra đi quay trở về thì không phải chỉ là sửa tiêu đề của những bài viết kia, vì dù các em có tin, quay trở về rồi cũng sẽ đối diện với những sự thật diễn ra hàng ngày và rồi cũng sẽ lại tìm mọi cách để đi. Và thực tế tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp quay trở về và sau đó lại đi.
—
Hôm rồi tôi có ngồi tâm sự với một người bạn, bạn ấy nói rằng: “Chỉ cần ở VN có an toàn và công bằng, hai chữ sao đơn giản mà khó quá”.
An toàn và công bằng! Chỉ cần có 2 chữ đó một cách tương đối (chứ không phải hoàn toàn trái ngược như hiện tại) thì dù có không cho về thì chúng tôi cũng tìm đường mà về.
—
Không ai! Không một ai muốn bỏ quê hương đất nước mình mà đi sống ăn nhờ ở đậu một đất nước khác. Do đó theo suy nghĩ của tôi, để các du học sinh, để những người đã ra đi quay trở về thì không phải chỉ là sửa tiêu đề của những bài viết kia, vì dù các em có tin, quay trở về rồi cũng sẽ đối diện với những sự thật diễn ra hàng ngày và rồi cũng sẽ lại tìm mọi cách để đi. Và thực tế tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp quay trở về và sau đó lại đi.
—
Hôm rồi tôi có ngồi tâm sự với một người bạn, bạn ấy nói rằng: “Chỉ cần ở VN có an toàn và công bằng, hai chữ sao đơn giản mà khó quá”.
An toàn và công bằng! Chỉ cần có 2 chữ đó một cách tương đối (chứ không phải hoàn toàn trái ngược như hiện tại) thì dù có không cho về thì chúng tôi cũng tìm đường mà về.
Vì không đâu bằng được sống trên quê hương mình cả. Lặp lại lời người bạn: “Hai chữ đơn giản mà sao khó quá!”.
NGỌC HIẾU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét