Chú thích ảnh : Ngôi nhà của cụ Lý Quang Diệu trong di chúc chúc cụ để lại : xin đập ngôi nhà này cho các nhà xung quanh được xây cao tầng và biến nó thành công viên cây xanh công cộng.
Ghi chú : Vì an ninh, Singapore có luật các nhà xung quang ngôi biệt thự của cụ Lý Quang Diệu không được phép xây cao hơn ngôi nhà của người cha đẻ ra đất nước Singapore .
Không được dùng nhà này làm nhà tưởng niệm tôi sau khi tôi mất
Hãy đập ngôi nhà tôi cho hàng xóm được cao tầng
Rồi trồng cỏ cây thành công viên xanh mát
Còn chút lòng này xin được hiến dâng
Hãy đập ngôi nhà tôi cho hàng xóm được cao tầng
Rồi trồng cỏ cây thành công viên xanh mát
Còn chút lòng này xin được hiến dâng
Không còn lời nào ca ngợi Lý tiên sinh được nữa
Cụ khiêm nhường giống hệt một thường dân
Cụ đã biến Singapore thành thiên đường dưới thế
Bằng tất cả thiên tài và một tấm lòng nhân…
Cụ khiêm nhường giống hệt một thường dân
Cụ đã biến Singapore thành thiên đường dưới thế
Bằng tất cả thiên tài và một tấm lòng nhân…
Sài Gòn 22 h 10’ ngày 23-3-2015
T.M.H.
__._,_.__Tân Gia Ba Quốc Tang Tưởng Nhớ Ông Lý Quang Diệu
SINGAPORE (VOA) - Ông Lý Quang Diệu, người sáng lập nước Tân Gia Ba hiện đại và là Kiến trúc sư giúp đưa Tân Gia Ba lên vị thế nổi bật về kinh tế trên toàn cầu, đã từ trần, thọ 91 tuổi.
Văn phòng Thủ Tướng Lý Hiển Long, người con trai của vị cố Thủ Tướng, nói thân phụ ông Lý đã “qua đời một cách êm ái” hồi sáng sớm thứ Hai (23/3/2015).
Ông Lý Quang Diệu và phải nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Tân Gia Ba hồi đầu tháng Hai vì bị sung phổi nặng và sau đó bị đặt dưới hệ thống trợ sinh.
Thủ Tướng Lý Hiển Long đã cố gắng cầm nước mắt khi phát biểu trên truyền hình toàn quốc.
Thủ Tướng Lý Hiển Long nói: “Ông đã là nguồn kích lệ, đã đem lại cho chúng ta lòng can đảm, nối kết chúng ta lại với nhau và đưa chúng ta đến chỗ hiện nay. Ông đã tranh đấu cho nền độc lập, xây dựng một quốc gia từ chỗ không có gì, và làm cho chúng ta hãnh diện là người dân Tân Gia Ba. Chúng ta sẽ không thấy được một người khác going như ông. Đối với nhiều người Tân Gia Ba, và quả thực đối với cả những người khác nữa, ông Lý Quang Diệu chính là Tân Gia Ba.
Ông Lý trở thành vị Thủ Tướng đầu tiên của Tân Gia Ba vào năm 1959 khi Tân Gia Ba được tự trị hoàn toàn tách khỏi chế độ đô hộ của Anh Quốc. Ông còn giữ chức vụ này cho đến năm 1990.
Một cư dân Tân Gia Ba bày tỏ ý kiến:
“Mọi người đều hy vọng ông sẽ khỏi bệnh và mạnh khỏe để ăn mừng 50 năm lập quốc vào tháng 8, bởi vì ông đã phục vụ đất nước một cách xuất sắc như thế, và đã đưa thế giới thứ ba lên tầm thế giới thứ nhất, và mọi người đều thấy ông đã tạo chuyển biến tốt như thế nào cho đất nước”.
Bất kể sự tăng trưởng ồ ạt và nền thịnh vượng bùng phát của Tân Gia Ba, ông Lý đã bị chỉ trích trong nhiều năm từ phía các đổi thủ chống lại chế độ chuyên chế của ông. Nhưng ông Lý nhấn mạnh rằng những hạn chế nghiêm khắc đối với việc công chúng biểu tình và các hình thức tự do phát biểu khác là cần thiết để xây dựng và duy trì sự ổn định.
Một thông cáo của tổ chức Human Rights Watch cũng thừa nhận “vai trò to lớn” của ông Lý trong sự phát triển kinh tế của Tân Gia Ba, nhưng nói các thành quả đạt được “gây thiệt hại đáng kể cho nhân quyền”.
Chính phủ Tân Gia Ba đã công bố tình trạng quốc tang cho đến khi cử hành tang lễ vào Chủ Nhật tới. Một lễ truy điệu riêng của gia đình sẽ diễn ra vào ngày thứ hai và thứ ba. Linh cữu của cố Thủ Tướng sẽ được quàn theo nghi lễ quốc tang.
Là một người sống sót sau cuộc chiếm đóng thời Ðệ Nhị Thế Chiến của Đế quốc Nhật, ông Lý Quang Diệu đã học môn Kinh tế học ở Luân Ðôn và đậu bằng Luật tại trường Đại học Cambridge.
Nhà Sáng Lập Nước Tân Gia Ba Hiện Đại, Ông Lý Quang Diệu Qua Đời
Ron Corben
(VOA) Cựu Thủ Tướng Tân Gia Ba, ông Lý Quang Diệu đã qua đời sáng sớm thứ Hai (23/3/2015), thọ 91 tuổi. Ông là nhà lãnh đạo đảo quốc Tân Gia Ba từ năm 1959 đến 1990, nhưng vẫn là một nhân vật nhiều ảnh hưởng và một chiến lược gia về kinh tế của đảo quốc này.
Ông Lý phải nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Tân Gia Ba vào đầu tháng Hai vì bị viêm phổi nặng, và sau đó được sử dụng thiết bị hỗ trợ sự sống.
Ông “Harry” Lý Quang Diệu, thuộc thế hệ thứ 4 ở Tân Gia Ba, tổ tiên di cư từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào thập niên 1960, đóng một vai trò chính trong việc hướng đảo quốc này trong thời hậu thuộc địa đến thành công kinh tế.
Là người sống sót trong thời Quân đội Nhật Bản chiếm đóng Tân Gia Ba, ông Lý theo học kinh tế học ở London sau chiến tranh và tốt nghiệp về luật tại Đại học Cambridge.
Sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu vào năm 1954 với việc thành lập Đảng Nhân dân Hành động (PAP), một liên minh giữa thành phần trung lưu và các thành viên công đoàn thân cộng. Năm 1955 ông Lý là lãnh đạo đối lập trong viện Lập pháp. Tuy nhiên sự rạn nứt nội bộ đảng PAP với cánh thiên tả của đảng dẫn đến việc các thành viên thân cộng bị bắt năm 1957.
Đảng PAP giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử năm 1959, và ông Lý Quang Diệu trở thành Thủ Tướng đầu tiên của Tân Gia Ba, chức vụ mà ông nắm giữ đến năm 1990 trước khi trở thành Bộ Trưởng cao cấp.
Ông Carl Thayer, Giáo sư môn Khoa học Chính trị tại Đại học New South Wales (Úc Ðại Lợi), nói rằng ông Lý là cột trụ cho tương lai dài lâu của Tân Gia Ba. Ông nói:
Ông Carl Thayer, Giáo sư môn Khoa học Chính trị tại Đại học New South Wales (Úc Ðại Lợi), nói rằng ông Lý là cột trụ cho tương lai dài lâu của Tân Gia Ba. Ông nói:
“Không thể nói câu chuyện về nước Tân Gia Ba thời hiện đại mà không nhắc đến ông Lý Quang Diệu. Ông ấy đưa nước này từ chế độ cai trị thuộc địa đến nền độc lập. Ông ấy đánh bật những thách thức từ thành phần tả khuynh xã hội chủ nghĩa và rồi ông ấy thống lĩnh chính trường”.
Ông Lý đã phải đương đầu với những thách thức chính trị trong vai trò Thủ Tướng. Một mục tiêu khởi đầu là thành lập một Liên bang Mã Lai Á kết hợp Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Sabah và Sarawak lại với nhau.
Tuy nhiên không bao lâu sau đó những bất đồng phát sinh giữa Thủ Tướng Tunku Abdul Rahman của Mã Lai Á và ông Lý, nhất là sau các vụ bạo loạn sắc tộc giữa người Trung Quốc và người Hồi giáo vào năm 1964 và một lần nữa vào năm 1965. Và vào ngày 9 tháng Tám năm 1965 ông Abdul Rahman yêu cầu tách ra. Ông Rahman nói:
Ông Lý đã phải đương đầu với những thách thức chính trị trong vai trò Thủ Tướng. Một mục tiêu khởi đầu là thành lập một Liên bang Mã Lai Á kết hợp Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Sabah và Sarawak lại với nhau.
Tuy nhiên không bao lâu sau đó những bất đồng phát sinh giữa Thủ Tướng Tunku Abdul Rahman của Mã Lai Á và ông Lý, nhất là sau các vụ bạo loạn sắc tộc giữa người Trung Quốc và người Hồi giáo vào năm 1964 và một lần nữa vào năm 1965. Và vào ngày 9 tháng Tám năm 1965 ông Abdul Rahman yêu cầu tách ra. Ông Rahman nói:
“Đã có những dị biệt giữa chính phủ trung ương và nhà lãnh đạo chính phủ Tân Gia Ba. Và những điểm khác biệt này có quá nhiều hình thức và quá nhiều loại đến nổi không thể giải quyết chúng và chúng tôi quyết định tách ra”.
Các sử gia nói rằng ông Lý phản đối ông Abdul Rahman về sự ưu đãi đối với người Mã Lai Á địa phương hơn sắc tộc Trung Quốc. Ông Lý rất lo âu với tin về sự tách rời này. Ông nói:
Các sử gia nói rằng ông Lý phản đối ông Abdul Rahman về sự ưu đãi đối với người Mã Lai Á địa phương hơn sắc tộc Trung Quốc. Ông Lý rất lo âu với tin về sự tách rời này. Ông nói:
“Ông thấy đó trong suốt thời gian trưởng thành tôi tin vào sự hợp nhất và thống nhất của 2 lãnh thổ này. Ông biết đó có sự kết nối về địa lý và quan hệ thân tộc.… Ông có phiền không nếu chúng ta ngưng lại trong một thời gian”.
Ở tuổi 42 ông Lý đã thành nhà lãnh đạo duy nhất của Tân Gia Ba, nỗ lực tăng trưởng kinh tế để xây dựng nền Cộng hòa và thúc đẩy thống nhất. Ông nói, “Tôi không có mặt ở đây để chơi trò chơi của người khác. Tôi phải lo cho cuộc sống của mấy triệu người và Tân Gia Ba sẽ tồn tại”.
Các nhà phân tích nói rằng thế mạnh của ông Lý nằm ở chỗ ông đề ra các tiêu chuẩn và mục tiêu, đó là một “nhà tư tưởng chiến lược”, phát huy được nguồn lực quý giá nhất của Tân Gia Ba: người dân của lãnh thổ này.
Nối tiếp theo là đầu tư ngoại quốc. Với mức tăng trưởng kinh tế thường gần 10% trong hàng thập niên, ông Lý đã giúp xác định một mô hình phát triển chủ nghĩa tư bản cũng như được chấp nhận là một trong các “Con hổ châu Á” trong đó Hồng Kông, Đài Loan, và Nam Hàn.
Khi đất nước công nghiệp hóa, Tân Gia Ba vươn lên như một nước hiện đại, ông Michael Barr, một nhà Khoa học Chính trị tại Đại học Flinders ở Nam Úc nói:
Khi đất nước công nghiệp hóa, Tân Gia Ba vươn lên như một nước hiện đại, ông Michael Barr, một nhà Khoa học Chính trị tại Đại học Flinders ở Nam Úc nói:
“Tôi nghĩ, một trong những thành tựu lớn nhất của ông Lý Quang Diệu, cái di sản tích cực của ông – là cách mà ông nhận ra và xây dựng những lợi thế tự nhiên của Tân Gia Ba – và khai thác chúng một cách xuất sắc”.
Tân Gia Ba trở thành một hải cảng nhộn nhịp nhất thế giới và chỉ gần đây mới bị Thượng Hải lấn át. Đầu tư đổ vào ngành lọc dầu, phát triển như một trung tâm vận chuyển vùng, hàng không quốc gia nổi tiếng trên thế giới và khu vực ngân hàng như một phần rquan trọng của các thị trường tài chính toàn cầu.
Ông Barr nói ông Lý cũng đưa giới quản trị quan trọng lại với nhau có thể vạch ra tương lai phát triển của Tân Gia Ba.
“Ông ấy đưa giới lãnh đạo chính trị nghiêm túc và khối chính trị tạo thành một nhóm người đầy ý chí và óc sáng tạo và các nhà quản trị có khả năng. Và không có tài lãnh đạo chính trị của ông sẽ không thể thành lập một quyền lãnh đạo chính trị mà họ đã có thể làm”.
“Ông ấy đưa giới lãnh đạo chính trị nghiêm túc và khối chính trị tạo thành một nhóm người đầy ý chí và óc sáng tạo và các nhà quản trị có khả năng. Và không có tài lãnh đạo chính trị của ông sẽ không thể thành lập một quyền lãnh đạo chính trị mà họ đã có thể làm”.
Cách tiếp cận đối với hoạt động chính trị và các đối thủ cứng rắn của ông Lý cũng đã dẫn đến tiếng tăm về “sự độc đoán”. Việc áp dụng Đạo luật An ninh Nội địa (ISA) của chính phủ nhắm vào các đối thủ và những người chỉ trích, được dùng để bắt giữ các chính trị gia, các nhà hoạt động và các thành viên công đoàn.
Năm 1963, 100 người bị bắt trong đó có cựu biên tập nhật báo ông Said Zahari. Ông bị giam 17 năm mà không đưa ra xét xử. Năm 1987, 22 người gồm giới chức giáo hội Thiên Chúa giáo, các nhà hoạt động xã hội và các chuyên gia bị câu lưu, với cáo buộc âm mưu tả khuynh. Trước sự chỉ trích của truyền thống địa phương và ngoại quốc, ông Lý đã kiện các hãng truyền thông. Nhưng ông không biện giải cho lập trường cứng rắn của ông. Ông nói:
“Bất cứ ai lãnh đạo Tân Gia Ba phải có tính cứng rắn bằng không sẽ bỏ cuộc. Đây không phải là một canh bạc. Đây là đời sống của anh và của tôi. Tôi đã trải qua cả cuộc đời để xây dựng nó và chừng nào mà tôi còn đảm đương trách vụ này không ai hạ nó được”.
Tân Gia Ba vẫn còn là một đất nước kiểm soát chặt chẽ tự do ngôn luận. Năm 2014 Phúc trình Tự do Báo chí của nhóm Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) xếp Tân Gia Ba vào số những nước thấp nhất ở Đông Nam Á về tự do báo chí sau Miến Ðiện, Cam Bốt, Thái Lan và Nam Dương.
Thế Giới Tưởng Nhớ Ông Lý Quang Diệu
Ðài Á Châu Tự Do
(Hình AFP: Tháng 10/2006 Tổng Thống Mỹ George W. Bush (phải) tiếp ông Lý Quang Diệu tại Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Ðốn. Nhà lập quốc của Tân Gia Ba, ông Lý Quang Diệu, vừa từ trần vào sáng thứ Hai 23/3/2015, hưởng thọ 91 tuổi.)
(RFA) Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu rằng Thủ Tướng Lý Quang Diệu đúng là một vĩ nhân trong lịch sử, người sẽ được các thế hệ tương lai tưởng nhớ đến như là người sáng lập ra đất nước Tân Gia Ba hiện đại và là một trong những nhà chiến lược tài ba của Châu Á.
Trong thông cáo đưa ra, Tổng Thống Hoa Kỳ thừa nhận quan điểm của ông Lý Quang Diệu đã có ảnh hưởng lớn giúp cho Tổng Thống Barack Obama hoạch định chính sách tái cân bằng sang Á Châu-Thái Bình Dương.
Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc khen ngợi cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu là người bạn của nhân dân Trung Quốc và được cộng đồng quốc tế kính trọng như là một nhà chiến lược và chính khách.
Chính cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu là người có viễn kiến cho rằng Trung Quốc sẽ trở nên một lực lượng cần phải kiêng nể. Bản thân ông Lý Quang Diệu từng viết thư cho ông Đặng Tiểu Bình rằng “bất cứ những gì chúng ta đang làm, quý vị có thể làm tốt hơn vì chúng ta là con cháu của những người nông dân không có đất tại miền Nam Trung Hoa”.
Khi Trung Quốc mở cửa vào sau năm 1978, ông Đặng Tiểu Bình và các đồng sự Cộng sản tại Trung Quốc đã rất chú ý đến mô hình cai trị đất nước của ông Lý Quang Diệu là kết hợp tự do hóa kinh tế với kiểm soát chặt chẽ chính trị.
Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe gọi cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu là một trong những nhà lãnh đạo tài ba nhất trong thời hiện đại được sản sinh ra từ vùng đất châu Á.
Trong khi đó Thủ Tướng Anh David Cameron nhắc lại rằng có lúc cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu là một người bạn rất gay gắt với Anh Quốc, nhưng vai trò của ông Lý Quang Diệu trong lịch sử được khẳng định như là một nhà lãnh đạo và là một trong những chính khánh hàng đầu của thế giới hiện đại.
Thủ Tướng cải cách của Ấn Độ, ông Narendra Modi có bình luận trên twitter rằng cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu là một chính trị gia có tầm nhìn xa; ông là một con sư tử trong hàng ngũ các chính khách. Cuộc sống của ông Lý Quang Diệu là một bài học quý giá cho tất cả mọi người.
Các quốc gia láng giềng khác của Tân Gia Ba cũng lên tiếng nhắc lại công lao của cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu; đặc biệt trong vai trò giúp hình thành khối Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á (ASEAN) vào năm 1967.
Khối này ban đầu được cho là một bức tường chống sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản và giúp thúc đẩy phát triển.
Thủ Tướng Mã Lai Á, Najib Razak, lân bang của Tân Gia Ba, ngợi ca sự cương quyết của cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu biến đất nước thành một nơi hiện đại và thịnh vượng như mọi người nhìn thấy ngày nay.
Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng hôm 23/3 đến tại Tòa Đại Sứ Tân Gia Ba ở Hà Nội ghi vào sổ tang, sau khi được tin cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu qua đời.
Ông Nguyễn Tấn Dũng ghi rằng người dân Việt Nam luôn ghi nhớ tình cảm và sự giúp đỡ quý báu của ông Lý Quang Diệu dành cho Việt Nam.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Amnesty International, trụ sở tại Anh Quốc hôm 23/3 cũng ra thông cáo về cái chết của vị Thủ Tướng tiên khởi Tân Gia Ba Lý Quang Diệu.
Ngoài lời chia buồn cùng gia quyến và người dân Tân Gia Ba đang thương tiếc vị cha già dân tộc của họ với công trạng phát triển kinh tế của đất nước Tân Gia Ba, Ân Xá Quốc Tế đề cập đến mảng tối là để phát triển kinh tế những quyền tự do căn bản và nhân quyền tại đó bị hy sinh.
Ân Xá Quốc Tế cho rằng hạn chế về quyền tự do biểu đạt tư tưởng và buộc những tiếng nói chỉ trích phải im lặng vẫn còn là một thực tế hằng ngày ở Tân Gia Ba hiện nay.
Cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu qua đời chỉ ít tháng trước khi Tân Gia Ba mừng kỷ niệm 50 năm ngày độc lập. Theo Ân Xá Quốc Tế thì điều này xảy ra khi đất nước này bước vào một thời kỳ mới mà tổ chức này kêu gọi thế hệ những nhà lãnh đạo mới hãy bảo đảm là thời kỳ được đánh dấu với sự tôn trọng nhân quyền thực sự.
Lý Quang Diệu, Một “Gương Mặt Lãnh Đạo Huyền Thoại của Châu Á”
Thanh Hà
(Hình REUTERS: Cảnh người dân Tân Gia Ba đặt hoa ở bệnh viện, cầu chúc sức khỏe cho ông Lý Quang Diệu, ngày 21/3/2015.)
(RFI) Là người có công đưa đất nước thoát khỏi ách thuộc địa, để trở thành một trong những đảo quốc phồn thịnh nhất thế giới, cha đẻ của Cộng hòa Tân Gia Ba, Lý Quang Diệu vừa từ trần ngày 23/3/2015, thọ 91 tuổi.
Sức khỏe của cựu lãnh đạo Tân Gia Ba đã sa sút đáng kể từ nhiều tuần qua. Ông phải nhập viện hồi đầu tháng Hai vì bệnh viêm phổ cấp tính.
Khi hay tin ông Lý Quang qua đời, chuyên gia học viện quốc phòng Úc Ðại Lợi, ông Carlyle Thayer nhận định: Sẽ không có đất nước Tân Gia Ba ngày nay, nếu không có ông Lý Quang Diệu.
Sinh năm 1923 trong một gia đình gốc Hoa, ông là Thủ Tướng đầu tiên của Tân Gia Ba khi giành được độc lập từ Anh Quốc. Ông Lý Quang Diệu lên cầm quyền vào năm 1959, ở tuổi 35 tuổi. Tân Gia Ba thoát khỏi chế độ thuộc địa Anh đã gia nhập Liên bang Mã Lai Á. Nhưng những bất đồng đã chóng nảy sinh giữa ông Lý Quang Diệu với Thủ Tướng Mã Lai Á thời đó là ông Abdul Rahman. Thủ Tướng Tân Gia Ba cực lực chống đối các chính sách ưu đãi dành cho người Mã Lai Á theo đạo Hồi. Xung đột sắc tộc giữa cộng đồng người Hoa và người theo đạo Hồi vào những năm 1964-1965 dẫn tới việc Tân Gia Ba bị trục xuất khỏi Liên bang Mã Lai Á vào năm 1965. Thủ Tướng họ Lý đứng trước một đất nước với tương lai đầy bất trắc.
Nhưng chỉ trong 30 năm, Tân Gia Ba đã phát triển rất mạnh trên phương diện kinh tế để trở thành một trong bốn “con rồng của Châu Á”, cùng với Nam Hàn, Đài Loan và Hồng Kông. Về phương diện tài chính, từ những năm 1980, Tân Gia Ba đã trở thành thị trường năng động nhất tại Châu Á, chỉ sau có Tokyo. Đảo quốc với gần 5 triệu dân này, ngày nay đã trở thành một trong hai hải cảng lớn nhất tại khu vực, và mới chỉ bị Thượng Hải qua mặt gần đây.
Tân Gia Ba còn là một trong những trung tâm hàng đầu về mặt kỹ thuật, là một trong những quốc gia có hệ thống y tế tân tiến nhất trong khu vực Đông Nam Á, là một trong những địa điểm du lịch được ưa chuộng nhất.
Một nhà quan sát tại Tân Gia Ba, được thông tấn xã AFP trích dẫn, nhấn mạnh, nhờ ông Lý Quang Diệu mà Tân Gia Ba, một vùng đất có diện tích còn nhỏ hơn so với thành phố Berlin của nước Đức, nhưng lại chiếm một vị trí hết sức quan trọng trên bình diện quốc tế.
Thành công đó có được nhờ vào một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa. Thứ nhất theo như đánh giá của chuyên gia Michael Barr thuộc Đại học Flinder tại Úc Ðại Lợi, ông Lý Quang Diệu đã huy động được cả một đội ngũ các chuyên gia vừa có năng lực vừa có tài quản lý thực sự. Thứ hai, trong suốt thời kỳ cầm quyền, ông luôn chủ trương xây dựng một Nhà nước trong sạch và hiệu quả. Tân Gia Ba không bị tham nhũng và các hành vi bè phái lũng đoạn.
Nếu như không một ai phủ nhận vai trò và công lao của cố Thủ Tướng Lý Quang Diệu trong việc đưa Tân Gia Ba thành một quốc đảo thịnh vượng nhất thế giới, thì ngược lại, ông thường bị giới bảo vệ nhân quyền chỉ trích.
Luật an ninh nội địa của Tân Gia Ba bị coi là nhằm bóp nghẹt mọi tiếng nói đối lập và chận đường các đối thủ chính trị của ông. Đảng Hành động Nhân dân của ông Lý Quang Diệu liên tục cầm quyền từ năm 1959 tới nay và hiện đang có 80 trên tổng số 87 ghế trong Quốc hội. Năm 1990, ông Lý Quang Diệu nhường lại chiếc ghế Thủ Tướng cho một người thân cận là ông Goh Chok Tong, trước khi con trai ông, Lý Hiển Long, được chỉ định vào chức vụ Thủ Tướng năm 2004.
Đại diện của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch tại khu vực Châu Á Phil Robertson lưu ý, trong những năm tháng ông Lý Quang Diệu cầm quyền, tự do ngôn luận, tự do hội họp ở Tân Gia Ba đã bị giới hạn đáng kể. Có lẽ đã đến lúc đảo quốc này cần nối lại đối thoại để phần nào cởi trói cho hoạt động chính trị tại Tân Gia Ba.
Lý Quang Diệu, Người Biến Hòn Đảo Muỗi Mòng Thành Quốc Gia Giàu Có (Phần I)
Việt-Long - RFA
(Hình Wikipedia: Thủ Tướng Lý Quang Diệu tại Ngũ Giác Đài năm 2002.)
(RFA) Nhả lập quốc của Tân Gia Ba, ông Lý Quang Diệu, vừa thất lộc vào sáng thứ Hai (23/3/2015), thọ 91 tuổi. Thông cáo đăng trên website chính thức của ông cho biết ông qua đời một cách yên bình vào 3 giờ 18 phút, giờ địa phương.
Ông Lý Quang Diệu được thế giới coi là người “cha già lập quốc” của Tân Gia Ba, nhà kiến trúc tạo dựng tiểu đảo Tân Gia Ba có vị trí chiến lược nhưng không nguồn tài nguyên, không cả nguồn nước đủ dùng, chỉ có muỗi mòng gây sốt rét là “tài sản”, thành một quốc gia tiên tiến, giàu có nhất và trong sạch nhất ở châu Á, người dân có mức sống cao vào nhóm chiếm hàng đầu trên thế giới, được giới lãnh đạo châu Á ngưỡng mộ và thường xuyên tham vấn.
Gia Tộc Di Dân
Ông sinh ngày 16 tháng Chín năm 1923, thuộc thế hệ thứ tư người Quảng Đông di cư sang Tân Gia Ba thời còn là thuộc địa của Anh Quốc. Thế hệ thứ nhất, ông cố Lý Mộc Văn, sinh năm 1846, sinh sống ở huyện Đại Phố, tỉnh Quảng Đông, từ nơi đó di cư sang Tân Gia Ba vào năm 1863, trở thành đại phú gia, trở về Trung Quốc năm 1882, để lại vợ và ba người con. Thế hệ thứ hai là ông nội Lý Vân Long (1871), công dân Anh Quốc tại Tân Gia Ba, theo học chương trình trung học Anh ngữ, làm tài phú cho một thương thuyền, và trở thành quản trị viên công ty tàu thủy đó.
Thời Thanh Niên
Thân phụ của ông Lý Quang Diệu là Lý Tiến Khôn, cũng là công dân Anh, hấp thụ văn hóa Anh, lấy vợ là Thái Nhận Nương, sinh ra Lý Quang Diệu vào năm 1923, sau đó là ba em trai, và một em gái. Tài sản của nhà Lý Vân Long bị suy kiệt trong vụ đại suy thoái kinh tế toàn cầu trong thập niên 1930, nên cha của họ Lý chỉ là một chủ tiệm bình thường. Tuy nhiên bốn anh em Lý Quang Diệu đều được theo học Đại học Cambridge ở Anh Quốc. Người cô của Lý Quang Diệu trở thành nữ Bác sĩ người Tân Gia Ba mang quốc tịch Anh đầu tiên hành nghề tại Tân Gia Ba. Ba em trai của ông trở thành luật gia, nhà tài chính và Bác sĩ.
Lý Quang Diệu tốt nghiệp trường Fitzwiliams thuộc Đại học Cambridge, với bằng danh dự rất hiếm hoi Double Starred-First-Class Honours về Luật học vào năm 1950. Học trình Đại học của ông bị gián đoạn khi Nhật chiếm đóng Tân Gia Ba trong thời gian 1942-1945. Ông đi làm, công việc đầu tiên là làm thư ký cho công ty nhập cảng vải vóc Shimola của người bạn của ông nội Lý Vân Long. Sau đó ông học tiếng Nhật, làm công việc dịch thuật tin tức phát thanh từ radio của phe đồng minh cho người Nhật.
Suýt Bị Nhật Bắn
Gần kết thúc Ðệ Nhị Thế Chiến, ông biết Nhật Bản sắp thua trận, sợ đồng minh phản công tràn tới Tân Gia Ba, ông chuẩn bị mua trang trại ở Cao nguyên Cameron (Mã Lai Á) để dọn sang, nhưng một nhân viên giao chuyển văn thư cho ông biết đơn xin đã bị an ninh Nhật Bản lấy ra khỏi hồ sơ, và ông đang bị theo dõi. Ông phải bỏ ý định đi Mã Lai Á. Lính Nhật bảo ông gia nhập nhóm người Hoa ly khai, ông xin về lấy quần áo và trốn luôn. Nhóm người Hoa này bị dẫn ra bờ biển và bắn chết hết.
(Hình: Lý Quang Diệu, đứng giữa, cùng ba em trai một em gái đứng sau cha mẹ là ông bà Lý Tiến Khôn.)
Lý Quang Diệu sang Anh tiếp tục con đường học vấn. Thất vọng vì người Anh không bảo vệ được Tân Gia Ba trước quân đội Thiên Hoàng, ông trở về Tân Gia Ba năm 1949 với quyết tâm phải giành độc lập cho xứ sở này.
Sự Nghiệp Chính Trị
Tháng 11 năm 1954, Lý Quang Diệu cùng một nhóm bạn từng học tại Anh thành lập đảng xã hội Nhân dân Hành động, (People’s Action Party, PAP). Đảng này liên minh với các công đoàn thân Cộng, mà ông Lý nhắm mục đích lôi kéo sự ủng hộ của đông đảo công nhân và người dân nói tiếng Hoa chiếm hơn 70% dân số, trong khi phe Cộng sản tại Tân Gia Ba cần khả năng lãnh đạo và quản lý của nhóm người không Cộng sản, có học vấn Anh Quốc, làm bình phong cho phe Cộng sản, vì luật cấm đảng Cộng sản Mã Lai hoạt động. Mục đích chung của hai phe là quyền tự trị của Tân Gia Ba tách khỏi Anh Quốc. Lý Quang Diệu trở thành Tổng Bí Thư đầu tiên của đảng PAP, và giữ chức vụ này đến tận năm 1992.
Ông đắc cử ghế Dân biểu khu vực Đan Nhung Bá Cát Tập ở Trung bộ Tân Gia Ba năm 1955, trở thành lãnh tụ cánh tả đối lập với chính phủ liên minh Mặt trận Lao Động thuộc cánh hữu. Ông cũng là đại diện của đảng PAP tại hai hội nghị hiến pháp ở Luân Ðôn, thảo luận với người Anh về tương lai của Tân Gia Ba. Năm 1957 phe Cộng Sản chiếm quyền lãnh đạo đảng PAP bằng cách gài đảng viên giả hiệu vào đại hội đảng, nhưng chính phủ cánh hữu lập tức ra lệnh bắt giam hết phe Cộng Sản Tân Gia Ba, tái lập quyền lãnh đạo cho Lý Quang Diệu, sau đó ông lại tái đắc cử dân biểu khu vực Đan Nhung.
Tân Gia Ba Tự Trị
Cuối tháng 5/1959, đảng PAP chiếm 43 trong tổng số 51 vị trí của Hội đồng Lập pháp. Tân Gia Ba giành được quyền tự trị trong mọi lãnh vực ngoại trừ Quốc phòng và Ngoại giao vẫn thuộc Anh Quốc, và họ Lý trở thành Thủ Tướng đầu tiên của Tân Gia Ba vào ngày 3 tháng Sáu.
Năm 1961, Thủ Tướng Mã Lai Á Tunku Abdul Raman đề nghị thành lập Liên Bang Mã Lai Á bao gồm Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Sabah và Sarawak. Lý Quang Diệu khởi động chiến dịch sáp nhập Tân Gia Ba với Mã Lai Á để chấm dứt chế độ thuộc địa Anh Quốc. 70% cử tri ủng hộ ý kiến của ông trong cuộc trưng cầu dân ý 1 tháng Chín năm 1962, phần còn lại hầu hết bỏ phiếu trắng, vì Lý Quang Diệu không chấp nhận phiếu phủ định. Tân Gia Ba trở thành bang thuộc Mã Lai Á từ tháng Chín năm 1963. Tuy nhiên sự kết hợp không kéo dài, vì đảng UMNO giữ chính quyền Mã Lai Á lo ngại trước sự hội nhập của cộng đồng người Hoa chiếm đa số ở Tân Gia Ba đi cùng với thách đố chính trị do đảng PAP đem vào Mã Lai Á.
Năm 1964, tháng Bảy, xảy ra bạo loạn sắc tộc khi hai cộng đồng người Hoa và người Mã Lai ở Tân Gia Ba tấn công nhau, khiến 23 người chết. Không biết ai gây bạo loạn, nhưng xáo trộn sắc tộc tiếp diễn, bùng nổ vào tháng Chín, dân làm loạn cướp phá xe cộ, cửa hàng, khiến hai Thủ Tướng Mã Lai Á và Tân Gia Ba phải ra trước đám động để xoa dịu tình hình.
Tống Xuất Khỏi Liên Bang
Không giải quyết được bất ổn, Thủ Tướng Tunku quyết định tống xuất Tân Gia Ba ra khỏi liên bang. Lý Quang Diệu cố gắng hòa giải nhưng không thành công. Tháng 8/1965, sau khi thấy không thể tránh khỏi chia cách, ông ký thỏa ước ly khai vào tháng 8/1965, trong đó bàn thảo mối quan hệ với Mã Lai Á sau cuộc ly khai để tiếp tục hợp tác thương mại và quốc phòng.
Cuộc chia cách là một đòn nặng với chính phủ Lý Quang Diệu vì ông vẫn tin rằng Tân Gia Ba khó sống còn nếu tách khỏi Mã Lai Á. Tân Gia Ba không có một nguồn tài nguyên nào, ngay cả nguồn nước chính cũng phải lấy từ Mã Lai Á, trong khi khả năng quốc phòng gần con số không mới là thách đố chính yếu đối với ông và chính phủ Tân Gia Ba.
Ông cố dấu nước mắt và nghẹn ngào loan báo tin này cho quốc dân Tân Gia Ba trên truyền hình vào ngày 9 tháng Tám, bày tỏ lòng nuối tiếc cho hai dân tộc nối liền với nhau về địa lý, kinh tế và chủng tộc.
Quốc hội Tân Gia Ba thông qua nghị quyết chia cách, và thành lập nước Cộng Hòa Tân Gia Ba. Ông Lý ngã bệnh, tự cách ly 6 tuần liền sau đó. Thủ Tướng Anh bày tỏ quan ngại, Thủ Tướng họ Lý hồi đáp rằng đừng lo âu, ông và đồng sự đều tỉnh táo và sáng suốt, sẽ lượng định mọi hậu quả trước khi tiến bước trên bàn cờ chính trị.
Thủ Tướng họ Lý bắt đầu tìm sự nhìn nhận và hậu thuẫn quốc tế cho nền độc lập của Tân Gia Ba. Tân Gia Ba gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng Chín năm đó. Tân Gia Ba thành lập Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 8/1967 cùng với Mã Lai Á, Nam Dương, Phi Luật Tân và Thái Lan. Lý Thủ Tướng thăm Nam Dương vào tháng 5/1973; quan hệ song phương tăng tiến mạnh từ đó.
Tạo Dựng Bản Sắc Văn Hóa Riêng
Tân Gia Ba chưa hề có một bản sắc văn hóa chính thống cho riêng mình để người nhập cư có thể hội nhập, dù ngôn ngữ chính là tiếng Mã Lai. Ông cùng chính phủ và đảng PAP nỗ lực tạo dựng một căn cước văn hóa cho xứ mình trong suốt hai thập niên 1970 và 1980, một nền văn hóa minh định hòa đồng chủng tộc theo chủ trương đa văn hóa. Chính phủ hết sức nỗ lực thực hiện và buộc người dân phải theo chính sách khoan dung tôn giáo, hòa đồng chủng tộc, dùng luật pháp cứng rắn trừng trị những hành vi hay mưu đồ kích động bạo lực vì tôn giáo hay chủng tộc. Một ví dụ là chính phủ Tân Gia Ba từng cảnh cáo việc truyền bá phúc âm một cách vô ý thức do người Thiên Chúa Giáo thực hiện nhắm vào xứ Hồi giáo Mã Lai Á; năm 1974 Tân Gia Ba đã chấm dứt hoạt động của Hội Kinh Thánh Tân Gia Ba nhằm xuất bản ấn phẩm tôn giáo bằng tiếng Mã Lai.
Quốc Phòng, Bài Toán Khó
Tân Gia Ba dễ bị xâm hại về an ninh. Nhiều mối đe dọa đến từ các nước Cộng sản trên thế giới và phe nhóm Cộng sản trong nước, từ xứ Nam Dương với chính sách đối đầu. Sau khi gia nhập Liên Hiệp Quốc, Thủ Tướng họ Lý đã chỉ thị Phó Thủ Tướng Ngô Khánh Thụy xây dựng quân lực Tân Gia Ba, nhờ nhiều nước giúp đỡ, nhất là Do Thái, trong các lãnh vực cố vấn huấn luyện và tạo dựng cơ sở, căn cứ quốc phòng, ban hành chính sách động viên theo đó tất cả nam công dân từ 18 tuổi đều phải phục vụ Lực lượng Quốc gia, ở một trong những lực lượng quân sự gồm Quân lực Tân Gia Ba, Lực lượng Cảnh sát, hay Lực lượng Phòng vệ Dân sự.
Bài Toán Khó Nhất: Tham Nhũng
(Hình: Chủ Tịch Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình (phải) tiếp đón Thủ Tướng Lý Quang Diệu (trái) tại Bắc Kinh, tháng 11/1978.)
Tân Gia Ba cũng bị nạn tham nhũng như nhiều nước khác. Lý Thủ Tướng đề nghị dự luật cho Phòng điều tra hành vi tham nhũng quyền hạn lớn hơn để bắt giữ, lục soát, triệu tập nhân chứng, thanh tra tài khoản ngân hàng, trương mục thuế của những đối tượng bị nghi ngờ và gia đình họ. Ông Lý chủ trương cấp Bộ Trưởng phải được trả lương cao để duy trì được một chính phủ trong sạch và chân thật. Năm 1994, ông đề nghị tăng lương các Bộ Trưởng, Thẩm phán và công chức cao cấp lên bằng mức lương của các chuyên viên, viên chức cao cấp nhất trong lãnh vực tư, nói rằng như vậy mới giúp tuyển mộ và giữ được những tài năng để phục vụ trong lãnh vực công.
Ông Lý Quang Diệu nắm giữ chức vụ lãnh đạo đảo quốc Sư tử trong ba mươi năm, đến khi từ chức vào năm 1990 để trở thành Bộ Trưởng cao cấp trong Nội các của Thủ Tướng Ngô Tác Đống. Đến tháng Tám năm 2004, khi con trai ông, Lý Hiển Long, trở thành Thủ Tướng thứ ba của Tân Gia Ba, ông được bổ nhiệm làm Nội các Tư chính, giữ nhiệm vụ tư vấn cho toàn thể Nội các. Giữ những chức vụ Thủ Tướng và Bộ Trưởng cao cấp trong suốt hơn 50 năm liền, ông Lý cũng là một trong những Bộ Trưởng phục vụ lâu năm nhất lịch sử.
Tuy nhiên, trong cuộc đời sóng gió và thành công vĩ đại ấy, tư duy chiến lược phát triển của ông Lý Quang Diệu mới là phần được lịch sử ghi lại đậm nét, và cả thế giới Đông, Tây đều ngưỡng mộ. (Mời quý vị đón xem ở phần II).
Lý Quang Diệu, Nhà Độc Tài Được Yêu Mến và Ngưỡng Mộ Nhất Thế Giới
Nguyễn Hưng Quốc
(VOA) Trên thế giới, trong nửa sau thế kỷ 20, không có chính khách nào thành công và được ngưỡng mộ như là Lý Quang Diệu (1923-2015).
Thành công đầu tiên là ông nắm quyền lực trong một thời gian rất lâu. Có thể nói ông là một trong những Thủ Tướng dân cử tại vị lâu nhất trên thế giới, trong hơn 30 năm, từ 1959 đến 1990. Sau đó, với chức Bộ Trưởng danh dự (senior minister) và người hướng dẫn các Bộ Trưởng khác (minister mentor), ông tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong việc phác hoạ chính sách phát triển cho Tân Gia Ba. Từ năm 2011, ông chính thức rút lui khỏi bộ máy cầm quyền, nhưng vẫn tiếp tục làm dân biểu Quốc hội, ở đó, tiếng nói của ông vẫn được lắng nghe một cách đặc biệt, một phần vì Thủ Tướng đương nhiệm, Lý Hiển Long, là con trai của ông, phần khác, quan trọng hơn, vì những ý kiến của ông bao giờ cũng được xem là khôn ngoan và sắc sảo không những chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế.
Thành công thứ hai của Lý Quang Diệu là ông đã làm cho đảng Hành động Nhân dân (People’s Action Party – PAP) do ông sáng lập với một số bạn bè từ năm 1954 trở thành một đảng cầm quyền có uy tín và sức mạnh hầu như vô địch tại Tân Gia Ba trong suốt 60 năm qua. Trong cuộc bầu cử năm 1963, đảng của ông chiếm 37 trên tổng số 51 chiếc ghế Quốc hội; trong các cuộc bầu cử sau đó, từ năm 1968 đến 1980, đảng của ông chiếm toàn bộ số ghế. Chỉ từ năm 1984 trở đi, trong Quốc hội mới thấp thoáng có vài ba chiếc ghế thuộc phe đối lập. Cho đến nay, đảng Hành động Nhân dân vẫn giữ ưu thế tuyệt đối trong Quốc hội.
Thành công thứ ba và cũng là thành công to lớn nhất của Lý Quang Diệu là, trong suốt mấy chục năm, ông đã biến Tân Gia Ba từ một quốc gia nhỏ xíu, nghèo đói và lạc hậu trở thành một trong những quốc gia phát triển và có thu nhập trên đầu người thuộc vào hạng cao nhất trên thế giới.
Xin lưu ý Tân Gia Ba là một trong vài quốc gia nhỏ và có mật độ dân cư cao nhất thế giới. Với diện tích khoảng 700 cây số vuông, Tân Gia Ba chỉ bằng một nửa thành phố Đà Nẵng của Việt Nam. Cái đảo quốc này không có đất cho nông nghiệp, thậm chí, không đủ nguồn nước ngọt để sử dụng, hầu như không có bất cứ một thứ tài nguyên nào cả. Vào những năm mới được tự trị cũng là lúc Lý Quang Diệu mới lên làm Thủ Tướng, Tân Gia Ba là một quốc gia rất nghèo nàn với trình độ dân trí rất thấp, hơn nữa, lại bị chia rẽ trầm trọng về sắc tộc. Sự chia rẽ trầm trọng đến độ Mã Lai Á không muốn nhận Tân Gia Ba làm một thành viên trong Liên bang Mã Lai Á dù hầu hết các chính khách tại Tân Gia Ba, kể cả Lý Quang Diệu, khao khát điều đó: Hầu như mọi người đều cho, với những bất lợi về phương diện địa lý và một số dân ít ỏi như vậy, Tân Gia Ba rất khó phát triển và bảo vệ được chủ quyền của mình sau khi được Anh trao trả độc lập.
Thế mà, chỉ mấy chục năm sau, dù dân số vẫn rất thấp (hiện nay khoảng 5 triệu rưỡi), Tân Gia Ba đã trở thành một trong những quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới. Đó là quốc gia có thu nhập trên đầu người thuộc loại cao nhất trên thế giới; có những trường Đại học được xếp vào hạng ưu tú nhất trên thế giới; nơi có môi trường làm ăn thuận lợi và dễ dàng nhất trên thế giới, quốc gia ít tham nhũng và minh bạch nhất thế giới; nơi có hãng hàng không và phi trường được xem là uy tín nhất thế giới; một hải cảng tấp nập nhất thế giới; những đường phố sạch sẽ nhất thế giới, v.v….
Sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của Tân Gia Ba xuất phát từ nhiều lý do nhưng hầu như tất cả các nhà phân tích chính trị và nghiên cứu lịch sử đều đồng ý với nhau ở một điểm: lý do quan trọng nhất là sự lãnh đạo khôn ngoan của Lý Quang Diệu. Ông được xem là người lập quốc, một vị cha già của dân tộc. Nhắc đến Tân Gia Ba, nhiều học giả gọi đó là Tân Gia Ba của Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew’s Tân Gia Ba).
Khác với các “vị cha già” (founding father) khác, từ Mao Trạch Đông đến Fidel Castro, Kim Nhật Thành và Hồ Chí Minh, những kẻ chỉ đẩy đất nước vào chiến tranh hoặc khốn cùng, “vị cha già” Lý Quang Diệu làm cho đất nước ông càng ngày càng văn minh và giàu có, được cả thế giới kính trọng.
Với tư cách một kiến trúc sư, người xây dựng một nước Tân Gia Ba hiện đại, không phải Lý Quang Diệu không có khuyết điểm. Khuyết điểm nổi bật nhất của ông là độc tài. Ông trấn áp những người đối lập, tìm mọi cách để ngăn chận sự phát triển của xã hội dân sự, ưu tiên cho những thành phần ưu tú, để cho gia đình ông nắm giữ những chức vụ cao cấp trong bộ máy chính quyền cũng như trong lãnh vực kinh tế, có những chủ trương khắc nghiệt để bảo vệ một Tân Gia Ba trong sạch và lành mạnh. Tuy nhiên, phần đông dân chúng vẫn hài lòng với sự độc tài ấy. Họ hiểu nguyên nhân của sự độc tài là từ thiện chí muốn, một, tạo nên một hệ thống quản trị tốt và hữu hiệu và hai, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước của Lý Quang Diệu. Bởi vậy, biết ông độc tài, người ta vẫn yêu mến và kính trọng ông. Có thể nói, Lý Quang Diệu là một trong những nhà độc tài khả ái và khả kính hiếm hoi trên thế giới. Hầu như tất cả các lãnh tụ trên thế giới, khi nói về ông, bao giờ cũng tỏ vẻ đầy tôn trọng. Các Tổng Thống Mỹ, từ Richard Nixon đến Bill Clinton và George H.W. Bush; các Thủ Tướng Anh, từ Margaret Thatcher đến Tony Blair, đều nhiệt liệt khen ngợi ông.
Nhưng sự thành công của Lý Quang Diệu không dừng lại ở phạm vi Tân Gia Ba. Ông được xem là một nhà chiến lược thiên tài ở châu Á. Nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, thường xin ý kiến của ông trong nỗ lực hiện đại hóa đất nước của họ. Ở phạm vi quốc tế, một trong những đóng góp nổi bật của Lý Quang Diệu là đưa ra khái niệm bảng giá trị Á châu (Asian virtue) với nội dung chính là: Khác với Tây phương nơi các bảng giá trị được xây dựng trên chủ nghĩa cá nhân, ở châu Á, dưới ảnh hưởng của Nho giáo và các nền văn hóa bản địa, tinh thần tập thể cao hơn hẳn, ở đó, người ta tìm kiếm sự đồng thuận hơn là cạnh tranh, nhắm đến cái chung hơn cái riêng, đặt quyền lợi của đất nước cao hơn quyền lợi của gia đình và quyền lợi của gia đình cao hơn quyền lợi của bản thân. Dĩ nhiên, người ta thừa biết quan điểm này của Lý Quang Diệu chỉ là một sự biện hộ cho các chính sách bị xem là độc tài và độc đoán của ông. Biết vậy, nhưng người ta cũng không thể không ghi nhận là với quan điểm ấy, ông trở thành một thủ lãnh tinh thần của châu Á, một Kissinger ở Phương Đông, như nhận định của một số học giả.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA, nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét