Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Chết Trong Bóng Tối - Cô Tư Sài Gòn

Không nói chuyện ngày xưa, chỉ nói chuyện bây giờ, vì ngày xưa thì vô số chuyện không vui của thời chiến tranh...
Không còn bom rơi đạn lạc nữa, không còn giao chiến hay tầm thù nữa... nhưng vẫn có nhiều cái chết trong bóng tối.
Dễ thấy nhất là chết trong các đồn công an, vì gần với các khu phố cư dân, phóng viên báo chí dễ có cơ hội tìm hiểu, khám phá các sai trái.


Tuy nhiên, chết trong trại tạm giam, tạm giữ thì sao? Hình như rất khó bị điều tra cho minh bạch, cho dù nhiều cái chết có thể là do công an lạm dụng, hay do đaị bàng theo lệnh quản giáo xử lý... Và ngay cả khi chết bệnh, với tỷ lệ bị tống giam vì oan sai, có phải là những cái chết oan uổng?

Báo VietnamNet kể rằng, “Ba năm, 226 người chết trong trại tạm giam, tạm giữ...”


Bản tin ghi theo thống kê từ Bộ Công an, từ năm 2011 đến 2014, có đến 226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam, chủ yếu do tự sát và bệnh lý.

Bản tin cũng nhắc chuyện oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, dù công nhận là oan sai, xin bồi thường cũng đủ thư1ứ giấy tờ.

Bản tin VietnamNet viết:

“Câu chuyện ông Nguyễn Thanh Chấn ôm theo 100 loại giấy tờ để được giải quyết việc bồi thường oan sai làm nóng cuộc họp khi đoàn giám sát tranh luận với các cơ quan tố tụng về trách nhiệm này.

Đại diện Tòa án NDTC cho biết vụ việc đang được Tòa án NDTC thụ lý, đang trong quá trình thương lượng vì ông Nguyễn Thanh Chấn đòi số tiền bồi thường lớn, trên 10 tỷ đồng, nhưng giấy tờ chứng minh lại chưa rõ ràng, đầy đủ...”

Haỹ hình dung, tìm đâu ra đủ giấy tờ như công an đòi hỏi, khi thực sự là chuyện xưa tận 10 năm trươc.

Bản tin ghi lời một quan chức:

“Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga ái ngại: Cứ thế này không biết đến bao giờ, làm sao gia đình ông Chấn tìm được những cái vé xe thăm nuôi của 10 năm trước. Bà Nga đề nghị có những thủ tục đặc biệt để khắc phục sớm nhất thiệt hại cho người bị oan.”

Cần ghi nhơ rằng, tạm giam và tạm giữ không có nghĩa là đã có tội. Do vậy, chêt trong khi tạm giam, tạm giữ có thể là chết oan ức.

Bản tin nói:

“Một con số khác do Bộ Công an đưa ra cũng được thảo luận nhiều tại cuộc họp: Từ 2011-2014, có đến 226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam.

Đại diện Bộ Công an cho biết nguyên nhân chủ yếu là do tự sát và bệnh lý, nhưng ông Nguyễn Thái Học, ủy viên UB Tư pháp, đặt câu hỏi có hay không "nguyên nhân thứ yếu".

Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội cũng muốn có số liệu cụ thể về nguyên nhân của con số này: Nếu là tự sát thì điều kiện tạm giam, tạm giữ ra sao mà tự tử được; Nếu do bệnh lý thì những bệnh như vảy nến, tim, suy nhược..., nếu không bị tạm giam thì có chết không; chết do đánh nhau cũng cần đặc biệt quan tâm.

Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh quyền của công dân được đảm bảo an toàn tính mạng khi bị tạm giam, tạm giữ.

Ông Nguyễn Hải Phong cam kết sẽ báo cáo chính xác vấn đề này trước QH, nhưng cũng nhấn mạnh là "các số liệu rất nhạy cảm".

Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Cường phản ánh tỉ lệ tạm giam, tạm giữ hiện đang rất cao, 60-70%, có những địa phương đến 90%. "Lạm dụng quá việc này cũng là nguyên nhân dẫn đến oan sai, vì đã lỡ tạm giam thì phải cố gắng cho ra tội", ông Cường nói...”

Nhạy cảm? Tại sao nhạy cảm? Có phải vì nhiều phần trách nhiêu là lôi công an?

Xin nhắc rằng, tạm giam, tạm giữ chưa có nghĩa là có tội... nhỡ chêt đi rồi, biết ngỏ cùng ai...

Không có nhận xét nào: