Có thể nói, sau ngày 27/9/2024, sau cái chết của Lãnh Tụ Hezbollah là Hassan Nasrallah, giới truyền thông thế giới đều đổ dồn cặp mắt về Trung Đông, nhất là sự căng thẳng giữa Iran và Israel. Hầu như dư luận nói chung không còn bàn cãi về chuyện Israel tấn công Hezbollah qua biên giới phía nam và đông nam của Liban nữa mà chỉ quan tâm đến chuyện Israel có trả đũa Iran về vụ bắn gần 200 hỏa tiễn lần thứ hai qua Do Thái hay không, và liệu Iran có mở một cuộc chiến tranh toàn diện vùng Trung Đông hay không qua lời tuyên bố của "Giáo Chủ Khamenei", Tehran sẽ xem năm quốc gia vùng vịnh là kẻ thù của Tehran nếu các quốc gia Hồi Giáo này lên tiếng ủng hộ Tel Aviv.
<!>
Ý Khamenei cảnh cáo trước Oman, UAE, QaTar, Bahrain, Kuwait, nếu chiến tranh Iran và Israel bùng nổ, các quốc gia Hồi Giáo nằm ở bờ nam Persian Gulf này không ủng hộ Iran mà lại đi ủng hộ Do Thái thì Tehran sẽ xem họ như kẻ thù địch.
Trong tình hình chiến sự trên thế giới hiện nay có hai "Kho Đạn Long Bình" và hai cái "Chuồng Gà" thì Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky ôm hai cái, "Lạnh Tụ Tối Cao Iran" là Ali Hosseini Khamenei ôm hai cái. Một cái là kho đạn Long Bình, còn cái kia là cái chuồng gà. Vừa nổ vừa chạy, vừa gáy vừa trốn. Khamenei tám lạng, Zelensky nửa cân.
Hơn 40 năm qua, kể từ năm 1978, kể từ ngày thành lập Cộng Hòa Hồi Giáo Iran, Tehran đã lao vào một cuộc chiến thực sự với Israel. Cũng kể từ đó, ở Tehran, người dân Iran thuộc phái Shiite không hô to « Palestine muôn năm ! » mà là « Tiêu diệt Israel ! ».
Câu hỏi được đặt ra là "tại sao Iran lại thù hận Israel" đến độ phải phiêu lưu lao đầu vào một cuộc chiến tranh "bất tận" không bao giờ có cơ may chiến thắng, bởi những nhà lãnh đạo hiện nay của Tehran thừa biết rằng, tấn công Israel đồng nghĩa với tấn công Hoa Kỳ, là tự sát!
Có câu ngạn ngữ "Không Có Lửa Làm Sao Có Khói?"
Những ngọn khói bốc lên từ Trung Đông hàng nửa thế kỷ nay, do những bàn tay nào đã châm lữa để cho các quốc gia cùng chủng tộc, cùng tôn giáo cứ mãi lấy oán trả oán khiến cho thù hận ngày càng chồng chất.
Hãy công bình xét nét lại lịch sử quá khứ để đi tìm những nguyên nhân sâu xa dù đã chôn vùi trong quá khứ, để chúng ta có những nhận định khách quan không thiên vị bên nào.
Iran được gọi là "Đế Quốc Ba Tư" có một nền văn minh cổ nhất thế giới bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ thứ IV TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại Đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN - là quốc gia rộng lớn nhất trên thế giới vào thời điểm đó. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi Giáo bản địa cực thịnh, tuy nhiên tiếp sau đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ (Thành Cát Tư Hãn) chinh phục vào thế kỷ thứ 14, cùng thời gian quân Nguyên xâm chiếm Nhà Trần nước Việt Nam ta. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một quốc gia Iran (Arab) thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi Giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia này cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Thế kỷ thứ 19, Iran xung đột với Đế Quốc Nga khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến Pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến, cha truyền con nối gọi là Vương Triều SHAH.
Mốc thời gian quan trọng nhất của lịch sử Iran kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, khoảng giữa thế kỷ thứ 20.
Iran hoàn toàn đứng ngoài cuộc chiến hưởng lợi, tương tự như cuộc chiến giữa Israel và Egypt năm 1967, Iran cũng không can dự vào vì đang thân cận và nhờ vả Mỹ về quốc phòng và quân sự. Iran khôn mà không ngoan. Tự thị là một quốc gia giàu có vì dầu hỏa nên làm yêu sách cả đôi bên Đồng Minh và Đức Quốc Xã, nhưng lãnh đạo Iran không nhìn thấy một hình bóng ác quỷ khác đang rình rập sau lưng mình đó là Cộng Sản. Đồng Minh biết thế nên ra tay trước. Đồng Minh có mặt Stalin và Hồng Quân Xô Viết. Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, Đông Âu thuộc về Nga, biên giới Iran và liên Bang Xô Viết, miếng mồi Nga thèm rỏ dãi mà chưa ăn được.
Trước đó, năm 1941, liên quân Anh-Nga xâm chiếm Iran, lấy cớ là để bảo vệ các giếng dầu của Iran. Anh buộc Shah phải thoái vị nhường ngôi lại cho con trai là Mohammad Reza Pahlavi, trường phái Sunni, người có khuynh hướng ngã hẳn về Tây Phương nhất là Hoa Kỳ. Thời gian này, Stalin còn đang xiểng niểng với quân Đức Quốc Xã nên mặc cho Anh-Mỹ thao túng Iran. Anh-Mỹ giao trọn quyền lực cho Pahlavi, nhưng Pahlavi theo phái Sunni, ngày càng trở nên độc tài, thẳng tay đàn áp phe đối lập trong tầng lớp tăng lữ dòng Hồi giáo Shia và những người ủng hộ dân chủ.
Vào những năm cuối thập niên 1970, Ayatollah Ruhollah Khomeini xuất hiện, đưa đất nước này vào một khúc quanh mới của lịch sử Hồi Giáo, những trang lịch sử đầy thù hận và giết chóc. Khomeini chiếm được cảm tình của đa số dân Iran. Những người Hồi giáo, cộng sản và những người theo đường lối tự do tiến hành cuộc Cách Mạng Hồi Giáo Iran năm 1979, lật đổ triều đình Shah Pahlavi, triều đình Shah bỏ chạy khỏi đất nước, sau đó Khomeini lên nắm quyền lực lập ra một chế độ Cộng Hòa Hồi Giáo, kết tinh bởi những tinh hoa trong tầng lớp giáo sĩ theo hệ phái Shiite. Hệ thống mới lập ra những luật lệ Hồi Giáo riêng và quy định quyền cai trị trực tiếp ở mức cao nhất từ trước tới nay cho giới tăng lữ. Chính phủ Khomeini chỉ trích mạnh mẽ Phương Tây, đặc biệt là Mỹ và khối Nato vì đã ủng hộ triều đình Shah. Các quan hệ với Phương Tây trở nên ngày càng căng thẳng năm 1979, sau khi các sinh viên Iran bắt giữ các nhân viên Đại Sứ Quán Mỹ tại Tehran. Sau này, Iran đã tìm cách xuất khẩu cuộc cách mạng của mình ra nước ngoài, ủng hộ các nhóm quân sự chống phương Tây như nhóm Hezbollah (Liban), Hamas (Gaza), Houthi (yemen). Từ năm 1980 đến 1988, Iran và nước láng giềng Iraq lao vào một cuộc chiến đẫm máu :Chiến Tranh Iran-Iraq.
Nhưng có một điều nghịch lý chính trị khó giải thích. Năm 2023, khi Mỹ bắt đầu tấn công Iraq qua biến cố Kuwait, chẳng những Iran không phản đối mà còn gián tiếp như là một đồng minh với Mỹ. Tuy không cho Mỹ sử dụng không phận, nhưng cho phép hải pháo của Mỹ từ Persian Gulf bắn vào lãnh thổ Iraq xuyên qua lãnh thổ của Iran. Iran phong tỏa eo biển Hormuz, cấm tất cả tàu buôn của cả thế giới vào vịnh Persian Gulf, ngoại trừ tàu buôn Mỹ có treo hai lá cờ Hoa Kỳ và Iran.
- Năm 2003 Cựu Tổng Thống George Walker Bush (Con) triệt tiêu Saddam Hussein của Iraq, lấy lý do chính Hussein là kẻ chủ mưu vụ khủng bố New York 9/11.
- Năm 2011 Cựu Tổng Thống Barack Obama đích thân ra lệnh xóa sổ Osama Bin Laden, một tên trùm khủng bố quốc tế.
- Năm 2020 đích thân cựu Tổng Thống Donald Trump ra lệnh khai hỏa giết chết Tướng Tư Lệnh Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Qassem Soleimani tại thủ đô Baghdad của Iraq.
- Năm 2024 Do Thái đã chặt hai cái càng "CÁI" của Khamenei là Thủ Lãnh Hamas Ismail Haniyeh tại thủ đô Tehran (Iran), Thủ Lãnh Hezbollah Hassan Nasrallah tại thủ đô Beirut (Liban) cùng hàng chục tướng lãnh và quan chức cao cấp của Iran trong suốt vài tháng qua.
Tới đây, nếu dùng kính hiển vi soi xét cho kỹ thì thấy rằng "Ai Là Người Châm Lửa" để bầu trời Trung Đông hơn 40 năm qua vẫn bị bao phủ bởi một lớp khói đen hận thù giết chóc triền miên. Mỹ-Do Thái hay Khối Hồi Giáo Shiite-Iran?
Xạo tôi thiễn nghĩ là cả hai, cả hai đều là "Thủ Phạm" nhưng không phải là kẻ "Chủ Mưu".
Ai muốn nghĩ sao cũng được!!!😂😅😰
Trong suốt 10 năm cầm quyền (1979-1989) với tư cách là "Lãnh Tụ Tối Cao Iran", cánh tay mặt của Ayatollah Khomeini là Ali Hosseini Khamenei. Năm 1980, Khamenei giữa chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng Iran, Tổng Thống 1981-1989, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu 1988-1989, và "Lãnh Tụ Tối Cao" từ năm 1989 đến nay.
Ali Khamenei là nhân vật biểu tượng đứng đầu tổ chức Hồi Giáo Shiite ở Iran, một nhân vật được Forbes bầu chọn ông xếp thứ 26 trong danh sách "những người quyền lực nhất thế giới" năm 2022. Cả hai Ayatollah Khomeini và Ali Khamenei đều áp dụng khắt khe Đạo Luật Shiah để cai trị với bàn tay tàn bạo sắt máu khiến cho sự phản kháng của quần chúng Iran bùng nổ bởi những cuộc biểu tình vĩ đại của người dân vào những năm 2017-2018. Người dân thuộc phe đối lập Sunni phản đối và tố cáo chính phủ Iran và Hội Đồng Giáo Sĩ Tối Cao dưới sự lãnh đạo của Khamenei đã chi tiêu hàng trăm tỷ đô la hàng năm cho các tổ chức khủng bố được mang cái tên là các "tổ chức kháng chiến" nhằm mục đích tối hậu là "tiêu diệt Do Thái", giành lại đất nước Palestine, đồng thời cũng giành lại quyền độc lập tự chủ của các nước Hồi Giáo chư hầu của Hồi Giáo Shiite.
Phong trào phản đối của quần chúng Iran bùng nổ là khi lực lượng Sunni nổi dậy tấn công phe Shiite (nội chiến Iran giữa Sunni và Shiite) khiến cho Ali Khamenei là nạn nhân của một cuộc tấn công nhằm ám sát ông vào tháng 6 năm 1981 làm liệt cánh tay trái của ông.
Tháng 12 năm 2019, một loạt các cuộc biểu tình dân sự xảy ra ở nhiều thành phố trên khắp Iran (lý do kinh tế), nhưng sau đó đã mở rộng để phản đối chế độ hiện tại của Iran và Lãng Đạo Tối Cao Ali Khamenei (lý do chính trị). Các cuộc biểu tình bắt đầu vào tối ngày 15 tháng 11/2019, và chỉ trong vòng vài giờ sau đó, đã lan đến 21 thành phố khi các video về cuộc biểu tình bắt đầu lan truyền trên mạng. Hình ảnh về các cuộc biểu tình bạo lực đã được chia sẻ trên internet với các cuộc biểu tình đạt đến cấp độ quốc tế. Để ngăn chặn việc chia sẻ thông tin liên quan đến các cuộc biểu tình và cái chết của hàng trăm người biểu tình trên các nền tảng truyền thông xã hội, Khamenei ra lệnh phong tỏa Internet trên toàn quốc, dẫn đến mất hoàn toàn kết nối Internet gần như toàn bộ khoảng sáu ngày. Dựa trên tường thuật của Tổ chức Ân xá Quốc tế và Đài Phát Thanh Fardar, những loạt biểu tình này có thể là bạo lực và nghiêm trọng nhất kể từ Cách Mạng Iran năm 1979. Chính phủ đã giết hại khoảng 1.500 công dân Iran tham gia cuộc biểu tình. Cuộc đàn áp của chính phủ đã gây ra phản ứng dữ dội từ những người biểu tình, họ đáp trả bằng việc phá hủy 731 ngân hàng chính phủ bao gồm ngân hàng trung ương Iran, các giáo đường Hồi Giáo, xé các bảng quảng cáo chống Mỹ, áp phích và tượng của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei, 50 căn cứ quân sự của chính phủ cũng bị người biểu tình tấn công.
Về mặt đối ngoại, dưới quyền cai trị "thần quyền chống Mỹ cứu nước...Palestine" của Ayatollah Khomeini, tiếp nối là Ali Khamenei khiến cho Tehran khốn đốn phải chịu sự trừng phạt cấm vận của Hoa Kỳ suốt hơn 40 năm nay (1979-2024).
- Lệnh trừng phạt đầu tiên của Hoa Kỳ đối với Iran đã được Tổng thống Carter áp dụng vào tháng 11 năm 1979 bởi Sắc lệnh hành pháp 12170 sau khi một nhóm sinh viên cấp tiến (Shiit) bắt giữ nhân Đại Sứ Quán Mỹ tại Tehran để trả đũa Mỹ, vì Mỹ đã can thiệp để đưa Shah đang bị lưu đày sang Hoa Kỳ để...chữa bệnh. Sắc lệnh trừng phạt của Carter bao gồm việc đóng băng khoảng 12 tỷ đô la tài sản của Iran, bao gồm tiền gửi ngân hàng, vàng và các tài sản khác. Một số tài sản Các quan chức Iran khoảng 10 tỷ đô la, và vô số các quan chức cấp nhỏ hơn, có tài sản ít hơn cũng bị trừng phạt tương tự.
- Sau khi Iraq xâm chiếm Iran, Hoa Kỳ đã gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Năm 1984, các lệnh trừng phạt đã được phê duyệt để cấm bán vũ khí và tất cả sự trợ giúp của Hoa Kỳ cho Iran. Đạo luật trừng phạt Iran và Libya (ILSA) được ký ngày 5 tháng 8 năm 1996. ILSA đã được đổi tên vào năm 2006, Đạo luật trừng phạt Iran (ISA) khi lệnh trừng phạt đối với Libya bị chấm dứt.
- Vào ngày 31 tháng 7 năm 2013, Hạ Viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 400 phiếu thuận 20 phiếu chống ủng hộ các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Iran.
- Năm 2018, Cựu Tổng Thống Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quan trọng với Tehran, Tehran phải đối mặt với áp lực tối đa của Mỹ, buộc Tehran phải từ bỏ chương trình làm giàu Uranium cũng như cắt viện trợ cho các lực lượng vũ trang mà Tehran vẫn ca ngợi là những "tổ chức kháng chiến" thậm chí Trump còn công khai đe dọa những quốc gia nào tiếp tục nhập cảng dầu thô của Iran.
Tehran đã gặp khốn đốn về mặt đối nội cộng thêm nền kinh tế suy thoái trầm trọng hơn hai thập niên qua, ngày nay lại phải đối phó với những bất lợi thất thế với bên ngoài thì làm cách nào Iran còn lớn giọng thách thức Washington và Tel Aviv.
Tin mới nóng bỏng nhất, ngày thứ tư 16/10/2024 lần đầu tiên Liên Hiệp Châu Âu (EU) tổ chức họp thượng đỉnh với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, bao gồm 6 nước, Arab Saudi, Bahrain, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Kuwait, Oman và Qatar. Theo nhiều nhà quan sát, nếu như hợp tác kinh tế là chủ đề nổi bật, nguy cơ chiến tranh lan rộng tại Trung Cận Đông là động cơ chính khiến Liên Âu muốn siết chặt quan hệ với vùng Vịnh. Điều đó có nghĩa rõ ràng rằng Âu Châu muốn lôi kéo 6 quốc gia Hồi Giáo phía nam bờ vịnh Persian Gulf về phía Tây Phương cô lập Tehran ít nhất cũng là hải lộ huyết mạch của Iran.
--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "KQVN" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to kqvietnam+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/kqvietnam/A5C4033D-6B14-4851-9AC3-8927FDD537F2%40gmail.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
Chỉ ngần ấy sự kiện quan hệ ngoại giao giữa Tehran-Washington và Tehran-EU (Âu Châu) từ bấy lâu nay cũng đủ cho thấy, Tehran như một khúc mía bị ép ra nước, nay chỉ có cái xác mía. Trong tình thế đó, Tehran buộc lòng phải tìm thế chống lưng. Không ai khác hơn là Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh.
Nhưng tiếc thay vì Iran là một nước "Cộng Hòa Hồi Giáo" theo tư tưởng Khomeini, một nước Cộng Hoà theo Tổng Thống Chuyên Chế, lại thêm "Thần Quyền Đơn Nhất" dưới sự Lãnh Đạo Tối Cao của tầng lớp giáo sĩ cuồng tín chỉ tin vào thần quyền, tạo ra một xã hội khép kín không cần biết sự tiến hóa của nhân loại đi tới đâu, chỉ khư khư ôm lấy giáo điều "Tiêu Diệt Do Thái" gây hận thù khinh ghét của thế giới văn minh. Mối liên hệ của Tehran với Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh chỉ là mối liên hệ ngoại giao thương mại, chứ làm gì có mối quan hệ "đồng minh" như Washington và Tel Aviv, bởi không ai hiểu được Quốc Gia Dân Tộc Iran bị cai trị bởi "Thần Quyền" hay "Pháp Quyền"!
Ai thông kim bác cổ hãy chỉ giáo dùm "Cõi Dưới Cõi Trên Khác Nhau Ở Chỗ Nào!?"
Như đã đề cập ở bên trên, từ khi thành lập, Cộng Hòa Hồi giáo (1979) Iran đã lao vào một cuộc chiến thực sự với Do Thái, cùng mang ý nghĩa chống Tây Phương nhất là Hoa Kỳ. Ở Tehran ngày nay, người dân Iran không hô « Palestine muôn năm ! » mà là « Tiêu diệt Israel ! ».
Tại sao lại thù địch dai dẳng như thế, trong khi thời quân chủ Iran cực thịnh dưới thời Shah rất thân thiện với Israel?
- Trước hết vì lý do chính trị : Đối với một quốc gia muốn "xuất khẩu cách mạng", chống « Chủ Nghĩa Zion" (Chủ Nghĩa Phục Quốc Do Thái), là cách để giành uy tín của Iran theo phái Shia, tranh chấp với Arab Saudi theo phái Sunni vai trò lãnh đạo trong thế giới Hồi Giáo thế giới sau khi Egypt ngã hẳn về phía Tây Phương (Hoa Kỳ).
- Kế đến là lý do chiến lược. Dưới cái nhìn "chính trị quan" của hàng tăng lữ lãnh đạo cao cấp của Tehran, Do Thái là một "Tiểu Sa Tăng" và Mỹ là một "Đại Sa Tăng".
- Về địa lý chính trị, việc hỗ trợ Syria, Hezbollah và Hamas cũng là cách để Iran có đường ra Địa Trung Hải.
Sau cái chết của ba nhân vật chủ chốt được xem là Tả Phù Hữu Bật của Khamenei, Tướng Tư Lệnh Lực Lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Qassem Soleimani tại Thủ Đô Baghdad (Iraq), Thủ Lãnh Hamas Ismail Haniyeh tại thủ đô Tehran (Iran), Thủ Lãnh Hezbollah Hassan Nasrallah tại thủ đô Beirut (Liban) khiến cho giới lãnh đạo Iran bàng hoàng lo âu. Soleimani và Nasrallah là hai nhân vật trụ cột then chốt mà Khamenei đã giao trọng trách trong việc bảo vệ an ninh chế độ và thực hiện những sách lược của Tehran ở hải ngoại. Theo cựu tổng giám đốc cơ quan phản gián Pháp DGSE, Alain Chouet, Israel hẳn có được một nguồn tin rất thân cận với Nasrallah. Ông cho biết nhân vật này không bao giờ lưu lại quá hai tiếng đồng hồ ở cùng một địa điểm, chưa bao giờ ngủ quá hai đêm ở cùng một nơi, và việc di chuyển của Hassan Nasrallah chỉ được báo trước một thời gian rất ngắn. Có lẽ Lãnh Đạo Tối Cao Ali Khamenei cũng tương tự như thế!
Đã như thế thì còn dám mở rộng chiến tranh với "con quỷ nhỏ" hay không, đứng nói chi dám động đến "con quỷ lớn" ! Khi con mèo đã "rình", con chuột khó thoát thân!
Ai bảo gây ra khói lửa, bây giờ phải chạy trốn khói lửa.
Giờ đây gió đã đổi chiều. Cái xương sống của "trục kháng chiến" của Khamenei giờ đây đã vở ra từng mảnh vụn, tan tác như rắn không đầu. Ngay như chính Tehran cũng đang phải đối phó với nguy cơ lãnh đòn trả đũa của Tel Aviv. Bất chấp khả năng xung đột lan rộng trong khu vực, ngày càng nhiều tiếng nói ở Israel đòi phải cứng rắn hơn (cò mồi) với chế độ của các giáo sĩ Hồi giáo. Sau vụ tấn công của Teheran hôm 01/10 – cuộc oanh tạc bằng hỏa tiễn đạn đạo lớn nhất trong lịch sử Israel - Thủ Tướng Benjamin Netanyahu nhấn mạnh "Iran đã phạm một sai lầm nghiêm trọng và sẽ phải trả giá".
Trong số hàng trăm drone và hỏa tiễn trong đợt oanh kích đầu tiên ngày 13/04, chỉ có mười mấy chiếc đạt đến lãnh thổ Do Thái, cho thấy vừa kém hiệu quả vừa bị phòng không của Israel và Mỹ đánh chặn. Lần thứ hai vào ngày 1/10, tuy có hiệu quả hơn nhưng cũng không làm Tel Aviv chùn bước. Tuy Tel Aviv và Hội Đồng Chiến Tranh của Israel (Phe Diều Hâu) không công bố chính thức, nhưng qua những phân tích của các chiến lược gia quân sự hàng đầu thế giới cho thấy tiềm năng không lực của Israel có thể vô hiệu hóa không lực Iran trong vòng vài ngày khởi chiến tranh, tương tự như chiến tranh 6 ngày giữa Egypt và Israel năm 1967, đó là chưa kể những "tin đồn hành lang" là Israel sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân và cơ sở khai thác dầu của Iran. Iran và Israel cách nhau hàng ngàn cây số, các phi cơ già nua của Iran có từ thời cách mạng Hồi giáo 1979 không thể nào so sánh với lực lượng 345 tiêm kích hiện đại của Israel, trong đó có 36 chiến đấu cơ tàng hình F-35 thế hệ mới nhất, và có thể Israel đã có B22 nhưng không show up. Chưa kể hàng không mẫu hạm USS Harry Truman được Mỹ điều đến Địa Trung Hải và USS Abraham Lincoln vẫn luôn tuần tra ở vịnh Oman. Các nhà lãnh đạo ở Tehran biết rằng đối đầu trực diện bằng chiến tranh quy ước với Israel ngay bây giờ là tự sát. Và tuy Iran đầu tư phát triển tối đa vào vũ khí tấn công, nhưng lại không quan tâm đến công nghệ phòng không chống hỏa tiễn, nên rất dễ thiệt hại nếu bị oanh kích.
Qua những phân tích một cách khách quan nói trên, dư luận chung chung của giới quan sát chính trị cho rằng Tehran và Khamenei (Hội Đồng Giáo Sĩ Tối Cao) chưa bao giờ lo lắng và bối rối cho tương lai của Iran như bây giờ, sau 45 năm cai trị Iran bằng "Thần Quyền". Có những dấu hiệu cho thấy, Khamenei đã cảm nhận ra điều đó, nên Tehran đã cho xuất hiện một số khuôn mặt ôn hòa được đẩy lên phía trước vì có thể thương thảo được với Phương Tây, để từ đó bắt cái cầu ngoại giao qua Washington.
Thí dụ, Tân Tổng Thống Iran là Massoud Pezeshkianan (Đắc Cử Tháng 7/2024) tươi cười đứng cạnh Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cuối tháng 9/2024 tại New York Hoa Kỳ, Pereshkianan nói rằng sẵn sàng ủng hộ đề nghị ngừng bắn (Israel-Hezbollah) của Pháp và Mỹ. Vài ngày sau, Pereshkianan bay sang Qatar để « xúc tiến an ninh hòa bình » tại Trung Đông. Sang Qatar để gặp ai? Gặp Mỹ thì nói chuyện trực tiếp, còn gặp Qatar nhờ Qatar làm trung gian hòa giải...thì hãy còn lâu, trong khi số phận của Hezbollah ở Liban được đếm từng ngày. Lại nữa, Tổng Thống Iran chỉ là một chậu kiểng chưng bày trên bàn thờ Thánh với Thần" của Lãnh Tụ Tối Cao.
Vận động thì cứ tiếp tục vận động. Đối với Tel Aviv, mục tiêu tối hậu trước mắt là phải xóa sổ Hezbollah ở Liban, và phải như Hamas ở dải Gaza vậy, không có on đơ phải trái gì ráo, không có thượng thuyết thỏa thuận gì ráo. Israel chúng tôi đang cầm "Soái Kỳ" thảo trừ bọn khủng bố quốc tế mà, chứ chúng tôi đâu có muốn chiếm Gaza của người Palestine hay chiếm đất nước của chính phủ và nhân dân Liban!? Chúng tội (Israel) xem đó là một "nghĩa vụ quốc tế", một nghĩa vụ không phải chỉ riêng cho sự tồn vong của Dân Tộc Do Thái mà cho cả thế giới văn minh tự do dân chủ hiện nay... Syria muốn nhảy vào, chúng tôi cũng wéo cầm...
Iran và cái "trục kháng chiến" của ông ta giờ đây đã trở thành trục "khiến chán".
Người Hồi Giáo Shiite là "khiến chán" nhất, bởi họ đã "chán" cái "khiến" (tầm bậy) của Khamenei và mấy ông đạo "tối thui" rồi.
Bại tướng hoại binh bất khả ngôn và bất khả thuyết! Ngôn cái gì nữa, thuyết cái gì nữa, khi một nhà lãnh đạo cuồng tín chỉ nghe chỉ thị của chư thiên ở "cõi trên" mà đã gây ra vạn cốt khô, để rối kết quả được cái gì, trong khi còn đang giữ cái két bạc kếch xù "Uranium" khiến chàng "cao bồi" cứ ngắm nghía hoài. Theo Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế (IAEA) cho biết, hiện nay Iran đang dự trữ 4.744,5 Kg Uranium so với quy định trong thỏa thuận năm 2015 là 202,8 Kg, trong thỏa thuận này có Barack Obama ký tên. Năm 2018, Donald Trump rút tên (Hoa kỲ) ra khỏi tổ chức này vì Iran đã vi phạm quy định chung một cách trắng trợn. Xin nhắc con số này là con số dự trữ do JCPOA "Kế Hoạch Chung Toàn Diện" ấn định. Mỹ cho rằng với con số dự trữ này, Iran có thể chế tạo và sản xuất hàng trăm đầu đạn nguyên tử với sự trợ cấp khoa học kỹ thuật của Nga và Tàu trong vòng một năm. Con số dự trữ khác với con số chế tạo và sản xuất bán ra nước ngoài với giá hiện nay là 97,56 USD/Pound.
Năm nay, Ali Khamenei đã 85 tuổi, lại bị bệnh ung thư, chưa nghe đến việc Khamenei chọn người kế nhiệm, dù mọi dấu hiệu cho thấy đó là Mojtaba, con trai ông. Người con thứ 55 tuổi của giáo chủ Khamenei có quan hệ tốt với Vệ Binh Cách Mạng, nhưng giới giáo sĩ trong "Hội Đồng Giáo Sĩ Tối Cao" cho rằng Mojtaba thiếu sự uyên bác, chưa kể việc cha truyền con nối cũng không hay ho gì trong một đất nước đã từng lật đổ nhà vua Shah.
Khamenei và hội đồng tối cao của Ông bây giờ đang...tối mắt, tối mặt, tối mày và đang trốn trong những đường hầm...tối thui!
Khamenei và các giới chức cao cấp trong guồng máy lãnh đạo cao cấp của Ông biết rằng tất cả những gì chúng ta đang thảo luận, chúng ta đang thực hiện hay thì hành, nhất cử lưỡng động đều không qua khỏi cặp mắt của Mossad, CIA và M16.
Trong hiện tại, thật sự Tehran chưa biết phải làm gì đối với Hezbollah, đồng minh tin cậy và hy vọng nhất của Khamenei đang sụp đổ, và cũng không biết phải làm gì nếu Israel trả đũa mạnh bạo ngay trên lãnh thổ Iran theo kế hoạch soạn thảo trước, vì Iran đã bắn 180 hỏa tiễn vào Do Thái ngày 1/10/2024.
Trong khi đó về phía Israel đã soạn thảo kế hoạch trước đó từ lâu gồm có bốn (4) phương án chính, được thông báo công khai trên các đặc san quốc phòng của Mỹ và Do Thái ngay khi Iran bắn hỏa tiễn vào Do Thái lần thứ nhất tháng 4/2024.
Thứ Nhất : Tấn công tổng lực bằng không lực vào các cơ sở Hạt Nhân của Iran. (Đã định vị chính xác)
Thứ Hai : Tấn Công tổng lực bằng không lực vào các cơ sở khai thác và sản xuất của Iran. (Đã định vị chính xác)
Thứ Ba : Thực hiện ám sát các lãnh tụ tối cao của Iran bao gồm lãnh tụ tối cao Khamenei và hội đồng giáo sĩ tối cao. Xóa bỏ chế độ "Thần Quyền" của các giáo sĩ Tehran thành lập một chế độ "Tổng Thống Chế" đúng nghĩa công quyền quốc tế thì mọi việc tốt đẹp ngay. (Đang theo dõi vì sự di dời bất định)
Thứ Bốn : Tiếp tục truy lùng và ám sát các thủ lãnh hay tướng chỉ huy cấp cao của cái mà Netanyahu gọi là "trục khủng bố tàn bạo và man rợ nhất" của Trung đông. (Hamas, Hezbollah, Houthi, Shiite, Judea, và Samaria, dươí sự chỉ đạo và yểm trợ tối đa của chính quyền Tehran).
Hiện tại, Tel Aviv đang thực hiện phương án 4, phương án 1,2,3 đã được cân đo đong đếm rồi, nhưng chưa thực hiện hoặc không bao giờ thực hiện tùy thuộc vào thái độ và hành động của cái "Tối Cao" của Tehran. "Tối Cao" của Tehran hiện giờ là Tehran "Tối Hù"!
Nếu, thực hiện điều 1,2,3 thì...Israel cầm đuốc...Mỹ+Anh châm lửa.
Xạo chơi nghe cho vui rồi bỏ...ai muốn hiểu sao cứ hiểu...
Thân Kính Chúc Một Ngày Cuối Tuần Thâm Tâm Anh Lạc
Út Bạch Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét