Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024

LHQ kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà báo Phạm Chí Dũng - VOA


Nhà báo Phạm Chí Dũng
Nhóm công tác của Liên Hiệp Quốc về vấn đề bắt giữ tùy tiện (UNWGAD) vừa đưa ra kết luận về trường hợp của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, cho rằng việc chính quyền Việt Nam giam giữ ông là tùy tiện và vi phạm các công ước quốc tế mà nước này đã ký kết, theo luật sư của ông và bản ý kiến của nhóm làm việc. UNWGAD đã thông qua bản ý kiến về trường hợp của ông Dũng tại phiên họp thứ 100 của nhóm này vào ngày 30/8/2024.
<!>
Trong đó, UNWGAD tuyên bố rằng “việc tước đoạt quyền tự do của ông Phạm Chí Dũng là tùy tiện và trái với nhiều quyền khác nhau được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị”, theo bản ý kiến (Opinion) số 39/2024 được phổ biến ngày 1/10/2024 mà VOA xem được.

Trong bản ý kiến, UNWGAD kết luận rằng chính phủ Việt Nam đã không thiết lập được cơ sở pháp lý cho việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), đồng thời là một blogger, cộng tác viên của đài VOA Tiếng Việt.

Ông Phạm Chí Dũng, 58 tuổi, bị chính quyền bắt giam ngày 16/11/2019 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, cùng với hai thành viên khác của IJAVN là Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn. Ông Dũng bị tuyên án 15 năm tù, trong khi ông Thụy và ông Tuấn mỗi người bị phạt 11 năm tù.

Ý kiến của luật sư

Ông Kurtulus Bastimar, người nộp hồ sơ của ông Phạm Chí Dũng lên UNWGAD, nhận định với VOA rằng phán quyết này là một quyết định quan trọng cho thấy chính quyền Việt Nam đã “vi phạm” luật pháp quốc tế “nghiêm trọng”. “LHQ đã phát hiện ra nhiều vi phạm trong bản đệ trình của chúng tôi khi đưa trường hợp của ông ấy tới nhóm công tác UNWGAD. Chính phủ Việt Nam đã không phản hồi hoặc không thể phản hồi các cáo buộc mà chúng tôi đưa ra”, ông Bastimar, luật sư nhân quyền người Thổ Nhĩ Kỳ, nhận xét. “LHQ đã quyết định rằng các quyền và tự do cơ bản của ông Dũng đã bị vi phạm. Chẳng hạn, ông không được phép liên lạc với luật sư và với gia đình, đặc biệt là gia đình” trong thời gian chính quyền tạm giam ông Dũng, vẫn lời ông Bastimar.

“Một trong những phần vi phạm quan trọng nhất mà LHQ quyết định là quyền tự do ngôn luận của ông đã bị xâm phạm và rằng ông bị bắt giữ là do thực tế ông đang thực hiện quyền tự do ngôn luận, vì ông làm nhà báo hoặc công việc liên quan đến nhà báo”, vị luật sư cho biết thêm.

Không có nhận xét nào: