Ông Ngô Đình Quỳnh= Nguồn hình ảnh, Cao Phong Pham for BBC Chụp lại hình ảnh, Kể từ khi được đưa sang Rome tháng 11/1963, ông Ngô Đình Quỳnh chưa vào giờ trở về Việt Nam Trong một buổi chiều ở Brussels, khi nhưng giọt nước mưa mùa đông vẽ những đường kỷ hà bên ngoài cửa kính khách sạn Amigo, tôi có dịp gặp ông Ngô Đình Quỳnh, con trai út của bà Trần Lệ Xuân và ông Ngô Đình Nhu. Ông kể cho tôi bằng tiếng Pháp câu chuyện thoát hiểm kỳ lạ mấy anh em sau ngày 1/11/1963, khi quân đảo chính sát hại Tổng thống Diệm và cha ông:
<!>
"Có một câu chuyện nhỏ thế này. Cha của chúng tôi đã bố trí dự phòng một kế hoạch khi có biến. Một vị đại tá được giao trách nhiệm coi sóc chúng tôi, anh tôi là Ngô Đình Trác, tôi và em gái tôi Ngô Đình Lệ Quyên ở Đà Lạt, thành phố nơi chúng tôi sinh sống.
Phòng nếu khi cuộc đảo chính xảy ra, vị đại tá với số ít người thân tín và những cận vệ được ba tôi cắt cử trông nom được dặn phải lập tức đưa chúng tôi vào rừng. Mục đích là để tránh cho phe đảo chính bắt cóc chúng tôi làm con tin, dùng chúng tôi làm áp lực lên bác tôi và cha tôi, dồn họ vào tình thế khó xử. Để bác tôi và cha tôi không phải lo lắng, bận tâm về số phận của mấy anh em tôi trong trường hợp phe đảo chính xử dụng thủ đoạn này. Đó là một kế hoạch nhằm bảo đảm sinh mạng cho chúng tôi. Cha tôi đã dự phòng một kế hoạch như thế.
Chúng tôi lẩn trốn vào rừng, di chuyển trong ba ngày. Chúng tôi mang theo một máy thu thanh để hóng tin tức, để biết chuyện gì đã xẩy ra, để biết cuộc đảo chính diễn biến ra sao. Khi được tin bác tôi và cha tôi đã bị sát hại, vị đại tá dẫn chúng tôi ra khỏi rừng trở lại gặp viên tư lệnh Đà Lạt, người mà cha tôi tin cậy. Ông Tư lệnh sẽ coi sóc chúng tôi. Chẳng may, ông đã bị phe đảo chính bắt giữ. Khi chúng tôi đến nơi, ông đã bị cầm tù."
Ông Ngô Đình Quỳnh, trong trang phục sang trọng, nét nhìn u buồn, quý phái kể tiếp:
"Tôi nhớ là họ đưa chúng tôi vào một góc phòng khách và bàn tán với nhau. Chúng tôi hiểu là họ đang hỏi nhau, có phải giết chúng nó đi không ?
Không biết bằng cách nào mẹ tôi đã liên lạc được với họ trên điện thoại đúng vào thời điểm đó.
Tôi thấy một vị tướng đứng dậy, ra nhấc máy và trả lời. Ông ta chỉ nói" dạ, dạ, dạ " rồi dập máy. Có thế thôi.
Về sau mẹ tôi bảo lần ấy có nói "Các ông mà đụng đến con tôi, sẽ biết tay tôi." Không biết một người phụ nữ còn ở ngoài nước, đã mất hết quyền thế, chồng và anh rể vừa bị sát hại, còn có thể làm gì cho người ta sợ?
Tôi nghĩ có thể lương tâm họ không được yên vì đã phản bội rồi giết bác tôi, giết cha tôi. Như thế đủ lắm rồi."
Sau cuộc đảo chính chớp nhoáng, lật đổ một chế độ có những năm mà sử sách ca ngợi là Vàng Son, người ta đưa anh em ông Ngô Đình Quỳnh ra khỏi Nam Việt Nam. Ông kể tiếp:
"Sau đó họ cho chúng tôi lên một máy bay. Một chiếc phi cơ Boeing. Chỉ có chúng tôi trên chiếc máy bay đó, anh Trác tôi, em gái tôi Lệ Quyên, tôi và thêm một người Mỹ, có thể nghĩ rằng đó là một người của CIA.
Thời bấy giờ máy bay không bay thẳng một mạch được, phải đỗ lại giữa đường. Tôi nhớ nơi đỗ lại là Karachi. Sau đó là Rome."
"Sao lại Rome ? Vì bác tôi, Giám mục Ngô Đình Thục ở đó. Mẹ tôi và chị tôi Ngô Đình Lệ Thủy từ Mỹ sang, đến đoàn tụ với chúng tôi. Ba anh em chúng tôi, anh cả tôi, tôi, và em gái, đến Rome là như thế."
Không thể tin được
Ông Quỳnh kể tiếp, sau đó cả mấy tháng, dù báo chí và những bức ảnh tràn lan về cuộc đảo chính lan tỏa khắp thế giới, mẹ ông và cả cá nhân ông đều không tin là ông Nhu đã bị giết (ngày 02/11/1963):
"Ba tôi nhiều khi biến mất cả tháng, không để lại tin tức gì. Tôi tin rằng ba tôi đang trong một sứ mệnh bí mật nào đó. Mẹ tôi cũng thế, bà không tin là họ có thể thủ tiêu chồng mình."
Câu chuyện thoát hiểm của ba anh em ông Quỳnh ám ảnh tôi rất lâu. Có những điều không lý giải được về Định mệnh chăng? Nếu không phải vào giờ ấy, phút ấy, ngày ấy và cú điện thoại của người mẹ gọi từ Mỹ hẳn cả ba đứa trẻ vô tội đã bị giết? Các toán biệt kích và cả máy bay đã được gửi để săn đuổi.
Câu chuyện ly kỳ như sự tích chòm sao Aries, tinh vân gắn với thân phận những người di tản buồn lấp lánh trên giải Thiên hà. Đây là chòm sao thứ nhất trong cung Hoàng Đạo có hình chiếc sừng dê.
Định mệnh của bà Trần Lệ Xuân ẩn dưới tinh cầu Aries. Chú giải về chòm sao này có phần đúng với tính cách của bà với cái đầu đầy ý tưởng muốn thay đổi thế giới.
Aries Trần Lệ Xuân cũng đã một lần cứu thoát ông Diệm và ông Nhu trong cuộc đảo chính hụt ngày tháng 11/1960.
30/04: Những xui xẻo định mệnh của VNCH
Tháng định mệnh 11/1963: dòng họ Ngô Đình và Kennedy
'Lực lượng thứ Ba mong có hòa bình cho Việt Nam'
Ghi chép xúc động của đại úy Đỗ Thọ, tùy viên của Tổng thống Diệm kể câu chuyện sau :
"Khi Tổng thống Diệm tuyên bố từ chức giao quyền lại cho phe phái quân nhân đảo chánh, tình hình trong dinh Độc Lập bệ rạc, sửa soạn rẽ sang con đường mới.
Tổng thống Diệm ngồi thừ trên ghế xa-lông, ông Ngô Đình Nhu vầng trán nhăn lại. Đại tá Nguyễn Khánh đưa ra kế hoạch chống đảo chánh và đợi lệnh. Bà Nhu ngồi cạnh ông Nhu vẻ mặt đanh thép. Tổng thống Diệm nhìn thẳng về phía ông Nhu hỏi:
- Chú định thế nào?
Ông Nhu đáp:
- Anh làm Tổng thống thì anh định đoạt chứ tôi đâu có làm Tổng thống.
Tổng thống Diệm yên lặng, ông Nhu đăm chiêu thêm. Thế là chẳng có ý kiến định đoạt nào cả. Một khắc thời gian trôi qua cũng đủ làm thay đổi, suy sụp chính thể.
Bà Nhu giận dữ đứng dậy gỡ khúc rối trên bước đường chính trị của Tổng thống Diệm và ông Ngô Đình Nhu, bằng thái độ hùng hổ :
- Tại sao chúng ta lại thất bại một cách dễ dàng như thế ?
Thái độ bà Nhu như gáo nước lạnh thức tỉnh Tổng thống Diệm, ông Nhu và Đại tá Nguyễn Khánh. Ba đôi mắt chính trị, lãnh tụ và quân sự đổ dồn vào bà Nhu.
Bà Nhu lạnh lùng hướng về phía ông Nhu hùng hổ nói :
-Anh nói vậy sao được, phải giúp Tổng thống!
Quay qua Tổng thống Diệm, bà Nhu nói :
- Tổng thống cương quyết dẹp đảo chánh hay hàng ? Bây giờ chúng ta phải làm như thế này… Như thế này…
Trong lúc đó Đại tá Khánh tròn cặp mắt ốc nhồi nhận lệnh. Bà Nhu nói thật nhiều, thật dữ…Kết quả cuộc đảo chánh ngày 11/11/1960 thất bại.
Hành động của bà Nhu thúc đẩy Tổng thống Diệm trở bại thành thắng…"
Ông Quỳnh kể thêm về biến cố này :
"Trong cuộc đảo chính hụt, mẹ tôi là người duy nhất đã hiểu tình thế. Khi lính nhảy dù tấn công Dinh Tổng thống, các tướng đều hoảng hốt, không hiểu việc gì đang diễn ra. Tổng thống và các tướng lĩnh không hiểu, tại sao binh chủng tinh nhuệ lại quay ra tạo phản. Mọi người đều nghĩ là cần phải thương lượng với nhóm đảo chính.
Mẹ tôi nói, thương lượng là giải pháp sai. Chỉ cần ra đài phát thanh tuyên bố, Tổng thống đang được an toàn tuyệt đối. Chỉ cần giải thích là một số tướng lĩnh chỉ huy đã dối trá, lừa dối quân lính. Không có chuyện quân đội làm phản. Giải pháp chỉ đơn giản thế thôi !!!
Ngoài mẹ tôi ra, chẳng ai hiểu việc gì đang xẩy ra, chẳng ai thấy nhìn nhận được tình thế và biết phải xử lý thế nào.
Bà Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy thăm Mỹ khi xảy ra vụ đảo chánh tháng 11/1963
Nguồn hình ảnh, AFP
Chụp lại hình ảnh,
Bà Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy thăm Mỹ khi xảy ra vụ đảo chánh tháng 11/1963
Gia đình ông bà Ngô Đình Nhu
Nguồn hình ảnh, CAOPHONGPHAM@YMAIL.COM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét