Giám đốc tình báo Israelđến Qatar tìm cách cứu con tin trong tay Hamas
Trong một tuyên bố, Đại sứ Israel tại Nga Alexander Ben Zvi nhấn mạnh, Giám đốc Cơ quan Tình báo Israel (Mossad) David Barnea đã tổ chức hàng loạt cuộc họp tại Qatar về vấn đề thả con tin do Hamas bắt giữ. "Vâng, tất nhiên. Người đứng đầu Mossad đã ở đó", ông Ben Zvi nói khi được hỏi về cuộc đàm phán của Israel đối với vấn đề con tại Qatar. Đại sứ Israel giải thích, đây là một trong hai chủ đề được quan tâm nhất. "Vấn đề chính của chúng tôi là giải phóng con tin và tiêu diệt Hamas".
<!>
Theo nhà ngoại giao Israel, chính phủ nước này thường không có liên hệ trực tiếp với phía Hamas. Ông nói thêm: "Một số cuộc liên lạc đã diễn ra ở Qatar, nhưng tôi không có thêm thông tin gì".
Ông Ben Zvi nói rằng, kịch bản đình chiến kéo dài 5 ngày và trao đổi con tin là một trong những lựa chọn khả thi. "Cho đến khi chúng ta thấy được điều gì cụ thể thì còn quá sớm để nói về điều đó. Vì vậy, hãy chờ kết quả của các cuộc đàm phán".
Trước đó, báo Financial Times ngày 9/11 đưa tin ông Barnea đã gặp Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns tại Qatar. Họ đã thảo luận với chính quyền Qatar về các điều kiện để thả 10-12 con tin bị Hamas bắt giữ ở Dải Gaza.
Sau đó, Reuters ngày 15/11 dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết, Hamas đã đồng ý về các điều khoản chung của thỏa thuận với Israel, theo đó sẽ thả khoảng 50 con tin để đổi lấy lệnh ngừng bắn kéo dài 3 ngày ở Gaza.
Ngoài ra, theo cơ quan này, Tel Aviv phải thả một số phụ nữ và trẻ em Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel và tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho khu vực này. Tuy nhiên, Israel vẫn chưa đồng ý với thỏa thuận này và các chi tiết vẫn đang được thảo luận, quan chức giấu tên nói thêm.
Sau đó, báo Israel Yedioth Ahronoth ngày 16/11 đưa tin, người đứng đầu Mossad có thể tới thăm Qatar một lần nữa trong vài ngày tới để thảo luận về kịch bản cuối cùng của thỏa thuận.
Thông tin trên được tiết lộ giữa lúc giới chức Mỹ cho rằng, Israel và Hamas đang tiến gần hơn tới một thỏa thuận đảm bảo việc thả một số con tin. Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 20/11 tin rằng, cả hai sắp đạt được một thỏa thuận. "Chúng ta đang ở gần nhau hơn trước đây", người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby nói về thỏa thuận con tin.
Hamas đã bắt giữ khoảng 240 con tin trong cuộc tấn công vào Israel ngày 7/10. Mirjana Spoljaric, Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), đã gặp lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh tại Qatar hôm 20/10 để "thúc đẩy các vấn đề nhân đạo" liên quan đến cuộc xung đột. Bà Spoljaric cũng đã gặp riêng với chính quyền Qatar.
Trên chương trình "This Week" của đài ABC hôm 19/11, Đại sứ Israel tại Mỹ Michael Herzog bày tỏ hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận "trong những ngày tới", trong khi Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed Bin Abdulrahman al-Thani nói rằng những điểm vướng mắc còn lại là rất nhỏ.
Báo Washington Post hôm 18/11 đưa tin, hai bên đã đạt thỏa thuận thống nhất, nhưng Nhà Trắng và Israel phủ nhận điều đó.
Chiếc nón của Vua Napoleon bán được 1.9 triệu euro tại Paris
Một chiếc nón bằng da hải ly của Napoleon Bonaparte khi ông trị vì Đế Quốc Pháp hồi thế kỷ thứ 19 đã được bán ra với giá 1.9 triệu euro, tương đương $2.1 triệu, tại một cuộc bán đấu giá ở thủ đô Paris, nguồn tin BBC hôm Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một, cho hay.
Các sử gia cho rằng chiếc nón đó là một phần trong đặc điểm của nhà vua. Qua bao năm tháng, vua Napoleon có gần 120 chiếc nón kiểu này. Tuy vậy, cho đến nay, chỉ còn khoảng 20 chiếc còn tồn tại mà thôi, phần lớn nằm trong tay những tư nhân sưu tập đồ cổ.
Trong cuộc bán đấu giá, chiếc nón được bày ra bán cùng với nhiều vật kỷ niệm khác thời Napoleon mà một kỹ nghệ gia đã thu thập được và để lại sau khi ông này qua đời hồi năm ngoái. Đối với các sử gia và các nhà chuyên môn sưu tập đồ cổ, chiếc nón vương giả này quả thật là một món rất đáng công săn đuổi.
Nhà vua đội chiếc nón có hai cánh như hai cái sừng con thú đó song song với đôi vai ông, được coi là chỉ “khi lâm trận,” trong khi các sĩ quan của ông đội nón thẳng góc với vai. Nhà bán đấu giá Jean Pierre Osenat nói: “Người ta nhìn thấy chiếc nón này khắp nơi. Khi chiếc nón này xuất hiện ngoài trận tiền theo kiểu cách đặc biệt của nhà vua, họ biết Napoleon có mặt ở đó.”
Napoleon đội chiếc nón này, trên đó có cài thêm một huy hiệu, lúc ông từ đảo Elba, nơi ông bị liên minh Âu Châu lưu đày, vượt Địa Trung Hải và quay lại Paris hồi Tháng Hai năm 1815, rồi đánh nhau với quân liên minh Âu Châu một thời gian ngắn trước khi bị đại bại trong trận Waterloo. Napoleon bị lưu đày một lần nữa ra đảo Saint Helena trên Đại Tây Dương cho đến lúc nhà vua mất vào năm 1821.
Cửa hàng bán đấu giá các món đồ lịch sử của Osenat ở tại Fontainebleau, nằm cách thủ đô Paris chừng 40 dặm về phía Đông-Nam.
Ukraine tiết lộ khoản vay mới nhất 1,1 tỷ USD từ Ngân hàng Thế giới
Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal cho biết hôm thứ Bảy (18/11) rằng Chính phủ nước này dự kiến sẽ nhận được 1,1 tỷ USD từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), đồng thời cho biết thêm rằng số tiền này sẽ được sử dụng cho các lợi ích xã hội, giáo dục, y tế và các ưu tiên khác.
Ông Shmigal viết trong một bài đăng trên Telegram: “Ukraine tiếp tục thu hút tiền từ các đối tác, với khoản vay dự kiến gần 1,1 tỷ USD từ Ngân hàng Thế giới”.
Thủ tướng Ukraine nói thêm rằng nước này cũng dự kiến sẽ nhận được hỗ trợ tài chính 162 triệu Euro (177 triệu USD) từ Ngân hàng Đầu tư Châu Âu như một phần của chương trình khôi phục Ukraine, trong khi 190 triệu USD và 70 triệu USD sẽ được phân bổ tương ứng bởi Na Uy và Thụy Sĩ.
Đầu tuần này (13/11), hãng tin Ukrinform đưa tin viện trợ quân sự của Liên minh châu Âu (EU) cho Ukraine đã lên tới 27 tỷ Euro (khoảng 28,8 tỷ USD) kể từ khi bắt đầu xung đột, đánh dấu mức cao kỷ lục trong lịch sử khối. Hỗ trợ quân sự bao gồm đạn dược, hệ thống phòng không và xe tăng.
Trong khi đó, hỗ trợ tài chính, quân sự, nhân đạo và người tị nạn do các quốc gia thành viên EU cung cấp cho Ukraine đã lên tới khoảng 89 tỷ USD.
Vào tháng Mười, ông Gavin Gray, người đứng đầu phái đoàn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Ukraine, cho biết theo thời gian, hỗ trợ quốc tế dành cho Kyiv chắc chắn sẽ giảm đi, đồng thời kêu gọi chính quyền Zelenksy phát triển nguồn lực nội bộ để tự tuần hoàn tài chính.
Vào tháng Tư, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Sergey Marchenko cho biết thâm hụt ngân sách hàng tháng của Ukraine lên tới 5 tỷ USD, trong đó 2/3 là do các khoản vay và trợ cấp nước ngoài chi trả, và 3/4 chi tiêu dành cho nhu cầu quân sự.
Vào tháng Tám, Bộ Tài chính báo cáo rằng nợ quốc gia của Ukraine đã vượt quá 132 tỷ USD, chỉ riêng trong tháng Bảy đã tăng thêm 4 tỷ USD.
IMF trước đây dự đoán nợ nhà nước của Ukraine sẽ lên tới 88,1% GDP vào năm 2023 và sẽ vượt quá 100% GDP vào năm 2025.
Ông Netanyahu: Lãnh đạo Palestine phủ nhận Holocaust và vụ Hamas 7/10
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm Chủ nhật (19/11) cáo buộc nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas đã phủ nhận sự thật rằng Hamas đã sát hại hàng trăm thường dân tại lễ hội âm nhạc vào ngày 7 tháng 10 – giống hệt như ông ta đã phủ nhận vụ thảm sát Holocaust.
Trong một video tuyên bố bằng tiếng Anh, ông Netanyahu nói:
“Hôm nay, Chính quyền Palestine ở Ramallah đã nói một điều hoàn toàn phi lý. Họ phủ nhận rằng Hamas đã thực hiện vụ thảm sát kinh hoàng tại lễ hội thiên nhiên gần Gaza ngày 7 tháng 10. Điều đó giống như cáo buộc Israel đã thực hiện vụ thảm sát. Đây là một sự đảo ngược hoàn toàn sự thật.
Ông Abu Mazen [Abbas], Tổng thống Chính quyền Palestine, trước đây từng phủ nhận sự tồn tại của ‘Nạn diệt chủng Holocaust’, giờ đây đang phủ nhận sự tồn tại của thảm sát Hamas và điều đó là không thể chấp nhận được.
Mục tiêu của tôi là sau khi tiêu diệt Hamas, bất kỳ chính quyền dân sự tương lai nào ở Gaza đều không phủ nhận vụ thảm sát, không giáo dục con cái mình trở thành những kẻ khủng bố, không trả tiền cho những kẻ khủng bố và không nói với con cái mình rằng mục tiêu cuối cùng trong cuộc đời của chúng là chứng kiến sự hủy diệt và giải thể của Nhà nước Israel. Điều đó không thể chấp nhận được, đó không phải là cách để đạt được hòa bình”.
Bối cảnh của tuyên bố là khi Chính quyền Palestine cho rằng trực thăng của Israel đã giết người tại lễ hội âm nhạc gần Re’im.
Tuy nhiên, nhiều video cho thấy những kẻ khủng bố Palestine sát hại những người tham gia lễ hội trên ô tô, trên cánh đồng trống, trong hầm trú bom và thậm chí trong nhà vệ sinh di động. Khoảng 260 người bị sát hại và nhiều người bị bắt làm con tin.
Trang Breitbart News đã lưu ý gần đây, ông Abbas có lịch sử cá nhân phủ nhận ‘Nạn diệt chủng Holocaust’. Trong luận án tiến sĩ của mình ở Liên Xô, ông từng cố gắng giảm thiểu số lượng người Do Thái bị Đức Quốc xã sát hại.
Ông Netanyahu nói rằng Israel sẽ phản đối bất kỳ vai trò nào của Chính quyền Palestine trong việc quản lý Gaza sau chiến tranh vì chính sách khuyến khích và trợ cấp khủng bố của chính quyền này.
Báo Mỹ: Israel chuyển sang giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc chiến ở Gaza
Tạp chí Phố Wall của Mỹ ngày 20/11 cho biết, Israel đang chuyển trọng tâm chiến dịch quân sự của mình sang miền Nam Gaza. Tại khu vực này, Israel có thể sẽ phải đối mặt với giai đoạn khó khăn nhất của cuộc chiến vốn đã kéo dài 6 tuần, khi họ tìm cách tiêu diệt Hamas và giải cứu các con tin trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
Lực lượng Israel phần lớn đã thành công trong việc giành quyền kiểm soát phía Bắc Gaza. Tuy nhiên, các quan chức và nhà phân tích cấp cao của Israel cho biết, họ chỉ phá hủy một phần khả năng quân sự của Hamas và chưa bắt giữ hoặc tiêu diệt nhiều chỉ huy hàng đầu của tổ chức này.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã báo hiệu sự chuyển hướng về phía Nam trong những ngày gần đây cho thấy rằng, nhiều tay súng Hamas đã rút về hướng đó khi IDF tiến vào và một số lãnh đạo Hamas đang trú ẩn trong các thị trấn đông dân cư hoặc trong các đường hầm dưới lòng đất.
Hamas gần như chắc chắn sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn ở phía Nam, nơi họ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài quyết chiến. Các con tin là đòn bẩy tốt nhất mà Hamas tận dụng sau sự chuyển dịch của Israel về phía Nam, khi nhóm Hồi giáo Palestine tìm cách ngừng giao tranh, ít nhất là tạm thời.
Nhiều quan chức và chỉ huy Israel cho biết, kế hoạch tấn công Hamas của IDF ở phía Nam có thể giống với kế hoạch tấn công của nước này ở phía Bắc, nhưng sẽ phức tạp do số lượng lớn dân thường hiện đang tập trung tại khu vực.
Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari, người phát ngôn của quân đội Israel tuyên bố: “Chúng tôi quyết tâm tiếp tục tiến về phía trước. Điều này sẽ xảy ra ở bất cứ nơi nào Hamas có mặt và cũng diễn ra ở phía Nam Dải Gaza”.
Các quan chức Mỹ cho biết, họ đang hối thúc Israel trì hoãn các hoạt động tăng cường ở phía Nam cho đến khi nước này tìm ra kế hoạch bảo vệ thường dân đã di tản với số lượng lớn ở đó để thoát khỏi cuộc giao tranh ở phía Bắc.
Ông Jonathan Finer, Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ ngày 19/11 cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng các hoạt động của IDF không nên tiếp tục cho đến khi những thường dân di tản đến đó được tính đến trong kế hoạch quân sự của họ. Chúng tôi đã và sẽ truyền đạt điều đó trực tiếp đến họ”.
Ông Finer nói thêm rằng, Israel nên thu hẹp “khu vực chiến đấu”, làm rõ nơi dân thường có thể tìm nơi ẩn náu khỏi cuộc giao tranh ở phía Nam.
Tuy nhiên, các quan chức Israel cho biết, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tấn công vào phía Nam và trung tâm Dải Gaza để đạt được mục tiêu của chính phủ nước này là loại bỏ Hamas khỏi quyền lực nhằm đáp trả cuộc đột kích xuyên biên giới ngày 7/10 khiến 1.200 người Israel thiệt mạng.
Gần như toàn bộ trong số khoảng 2 triệu người sống ở Gaza hiện đang tập trung tại các trường học, trại tị nạn ở phía Nam của Gaza. Kể từ khi Israel áp đặt lệnh bao vây toàn diện vùng lãnh thổ này vào tháng 10, người dân Palestine ngày càng tuyệt vọng, với nguồn cung cấp thực phẩm ngày càng cạn kiệt, thiếu nước sạch, không có điện và nước thải tràn ra đường phố.
Các nhà phân tích và quan chức an ninh Israel cho biết, một trong những mục tiêu của Israel ở phía Nam sẽ là phong tỏa biên giới với Ai Cập, bao gồm cả các đường hầm bên dưới biên giới, ngăn chặn Hamas nhận thêm vũ khí nhằm kéo dài cuộc chiến và ngăn các chỉ huy của họ trốn khỏi Gaza.
Miri Eisin, cựu Phó chỉ huy một đơn vị tình báo của quân đội Israel nói: “Các lãnh đạo chính của Hamas chưa bao giờ ở phía Bắc. Phần lớn họ ở miền trung và phía Nam Gaza”.
Các mục tiêu hàng đầu của Israel là Yahya Sinwar, lãnh đạo cấp cao nhất của Hamas ở Gaza, và Mohammed Deif, chỉ huy quân sự của Hamas, người mà Israel cáo buộc đã điều phối các cuộc tấn công ngày 7/10.
Trung tá Richard Hecht, một phát ngôn viên khác của quân đội Israel nhấn mạnh những vấn đề chiến thuật khó khăn mà các chỉ huy của họ phải đối mặt khi cân nhắc các bước tiếp theo ở phía Nam.
Trong khi đó, ông John Spencer, một sĩ quan quân đội Mỹ đã nghỉ hưu và là Chủ tịch nghiên cứu chiến tranh đô thị tại Học viện Quân sự Mỹ nhận định: “Một số thách thức vẫn không thay đổi ở phía Nam. Nhưng một trong những điểm khác biệt là Israel đã di tản dân thường tới đó, vì vậy họ phải đối mặt với tình huống thậm chí còn khó khăn hơn khi tách biệt dân thường với những tay súng của Hamas”.
Chuyên gia: Việc cắt giảm đồn công an là dấu hiệu cho thấy ĐCSTQ sắp sụp đổ
Mới đây, chính quyền nước này đã cắt giảm số lượng đồn công an địa phương bất chấp tình trạng bất ổn xã hội ngày càng gia tăng. Các nhà quan sát Trung Quốc tin rằng, họ làm như vậy là để giải quyết tình hình tài chính khó khăn, và đây là dấu hiệu cho thấy, chế độ sắp sụp đổ tương tự như sự tan rã của khối cộng sản Đông Âu vào năm 1989.
Hôm 10/11, Nhật báo Mai Châu, một cơ quan truyền thông địa phương ở thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, đưa tin rằng Sở Công an Thành phố Mai Châu đã thông báo về việc đóng cửa Đồn Công an Ngô Châu và Đồn Công an Đông Sơn. Lý do chính thức được đưa ra là để “tích hợp hiệu quả các nguồn lực sẵn có của công an”.
Hai tuần trước, các sở công an của Thanh Đảo, Yên Đài, và Hoài Phường ở tỉnh Sơn Đông cũng công bố các kế hoạch “giải thể và hợp nhất” các đồn công an địa phương. Sở Công an Thanh Đảo đề cập trong một thông báo chính thức rằng bắt đầu từ ngày 23/10, chín đồn công an sẽ được sáp nhập với chín đồn công an khác.
Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy thoái, thị trường địa ốc trì trệ, và nợ chính quyền địa phương ở mức cao kỷ lục.
Ông Lại Kiến Bình (Lai Jianping), một cựu luật sư ở Hoa lục, cho biết việc sáp nhập các đồn công an cho thấy chính quyền địa phương của Trung Quốc đã phá sản, họ không thể trả lương và điều này gây bất lợi cho việc duy trì quyền lực của họ.
Theo ông Lại, việc sa thải sẽ gây bất ổn, vì những người mất chén cơm sẽ chống trả. Bởi vì nhiều người trong số họ về cơ bản đang không làm việc vì lý tưởng hay đạo đức, họ là nhóm người ở đáy xã hội đang cố gắng kiếm sống. Vì vậy, để kiếm sống, họ có thể làm bất cứ điều gì, thậm chí là gia nhập băng đảng xã hội đen.
Đồng quan điểm, ông Trịnh Khâm Mô (Cheng Chin-mo), phó giáo sư và là trưởng Khoa Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Đạm Giang ở Đài Loan tin rằng kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn.
Ông nói với The Epoch Times: “Các khoản nợ của chính quyền địa phương dẫn đến việc cắt giảm lương của công chức. Để tồn tại, các chính quyền địa phương này đang tước đoạt và bóc lột người dân ở khắp nơi, bao gồm cả việc tăng mức tiền phạt. Họ đang viện đến mọi cách để kiếm tiền. Điều này thực sự sẽ gây ra bất ổn xã hội lớn”.
Theo ông Trịnh nói: “Đây là một phần của sự sụp đổ kinh tế ở Trung Quốc. Và đây là khởi đầu cho sự sụp đổ của ĐCSTQ”.
Về việc chính quyền cắt giảm ồ ạt các lực lượng trị an, ông Trịnh cho biết: “Qua nghiên cứu, đặc biệt là từ sự sụp đổ của những chế độ cộng sản ở các nước Trung và Đông Âu lúc bấy giờ, thì đây là một phần dẫn đến sự tan rã của toàn bộ trật tự xã hội”.
Ông Trịnh nói: “Trong lịch sử, Liên Xô cũ và sau này là các nước cộng sản cũ ở Trung và Đông Âu — như là Ba Lan, Cộng hòa Czech, Hungary, và Romania — đều giống như vậy. Sau này, những công chức thất nghiệp này, đặc biệt là cảnh sát và thậm chí cả binh lính bị sa thải, tất cả những người này đều đứng về phía dân chúng và tổ chức biểu tình chống chính phủ, điều này sớm dẫn đến sự sụp đổ của chế độ”.
Ông Trịnh tiên liệu, “Tôi đoán là trong tương lai ngay cả quân đội cũng sẽ bị cắt giảm quy mô. Những người này đã được tổ chức và được huấn luyện, và họ sẽ trở thành lực lượng có tổ chức chống chính phủ trong tương lai”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét