Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

Hôm Nay, Thứ Tư, Ngày 15 Tháng 11/2023, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại, Tham Gia Cuộc Biểu Tình Lớn, Với Nhiều Cộng Đồng Các Sắc Dân Khác, Chống Cộng Sản, Tại APEC, San Francisco và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải



Hôm Nay, Thứ Tư, Ngày 15 Tháng 11/2023, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại, Tham Gia Cuộc Biểu Tình Lớn, Với Nhiều Cộng Đồng Các Sắc Dân Khác, Chống Cộng Sản, Tại APEC, San Francisco!
Nhắc Nhở! Đoàn Biểu Tình Người Việt Hải Ngoại, Bắt Đầu Tham Gia Biểu Tình Tại APEC 2023, Kể Từ Ngày Hôm Nay!
Ban Tổ Chức phối hợp 2 cuộc Biểu tình chống phái đoàn Việt Cộng do Chủ Tịch Nước Võ văn Thưởng và phái đoàn Trung Cộng do Tập cận Bình hướng dẫn, tại Hội Nghị APEC San Francisco vào ngày 15 và 16 tháng 11 năm 2023.
<!>
Kêu gọi Đồng Hương Người Việt Quốc Gia tị nạn Cộng sản khắp nơi, hãy tích cực tham dự đông đảo, để phản đối những chế độ độc tài CS cai trị tàn ác với người dân của mình. Riêng CSVN, còn thêm tội…Bán Nước!

Địa điểm biểu tình: Moscone West Center
747 Howard Street San Francisco CA 94130
Sẽ có nhiều Cộng Đồng Hồng Kông, Đài Loan, Tây Tạng , Duy Ngô Nhĩ ... cùng tham dự Biểu Tình phản đối Tàu Cộng, Việt Cộng, với chúng ta!




TT Hoa Kỳ Đã Có Mặt Tại San Francisco! Biden vẫn chú tâm tới Á Châu bất chấp tình hình Ukraine và Trung Đông!

-Tổng Thống Joe Biden dự trù dùng cuộc họp của các nhà lãnh đạo Tổ Chức Hợp Tác Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) để chứng tỏ cho thế giới thấy Hoa Kỳ vẫn còn sáng kiến, chú tâm và tiền bạc để có thể tập trung vào vùng Á Châu-Thái Bình Dương trong khi các nước trong vùng phải vất vả đối phó với các cuộc khủng hoảng chính sách đối nội và đối ngoại

Cuộc hội đàm được trông đợi lâu nay của ông Biden với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một, là sự kiện chính trong chuyến thăm viếng bốn ngày của vị tổng thống tại San Francisco, nơi được dùng làm diễn đàn cho cuộc hội đàm thường niên của 21 nền kinh tế thuộc Khối APEC. Lãnh tụ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cố tìm đạt sự ổn định sau một năm đầy khó khăn cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc.


(Hình:Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden (giữa) nói chuyện với Thống Đốc California Gavin Newsom (trái) và phu nhân Jennifer Siebel Newsom (phải) khi vừa đáp máy bay xuống phi trường San Francisco International Airport trước hội nghị thượng đỉnh APEC hôm nay, 14 Tháng Mười Một, 2023 tại San Francisco, California)

Nhưng Tòa Bạch Ốc cũng muốn cho các lãnh tụ APEC thấy ông Biden vẫn đủ sức để chú tâm tới vùng Á Châu-Thái Bình Dương, trong khi đang nỗ lực giữ cho cuộc xung đột Israel-Hamas khỏi lan rộng, thành một cuộc chiến tranh toàn vùng Trung Đông, đồng thời ra sức thuyết phục các nhà lập pháp Cộng Hòa, đồng ý chi tiêu thêm hàng tỷ đô-la, giúp Ukraine đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.

Hôm Thứ Hai, ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia tại Tòa Bạch Ốc, cho rằng ngoài cuộc gặp gỡ và hội đàm với Chủ Tịch Tập Cận Bình, ông Biden còn muốn nhân có cuộc hội nghi thượng đỉnh này mà tiết lộ viễn kiến của ông trong lãnh vực kinh tế, theo đó toàn vùng Á Châu-Thái Bình Dương đều có tầm quan trọng thiết yếu, cho mức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.

Nhà lãnh đạo Mỹ dự trù sẽ tiết lộ các sáng kiến dành cho vùng Á Châu-Thái Bình Dương, liên quan tới những cuộc đầu tư vào năng lượng sạch, phát huy chính sách chống tham nhũng, cùng các chính sách mới về thuế khóa, qua Diễn Đàn Kinh Tế Thái Bình Dương (Indo-Pacific Economic Forum, IPEF) mà Hoa Kỳ đã công bố hồi năm ngoái.


Chủ tịch nhà nước CSVN Võ Văn Thưởng đã lên đường đi Mỹ dự APEC hôm qua, ngày14/11/2023


(Hình: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân rời Hà Nội đi Mỹ, ngày 14/11/2023.)

-Chủ tịch nước Cộng Sản Việt Nam Võ Văn Thưởng và phu nhân, hôm 14/11 lên đường dự tuần lễ cấp cao APEC tại San Francisco, Mỹ, một sự kiện mà nước này nói rằng “có ý nghĩa hết sức quan trọng!”, cả trong các hoạt động đa phương và song phương, “góp phần tiếp tục duy trì và củng cố cục diện đối ngoại”.

Tháp tùng Chủ tịch nước Cộng Sản Võ Văn Thưởng và phu nhân có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, cùng lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng, Tp. HCM, và lãnh đạo các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, truyền thông trong nước cho biết hôm 14/11.

Bà Melissa Bishop, Đại biện lâm thời của Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam, có mặt tại sân bay Nội Bài, khi tiễn ông Thưởng và phái đoàn đi Mỹ, theo trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ. “Sự tham dự của đoàn đại biểu này, thể hiện cam kết tăng cường hợp tác hơn nữa, vì một Châu Á – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Chuyến đi này cũng thúc đẩy hơn giao thiệp thân mật nhân dân ở cấp địa phương và cấp tỉnh”, đại sứ quán cho biết hôm 14/11.

Dự kiến ông Thưởng sẽ tham dự Hội nghị cấp cao APEC, đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC và Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời, nơi quy tụ một cộng đồng với sự tham dự của hơn 2.000 lãnh đạo doanh nghiệp.

Thông điệp chính sẽ được ông Thưởng truyền tải đến cộng đồng doanh nghiệp này là “cùng chung tay đóng góp, vượt qua những thách thức trong giai đoạn khó khăn hiện nay và tận dụng được các cơ hội để thúc đẩy phát triển bền vững của khu vực và từng nền kinh tế, trong đó có Việt Nam”, theo truyền thông trong nước. (Thật ra là đi ăn xin)

Về hoạt động song phương với Mỹ, ông Thưởng sẽ tiếp tục “thúc đẩy quan hệ song phương trên tinh thần Tuyên bố chung về xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ vừa qua, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và kết nối các địa phương”, truyền thông trong nước dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, cho biết.

Trang VietnamPlus dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng, nhận định về chuyến công du này của ông Thưởng: “Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự Diễn đàn APEC năm nay, cho thấy sự ủng hộ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, cũng như đối với tiến trình APEC nói riêng”.

Không rõ liệu ông Thưởng có thực hiện các cuộc gặp song phương nào, bên lề hội nghị APEC này hay không.

Nhận định về chuyến đi Mỹ này của ông Thưởng, nhiều người thắc mắc, người không có thực quyền trong việc điều hành kinh tế tại Việt Nam và không có kinh nghiệm về hợp tác thương mại quốc tế, ông Quang Hữu Minh, một người chuyên quan sát tình hình chính trị Việt Nam, cho VOA biết:

“Trong bối cảnh khi tình hình thế giới căng thẳng, nên Việt Nam lo ngại Trung Quốc ăn hiếp, nên muốn gần Mỹ sau khi ký kết quan hệ đối tác chiếc lược toàn diện. Ông Thưởng lo về quốc phòng, an ninh, nên ông phải đi Mỹ!”.

Nhiều người còn cho rằng “đi xin ăn, thì đâu cần chuyên môn!” Hiện Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với năm nước bao gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.


Chủ tịch nước Cộng Sản VN, Võ Văn Thưởng đã đến San Francisco! bắt đầu chuyến công tác Mỹ
(Duy Linh)

-Sau hơn 12 tiếng bay, phi cơ chở Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân đã hạ cánh xuống sân bay San Francisco, bắt đầu chuyến công tác bốn ngày đến Mỹ.


(Hình: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân tại sân bay San Francisco)

Khoảng 9h sáng 14-11, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, hạ cánh xuống sân bay quốc tế San Francisco, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Đặng Hoàng Giang, cùng Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn, đã ra đón Chủ tịch nước CSVN Võ Văn Thưởng và phu nhân.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper, đại diện Ban tổ chức APEC 2023, cùng đông đảo cán bộ, nhân viên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco, cũng ra đón phái đoàn.

Đây là chuyến công tác Mỹ đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, trên cương vị mới, diễn ra từ ngày 14 đến 17-11 theo lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden.


(Hình: Đại diện Ban tổ chức APEC 2023 đón Chủ tịch nước Võ Văn thưởng)

Trong thời gian ở San Francisco, Chủ tịch nước sẽ tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2023, kết hợp các hoạt động song phương.

Chủ tịch nước sẽ tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 30, với chủ đề "Kết nối và các nền kinh tế tự cường và bao quát" (ngày 17-11), dự Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời.

Đặc biệt, người đứng đầu Nhà nước CSVN, sẽ có phát biểu dẫn đề tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC, vào ngày 15-11

Sự kiện này quy tụ hơn 2.000 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và trong APEC. Đây sẽ là dịp để Chủ tịch nước truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng doanh nghiệp.

Ngoài ra, đoàn Việt Nam sẽ tham dự tất cả các hoạt động lớn của Tuần lễ cấp cao APEC 2023, tiếp xúc rộng rãi các đối tác quan trọng trong APEC và các tập đoàn doanh nghiệp lớn ở khu vực.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng sẽ có các hoạt động song phương như gặp gỡ giới chức Mỹ, các học giả và doanh nghiệp Mỹ để khai thác các thỏa thuận mà hai bên đã đạt được, khi quyết định nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện.

"Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự APEC năm nay, cho thấy sự ủng hộ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, cũng như đối với tiến trình APEC nói riêng", Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng khẳng định với báo chí trước chuyến đi.


Diễn Đàn APEC: Tuy Putin Bị Từ Chối, Không Có Mặt! Nhưng Mỹ Sẽ Là “Chủ Nhà Tốt” Đón Tiếp Phái Đoàn Nga!


(Hình: Ngày đầu tiên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC), San Francisco, California, Hoa Kỳ, ngày 11/11/2023.)

-Bất chấp những nỗ lực ngoại giao của Hoa Thịnh Ðốn để cô lập Mạc Tư Khoa trên trường quốc tế do việc Nga xâm lược Ukraine, một viên chức cấp cao của Mỹ hôm 12/11/2023 tuyên bố Hoa Thịnh Ðốn sẽ hành xử với Nga như mọi thành viên khác tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tuần này tại San Francisco (11 đến 17/11/2023).

Dẫn đầu phái đoàn Nga đến dự APEC là Phó Thủ tướng Alexeï Overtchouk. Ông Matt Murray, viên chức bộ Ngoại giao Mỹ, chuyên trách về APEC, nói với thông tấn xã AFP là Phó Thủ tướng Nga sẽ được tiếp đón như “trưởng phái đoàn và sẽ có dịp tham gia toàn bộ các sự kiện trong tuần này” trong khuôn khổ APEC.

Do chiến tranh Ukraine, bản thân Phó Thủ tướng Nga Alexeï Overtchouk đang chịu nhiều biện pháp trừng phạt của phương Tây, nhất là của Liên Hiệp Âu Châu, nhưng trái với đa phần các viên chức Nga, ông lại không bị chính quyền Mỹ nhắm tới. Tuy nhiên, ông Overtchouk sẽ không được Hoa Kỳ tiếp đón với nghi lễ ngoại giao, như với các nguyên thủ Nhà nước và người đứng đầu chính phủ của các nước khác đến dự APEC.

Hồi tháng trước, Bộ Ngoại giao Mỹ từng cho biết không đón tiếp Tổng thống Nga Putin tại San Francisco. Đáp lại, Mạc Tư Khoa cho rằng việc cử đại diện đến thượng đỉnh là quyền của các nước thành viên APEC.

Xin nhắc lại, ngày 17/3/2023, Tòa Hình sự Quốc tế, trụ sở tại The Hague (Hòa Lan), đã phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì các tội ác chiến tranh xảy ra từ khi quân Nga xâm lược Ukraine, nhất là về các vụ đày ải trẻ em Ukraine sang Nga.


Thượng Đỉnh Biden-Tập Cận Bình: Cơ Hội Quý Báu “Hòa Hoãn Chiến Thuật!” Giữa Hai Đại Cường?
(Trọng Thành )


(Hình: Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) gặp nhau bên lề hội nghị G20 tại Bali, Nam Dương, 14/11/2022.)

-Cách nay đúng một năm, ngày 14/11/2022, Tổng thống Hoa Kỳ và Chủ tịch Trung Quốc hội kiến ở Bali, Nam Dương. Cuộc gặp từng mang lại hy vọng đối thoại giữa hai đại cường sau nhiều năm căng thẳng sớm nối lại. Tuy nhiên, Mỹ-Trung tiếp tục đối đầu, đặc biệt sau “vụ khinh khí cầu gián điệp”. Trong lúc nhiều trông đợi đặt vào thượng đỉnh thứ hai Joe Bien-Tập Cận Bình, ngày 15/11, nhiều nhà quan sát cho rằng, với quan hệ Mỹ-Trung đầy bất định, đây trước hết là một “hòa hoãn chiến thuật”.

1/ “Hòa hoãn chiến thuật” có nghĩa là gì?

Hiện tại còn rất ít thông tin về cuộc hội kiến Joe Biden – Tập Cận Bình. Theo hãng tin Mỹ AP, tính cho đến ngày 10/11, vẫn chưa có thông tin về địa điểm cụ thể của cuộc gặp, mà các viên chức an ninh Mỹ chỉ cho biết chung chung là sẽ diễn ra tại vùng Vịnh San Francisco, bên lề Diễn đàn APEC. Hàng loạt câu hỏi còn để ngỏ như không rõ hai bên có ra một tuyên bố chung hay không sau cuộc họp, những nội dung nào sẽ được công khai, chưa kể đến việc từng chi tiết của cuộc hội kiến đặc biệt này đều được coi là hệ trọng với quan hệ song phương, từ việc hai bên sẽ chào hỏi nhau thế nào, có dùng bữa cùng nhau không, cuộc gặp có hoa không, loại hoa nào….

Cho dù còn rất ít thông tin, nhưng theo nhiều chuyên gia về Trung Quốc, cả Bắc Kinh và cả Hoa Thịnh Ðốn đều muốn tạo một không khí “hòa dịu”. Theo ông Ryan Hass, chuyên gia về Trung Quốc Viện Brookings, cựu Cố vấn của Tổng thống Mỹ Barack Obama về Trung Quốc và Đài Loan: “Các viên chức Trung Quốc sẽ muốn cho công chúng trong nước thấy rằng lãnh đạo Tập Cận Bình được Tổng thống Biden đón tiếp một cách đàng hoàng và trân trọng”. Ông gợi ý nên có “hình ảnh hai nhà lãnh đạo có các tiếp xúc mang tính cá nhân, ngoài nghi thức bắt tay chính thức thông thường trước một dãy quốc kỳ trong phòng họp của khách sạn”. Theo Ryan Hass, tiếp xúc đó có thể ở mức đơn giản như “một cuộc đi bộ ngắn cùng nhau” (hãng thông tấn AP, ngày 12/11/2023).

Mỹ-Trung tìm kiếm “hòa hoãn chiến thuật” là một ghi nhận của chuyên gia quan hệ quốc tế Mathieu Duchâtel, Viện Montaigne về thái độ của Bắc Kinh với Mỹ (trang mạng Radio-Gia Nã Ðại, ngày 10/11/2023). Chuyên gia Mathieu Duchâtel cho biết phía Trung Quốc “đã yêu cầu cuộc hội kiến diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, California”, nơi mùa Hè năm 2013, lãnh đạo Trung Quốc – lúc vừa lên nắm quyền – từng gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama trong khi không khí thân mật. Một cuộc tiếp xúc tương tự lần này giữa Joe Biden và Tập Cận Bình có thể cho phép hai bên tránh được những hành động quá đà, vượt tầm kiểm soát, trong bối cảnh “cạnh tranh chiến lược” đang hồi quyết liệt hiện nay.

Đưa ra một hình ảnh hòa dịu trước công chúng, và cố gắng để quan hệ song phương không tồi tệ thêm là ý nghĩa của động thái hòa dịu chiến thuật mà hai bên Trung-Mỹ tìm cách đạt được trong cuộc thượng đỉnh lần thứ hai Biden-Tập Cận Bình. Hòa hoãn về chiến thuật cũng mang lại cơ hội quan trọng cho phép hai bên hiểu rõ hơn các mục tiêu chiến lược thực sự của nhau, để giải quyết hiệu quả hơn các căng thẳng trong quan hệ tương lai.

2/ “Hòa hoãn chiến thuật” chỉ là biện pháp hòa hoãn bề mặt, hay cho phép hai bên thực sự cải thiện quan hệ về một số mặt?

Một hồ sơ được nhiều nhà quan sát nhấn mạnh là vấn đề “đối thoại về quân sự” bị gián đoạn kể từ mùa Hè năm 2022, sau chuyến công du Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, với việc Bắc Kinh lần đầu tiên tập trận bao vây đảo Đài Loan. Thế đối đầu quân sự Mỹ-Trung gia tăng, đặc biệt với vụ máy bay hai bên tiếp cận chỉ cách nhau vài mét, tại khu vực Biển Đông mới đây, cho thấy đụng độ có thể bùng phát vượt tầm kiểm soát.

Đối với Tổng thống Mỹ, ưu tiên hàng đầu của thượng đỉnh lần này là “nối lại các đường dây liên lạc về quốc phòng”. Nhà báo Pierre-Antoine Donnet, trên trang Asialyst chuyên về chính trị Á Châu, nhận định quan hệ Mỹ - Trung năm tới sẽ căng thẳng ngay từ đầu năm, chính quyền Mỹ “rất lo ngại” về nguy cơ Bắc Kinh can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan ngày 13/1/2024. Tổng thống Biden đã bốn lần khẳng định Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan, nếu bị Trung Quốc tấn công (cho dù các phát biểu của Tổng thống có được Tòa Bạch Ốc cải chính sau đó).

Theo một giới chức cao cấp Hoa Kỳ, cho dù phía “Bắc Kinh lưỡng lự”, Tổng thống Joe Biden “kiên quyết áp lực” với phía Trung Quốc về chủ đề trong cuộc gặp bên lề diễn đàn APEC ở San Francisco. Nối lại các kênh liên lạc về quốc phòng được coi là mục tiêu căn bản, tối thiểu của Tòa Bạch Ốc nhắm quản lý quan hệ ngày càng trở nên “đối kháng” với Bắc Kinh, để thế đối đầu không biến thành “xung đột” hay “Chiến tranh lạnh”. Nối lại đối thoại quốc phòng là cơ sở cho phép “hòa hoãn chiến thuật”. Đổi lại việc nối lại đối thoại quốc phòng, chính quyền Biden sẽ phải tái khẳng định không ủng hộ Đài Loan độc lập, không thay đổi chính sách “Một nước Trung Hoa”. Trả lời thông tấn xã Reuters, tướng Charles Q. Brown, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, việc hai bên đạt thỏa thuận về vấn đề này cũng nằm trong lợi ích của phía Trung Quốc.

Về triển vọng cải thiện quan hệ Trung-Mỹ, trả lời RFI, ông Wang Yiwei, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế, Đại học Nhân Dân Bắc Kinh, tỏ ra không mấy lạc quan, với nhận định khó mà nói đến một xu thế “cải thiện đáng kể” trong quan hệ hai nước trong bối cảnh hiện nay. Lãnh đạo viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Bắc Kinh, cũng nhấn mạnh đến “điều quan trọng là các xung đột (song phương) diễn ra trong khuôn khổ các cơ chế được xác lập trước, cho phép tránh được các thay đổi đột ngột, do các thay đổi về luật pháp mỗi nước, các chỉ thị của chính quyền hay do các biến động chính trị”.

Trong một số hồ sơ được coi là mang tính thứ yếu hơn, hai bên dự kiến cũng có thể đạt được thỏa thuận, như mở lại Tòa Lãnh sự Mỹ tại Thành Đô (Chengdu), Tòa Lãnh sự Trung Quốc tại Houston, cũng như việc tăng số chuyến bay giữa hai nước, gia tăng lượng trao đổi phóng viên, sinh viên và các nhóm tư vấn có thể trở nên mạnh mẽ hơn. Theo chuyên gia Colleen Cottle, trong một bài viết trên Atlantic Council (“How Biden can make the most of a meeting with Xi / Biden làm gì để có thể thu được nhiều nhất từ cuộc gặp với Tập Cận Bình”), bên cạnh hồ sơ Đài Loan, ưu tiên số một của Trung Quốc sẽ là hóa giải “các hạn chế về kỹ thuật của Mỹ, bao gồm các biện pháp kiểm soát xuất cảng gần đây nhất được công bố vào tháng trước”.

Tuy nhiên triển vọng cải thiện đáng kể quan hệ song phương nhìn chung là rất khó. Theo ghi nhận của lãnh đạo viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Bắc Kinh, “sẽ còn rất nhiều việc phải làm, bởi trong số 100 cơ chế đối thoại mà hai bên muốn kích hoạt, hiện tại chỉ mới có 5 cơ chế hiện đã đi vào hoạt động”, và tốc độ cải thiện tình hình sẽ không nhiều, trong bối cảnh bầu cử Tổng thống Mỹ sắp đến, và “không biết rõ là liệu Tổng thống Biden có dành được bao nhiêu sự chú ý và năng lượng cho việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc”.

3/ Vì sao Mỹ, Trung bắt buộc phải tìm kiếm “hòa hoãn chiến thuật”?

Chuyên gia về Trung Quốc Ian Johnson (Council on Foreign Relations), giải thưởng Pulitzer, trong một bài viết hôm 08/11 (Can a Summit Ease U.S.-China Tensions? / Thượng đỉnh có giúp giảm nhẹ căng thẳng Mỹ - Trung hay không?), nhận định là cả hai đại cường đều đứng trước tình thế phải tìm cách hòa hoãn chiến thuật. Về phía Bắc Kinh, Trung Quốc “đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng và tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp cao. Năm 2022, những lo ngại này đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình hiếm hoi trên toàn quốc. Mặc dù những cuộc biểu tình này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không lan rộng, nhưng đã thể hiện sự bất an của người dân đối với các vấn đề tài chánh, chẳng hạn như thu nhập, nạn lạm phát và giá nhà đất” sau nhiều năm đóng cửa do chính sách Zero Covid.

Theo chuyên gia Duchâtel, đầu tư vào Trung Quốc lần đầu tiên sụt giảm trong quý ba vừa qua, lần đầu tiên từ 30 năm nay, là một dấu hiệu đáng lo ngại với Trung Quốc. Điểm gây bất lợi cho chính quyền Tập Cận Bình hiện nay là ấn tượng rộng rãi trong và ngoài nước là Trung Quốc đang quay lưng lại với chính sách “cải cách và mở cửa” của những người tiền nhiệm, và có xu hướng đóng cửa với bên ngoài. Trong bối cảnh này, việc Tập Cận Bình thể hiện là đang quản lý tốt hơn các mối quan hệ với Hoa Kỳ và mở cửa Trung Quốc về mặt thương mại “có thể giúp trấn an nhiều lo ngại trong nước về khả năng Bắc Kinh đang tiến tới chiến tranh”.

Về phía nước Mỹ, chính quyền Biden phải đối mặt với cuộc tái tranh cử vào năm tới, và mặc dù các vấn đề đối ngoại “hiếm khi trở thành yếu tố quyết định thắng thua trong cuộc bầu cử Tổng thống đối với một Tổng thống mãn nhiệm tái cử”, nhưng điều quan trọng đối với ông là ngăn chặn có thêm xung đột bùng nổ trong năm bầu cử 2024, chẳng hạn như liên quan đến Đài Loan. Theo một thăm dò dư luận do National Security Action and Foreign Policy for America đặt hàng, 78% người Mỹ coi việc tránh một cuộc chiến tranh với Trung Quốc là “rất quan trọng”.

“Hòa hoãn chiến thuật” Mỹ, Trung cũng quan trọng đối với Hoa Thịnh Ðốn, Tổng thống Mỹ nhân dịp này có thể thúc giục Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “đóng một vai trò hiệu quả hơn” trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine và cuộc chiến Do Thái-Hamas, bao gồm cả việc gây áp lực để ép Iran hạn chế can thiệp vào xung đột này.


Tin Quốc Tế Đó Đây

***
Liên Hiệp Âu Châu Lên Án Hamas Dùng Bệnh Viện Như Lá Chắn, Kêu Gọi Do Thái Kiềm Chế Để Bảo Vệ Thường Dân Gaza


(Hình: Khói bốc lên gần khu bệnh viên Al Shìa, nơi có nhiều người Palestine đến trú ẩn, trong bối cảnh Do Thái tấn công Gaza. Ảnh chụp ngày 9/11/2023.)

-Ngày 12/11/2023, Liên Hiệp Âu Châu lên án tổ chức Hamas ở dải Gaza sử dụng các bệnh viện và thường dân như những lá chắn sống, đồng thời kêu gọi Do Thái kiềm chế hết sức có thể để bảo vệ tính mạng của người dân ở Gaza.

Hãng tin Anh Reuters hôm 13/11 nhắc lại, phía Do Thái khẳng định tổ chức Palestine Hamas đã đặt các trung tâm chỉ huy bên dưới và gần các bệnh viện. Hamas đã bác bỏ cáo buộc này. Theo quân đội Do Thái, cần phải tiếp cận các địa điểm này để giải thoát khoảng 200 con tin bị Hamas đã bắt cóc trong cuộc tấn công vào Do Thái ngày 7/10.

Từ 11/10, gọng kềm đã siết chặt quanh các bệnh viện ở Gaza. Bộ Y tế thuộc chính quyền Hamas tại dải Gaza hôm 13/11 cho thông tấn xã AFP biết là toàn bộ các bệnh viện ở miền Bắc Gaza không còn có thể hoạt động. Sáu trẻ sinh non và 9 bệnh nhân đang được điều trị tích cực đã chết do bệnh viện không có điện trong bối cảnh bị Do Thái bao vây.

Trong thông cáo nhân danh 27 nước thành viên Liên Hiệp, lãnh đạo ngành ngoại giao Âu Châu, Josep Borrell, lưu ý, “các thường dân phải được cho phép rời khỏi khu vực chiến sự” và thúc giục Do Thái tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, thực hiện hiện nghĩa vụ bảo vệ các bệnh viện, trang thiết bị y tế và thường dân đang ẩn náu trong các cơ sở này.

Trả lời RFI Pháp ngữ, bà Shaina Low, phát ngôn viên tổ chức phi chính phủ Norwegian Refugee Council, tại Jérusalem, nhấn mạnh cách duy nhất để cứu mạng người và tiến hành hoạt động cứu trợ là lệnh ngừng bắn:

“Bệnh viện và xe cứu thương được hưởng sự bảo vệ đặc biệt theo luật pháp quốc tế, và phải được bảo vệ khi được sử dụng vào mục đích duy nhất là chăm sóc và hỗ trợ y tế. Nếu Do Thái cho rằng các hoạt động quân sự được tiến hành từ các bệnh viện thì họ có trách nhiệm chứng minh rằng điều đó đã thực sự xảy ra. Và ngay cả trong trường hợp này, Do Thái phải tiến hành các biện pháp đáp trả tương xứng, tránh gây tổn hại đến sinh mạng thường dân, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi Israël và cộng đồng quốc tế làm mọi điều trong khả năng, quyền hạn của mình để bảo vệ thường dân, đặc biệt là nhân viên y tế và các bệnh nhân. Hơn nữa, chúng tôi cần có một lệnh ngừng bắn. Đó là cách duy nhất để cứu các sinh mạng và tiến hành hoạt động cứu trợ nhân đạo một cách an toàn. Nếu chúng ta muốn hàng cứu trợ đến được với những người đang bị tổn thương nhất, chúng ta cần lệnh hưu chiến để có thể thực hiện điều đó một cách an toàn”.

Liên quan đến việc di tản người dân khỏi dải Gaza, thông tấn xã AFP cho biết là theo thông tin từ cả phía Gaza và Ai Cập, trong ngày hôm qua 12/10 đã có 500 người ở Gaza, mang hai quốc tịch, đã được Ai Cập tiếp đón qua cửa khẩu Rafah.

Về phía Liên Hiệp Quốc, định chế quốc tế này hôm nay 13/11 treo cờ rủ và để 1 phút mặc niệm các nhân viên đã thiệt mạng tại Gaza. Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Gaza ngày 10/11 thông báo kể từ khi chiến tranh Gaza nổ ra, đã có hơn 100 nhân viên thiệt mạng.


Thủ Tướng Do Thái Nêu Khả Năng Đạt Thỏa Thuận Để Giải Phóng Các Con Tin Bị Hamas Bắt Giữ


(Hình: Thủ tướng Do Thái Benyamin Netanyahu, trong một sự kiện tại Tel Aviv, Do Thái, ngày 28/10/2023.)

-Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ NBC, ngày 12/11/2023, Thủ tướng Do Thái Benyamin Netanyahu đã đề cập đến khả năng đạt được một thỏa thuận nhằm giải phóng các con tin là người già, phụ nữ, trẻ em trong số hơn 240 người bị Hamas bắt giữ từ ngày 7/10.

Theo Thủ tướng Do Thái, nếu thỏa thuận này có thể đạt được, đó là nhờ vào áp lực quân sự và ông sẽ thông báo nếu có kết quả. Tuy nhiên, một viên chức Palestine ở Gaza xin ẩn danh, cho thông tấn xã AFP biết, chính ông Netanyahu là người gây khó khăn cho việc đạt được thỏa thuận với Hamas, trong việc trao trả con tin.

Trong một cuộc phỏng vấn khác trên đài CNN, ông Netanyahu từ chối chịu trách nhiệm về việc không ngăn chặn được cuộc tấn công của Hamas vào Do Thái. Thủ tướng Do Thái cho rằng “câu hỏi này sẽ được giải quyết sau chiến tranh”, và biện minh: “Liệu mọi người có đặt câu hỏi này với Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt sau cuộc tấn công ở Trân Châu Cảng năm 1941 hay với ông George W.Bush sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 hay không?”

Còn tại Do Thái, theo nhiều cuộc thăm dò, khoảng 70% người được hỏi cho rằng Thủ tướng Netanyahu không phải là người có năng lực tốt nhất để lãnh đạo chính phủ trong bối cảnh có chiến tranh. Từ Tel-Aviv, thông tín viên Murielle Paradon và Boris Vichith của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:

“Tại một ngã tư ở Tel Aviv, không có nhiều người đến nhưng họ bày tỏ ý kiến của mình. Những người biểu tình giơ các tấm bảng với hình ảnh của Thủ tướng Do Thái tay nhuốm máu. Họ cho rằng ông Benyamin Netanyahu phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến và yêu cầu Thủ tướng từ chức ngay lập tức. Itamar, một nghệ sĩ cho biết: “Tôi yêu cầu ông Netanyahu phải rời khỏi chính phủ. Ông ấy đã hủy hoại cuộc sống của những người Do Thái từ nhiều năm qua, nhưng trong cuộc chiến này ông ta là một thảm họa. Nếu muốn cứu con tin, nếu muốn ngừng cuộc chiến này lại và ngừng giết hại những thường dân vô tội, ông ta phải từ chức”.

Tuy nhiên, những người biểu tình này bị những người Do Thái khác công kích. Zeev, mặc một chiếc áo với hàng chữ đòi trả tự do cho các con tin ở Gaza, cho rằng “đây không phải là lúc để bàn về chính trị. Cần phải đoàn kết vì những người bị bắt làm con tin ở đó. Hiện không phải là thời điểm thích hợp để tranh cãi chính trị”. Một người khác khoảng 50 tuổi thì cho rằng Thủ tướng Netanyahu đã để cho Hamas phát triển vì mục đích chính trị của riêng ông ấy. Bà nói: “Tôi hy vọng rằng mọi người cuối cùng sẽ hiểu được mối liên hệ giữa ông ta và các vụ thảm sát, giữa Netanyahu và chế độ độc tài. Ông ta chính là người phải chịu trách nhiệm, ấy vậy mà ông ta vẫn tại vị”.

Nhóm người biểu tình ít ỏi này là những gì còn lại của các cuộc biểu tình lớn, tập hợp những người chống ông Netanyahu cách nay vài tháng, phản đối một cải cách được cho là phi dân chủ của chính phủ Do Thái. Đối với họ, không có chuyện từ bỏ phản kháng”.


Tổng Thống Ukraine Cảnh Báo: Mùa Đông Này, Nga Sẽ Lại Tấn Công Ác Liệt


(Hình: Một cơ sở hạ tầng điện lực sau cuộc tấn công bằng drone của Nga ở vùng Kyiv, thủ đô của Ukraine, ngày 19/12/2022.)

-Ukraine cần tập trung vào công tác phòng thủ. Phát biểu tối 12/11/2023 Tổng thống Volodymyr Zelensky báo động Ukraine phải trong tư thế sẵn sàng đối phó với một đợt tấn công mới của Nga và đặc biệt là Mạc Tư Khoa sẽ lại nhắm vào các cơ sở hạ tầng như các nhà máy điện vào mùa Đông giá rét. Còn trên mặt trận ở miền Đông Ukraine, quân đội Nga cũng đang chuẩn bị phản công.

Tuyên bố nói trên được đưa ra vào lúc một phát ngôn viên bên quân đội Ukraine cảnh báo chiến sự thuyên giảm tại Avdiivka nhưng sẽ “bùng lên trở lại trong những ngày sắp tới”. Trong toàn cảnh u ám đó, tình báo quân đội Ukraine loan báo 3 sĩ quan của Nga đã tử thương trong vụ tấn công hôm thứ Bảy vừa qua tại thành phố Melitopol do Nga chiếm đóng.

Thông tín viên Pierre Alonso của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ thủ đô Mạc Tư Khoa cho biết thêm thông tin.

“Một vụ nổ lớn vào tối thứ Bảy vừa qua ở Melitopol, một thành phố ở phía Nam Ukraine cách chiến tuyến 70 cây số. Tình báo quân đội Ukraine cho biết, trụ sở lực lượng Nga đang chiếm đóng khu vực này là mục tiêu bị nhắm tới. Thông cáo nói rõ đây là hành động trả thù do một phong trào kháng chiến tại khu vực này tiến hành. Theo chính quyền Kyiv thiệt hại khá nặng nề: có ít nhân ba sĩ quan Lực lượng Vệ binh Nga thiệt mạng trong vụ tấn công nói trên. Vẫn theo phía Ukraine, vụ tấn công đã diễn ra vào lúc có một cuộc họp giữa Lực lượng Vệ binh Nga và cơ quan an ninh FSB. Như vậy đây là một vố đau đối với Nga, vốn đã chiếm đóng thành phố này từ hơn một năm rưỡi qua, nhưng vẫn chưa hoàn toàn làm chủ tình hình và các hoạt động kháng chiến vẫn năng động ngay từ những ngày đầu khi Melitopol bị quân Nga chiếm đóng. Trái lại, đối với phía Ukraine thì đây là một tin vui bởi Kyiv đang cần có những đòn ngoạn mục trong thời điểm này. Chiến dịch phản công đã chỉ cho phép gặt hái được những kết quả rất hạn chế trên bộ. Mức độ yểm trợ của các nước đồng minh cũng đang bắt đầu bị lung lay. Mùa Đông đang đến gần và kèm theo đó là nỗi lo hệ thống điện lực của Ukraine lại bị oanh kích”.

Tại Bá Linh, Bộ Quốc phòng Đức hôm 12/11/2023 thông báo năm 2024 “tăng gấp đôi ngân sách viện trợ quân sự cho Ukraine” và đây là một tín hiệu mạnh chứng tỏ phương Tây không bỏ quên cuộc chiến tranh Ukraine. Cùng lúc Chánh Văn phòng của Tổng thống Zelensky ông Andriy Yermak dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ từ chiều qua. Nhiệm vụ của đoàn nhằm thảo luận với chính quyền Biden về các chương trình “hợp tác” song phương, tăng cường khả năng phòng thủ cho Ukraine.


Mỹ-Hàn Điều Chỉnh Lại Chiến Lược Răn Đe Bắc Hàn


(Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (trái) và người đồng cấp Nam Hàn Shin Won-sik tại trụ sở Bộ Quốc phòng Nam Hàn, Hán Thành, ngày 13/11/2023.)

-Bộ Quốc phòng Nam Hàn cho biết hôm 13/11/2023, Mỹ và Nam Hàn thảo luận, xem xét lại một thỏa thuận song phương nhằm ngăn chặn các mối đe dọa nguyên tử và phi đạn từ Bình Nhưỡng.

Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Shin Won-sik và đồng nhiệm Mỹ Lloyd Austin đã ký bản cập nhật về Chiến lược răn đe phù hợp (TDS), được đưa ra cách nay 10 năm, nhằm chống lại các đe dọa từ chương trình nguyên tử và phi đạn của Bắc Hàn. Theo thông tấn xã AFP, dù không nêu ra cụ thể những sửa đổi là gì, nhưng Bộ trưởng Shin Won-sik khẳng định rằng bản cập nhật này là cần thiết, vì văn bản đầu tiên ký kết giữa hai nước đã “lỗi thời” trước các tiến bộ nhanh chóng của Bắc Hàn trong các chương trình về nguyên tử và phi đạn.

Theo thỏa thuận, Hoa Kỳ có thể sử dụng tất cả các nguồn lực quân sự chiến lược, bao gồm cả vũ khí nguyên tử, để bảo vệ đồng minh Nam Hàn.

Vào ngày mai, theo hãng tin Yonhap, Nam Hàn cùng 17 nước thành viên của Bộ Tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Quốc (UNC), trong đó có Hoa Kỳ, sẽ tổ chức một cuộc họp đầu tiên, gồm lãnh đạo và đại diện quốc phòng của các nước, để thảo luận về vai trò của UNC trong việc ngăn chặn chiến tranh và duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. UNC cũng là tổ chức giám sát thực hiện Hiệp định đình chiến Triều Tiên 1953.

Bộ Quốc phòng Nam Hàn cho biết trong cuộc họp ngày mai, các bên tham gia sẽ kêu gọi Bắc Hàn “chấm dứt các hoạt động phi pháp”, tuân thủ các Nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, và đặc biệt là thông qua một tuyên bố chung kêu gọi phản ứng tập thể “trong trường hợp khẩn cấp trên bán đảo”.

Về phần mình, Bình Nhưỡng, hôm 13/11, đã kêu gọi giải tán tổ chức UNC do Hoa Kỳ đứng đầu, cho rằng cuộc họp ngày mai là “một kế hoạch nguy hiểm”, có mục đích kích động “một cuộc chiến tranh xâm lược mới”, chống lại Bắc Hàn.


Báo Mỹ: Nếu Tái Đắc Cử Tổng Thống, Ông Donald Trump Sẽ Trục Xuất Hàng Triệu Người Nhập Cư Bất Hợp Pháp!


(Hình: Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tái tranh cử, Erie, tiểu bang Pennsylvania, ngày 29/7/2023.)

-Trích dẫn lời một số Cố vấn của ứng cử viên Donald Trump, báo New York Times số ra ngày 11/11/2023 nói đến nguy cơ một “đợt đàn áp nhắm vào người nhập cư” bất hợp pháp trên quy mô chưa từng thấy trong lịch sử cận đại của Hoa Kỳ, nếu ông Trump tái đắc cử vào năm 2024. “Hàng triệu người mỗi năm” có thể bị trục xuất.

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết chi tiết:

Đây là một trong những đề tài Donald Trump ưa thích nhất trong đợt vận động tranh cử năm 2016 và trong suốt bốn năm sau đó ở Tòa Bạch Ốc. Chính sách nhập cư, đạo luật “Muslim Ban – Cấm người Hồi giáo” (tại một số quốc gia nhập cảnh vào Mỹ), xây tường ở biên giới phía Nam Hoa Kỳ, phân tán gia đình của những người nhập cư…. Đó là những biện pháp gây nhiều tranh cãi nhưng lại được đông đảo các cử tri cánh bảo thủ nhất tán đồng.

Đương nhiên vào lúc chuẩn bị ra tái tranh cử Tổng thống, Donald Trump lại khai thác lá bài này. Theo tiết lộ của các phương tiện truyền thông Mỹ, bên đảng Cộng hòa đang thiên về những biện pháp khắt khe hơn nữa trong trường hợp ông Trump trúng cử Tổng thống vào năm tới. Chẳng hạn như ông sẽ lại ban hành một đạo luật chống Hồi giáo mới, hủy quyền có quốc tịch theo nơi sinh đối với con cái của những người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp. Donald Trump dường như cũng có kế hoạch tiến hành một trong những chiến dịch trục xuất người ngoại quốc trên quy mô lớn chưa từng thấy. Để làm được việc này các cơ quan di trú sẽ được lệnh bắt giữ trên bình diện rộng những người nhập cư trái pháp, lập ra một trại giam giữ lớn gần biên giới Mễ Tây Cơ. Đấy là nơi giam người nhập cư trong khi chờ bị trục xuất.

Vào lúc này, Donald Trump chưa chính thức tiết lộ các kế hoạch trong hồ sơ di dân nhưng ông đã mời Stephen Miller cộng tác. Nhân vật này nổi tiếng là người có lập trường chống nhập cư và cũng là người đã hoạch định chính sách nhập cư trong nhiệm kỳ Tổng thống.,


Không có nhận xét nào: