Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2023

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng

 

Kính thưa quí bạn

Hôm nay xin gởi đến các bạn câu chuyện trong bàn tròn của chư bằng hữu.
1. Câu chuyện Hoàng Dung giúp Anh Cô Thần Toán Tử giải bài toán “Phép Cửu Cung” (chuyện Kim Dung) và rất nhiểu thứ khác liên hệ tới văn hóa Trung Hoa ngày xưa thời Nhà Đường so với văn hóa “đỉnh cao” của Trung Cộng ngày nay.

2. Một bằng hữu thắc mắc vể chuyện tính nhẩm của bọn già chúng tôi, quên nữa anh Ts Vũ Xuân Hoài chưa già nhưng là “vua tính nhẩm”.

3. Góc đố vui và lời giải khá vui.

HCD 5-Nov-2023

Nếu các bạn không thấy hình chỉ thấy cái khung trống, hay không thấy hình, thì nên dọc Microsoft Word attached.

Hôm nay hơi bận nên xin gởi các bạn chừng đó chuyện, tuy nhiên nếu các bạn thích những thứ bên dưới thì thưởng thức 1 năm chưa hết.   

-------------

Anh An Cao nhắc chuyện Anh Cô Thần Toán Tử giải bài toán “Phép Cửu Cung”

<!>

From: an cao <an4648@

Sent: Saturday, November 4, 2023 11:20 CH

Subject: Re: [quanvenduong] Mua inkjet printer, xe Tesla loi nuoc, moi vat tren the gian la mo phong computer, goc do vui

 

Kính thầy,

Tôi có bài toán Xác Xuất, tôi không làm được và tôi đã hỏi Google nhưng không có kết quả. Tôi xin được dong dài (cũng là một cách giải trí) trước khi đến câu hỏi xa lắc phía dưới.


Trong truyện Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung có đoạn Hoàng Dung giúp Anh Cô Thần Toán Tử giải bài toán “Phép Cửu Cung” là đem chín số từ một tới chín xếp thành ba hàng, bất kể ngang dọc hay chéo cứ ba số đều cộng thành mười lăm”, Anh Cô là một cựu Thứ Phi xinh đẹp đã cố gắng làm bài toán từ lúc còn trẻ cho đến khi đầu tóc bọc phơ mà vẫn không ra được đáp số.

Tình cờ, Hoàng Dung trên đường đi tìm Đoàn Nam Đế để xin trị thương thì gặp bà, Hoàng Dung đã giải bài toán.

Kim Dung viết: "Về toán pháp thì tự nhiên ngươi giỏi hơn ta gấp trăm lần, nhưng ta hỏi ngươi đem chín số từ một tới chín xếp thành ba hàng, bất kể ngang dọc hay chéo cứ ba số đều cộng thành mười lăm, thì giải thế nào?". Hoàng Dung nghĩ thầm "Cha ta xây dựng đảo Đào Hoa, về sự biến hóa của Ngũ hành thì tinh diệu tới mức nào!

Phép Cửu cung này là nền tảng của trận đồ trên đảo Đào Hoa, lẽ nào ta lại không biết?". Lúc ấy hạ giọng ngâm nga "Nghĩa lý Cửu cung, theo phép mai rùa, hai bốn làm vai, sáu tám làm chân, trái bảy phải ba, đội chín đạp một, số năm ở giữa"



Giả thử, Anh Cô Thần Toán Tử đặt số 1 vào ô đầu tiên phía bên trái và lần lượt thay đổi 8 con số khác lần lượt vào 8 ô còn lại hàng tỷ lần trong chín năm mà vẫn không được đáp số. Giả thử, năm thứ mười Anh Cô đặt số 2 vào ô đầu tiên và đã thay đổi lần lượt 8 con số còn lại lần lượt vào 8 ô khác nhau hàng triệu lần mà chưa được kết quả thì đến lúc Hoàng Dung gặp Bà.

Câu hỏi liên quan đến cách tính Xác Xuất là khi Anh Cô đặt số 2 vào ô đầu tiên thì Bà phải lần lượt thay 8 con số còn lại lần lượt vào 8 ô còn lại bao nhiêu tỷ lần để được đúng kết quả như Hoàng Dung làm bài toán, (tôi đã đọc ở đâu đó là có người đã dùng phép tính xác xuất để tính cơ hội trúng số độc đắc, một hàng có 7 con số, là một phần tỷ, nhưng tại sao vẫn có người được trúng số độc đắc?)

Kính,

An Cao, Australia

HCD: Câu hỏi nầy khó quá.
Chuyện Kim Dung thì rất đặc biệt, đọc các truyện Kiếm Hiệp Kỳ Tình của Ổng tôi biết được nhiểu về văn hóa Trung Hoa thời xa xưa của từng miền đất Trung Hoa. Giờ đây (theo lời Đoàn Thế Ngữ) thì không còn văn hóa ngày xưa ở Trung Hoa hiện nay nữa. Ngay cả giọng nói giọng đọc chữ của họ cũng đã không giống giọng đọc người Trung Hoa thời nhà Đường. .

Lý do là nước Tàu sống với 100 năm Mông cổ và 400 năm Mãn Châu nên không còn thuần chất Trung Hoa cổ điển.
(Trích Đoàn Thế Ngữ - >) Tàu Bắc Kinh bị Mông Cổ rồi Mãn Châu rồi … Bắc Kinh hết sức man rợ so với nhà Đường … người ta cũng kinh sợ chẳng khác nào như người Hà Nội năm xưa mà nghe tiếng Hà Nội bây giờ trong nước bỏ chạy một hồi cho đến Móng cáy Cà mau chưa dám trở lại ….(< - hết trích)

Mời các bạn nghe đoạn ngắn lời bình của Đoàn Thế Ngữ về chuyện người Hà Nội xưa nghe tiếng nói người Hà Nội bây giờ thì bỏ chạy xa…ở link dưới:

Trích đoạn Cẩm Sắt (video)

(click link trên) nguyên bài nói vể bài thơ Cẩm Sắt ở đây: (trong Nhà Kho Quán Ven Đường)

Vĩnh Lạc nói về Cẩm Sắt (Lý Thương Ản) Kiều (Nguyễn Du) và Nocturne (Chopin) (< --click để nghe)


Cẩm sắt

Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền,

Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên.

Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,

Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên.

Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,

Lam Điền nhật noãn ngọc sinh yên.

Thử tình khả đãi thành truy ức,

Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên.

Lý Thương Ẩn

 

Mời các bạn xem chủ đề về Kim Dung do anh Nguyễn Duy Chính viết và audiobook Chuyện Kiếm Hiệp Kim Dung nơi đây trong Nhà Kho Quán Ven Đường:



http://ndclnh-mytho-usa.org/KimDung.htm

 

 

Một bằng hữu thắc mắc vể chuyện tính nhẩm của bọn già chúng tôi, quên nữa anh Vũ Xuân Hoài chưa già nhưng là “vu tính nhẩm”.

 

From: Cheri Webb <cherimeganwebb@ >

Sent: Friday, November 3, 2023 10:35 SA

Subject: Giải đáp câu đố 1 (11-2-02023)

Nghe bảo rằng câu đố nầy tính nhầm dễ dàng nhưng… em suy nghĩ hoài vẫn không tính nhẩm được nên phải dùng nhiều… các định lý, nguyên tắc, và phương pháp… toán hình học, lượng giác học… (thí dụ: định lý Pythagore, đường thẳng song song, tam giác đồng dạng…) mới tìm ra được đáp số là 45 !

 

Mong sẽ được học hỏi cách tính nhẩm cho câu đố nầy !

 

HCD: Câu đố trên tính nhẩm thế nầy:
1. Cạnh hình vuông là AB thì diện tích hình vuông sẽ là AB x AB (tức độ dài AB bình phương, tức AB^2)

2. Hai tam giác AEB và BFC bằng nhau. Nên EB = FC = 3

3. Tam giác vuông AEB có chiều dài cạnh AE=6, cạnh EB=3 vậy thì AB^2 = 6^2 + 3^2 =36+9=45

Xong rồi, diện tích hình vuông xanh là 45 đúng không.

Tôi tính nhẩm mất 1 phút.

 

From: Cheri Webb <cherimeganwebb@

Sent: Sunday, November 5, 2023 5:27 SA

Subject: Re: Giải đáp câu đố 1 (11-2-02023)

Cám ơn anh!

Anh tính nhẩm hay quá.

Nếu có thể, xin anh giúp cho em hiểu thêm: Làm thế nào mình có thể “tính nhẩm” ra hai tam giác ABE và BEF bằng nhau ?

Một lần nữa, rất thành thật cám ơn anh.


From: nang huynh <nlehuynh@

Sent: Sunday, November 5, 2023 10:04 SA

Subject: Re: Giải đáp câu đố 1 (11-2-02023)

 

Anh Đẳng ơi,

Vậy là anh chàng miền Tây mắc vạ theo cách nói của mình! (Chỉ tính nhẩm thôi mà )

Tôi hồi tưởng ngày mình ở Mỹ Tho trước và sau 75 và nhớ lại giọng và cách nói của anh.

Ngay lúc này, trên TV lại đổ thêm dầu vào lửa ,một Youtuber người Vĩnh Long đang thăm chợ ở Sa Pa,hỏi cô bán hàng: "Cô cho con tham quan chút xíu nghe cô?",làm tôi giật mình, không biết anh muốn gì ?

 

Cuối cùng theo tôi nghĩ:nhẩm ở đây là một chuỗi suy luận: góc có cạnh thẳng góc nên đồng dạng, cạnh huyền bằng nhau nên bằng nhau,còn Pythagore thì đã nhập tâm rồi.Nhẩm cũng là là dotrực giác, rất cần trong các cuộc thi Đố Vui Để Học do Cao Thanh Tùng điều khiển lúc nào!

 

Chúc mọi người mạnh khỏe và bình an dưới thế cho người thiện tâm.

Năng

 

From: Cheri Webb <cherimeganwebb@gmail.com>

Sent: Sunday, November 5, 2023 5:44 CH

Subject: Tính nhẩm

(Ghi chú: Vì email khá dài tôi không đổi thành chữ màu xanh)

Cám ơn Thầy Năng đã giải thích thật rõ ràng.

Bây giờ thì em đã hiểu thế nào là “tính nhẩm” trong trường hợp nầy.

Em cứ tưởng (một cách rất sai lầm) rằng “tính nhẩm” có nghĩa là không cần thiết phải dùng đến kiến thức toán học cũng tính ra được.

 

Có lẽ em bị ám ảnh bởi một thí dụ “tính nhẩm” (còn gọi là “tính rợ”) so với toán học như sau:

 

Ở một vùng quê bên VN (miền Nam trước năm 1975),

một nhà toán học và một em bé chăn trâu được hỏi:

Một đàn gà và chó, có tất cả 36 cái đầu và 100 cái chân. Hỏi có bao nhiêu con chó ?

 

Nhà toán học trả lời:

Đây là một bài toán về phương trình bậc nhất chứa một ẩn số.

Nếu gọi X là số con chó thì chúng ta có phương trình: (4X) + 2(36-X) = 100.

Giải phương trình nầy thì chúng ta có X = 14. Tức là có 14 con chó.

 

Em bé chăn trâu, chưa từng đi học, em hoàn toàn không hiểu nhà toán học nói gì.

Em bèn nói:

Thưa giáo sư, em không biết “phương trình” là gì.

“Bậc nhất” có lẽ là trình độ học vấn của giáo sư.

“Ẩn số” có lẽ là cách giáo sư ẩn giấu cách giải, không muốn cho em hiểu.

Em thì “tính rợ” như thế nầy:

Có 36 cái đầu, nếu tất cả 36 con đều là gà (nếu không có con chó nào) thì chỉ có 72 cái chân.

Ở đây chúng ta có 100 cái chân như vậy là dư ra 28 cái chân.

Một con chó thay thế một con gà thì dư ra được 2 cái chân.

Như vậy phải có 14 con chó mới dư ra 28 cái chân.

 

—————————————————-

 

Đó là cách “tính nhẩm” mà em hiểu (không cần dùng đến kiến thức toán học).

Trong QVD em cũng đã nhiều lần thấy toán học đã được dùng một cách không cần thiết. Không biết có phải các nhà toán học không biết cách tính rợ như các em bé chăn trâu, hay là muốn khoe kiến thức toán học của mình để cho các em bé chăn trâu “phục sát đất”… ???

 

Một lần nữa cám ơn Thầy Năng đã giúp em hiểu biết thêm.

Thân kính!

 

HCD: Thưa chị câu trả lời đúng như anh Năng nói (sự thật mà khó tin) là “trực giác”, nhìn vào thì biết ngay chúng bằng nhau nên mới tính nhẩm nhanh.
Khi vào tiệm mua mươi món thực phẩm tươi, nhà tôi đưa receipt cho tôi, nhìn sơ qua 10 giây tôi nói ngay là họ tính sai, mình có lời hay mình mất khoảng 5 đô. Đó là do trực giác chớ cộng từng món sao nhanh được trong 10 giây.
Khoe với các bạn bạn anh Cao Thanh Tùng mà anh Năng nhắc bên trên là bạn tôi đó, ảnh mất lâu rồi.

Để trả lời chị tại sao biết hai tam giác bằng nhau? Thưa vì:
1. Hai tam giác AEB và BFC là tam giác vuông.

2. Chúng có cạnh huyển bằng nhau.

3. Cả hai góc nhọn của chúng đều bằng nhau (chỉ cần một góc nhọn bằng nhau là đủ) nên chúng bằng nhau.




Nhưng chứng minh như vậy đã mt vài ba phút rồi, đâu còn tính nhẩm 1 phút là ra đáp số. Nhìn là "thấy ngay" bằng trực giác là chúng bằng nhau.

---------

Bây giờ nếu chị hỏi tại sao góc B (đỏ) bằng góc C (đỏ) thì tôi trả lời là do trực giác. Nếu chị hỏi tiếp hãy giải thích bằng cách tính nhẩm thì chắc tôi phải cầu cứu anh Năng … trả lời giùm.

Nói đùa cho vui, chớ chứng minh dễ lắm, hãy coi như câu hỏi nầy là một câu đố vui, các bạn trả lời giùm tại sao góc B bằng góc C (xem hình)

====================

 

Sau đây là 4 câu đố mới đểu có thể tính nhẩm rất dễ,
Nhưng nếu nghĩ rằng nó khó thì tính lâu lắm. có câu hỏi tìm câu trả lời mất chỉ 5 giây như câu ngay dưới đây.






From: nang huynh <nlehuynh@
Sent: Sunday, November 5, 2023 10:11 SA
Subject: Giải đáp các câu đố

 




Câu 1: 27

Câu 2: a = 4

Câu 3: y = 80°

Câu 4: PS = 7

Cảm ơn Anh, chúc Anh mạnh khỏe 

Năng 

HCD: Cám ơn anh Năng





--
Diễn Đàn Thân Hữu là nơi gặp gỡ các thân hữu trong tinh thần tương kính.
Muốn ghi tên gia nhập, click here: DienDan_ThanHuu+subscribe@googlegroups.com;
Chủ Nhiệm: Tôn Nữ Thùy Hương <tonnuthuyhuong@yahoo.com>;
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Diễn Đàn Thân Hữu" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to diendan_thanhuu+unsubscribe@googlegroups.com.

Không có nhận xét nào: