Người ta ném những cái nhìn về phía gốc cây, phía bên vệ đường, nơi có ánh đèn mờ mờ hắt vào, một cô gái tuổi không quá hai mươi lăm đang đứng đó. Những cái nhìn khác nhau rất dễ nhận ra. Những buổi tối se lạnh vắng khách, cô gái thường đứng bất động, lạnh lùng đón nhận, tự phân loại và thảy chúng vào những chiếc cần xé ảo. Lòng thương cảm cô để bên tay phải nè, nơi thuận tay ve vuốt và gần con tim nhất so với hai bên; sự dững dưng: chiếc cần xé bên trái; ánh mắt thèm khác nhục vọng và sự khinh bỉ, cô phải đối mặt hàng ngày nên cô để đàng trước, chúng gần như nhau.
<!>
Nếu như những cô gái đứng đường ngẫu nhiên chọn cách tiêu khiển như cô thì có thể sự sắp xếp ở mỗi người mỗi khác. Và có thể, sự phân loại ấy tổn thương những người chuẩn mực, đạo đức thì thôi kệ, với cô, cô chọn như thế vì cái nhìn đó thật đang rõ ràng về cô, chính là cô, một cô gái đứng đường!
Tiếng còi xe cứu thương xa xa, một vụ tai nạn trên phố chắc chắn vừa xảy ra. Chi ám ảnh tiếng còi từ một năm trước. Dù đứng trên phố này nghe không ít nhưng mỗi khi âm thanh ấy cất lên, Chi nghe như xé lòng, Chi nghe như chân mình muốn quỵ xuống, Chi thấy trước mặt tất cả là một đống hổn độn tan nát.
Đó là cái buổi tối Minh, chồng cô, bị tai nạn trên đường đi làm về. Bên trong căn nhà trọ ngang ba dài bảy Chi ngồi chờ chồng bên mâm cơm rau luộc với cái trứng chiên. Dự đinh bàn với anh lĩnh lương tháng này dè sẻn mua cái nồi cơm điện vì cái nồi cũ đã tời thời nhõng nhẽo, để hai vợ chồng ăn cơm sống liên miên. Hôm qua, cô mượn tung vít, kiềm về nhà mở ra mài mò xem sự thể. Quái ác thiệt, bệnh thì không thể tìm ra mà hết biết đường ráp vào, phải nhờ ông chủ nhà trọ giúp đở. Sau cùng, ông ta đưa lại cái nồi và con ốc nhỏ doi ra không biết ráp chỗ nào. Minh về nghe chuyện, cười, nói câu trớt quớt hóm hỉnh:
- Trời không biết gì về điện bày đặt sửa ống nước!
Người ta rần rần kéo vào khu nhà trọ, chưa kịp thấy mặt đã nghe í ới:
- Chi ơi Chi, thằng Minh chồng mày bị xe cán rồi!
Mâm cơm rơi xoảng xuống nền gạch vì Chi vội vã xô bàn chạy nhanh. Ra tới đầu đường, đám đông đang quây kín, Minh đang nằm ngất lịm, hai chân máu me đầm đìa. Chi hét mà giọng lạc mất: “Cứu, cứu... ai cứu chồng tôi”.
Chiếc xe gây tai nạn, gả tài xế nào đó đã biến chồng cô thành kẻ tàn tật, gia đình cô tan nát.... đã biến mất tăm.
Đó là lần đầu tiên, Chi nghe tiếng xe cứu thương rú mà con tim như rối bời bời, một vùng trời đất lung lay, cái cảm giác khi thấy người chồng yêu thương đang ngất lịm, khi thấy tai nạn đột ngột biến anh thành tàn phế. Ai mà không kinh hoàng đau xót như trời đất đang sụp đổ?
Tiền ăn còn lại cho nửa tháng tiếp theo đã hết vèo trong buổi chiều tồi tệ ấy. Chi khóc ròng nhờ ông chủ nhà trọ cho vay năm triệu, bù lại được lòng hảo tâm của ông với hai tấm giấy một trăm ngàn. bà con chung xóm trọ góp lấy mỗi người một ít nhưng ai cũng nghèo chỉ cơm rau hột vịt thường xuyên thế thôi. Số tiền không thấm vào đâu so với con số loằn ngoằn trong toa thuốc kia của bệnh viện.
Cái mớ tơ vò không tìm ra được mối rút làm bước chân vô định. Nhà hai bên đều nghèo xơ xác, chính cái nghèo đẩy hai đứa xa quê lên thành phố làm thuê rồi đồng cảm mà đến với nhau. Chi còn gánh thêm hai đứa em ăn học, Minh còn gởi tiền về nuôi dưỡng mẹ già. Vì thương, cầm lòng không đặng mà cưới nhau. Nói cưới cho sang, chứ đó là buổi tiệc nho nhỏ chỉ có hai gia đình và dăm đứa bạn thân chỉ hơn mười người ngồi mâm. Nhớ lại, mà đau đứt ruột, trách mình yêu quá mà quên đi bổn phận làm chị, nghe đâu có cô gái ở Bến Tre thà làm người lỡ thì chứ không chịu lên xe bông, quyết tâm làm thuê làm mướn nuôi em học đến thành tài. Chi thấy mình thật tệ!
Chi dừng chân, úp mặt vào gốc ây vệ đường khóc ngon lành, tình cảnh này biết ai cứu giúp? Minh đang oằn oại trông chờ.
Bỗng có tiếng xe đỗ xịt, một gã đàn ông nghiêng mặt ngó Chi, nụ cười dâm đãng:
- Đi hông em? Sao mà sến quá vậy?
Giá như bình thường, Chi đã giật mình ù té chạy nhưng hoàn cảnh này thần kinh cô đã bị tổn thương quá lớn, không còn sức phản ứng thêm. Gã đàn ông kéo Chi lại, ngó kỹ hơn:
- Wa, mặt mộc, xinh ghê! Từa lưa hột dưa còn đóng gái nhà lành, gái sinh thái gì em, ngu mới tin. Nhiêu? nói lẹ đi!
- ....
Dường như loáng thoáng nhận ra đây không là cô gái đứng đường, gã còn vớt vác một câu “sỏi” đời.
- Xộp, quăng cho em 500 đó!
Năm trăm ngàn.... Chi gật đầu, cuối mặt! 500 ngàn cho lần đầu tiên đi khách.
Dưới ánh đèn lờ mờ của phòng trọ, một sự bán mua trần trụi. Chi muốn mình là cái xác, một cái xác không hồn, nhưng không được, hồn nó cứ bám vào xác để nghe sự nhục nhã e chề, để nghe sự khinh bỉ ngập ngụa. Nước mắt ròng ròng, ướt cả gối chăn. Gã đàn ông thỏa thích vì may mắn vớ được một cô gái mới vào nghề, đau đớn chịu sự giày vò của gã hơn là những nụ cười giả tạo, phấn son lòe loẹt, nước hoa nực nồng của những cô gái làng chơi chuyên nghiệp mà bấy lâu gã thuê thân xác để mua vui. Gã nghe nước mắt nóng hỏi tràn ngập trên mắt, trên mặt cô gái làm gã phấn khích hơn, mạnh bạo hơn.
Ném tờ giấy bạc trên giường, gã cằn nhằn:
- Cô chán quá, có ai bỏ tiền ra mua nước mắt không? Lần sau không có giá này đâu nghe cưng!
Thấy gã cầm xấp tiên trên tay, Chi sụp lạy quên cả mình đang quấn chăn chứ chưa mặc quần áo vào:
- Anh ơi cứu em, chồng em bị tai nạn không có tiền cứu chữa!
Gã cười ha há:
- Trời, lại còn đóng kịch vụng về. Ai chẳng biết tẩy mấy cô. Lắm chiêu, khiếp! Chỉnh trang quần áo, gã bước ra khỏi phòng. Chi đã kêu gọi lòng thương người không đúng chỗ rồi!
Nửa khuya, Chi đẩy cửa bước vào nhà. Minh vẫn ngồi đó trên chiếc xe lăn, trong bóng đêm lờ mờ. Chi biết anh đã suốt đêm không ngủ, tiếng động không làm anh quay xe lại, mắt cứ nhìn vào vách mà trên vách vẫn là một màu đen của bóng đêm bao phủ.
Chi cũng lặng lẽ, không biết nói câu gì. Chuyên cô hành nghề gái đứng đường Chi không nói nhưng chắc Minh cũng đã biết. Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, chuyện gì mà qua khỏi mắt thế gian. Có điều có ai can đảm nói ra sự thật hay không mà thôi!
Minh gầy tọp vì vết thương ngoài hành hạ không bằng vết thương lòng. Cú sốc thật lớn khi một người khỏe mạnh, tháo vác chớp mắt thành kẻ tàn tật mấy ai hiểu thấu. Càng sốc hơn khi biết vợ mình trở thành con đĩ. Đau mà không nói thành lời.Người ta nói “cưới đĩ về làm vợ, chứ không ai cưới vợ về làm đĩ” Vợ làm đĩ không vì sự chây lười đua đòi bê tha mà vì mình, nguyên nhân vì lo cho mình thôi. Đau lắm, đau gấp nghìn lần phẩu thuật cưa chân!
Thường mọi khi, Chi giả lã mấy câu rồi lôi cái lò xô dưới chân giường ra ngoài nấu nước cho chồng và vệ sinh vết thương. Lần này, Minh mở miệng trước biểu cô ngồi xuống giường đi, anh có chuyện muốn bàn.
Tối nay, bọn gái đứng đường trên phố đã xúm lại Chi đanh hội đồng chỉ vì Chi không hòa đồng vào chúng. Đứa kéo tóc, đứa bạt tai. Con Hoa phà hơi khói thuốc lá vào mặt Chi, vênh váo:
- Rừng nào cọp nấy, mày không biết câu này à? Không biết để chị dạy em cách cư xử ở đời.
Cái vết tát tai trên má vì bọn gái đứng đường dằn mặt còn hằn đỏ trên gương mặt Chi. Nước da trắng và xanh xao càng làm nó đỏ lừ, trông rõ ràng hơn.
Chi ngoan ngoãn nghe theo lời Minh tuy mệt mỏi sau đêm dài thức trắng còn bị hành hung
- Tôi biết mình vô dụng, làm khổ Chi. Chi buông tôi đi, Chi à!
Chợt có tiếng nấc làm anh nghẹn lời, không nói tiếp.
Hơn năm trời chung sống, điều mà chị giận anh duy nhất là trong đêm tân hôn, sau khi vừa thành vợ thành chồng anh lại buông tiếng thở dài não nuột:
- Anh nghèo, em khó cưới nhau chắc mạt!
Chi bụm miệng Minh không kịp. Nghe người ta nói mọi việc lành hay dữ từ lúc khởi đầu, linh lắm. Đã vậy chồng Chi còn không biết giữ mồm, giữ miệng!
Những trưa hè nhuễ nhoại mồ hôi dưới mái tol nóng như lò bánh mì Minh cười hi hi:
- Người ta ngoài hai trái tim vàng còn túp lều xinh xinh. Ha ha, hai đứa mình lại phải ở nhà thuê, hỏi ai nghèo bằng ta?
Bỏ anh ư? Lòng Chi đâu nỡ. Sao Minh nói câu phũ phàng vậy?
- Vợ chồng vui sướng, hoạn nạn có nhau, sao anh nói thế?
Hai vợ chồng không nói thêm lời, chỉ nhường cho nước mắt rơi.
Một chốc, như cân bằng được tình cảm xúc, Minh tiếp chủ đề:
- Từ nay, Chi đừng có "đi đêm" như vầy nữa!
Trời đất, chuyện đi đêm đứng đường này Chi đâu có muốn. Anh biết tất rồi còn nói chi cho đau lòng quá vậy? Đợi đi anh, đợi anh thật khỏe hẳn đi, đâu vào đấy mình rồi tìm cách khác sinh nhai. Chén cơm mình ăn không từ đồng tiền dơ bẩn như bây giờ đâu! Minh ơi.
Sáng lờ mờ, cơn gió giật đùng đùng vào cánh cửa khép hờ của căn trọ cũ kỹ còn nặng mùi thương tật. Cửa phòng mở nên người chung dãy trọ qua lại, buớc chân nghe chộn rộn làm Chi thức giấc. Chi ngó quanh căn phòng hai mốt mét vuông chỉ một cửa ra vào ấy, không thấy bóng Minh. Một linh cảm không may như banh lồng ngực để tim bay tuốt ra ngoài. Chi ngồi bật dậy thật nhanh, chạy ra hành lang tìm Minh. Người ta nói thấy Minh đi đâu từ bốn giờ, lúc trời còn tối đen như mực, có hỏi mà Minh chỉ lắc đầu. Chi khóc như mưa đang rơi ngoài trời.
Minh tưởng Minh đi để Chi thôi không làm gái đứng đường là Chi hết khổ sao Minh? Thương nhau sao không hiểu nhau vậy? Minh ơi.
TQH
11/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét