Bà Ronna McDaniel, nữ chủ tịch Đảng Cộng Hòa (GOP), nói trong cuộc họp mùa đông của Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng Hòa ở thành phố Salt Lake, hôm 04/02/2022. (Ảnh: Rick Bowmer/AP Photo) - Hoa Kỳ
1. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng Hòa tiết lộ lý do ‘lớn’ khiến GOP thất bại trong bầu cử giữa kỳ - Jack PhillipsThứ ba, 13/12/2022
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng Hòa (RNC) Ronna McDaniel đã xác định một lý do quan trọng khiến Đảng Cộng Hòa (GOP) có kết quả kém hơn dự kiến trong cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 08/11.
<!>
“Việc bỏ phiếu tách biệt (ticket-splitting voting) đã diễn ra khắp mọi nơi. Chúng tôi thắng tám cuộc đua trên toàn tiểu bang ở Georgia, nhưng sau đó [Thượng nghị sĩ Raphael] Warnock đã giành chiến thắng trong cuộc đua bổ sung. [Thượng nghị sĩ] Ron Johnson thắng ở tiểu bang Wisconsin, nhưng [Thống đốc Tony] Evers giữ chức thống đốc,” bà McDaniel nói với WABC 77 hôm Chủ Nhật (11/12), mô tả hiện tượng này là “lớn” về phạm vi. “Không phải là cuộc đua nào cũng áp dụng một kiểu.”
Bà McDaniel đã không đề cập đến việc Đảng Cộng Hòa có thể chống lại việc bỏ phiếu tách biệt để chuyển thành có lợi cho họ như thế nào.
Bỏ phiếu tách biệt là khi một cử tri bỏ phiếu cho các ứng cử viên của các đảng chính trị khác nhau cho các chức vụ khác nhau. Điều đó trái ngược với bỏ phiếu xuyên suốt (straight-ticket voting), trong đó một cử tri chọn các ứng cử viên từ cùng một đảng chính trị.
Thống đốc Brian Kemp, một nghị sĩ Đảng Cộng Hòa, đã dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử trước bà Stacey Abrams của Đảng Dân Chủ, trong khi ứng cử viên Đảng Cộng Hòa Herschel Walker đã thua ông Warnock khoảng 3 điểm phần trăm trong cuộc bỏ phiếu bổ sung hồi tuần trước (05-11/12). Chiến thắng đó đã củng cố thế đa số của Đảng Dân Chủ tại Thượng viện.
Tại tiểu bang Wisconsin, ông Johnson đã đánh bại ông Mandela Barnes của Đảng Dân Chủ trong khi Thống đốc Evers, một nghị sĩ Đảng Dân Chủ, đã được bầu lại thay vì giám đốc công ty xây dựng thuộc Đảng Cộng Hòa Tim Michels.
Cũng trong cuộc phỏng vấn, bà McDaniel khẳng định rằng những mâu thuẫn nội bộ trong Đảng Cộng Hòa là lý do khiến một số cử tri bỏ phiếu tách biệt.
“Chúng ta không thể ghét nhau đến mức quên đi những gì Đảng Dân Chủ đang làm với đất nước này,” bà McDaniel nói. “Chúng ta không thể giận nhau đến mức nói, ‘Tôi sẽ không bỏ phiếu cho thành viên Đảng Cộng Hòa này vì họ thích ứng cử viên này, hoặc họ là một RINO hoặc thuộc giới quyền uy hoặc là MAGA.”
RINO là từ viết tắt của “thành viên Đảng Cộng Hòa chỉ trên danh nghĩa” (“Republican in name only”), trong khi MAGA có ý chỉ khẩu hiệu tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (“Make America Great Again”).
(Trái) Thượng nghị sĩ Raphael Warnock (Dân Chủ-Georgia) có bài diễn văn tại bữa tiệc đêm bầu cử của ông tại Atlanta Marriott Marquis ở Atlanta, hôm 08/11/2022. (Ảnh: Michael M. Santiago/Getty Images); (Phải) ứng cử viên Thượng viện Đảng Cộng Hòa Herschel Walker nói chuyện với những người ủng hộ trong một sự kiện đêm bầu cử ở Atlanta, hôm 08/11/2022. (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)
“RNC chúng tôi không chọn ứng viên; các cử tri làm điều đó,” bà nói thêm. “Chúng tôi không làm công việc truyền thông điệp; điều đó tùy thuộc vào các chiến dịch.”
“Chúng ta phải đoàn kết lại với nhau, bởi vì nếu quý vị nhìn vào nhiều cuộc bầu cử hiện nay, thì cử tri Đảng Cộng Hòa là những người tạo ra sự khác biệt,” bà McDaniel nói, đồng thời cho biết thêm, “Đồng thuận sẽ là từ được nhắc đến nếu chúng ta muốn giành chiến thắng vào năm 2023 và 2024.”
Trong khi đó, bà McDaniel, người đang tìm kiếm cơ hội tái đắc cử để đứng đầu RNC, chỉ ra rằng GOP không thể bỏ qua vấn đề phá thai sau phán quyết đảo ngược án lệ Roe kiện Wade của Tối cao Pháp viện. Đảng Dân Chủ chủ yếu dựa vào thông điệp liên quan đến phá thai trong chu kỳ bầu cử.
“Chúng ta phải thông thạo hơn về điều đó. Điều đó có lẽ là một yếu tố lớn hơn nhiều người nghĩ. Chúng tôi không thể chỉ làm theo phương pháp đà điểu và giả vờ rằng điều đó không tồn tại khi Đảng Dân Chủ đang chi 30 triệu USD cho thông điệp đó,” bà McDaniel nói, không giải thích chi tiết về cách Đảng Cộng Hòa có thể thực hiện tốt hơn. “Ở tiểu bang Pennsylvania và Michigan, đó là một vấn đề lớn.”
Tái đắc cử
Trước cuộc bầu cử giữa kỳ, các cuộc thăm dò ý kiến và các nhà phân tích chỉ ra rằng Đảng Cộng Hòa sẽ nhận được nhiều ghế hơn ở Hạ viện và thậm chí cả Thượng viện. Tuy nhiên, Đảng Cộng Hòa đã không thể lấy lại Thượng viện và chỉ giành được thế đa số với cách biệt nhỏ trong Hạ viện.
Sau cuộc bầu cử giữa kỳ, các thành viên Đảng Cộng Hòa đã tranh luận với nhau về lý do tại sao đảng hoạt động kém hiệu quả trong bối cảnh tỷ lệ tín nhiệm trung bình của Tổng thống Joe Biden thấp. Một số người nói rằng RNC cần lãnh đạo mới và bà McDaniel nên được thay thế.
Bà McDaniel đang bị một số người thách thức vị trí chủ tịch RNC, bao gồm Giám đốc điều hành MyPillow Mike Lindell và luật sư Đảng Cộng Hòa Harmeet Dhillon, sau khi Dân biểu Lee Zeldin (Cộng Hòa-New York) quyết định không tranh cử. Ông Zeldin, một ứng cử viên Đảng Cộng Hòa đã thua trong cuộc đua thống đốc New York, nói rằng ông tin là bà McDaniel nên rời khỏi chức vụ này.
“Thay đổi là rất cần thiết, và có nhiều nhà lãnh đạo, gồm cả tôi, sẵn sàng và vui lòng bước lên để bảo đảm đảng của chúng ta trang bị lại và chuyển đổi khi các cuộc bầu cử quan trọng đang đến rất nhanh, cụ thể là các cuộc đua vào Tổng thống và Quốc hội năm 2024,” ông Zeldin nói trong một tuyên bố hồi tuần trước. “Tuy nhiên, vấn đề là vệc tái đắc cử của Chủ tịch McDaniel dường như đã được chuẩn bị từ trước, như thể kết quả đáng thất vọng của mọi cuộc bầu cử trong nhiệm kỳ của bà, bao gồm cả cuộc bầu cử ngày hôm qua ở tiểu bang Georgia, không và thậm chí không nên là quan trọng.
Tuy nhiên, bà có thể sẽ không gặp phải sự phản đối đáng kể từ các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa khác. Bà McDaniel, cháu gái của Thượng nghị sĩ Mitt Romney (Cộng Hòa-Utah), đã công bố danh sách ủng hộ từ 101 thành viên RNC, đủ để bảo đảm bà tái đắc cử.
Sau tuyên bố của ông Zeldin, bà McDaniel đã không bình luận công khai. Bà cũng chưa phúc đáp yêu cầu bình luận của The Epoch Times.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông Jack Phillips là một phóng viên cao cấp của The Epoch Times tại New York. Ông chuyên về tin tức thời sự.
Phương Anh biên dịch
Biểu tượng trụ sở Twitter trên Đường số 10 ở San Francisco hôm 04/11/2022. (Ảnh: David Odisho/Getty Images) - Hoa Kỳ
2. Hồ sơ Twitter chứng minh câu chuyện ‘thông tin giả của Nga’ về chiếc máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden sai sự thật -
Hôm thứ Sáu (09/12), cựu giám đốc tình báo quốc gia (DNI) John Ratcliffe cho biết các thông tin liên lạc nội bộ của Twitter được công khai gần đây đã chứng minh tuyên bố cho rằng câu chuyện xung quanh máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden là một phần trong chiến dịch thông tin giả của Nga là sai sự thật.
“Những gì tôi nói với tư cách là DNI hồi tháng 10/2020 đã được chứng minh là đúng,” ông Ratcliffe viết trên Twitter. “Cộng đồng tình báo không có thông tin tình báo nào hỗ trợ cho một câu chuyện sai sự thật rằng máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden là thông tin giả của Nga. Không ai trong cộng đồng tình báo có quyền nói khác đi.”
Ông Ratcliffe, người từng là quan chức tình báo hàng đầu của quốc gia và là cố vấn tình báo chính cho cựu Tổng thống Donald Trump từ năm 2020 đến năm 2021, đã chia sẻ một phần trong loạt bài đăng của ký giả độc lập Matt Taibbi, được gọi là “Hồ sơ Twitter.”
Trong chuỗi nhiều bài đăng, ông Taibbi đã sử dụng ảnh chụp màn hình trao đổi thư điện tử giữa các giám đốc điều hành công ty để minh họa các quyết định kiểm duyệt nội dung thiên vị của Twitter, bao gồm cả việc chặn bài báo của New York Post (NYP) viết về mối liên hệ của ứng cử viên tổng thống lúc bấy giờ là ông Joe Biden, cáo buộc ông có liên quan đến các giao dịch kinh doanh ngoại quốc đáng ngờ dựa trên trên các thư điện tử lấy từ một máy điện toán xách tay từng thuộc về con trai ông, ông Hunter.
Phản ứng ban đầu của Twitter đối với câu chuyện trên là hạn chế phạm vi tiếp cận của bài báo, đồng thời tuyên bố vào thời điểm đó rằng điều này dựa trên “Chính sách tài liệu bị tấn công” (“Hacked Material Policy”) của nền tảng, cấm người dùng đăng “nội dung có được thông qua việc tấn công.”
Theo ông Taibbi, một trong những ảnh chụp màn hình đó cho thấy ông Yoel Roth, lãnh đạo về bộ phận kiểm duyệt và an toàn của Twitter cho đến khi ông từ chức gần đây, đã có một “buổi chia sẻ hàng tuần với FBI/DHS/DNI” về các vấn đề với “an ninh bầu cử” sau câu chuyện về máy điện toán xách tay.
Một giám đốc điều hành được cho là ông Roth đã viết rằng, “Các Tài liệu bị tấn công đã phát tán. Chúng tôi đã chặn câu chuyện của NYP, sau đó chúng tôi đã bỏ chặn nó (nhưng nói ngược lại), sau đó nói rằng chúng tôi đã bỏ chặn nó … và giờ thì chúng tôi đang ở trong một tình huống lộn xộn khi chính sách của chúng tôi đang bị xáo trộn, bộ phận truyền thông tức giận, các phóng viên nghĩ rằng chúng tôi là những kẻ ngốc, và chúng tôi đang tiến hành tái cấu trúc chính sách vô cùng phức tạp sau cuộc bầu cử 18 ngày.”
“Buổi chia sẻ hàng tuần với FBI/DHS/DNI về: an ninh bầu cử,” tin nhắn này tiếp tục. “Cuộc họp diễn ra khoảng 15 phút sau vụ phát tán các Tài liệu bị tấn công nói trên; chính phủ đã từ chối chia sẻ bất cứ điều gì hữu ích khi được hỏi.”
Các cuộc họp hàng tuần của ông Roth với các quan chức chấp pháp và tình báo có thể bao gồm các cuộc họp riêng biệt, trong đó không phải tất cả họ đều có mặt, ông Taibbi đưa tin.
“Thật không may, tôi đành phải bỏ lỡ các cuộc họp của FBI và DHS ngày hôm nay,” ông Roth viết cho một nhân viên Twitter, ám chỉ rằng các quan chức của hai cơ quan này đã không có kế hoạch gặp ông cùng một lúc.
Không có tin nhắn nào trong số này đề cập đến bất cứ điều gì về Nga, mặc dù vào thời điểm đó, nhiều nhà bình luận, cơ quan truyền thông, và các nhà lãnh đạo Đảng Dân Chủ — đáng chú ý là Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff (Dân Chủ-California), đã tuyên bố rằng tranh cãi xung quanh máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden là một âm mưu tung tin giả của Nga.
“Chúng ta biết toàn bộ hành động bôi nhọ ông Joe Biden này đều đến từ Điện Kremlin,” ông Schiff nói với CNN vào tháng 10/2020, đồng thời tuyên bố rằng việc giữ ông Trump ở lại Tòa Bạch Ốc là vì lợi ích của Moscow. “Rõ ràng, nguồn gốc của toàn bộ sự bôi nhọ này là từ Điện Kremlin, và tổng thống rất vui khi được Điện Kremlin giúp đỡ trong việc cố gắng khuếch đại nó.”
Lời khẳng định như vậy đã khiến ông Ratcliffe phải lên tiếng, cáo buộc Đảng Dân Chủ đang cố gắng “chính trị hóa tình báo.”
“Cộng đồng tình báo không tin điều đó vì không có thông tin tình báo nào hỗ trợ cho điều đó. Và chúng tôi không chia sẻ thông tin tình báo nào với ông Adam Schiff, hoặc bất kỳ thành viên nào của Quốc hội,” ông Ratcliffe nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business sau những bình luận của ông Schiff.
“Thật nực buồn khi một số người phàn nàn nhiều nhất về việc tình báo bị chính trị hóa lại chính là những người đang chính trị hóa tình báo,” ông nói thêm. “Thật không may, chính ông Adam Schiff đã nói rằng cộng đồng tình báo tin rằng máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden và các thư điện tử trên đó là một phần của chiến dịch thông tin giả của Nga.”
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Anh Bill Pan là một phóng viên của The Epoch Times.
Thanh Tâm biên dịch
Trang tải xuống của ứng dụng TikTok được hiển thị trên điện thoại iPhone của Apple ở Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 07/08/2020. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)
3. Đài Loan cân nhắc cấm TikTok trên toàn quốc sau khi cấm trên các thiết bị của chính phủ - Aldgra FredlyThứ ba, 13/12/2022
Theo một quan chức chính phủ cho biết, Đài Loan đang cân nhắc lệnh cấm trên toàn quốc đối với ứng dụng video TikTok do Trung Quốc sở hữu sau khi cấm ứng dụng này khỏi các thiết bị được sử dụng trong khu vực công do lo ngại về an ninh quốc gia.
Taiwan News đưa tin, hôm 09/12, Bộ trưởng Kỹ thuật số của Đài Loan, bà Đường Phượng (Audrey Tang), cho biết rằng một cuộc họp của ủy ban liên bộ sẽ được tổ chức trong tháng này để thảo luận về khả năng mở rộng lệnh cấm này ra toàn xã hội.
Điều này xảy ra sau khi có tin Đài Loan cấm cài đặt TikTok và Douyin phiên bản Hoa ngữ trên các thiết bị trong khối ngành công vì hai phần mềm này được xem là gây nguy hại cho an ninh thông tin quốc gia.
Một quan chức ẩn danh từ Bộ Kỹ thuật số cho biết các thiết bị này bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, và máy điện toán để bàn. Lệnh cấm này cũng áp dụng cho nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc Xiaohongshu, còn được gọi là Tiểu Hồng Thư.
Ông Hà Chí Vỹ (Mark Ho), một nhà lập pháp của Đảng Tiến bộ Dân chủ cầm quyền, cho biết tại một cuộc họp của cơ quan lập pháp hôm 06/12 rằng, ứng dụng video do ByteDance sở hữu có thể được sử dụng để truyền bá “thông tin sai lệch của mặt trận thống nhất.”
Theo Hội đồng các vấn đề đại lục của Đài Loan, công ty ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh không có chi nhánh tại Đài Loan, và các công ty do Trung Quốc tài trợ không được phép điều hành các nền tảng trực tuyến tại quốc gia này.
Ông Hà cho hay, có nhiều tài khoản trên ứng dụng Douyin mạo danh thủ tướng Tô Trinh Xương (Su Tseng-chang) và các cơ quan chính phủ Đài Loan đã gây lo ngại về an ninh.
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình mặc dù Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền với chính phủ dân cử, và đã cam kết sẽ thống nhất Đài Loan bằng vũ lực nếu cần thiết.
The Epoch Times đã liên lạc với TikTok để đề nghị bình luận.
Mối lo ngại về an ninh của Hoa Kỳ
Ông Brendan Carr, một trong năm ủy viên của Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ, đã tán dương “sự lãnh đạo thông minh” và “mạnh mẽ” của Đài Loan trong việc cấm TikTok khỏi các thiết bị của khu vực công.
Trước đó, ông Carr đã thúc giục Hoa Kỳ cấm TikTok vì ông tin rằng các quan chức Hoa Kỳ sẽ không thể xác định liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng TikTok hay không.
Gần đây, Giám đốc FBI Christopher Wray đã tuyên bố rằng TikTok là một phần trong chiến lược của ĐCSTQ nhằm thu thập dữ liệu về các cá nhân trên khắp thế giới. Các quan chức cho biết họ không rõ chính quyền này sẽ sử dụng dữ liệu đó vào mục đích gì.
Ông Wray nói trong phiên điều trần trước Quốc hội hồi tháng Mười Một, “Chúng tôi có những lo ngại về an ninh quốc gia, rõ ràng là từ phía FBI, về TikTok.”
Ông nói thêm, “Những mối lo ngại này gồm khả năng [ĐCSTQ] có thể sử dụng [nền tảng này] để kiểm soát việc thu thập dữ liệu của hàng triệu người dùng hoặc kiểm soát thuật toán khuyến nghị có thể được sử dụng cho các hoạt động gây ảnh hưởng nếu họ chọn làm thế, hoặc để kiểm soát phần mềm trên hàng triệu thiết bị.”
Hôm 02/11, TikTok đã đưa ra một tuyên bố rằng, “chính sách quyền riêng tư” của họ “dựa trên một nhu cầu đã được chứng minh để thực hiện công việc của họ,” áp dụng cho “khu vực kinh tế Âu Châu, Anh Quốc, và Thụy Sĩ.”
Ông Elaine Fox, người đứng đầu bộ phận quyền riêng tư của TikTok tại Âu Châu, cho biết mặc dù ứng dụng mạng xã hội này hiện đang lưu trữ dữ liệu người dùng Âu Châu tại Hoa Kỳ và Singapore, nhưng nền tảng này cho phép “một số nhân viên trong tập đoàn của chúng tôi” có quyền truy cập từ xa vào dữ liệu người dùng TikTok Âu Châu.
Ông Fox cho biết quyền truy cập của nhân viên “tuân theo một loạt các giao thức phê chuẩn và kiểm soát bảo mật mạnh mẽ, cũng như bằng các phương pháp được công nhận theo Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung.”
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Aldgra Fredly là một cây bút tự do sống tại Malaysia, chuyên đưa tin về khu vực Á Châu-Thái Bình Dương cho The Epoch Times.
Bản tin có sự đóng góp của Jack Phillips và Bryan Jung
Anh Sam Bankman-Fried làm chứng trong một phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện tại Tòa nhà Văn phòng Rayburn House trên Capitol Hill hôm 08/12/2021. (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)
4. Cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried bị bắt ở Bahamas
Caden PearsonThứ ba, 13/12/2022
Hôm thứ Hai (12/12), văn phòng Tổng Chưởng lý Bahamas đã thông báo về việc bắt giữ cựu Giám đốc điều hành FTX Sam Bankman-Fried đang chờ dẫn độ sang Hoa Kỳ, vài tuần sau khi sàn giao dịch mã kim của anh sụp đổ.
Biện lý Hoa Kỳ Damian Williams đã xác nhận vụ bắt giữ trong một tuyên bố trên Twitter.
Ông Williams cho biết: “Sáng sớm hôm nay, chính quyền Bahamas đã bắt giữ đối tượng Samuel Bankman-Fried theo yêu cầu của Chính phủ Hoa Kỳ, dựa trên một bản cáo trạng được niêm phong do SDNY đệ trình. Chúng tôi dự kiến sẽ tiến hành hủy niêm phong bản cáo trạng vào buổi sáng và sẽ có nhiều điều để thông báo vào thời điểm đó.”
Anh Bankman-Fried, 25 tuổi, tốt nghiệp trường MIT, bị bắt sau khi Hoa Kỳ thông báo cho văn phòng Tổng Chưởng lý Bahamas rằng quốc gia này đã đệ trình các cáo buộc hình sự đối với một tỷ phú mã kim đầy tai tiếng và có khả năng sẽ yêu cầu dẫn độ người này.
Tổng Chưởng lý Bahamas, Thượng nghị sĩ Ryan Pinder cho biết anh Bankman-Fried đã bị bắt và giam giữ theo Đạo luật Dẫn độ Bahamas sau khi nhận được thông báo và thông tin từ Hoa Kỳ.
“Vào thời điểm yêu cầu dẫn độ chính thức được đưa ra, Bahamas dự định giải quyết yêu cầu đó ngay lập tức, theo luật Bahamas và các nghĩa vụ theo hiệp ước với Hoa Kỳ,” ông Pinder cho biết trong một tuyên bố.
Thủ tướng Bahamas Philip Davis nói rằng Bahamas và Hoa Kỳ có chung mối quan tâm về việc quy trách nhiệm cho những người có liên kết với FTX, những người có thể đã phản bội lòng tin của công chúng và vi phạm pháp luật.
Ông Davis cho hay: “Trong khi Hoa Kỳ đang theo đuổi các cáo buộc hình sự đối với cá nhân Samuel Bankman-Fried, thì Bahamas sẽ tiếp tục các cuộc điều tra hình sự và pháp lý của riêng mình về sự sụp đổ của TX, với sự hợp tác liên tục của các đối tác chấp pháp và quản lý ở Hoa Kỳ cũng như các nơi khác.”
FTX
Được thành lập vào năm 2019, FTX là một trong những sàn giao dịch mã kim lớn nhất thế giới. Công ty này được định giá 32 tỷ USD vào thời kỳ đỉnh cao, trong khi giá trị tài sản ròng của anh Bankman-Fried được ước tính là 26 tỷ USD.
Anh Samuel Bankman-Fried (SBF) là nhà tài trợ cá nhân lớn thứ hai của Đảng Dân Chủ, cung cấp khoảng 40 triệu USD trong cuộc bầu cử năm 2022. Anh ta tuyên bố đã bí mật đóng góp “số tiền tương tự” cho Đảng Cộng Hòa để tránh sự giám sát của báo chí.
FTX đã sụp đổ hồi tháng Mười Một trong bối cảnh vấn đề thanh khoản trở nên trầm trọng hơn do đối thủ lớn hơn là Binance quyết định rút khỏi một thỏa thuận giải cứu sắp diễn ra.
Các nhà giao dịch đã nhanh chóng rút hàng tỷ USD khỏi nền tảng và doanh nghiệp này cuối cùng đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 hôm 11/11. Hàng triệu người dùng FTX đã mất quyền truy cập vào ví tiền mã kim của mình.
Vụ việc 1 tỷ USD tiền mặt của khách hàng dường như đã biến mất khỏi sàn giao dịch mã kim bị phá sản này đã làm giấy lên lo ngại. Trong khi đó, anh Bankman-Fried tuyên bố chỉ có 100,000 USD trong tài khoản ngân hàng của mình và phủ nhận có bất kỳ “các khoản tiền bí mật” nào khác.
Các cơ quan quản lý tài chính và chính quyền ở cả Hoa Kỳ và Bahamas hiện đang điều tra sự sụp đổ của công ty trên.
Anh Bankman-Fried dự kiến sẽ làm điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện vào thứ Ba (13/12).
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông Caden Pearson là một phóng viên tại Úc. Quý vị có thể liên lạc với ông tại caden.pearson@epochtimes.com.au
Bản tin có sự đóng góp của cô Katabella Roberts
Ngũ Giác Đài ở Quận Arlington, Virginia, được nhìn từ trên cao trong một ảnh tư liệu không ghi ngày tháng. (Ảnh: Ivan Cholakov/Shutterstock)
5. Ai thực sự sở hữu các Đại công ty Công nghệ Kỹ thuật số?
Michael Rectenwald và Mises InstituteThứ ba, 13/12/2022
Đến bây giờ, hẳn là hoàn toàn rõ ràng rằng các Đại công ty Kỹ thuật số (Big Digital) nổi tiếng nhất không phải là các công ty thuần túy tư nhân và hoạt động vì lợi nhuận. Như tôi đã lập luận trong cuốn sách có nhan đề “Google Archipelago: The Digital Gulag and the Simulation of Freedom” (tạm dịch: “Quần Đảo Google: Nhà Tù Gulag* Kỹ Thuật Số Và Sự Mô Phỏng Của Tự Do”), những công ty này cũng là các bộ máy nhà nước, hoặc cơ quan chính phủ, đảm nhận các chức năng của nhà nước, gồm có kiểm duyệt, tuyên truyền, và giám sát.
Bà Katherine Boyle, “một thành viên hợp danh tại Andreessen Horowitz, nơi bà đầu tư vào các công ty thúc đẩy sự năng động của Mỹ, bao gồm an ninh quốc gia, hàng không vũ trụ và quốc phòng, an toàn công cộng, gia cư, giáo dục, và công nghiệp,” đã nói rằng “các công ty khởi nghiệp về công nghệ đã bắt đầu tiếm quyền trách nhiệm của các chính phủ với tốc độ chóng mặt.” Nếu [đối với quý vị] điều này còn chưa rõ ràng, thì những tiết lộ gần đây của The Intercept rằng các quan chức chính phủ Hoa Kỳ có quyền truy cập vào một cổng thông tin đặc biệt mà qua đó họ có thể trực tiếp gắn cảnh báo các bài đăng trên Facebook và Instagram cũng như yêu cầu “bóp nghẹt hoặc đàn áp” các bài đăng đó sẽ chứng minh cho nghi vấn này.
Ông Elon Musk cũng hứa hẹn sẽ có nhiều tiết lộ hơn nữa về sự thông đồng giữa Big Tech và chính phủ, cụ thể là trên Twitter. Đến thời điểm ông Musk tiếp quản, Twitter đã hoạt động như một công cụ của chính phủ do độc đảng điều hành, dập tắt bất cứ điều gì mà chế độ này cho là “thông tin sai lệch” và “tin giả” về bất kỳ vấn đề nào — chính sách quốc tế và chiến tranh, kinh tế và suy thoái, đại dịch và vaccine, chính trị và bầu cử, những mục tiêu của giới tinh anh toàn cầu, thảm họa biến đổi khí hậu và cuộc Đại Tái Thiết đang được mở ra ngay lúc này đây.
Sự ra đời của các Đại công ty Công nghệ của chính phủ
Theo một bài báo gần đây trên tờ American Conservative của ông Wells King, giám đốc nghiên cứu của viện nghiên cứu kinh tế học theo phái bảo tồn truyền thống American Compass, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Tác giả này khẳng định rằng ngay từ đầu Thung lũng Silicon đã là nơi chính phủ đổ các nguồn tài trợ lớn vào đó. Theo quan điểm của tác giả, chỉ những người tuân thủ “chủ nghĩa nguyên lý thị trường” (hay thị trường tự do) mới có thể khẳng định rằng “sự đổi mới, tiến bộ, và tăng trưởng như vậy là thành quả đến từ việc chính phủ không kiểm soát.” Đặc biệt, ông King khẳng định:
“Thung lũng Silicon là sản phẩm của chính sách công tích cực. Các công nghệ then chốt trong thời đại kỹ thuật số của chúng ta không phải là những sự tình cờ may mắn của ‘đổi mới không cần xin phép’ trong thị trường ‘tự điều tiết,’ mà là hành động có chủ ý và kéo dài của chính phủ.”
Hồi năm 1972, ông King lập luận rằng Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tân tiến (ARPA), đã trở thành Cơ quan quản lý các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tân tiến (DARPA), đã tài trợ và chỉ thị phát triển mọi thứ, từ mạch tích hợp đến bóng bán dẫn silicon đến các giao thức cho máy điện toán được kết nối mạng. Khách hàng chính của họ là Ngũ Giác Đài.
Gần đây hơn, như tôi đã lập luận, cả Google lẫn Facebook đều nhận được nguồn vốn khởi nghiệp — trực tiếp hoặc gián tiếp — từ các cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Trong trường hợp của Facebook, nguồn vốn khởi nghiệp đến từ Palantir, Accel Partners, và Greylock Partners. Những nguồn tài trợ này hoặc nhận được tài trợ từ hoặc liên kết chặt chẽ với In-Q-Tel, công ty đầu tư vốn mạo hiểm thuộc khu vực tư nhân của CIA.
Năm 1999, CIA đã thành lập In-Q-Tel để tài trợ cho các công ty khởi nghiệp đầy triển vọng có thể tạo ra các công nghệ hữu ích cho các cơ quan tình báo. Như nhà phân tích Jody Chudley của St. Paul Research đã lưu ý, In-Q-Tel đã tài trợ cho Palantir, công ty khởi nghiệp của [tỷ phú] Peter Thiel, vào khoảng năm 2004. Sau đó công ty Palantir đã tài trợ cho Facebook. Như ký giả độc lập kiêm cựu phóng viên VICE Nafeez Ahmed đã trình bày hết sức chi tiết rằng mối liên hệ giữa Google với cộng đồng tình báo và quân đội rất sâu sắc. Ông Ahmed đã cho thấy rằng các mối quan hệ với các quan chức DARPA đã mang lại nguồn vốn khởi nghiệp và sau đó là nguồn tài trợ trực tiếp từ cộng đồng tình báo (IC). IC đã nhìn thấy tiềm năng chưa từng có của Internet trong việc thu thập dữ liệu, và việc đầu cơ vào các công cụ tìm kiếm mới nổi cũng là một cách then chốt để thu thập dữ liệu.
Có phải chính phủ đã tạo ra Internet?
Viết cho Tổ chức Giáo dục Kinh tế, ông Andrew P. Morriss kể một câu chuyện khác về Internet. Như ông Morriss nhận thấy, Internet có chút giống với ARPANET do ARPA tài trợ. Ông cho rằng Internet là kết quả của trật tự tự phát, không phải sự quản lý quan liêu từ trên xuống. Mặc dù chia sẻ thời gian (time-sharing) và chuyển mạch gói riêng (private packet switching) thực sự đã được phát triển thông qua sự giám sát và tài trợ của Bộ Quốc phòng, nhưng ông Morriss lập luận rằng chính phủ đã cản trở việc nghiên cứu và phát triển bằng cách lấn át hoạt động tư nhân.
Ông nói: “Các rào cản pháp lý đối với việc gia nhập, chứ không phải thiếu hoạt động kinh doanh, đã làm chậm những nỗ lực xây dựng các mạng lưới tư nhân.”
Ông lập luận rằng mạng lưới tư nhân, USENET, là nguyên bản thực sự của Internet.
Nhưng ông Morriss nhượng bộ cho chính phủ quá nhiều, do đó làm suy yếu lập luận của mình:
“Chắc chắn rằng sự sẵn có về tiền bạc không ràng buộc của các cơ quan quốc phòng liên bang đã giúp những người tiên phong về mạng ở thời điểm ban đầu dễ dàng tập trung vào các chi tiết kỹ thuật trong công việc của họ hơn.”
Với bằng chứng về nguồn tài trợ khởi nghiệp của chính phủ, chúng ta có thể phải thừa nhận lập luận rằng Internet có thể đã phát triển khác đi, chậm hơn, hoặc hoàn toàn không phát triển nếu Bộ Quốc phòng không tham gia ngay từ đầu. Có khả năng, những gì chúng ta gọi là Internet sẽ trở thành một hệ thống các mạng riêng, một chuỗi thông tin cá nhân ít nhiều được kết nối với nhau chỉ cấp quyền truy cập cho những người dùng được chọn.
Nếu đúng như vậy, các Đại công ty Kỹ thuật số (Big Digital) sẽ không phục vụ chính phủ như hiện tại mà thay vào đó, họ phục vụ người dùng cá nhân của họ. Kiểm duyệt sẽ là vấn đề của các chủ sở hữu tư nhân quyết định ai có thể lên tiếng và ở đâu. (Tất nhiên, đây là trường hợp rất phổ biến ngày nay, ngoại trừ việc chính phủ cũng quan tâm và có thể xác định những gì được phép và những gì không được phép.) Các Đại công ty Công nghệ Kỹ thuật số (Big Digital Tech) sẽ không phải chịu ơn chính phủ, và vấn đề ngôn luận sẽ không bị Bộ An ninh Nội địa quy định.
Đến thời điểm hiện tại, Big Digital không hoàn toàn tư nhân cũng không hoàn toàn thuộc chính phủ. Như Đạo luật Khoa học và CHIPS gần đây cho thấy, Big Digital đại diện cho cả lợi ích của chính phủ lẫn tư nhân. Điều này khiến hầu hết người dùng bị mắc kẹt giữa một bên là động cơ lợi nhuận và bên kia là mong muốn giám sát, kiểm duyệt, và tuyên truyền của chính phủ. Điều này lẽ ra có thể đã khác rồi.
(*) Gulag là cơ quan chính phủ phụ trách mạng lưới các trại lao động cưỡng bức của Liên Xô được thành lập theo lệnh của ông Vladimir Lenin, đạt đến đỉnh cao dưới thời ông Joseph Stalin cai trị từ 1930 đến đầu những năm 1950. Những người nói tiếng Anh cũng sử dụng từ “gulag” để chỉ tất cả các trại lao động cưỡng bức ở Liên Xô, trong đó có các trại trong thời kỳ hậu Lenin.
Viện Mises, được thành lập vào năm 1982, thúc đẩy việc giảng dạy và nghiên cứu trong trường phái kinh tế Áo, tự do cá nhân, lịch sử trung thực và hòa bình quốc tế, theo truyền thống của Ludwig von Mises và Murray N. Rothbard. Chúng tôi tìm kiếm một sự thay đổi triệt để trong môi trường tri thức, tránh xa chủ nghĩa thống kê và hướng tới một trật tự sở hữu tư nhân.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Tiến sĩ Michael Rectenwald, là cựu giáo sư tại Đại học New York và là tác giả của 11 cuốn sách, trong đó có cuốn “Beyond Woke” (“Trước lúc Thức tỉnh), “The Google Archipelago” (“Quần đảo Google”) và “Springtime for Snowflakes” (“Mùa xuân cho những Bông tuyết”).
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Thanh Nhã biên dịch
Logo của đài NBC News được gắn ở góc 10 Rockefeller Plaza, trường quay chương trình NBC's today show ở Thành phố New York trong ảnh này. (Ảnh: Michael Nagle/Getty Images)
6. NBC âm thầm hiệu chỉnh bản tin về việc trao đổi tù nhân Hoa kỳ-Nga
Zachary StieberThứ ba, 13/12/2022
NBC News đã cập nhật một bài báo trước đó cho rằng chính phủ Tổng thống (TT) Joe Biden đã có một sự lựa chọn giữa việc phóng thích cầu thủ bóng rổ Brittney Griner và cựu Thủy quân lục chiến Paul Whelan trong vụ trao đổi tù nhân với trùm buôn vũ khí người Nga Viktor Bout.
Dẫn lời một người được cho là một “quan chức cấp cao của Hoa Kỳ,” trước đó NBC đưa tin rằng chính phủ Hoa Kỳ muốn cả cô Griner và ông Whelan được phóng thích như một phần của cuộc trao đổi này.
Bản tin cho biết, “Tuy nhiên, vị quan chức này cho biết Nga đã đối xử khác biệt với ông Whelan vì ông bị cáo buộc là gián điệp, và rằng Điện Kremlin cho phép Tòa Bạch Ốc chọn cô Griner hoặc ông Whelan — hoặc là không ai cả.”
Cô Griner đã bị bỏ tù vì thừa nhận đã mang cần sa vào Nga. Ông Whelan bị cầm tù vì bị kết tội gián điệp. Ông Whelan không thừa nhận tội.
Các quan chức Hoa Kỳ cho rằng cả hai người này đều “bị giam giữ sai trái.”
Ông Paul Whelan (trái), cựu Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, tại Moscow hôm 15/06/2020. Cầu thủ bóng rổ của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Nữ (WNBA) Brittney Griner tại Sân Khimki, ngoại ô Moscow, hôm 04/08/2022. (Ảnh: Kirill Kudryavtsev/AFP qua Getty Images)
Sau khi TT Biden nói chuyện về việc trao đổi này với tuyên bố rằng “không có một sự lựa chọn về việc mang người Mỹ nào hồi hương,” theo các phiên bản lưu trữ được The Epoch Times xem xét, NBC đã âm thầm cập nhật bản tin của họ mà không lưu ý rằng thông tin đó đã được thay đổi.
Phiên bản cập nhật của hãng thông tấn này nêu rõ, “Tuy nhiên, quan chức này cho biết Nga đã đối xử khác biệt với ông Whelan vì ông là một gián điệp bị buộc tội, và rằng Điện Kremlin cuối cùng đã cho phép Tòa Bạch Ốc lựa chọn cô Griner hoặc không có ai sau khi các phương án khác nhau được đề xướng.”
Vài giờ sau, sau khi các nhà phê bình đã chú ý đến bản hiệu chỉnh âm thầm đó, NBC đã thêm một bản hiệu chỉnh nữa.
“Một phiên bản trước đó của bài báo này đã nói sai sự lựa chọn mà chính phủ TT Biden đưa ra đối với các con tin. Đó là hoán đổi cho cô Griner hoặc không có ai, không phải là một sự lựa chọn giữa cô Griner hoặc ông Whelan,” bản hiệu chỉnh mới nêu rõ.
Phát ngôn viên của NBC đã không phúc đáp một loạt các nghi vấn được gửi qua thư điện tử, trong đó có lý do tại sao bản cập nhật ban đầu không bao gồm một phần hiệu chỉnh và điều đó có nghĩa là gì khi nói rằng họ “đã nói sai sự lựa chọn” mà chính phủ phải đối mặt.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (phải) nói về việc phóng thích vận động viên Olympic kiêm vận động viên WNBA Brittney Griner khỏi sự giam giữ của Nga, tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 08/12/2022. (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)
‘Bị bỏ lại phía sau’
Các nhà phê bình cho rằng chính phủ nên thương lượng để phóng thích ông Whelan.
“Ông Paul Whelan đã bị hai đời Tổng thống bỏ rơi và bỏ lại phía sau ít nhất ba lần,” Chiến dịch Mang Gia đình Chúng ta Về nhà (Bring Our Families Home Campaign) cho biết. “Ông ấy xứng đáng nhận được những điều tốt hơn từ chính phủ của mình, và Chiến dịch của chúng tôi kêu gọi Tổng thống Biden khẩn trương bảo đảm cho ông Paul hồi hương ngay lập tức bằng tất cả mọi biện pháp sẵn có.”
Các quan chức Tòa Bạch Ốc đã ủng hộ ông Biden, nói rằng Hoa Kỳ không có lựa chọn nào khác.
“Trong những tuần gần đây, rõ ràng là trong khi người Nga sẵn sàng đạt được thỏa thuận để bảo đảm cô Brittney được phóng thích, họ vẫn tiếp tục đối xử khác biệt với ông Paul Whelan, do bản chất của những cáo buộc hoàn toàn bất hợp pháp mà họ đã buộc tội chống lại ông Paul,” Tham vụ Báo chí Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre nói với các phóng viên tại Hoa Thịnh Đốn trong tuần này. “Thật không may, sự lựa chọn trở thành hoặc là đưa cô Brittney hồi hương hoặc không có ai cả.”
“Đây không phải là một sự lựa chọn của chúng tôi về việc đưa người Mỹ nào hồi hương. Sự lựa chọn không phải như vậy. Đây lại là một sự lựa chọn giữa việc đưa một người Mỹ hồi hương hay không ai hồi hương cả,” bà nói thêm sau đó. “Lựa chọn của chúng tôi là: cô Brittney hoặc không ai cả. Đưa một người Mỹ hồi hương hoặc không có người Mỹ nào cả.”
Một quan chức chính phủ cao cấp, khi nói chuyện với các phóng viên, cũng đưa ra quan điểm tương tự.
“Vì vậy, tôi muốn nói rõ ràng rằng: Đây không phải là một tình huống mà chúng tôi phải lựa chọn đưa người Mỹ nào hồi hương. Mà đó là sự lựa chọn giữa việc đưa một người Mỹ cụ thể hồi hương — cô Brittney Griner — hoặc không có ai hồi hương cả,” quan chức này cho hay.
Cầu thủ bóng rổ Hoa Kỳ Brittney Griner nhìn qua song sắt khi cô nghe phán quyết lúc đứng trong phòng giam của phòng xử án ở Khimki, ngoại ô Moscow, hôm 04/08/2022. (Ảnh: Evgenia Novozhenina/Pool qua AP)
Ông Paul Whelan
Ông Whelan cho biết sau cuộc trao đổi rằng ông “rất thất vọng vì họ đã không làm được nhiều hơn để bảo đảm cho tôi được phóng thích, đặc biệt là khi sắp đến kỳ hạn bốn năm sau khi tôi bị bắt giữ.”
Ông David Whelan, anh trai của ông Paul Whelan, cho hay ông rất vui vì cô Griner đã được phóng thích nhưng lại thất vọng thêm khi biết rằng ông Whelan cũng đã không được phóng thích cùng trong một vụ hoán đổi đưa cựu Thủy quân lục chiến Trevor Reed người Mỹ hồi hương hồi đầu năm nay.
“Như tôi vẫn thường nhận xét, trường hợp của cô Brittney và Paul chưa bao giờ thực sự gắn liền với nhau. Luôn luôn có một điều khả dĩ rõ ràng là một người có thể được phóng thích mà không có người kia. Những cảm xúc mà tôi đã chia sẻ hồi tháng Tư về ông Trevor là vẫn vậy: đây là sự kiện mà chúng ta mong muốn rất nhiều cho chính gia đình mình. Cô ấy sẽ được đoàn tụ với gia đình. Cô Brittney được tự do. Còn Paul vẫn là một con tin,” ông David Whelan nói. “Nhưng tôi cần phải viết bao nhiêu lần về điều đó nữa đây?”
Những người Mỹ khác vẫn còn đang bị giam giữ tại Nga bao gồm ông Marc Fogel, một giáo viên đã bị bắt giữ ở Moscow hồi năm 2021 với tội tàng trữ cần sa, mà ông nói là dùng làm thuốc sau khi bị một cơn chấn thương cột sống.
Trùm buôn vũ khí Bout đang thụ án 25 năm vì âm mưu sát hại người Mỹ. Ông này bị kết án hồi cuối năm 2011.
Ông Bout được Bộ trưởng Tư pháp đương thời Eric Holder mô tả là “một trong những kẻ buôn bán vũ khí nhiều nhất thế giới.”
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông Zachary Stieber chuyên đưa tin về Hoa Kỳ và Thế giới. Ông sống tại Maryland.
Tịnh Nhi biên dịch
Nhân viên làm việc tại một bệnh viện dã chiến sẽ được sử dụng cho các bệnh nhân COVID-19 ở Thượng Hải hôm 07/04/2022. (Ảnh: CNS/AFP/Getty Images)
7. Chính sách zero COVID của ĐCSTQ tàn phá nền kinh tế Trung Quốc
Jenny Li và Olivia LiThứ ba, 13/12/2022
Chính sách zero COVID hà khắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang phải đối mặt với những thách thức lớn nhất. Trước các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng, nhiều thành phố đã bắt đầu nới lỏng các quy tắc zero COVID nhưng đồng thời đang xây dựng một số lượng lớn các cơ sở cách ly. ĐCSTQ đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan do tỷ lệ chích ngừa thấp và tính kém hiệu quả của vaccine COVID-19 của Trung Quốc, điều đó có nghĩa là việc nới lỏng các quy định có thể dẫn đến hơn một triệu ca tử vong do COVID-19.
Chính phủ địa phương mắc nợ do chính sách zero COVID
Chi phí xét nghiệm acid nucleic COVID hai ngày một lần và việc thực thi những chính sách kiểm dịch bắt buộc đã khiến các chính quyền địa phương thiếu tài chính. Trong ba năm xảy ra đại dịch COVID-19 vừa qua, các chi phí ngày càng chồng chất, gây áp lực tài chính to lớn lên các chính quyền địa phương ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, trong 10 tháng đầu năm nay, chi tiêu của chính phủ địa phương ở Trung Quốc đã tăng hơn 11.8 ngàn tỷ nhân dân tệ (khoảng 1.65 ngàn tỷ USD) so với doanh thu. Nợ chính phủ ngày càng gia tăng đặt ra mối đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế Trung Quốc. Điều đó không chỉ làm tăng nguy cơ chính quyền địa phương vỡ nợ mà còn hạn chế khả năng của chính quyền trong việc kích thích tăng trưởng, ổn định việc làm, và mở rộng các dịch vụ công.
Hồi tháng Hai, cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu DBRS Morningstar có trụ sở tại Toronto cho biết thâm hụt ngân sách cao của chính quyền địa phương Trung Quốc là một vấn đề nghiêm trọng. Họ ước tính rằng thâm hụt gia tăng và tăng trưởng GDP chậm lại sẽ khiến tổng nợ chính quyền của Trung Quốc tăng lên 50.6% GDP trong năm 2022, cao hơn nhiều so với mức 38.1% hồi năm 2019, một năm trước khi đại dịch bắt đầu.
Tình hình tài chính yếu kém của các chính quyền địa phương đang ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của Trung Quốc. Theo tính toán của CNN dựa trên dữ liệu từ Bộ Tài chính của ĐCSTQ, thâm hụt tài khóa lớn của Trung Quốc đạt 6.66 ngàn tỷ nhân dân tệ (khoảng 944 tỷ USD) trong 10 tháng đầu năm 2022, gần gấp đôi so với một năm trước đó.
Ông Triệu Vỹ (Zhao Wei), chuyên gia kinh tế trưởng tại IFC Securities có trụ sở tại Thượng Hải, ước tính rằng thâm hụt tài khóa lớn của Trung Quốc có thể vượt quá 10 ngàn tỷ nhân dân tệ (khoảng 1.4 ngàn tỷ USD) trong năm nay, đạt mức cao nhất trong lịch sử.
Chính sách zero COVID cũng dẫn đến sự xấu đi của các chỉ số kinh tế khác. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đã tăng lên mức kỷ lục 19.9% hồi tháng Bảy năm nay. Tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc giảm mạnh trong tháng Mười. Từ tháng Một đến tháng Mười, lợi nhuận trong 41 lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc đã giảm 3%. Công ty chứng khoán Nomura hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý 4 năm nay xuống 2.4% từ mức 2.8% trước đó.
Từ chối các loại vaccine phương Tây có thể dẫn đến hàng triệu ca tử vong
Có một số lo ngại cho rằng nếu Trung Quốc từ bỏ các chính sách đại dịch, thì các vấn đề sẽ xảy ra.
Hồi tháng Mười Một, công ty phân tích và thông tin khoa học Airfinity của Anh cho biết Trung Quốc có thể chứng kiến từ 1.3 triệu đến 2.1 triệu ca tử vong nếu loại bỏ chính sách zero COVID, do tỷ lệ chích ngừa thấp và thiếu khả năng miễn dịch hỗn hợp.
Theo một nghiên cứu được tạp chí Nature Medicine công bố hồi tháng Năm, các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ ước tính rằng nếu không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào, chẳng hạn như chích ngừa tốt hơn và tiếp cận với việc điều trị, thì Trung Quốc sẽ có nguy cơ có hơn 1.5 triệu người tử vong vì COVID-19.
Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ Avril Haines nói tại Diễn đàn Quốc phòng Regan ở California hôm 04/12 rằng bất chấp tác động kinh tế và xã hội tiêu cực của COVID-19 đối với Trung Quốc, ông Tập Cận Bình “không muốn có được một loại vaccine tốt hơn từ phương Tây, mà thay vào đó lại dựa vào một loại vaccine của Trung Quốc không hiệu quả đối với biến chủng Omicron.” Reuters đưa tin thêm rằng các quan chức Hoa Kỳ cho rằng rất khó có khả năng Trung Quốc chấp thuận một loại vaccine phương Tây.
Số lượng lớn các cơ sở cách ly đang được xây dựng
Đối mặt với đại dịch, ĐCSTQ đã âm thầm xây dựng một số lượng lớn các cơ sở cách ly COVID-19 ở Trung Quốc, và cho đến nay, một số lượng lớn người đã bị cách ly trong đó như một phần của các quy định zero COVID hà khắc của Trung Quốc.
Anh Trần Sấm Sáng (Chen Chuangchuang), nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc và là giám đốc Đảng Dân Chủ Trung Quốc, nói với The Epoch Times hôm 04/12: “Do làn sóng phản đối lớn này, nên chính quyền ông Tập Cận Bình đã sớm có hành động nới lỏng chính sách zero COVID, nhưng tất cả các vấn đề về cấu trúc vẫn chưa được giải quyết — cho dù đó là nguồn lực y tế hay là các loại vaccine. Ông Tập Cận Bình chưa chuẩn bị cho điều mà các chuyên gia cho rằng có thể dẫn đến sự tử vong của hàng triệu người. Những gì chúng ta có thể phỏng đoán một cách hợp lý bây giờ là ông ấy vẫn đang xây dựng thêm các cơ sở cách ly ở nhiều nơi khác nhau với mục đích chuyển những người bị bệnh nặng đến các cơ sở cách ly đó và để họ ở đó tự lo cho mình, khi biết rằng nguồn lực y tế của Trung Quốc hoàn toàn không đủ và không thể ứng phó với đại dịch.”
Trong một dấu hiệu cho thấy tư duy mâu thuẫn của ĐCSTQ về chính sách zero COVID, các trạm xét nghiệm acid nucleic COVID-19 ở Bắc Kinh, vốn đã bị dỡ bỏ trên một diện rộng trong tuần qua, đã mở cửa trở lại từ ngày 05/12 nhằm dập tắt sự bất mãn của công chúng. Người dân Bắc Kinh nói rằng trong khi xe buýt, tàu điện ngầm, và các bệnh viện không còn yêu cầu kết quả xét nghiệm âm tính với COVID, thì nhiều nơi như các tòa nhà văn phòng, các trung tâm mua sắm lớn, các cửa hàng bách hóa, và các công viên vẫn yêu cầu kết quả xét nghiệm âm tính, và việc dỡ bỏ các trạm này đã khiến việc mọi người được xét nghiệm và đi lại trở nên bất khả thi.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Jenny Li đã viết bài cho The Epoch Times từ năm 2010. Cô đã đưa tin về các vấn đề chính trị, kinh tế, nhân quyền, và quan hệ giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc. Cô đã phỏng vấn sâu rộng các học giả, kinh tế gia, luật sư, và các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc ở Trung Quốc và hải ngoại.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Vân Du biên dịch
Sữa bột trẻ em được xếp trên kệ trong một Đại trung tâm mua sắm Walmart ở Houston, Texas hôm 08/07/2022. (Ảnh: Brandon Bell/Getty Images)
8. Sữa bột trẻ em bị thu hồi trên khắp Hoa Kỳ do nhiễm vi khuẩn gây tử vong
Jack PhillipsThứ ba, 13/12/2022
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã thông báo rằng một nhà sản xuất sữa bột trẻ em đã ban hành một lệnh thu hồi tự nguyện đối với dòng sữa công thức của mình sau khi phát hiện ra “khả năng lây nhiễm chéo” đối với một loại vi khuẩn có khả năng gây tử vong.
Theo FDA, việc thu hồi nói trên liên quan đến Sữa bột Công thức dành cho Trẻ sơ sinh Nguyên Chất của ByHeart, được bắt đầu sau khi một công ty đóng gói bên thứ ba tiến hành lấy mẫu và tìm thấy vi khuẩn Cronobacter sakazakii. Công ty này cho biết không có sản phẩm nào được phân phối đã được xét nghiệm có kết quả dương tính với loại vi khuẩn này.
Các chủng vi khuẩn Cronobacter có thể gây ra những ca nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng như viêm màng não — hoặc nhiễm trùng lớp màng bao bọc xung quanh não và tủy sống — hoặc nhiễm trùng huyết, vốn được xem là tình trạng nguy kịch cần cấp cứu y tế trong đó phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng gây tổn thương các mô.
“Vi khuẩn Cronobacter có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng (nhiễm trùng huyết) hoặc viêm màng não (viêm màng bảo vệ não và tủy sống). Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết và viêm màng não có thể bao gồm bú kém, khó chịu, thay đổi nhiệt độ cơ thể, vàng da (da và lòng trắng mắt chuyển vàng), thở khò khè và có những cử động bất thường,” công ty này cho biết. “Nhiễm trùng Cronobacter cũng có thể gây tổn thương ruột và có thể lây lan qua máu đến các bộ phận khác của cơ thể.”
Thông báo này nêu rõ rằng không có sản phẩm ByHeart nào được phân phối ngoài thị trường có kết quả dương tính với bất kỳ chất gây ô nhiễm nào cũng như không nhận được khiếu nại nào của người tiêu dùng. Thông báo cho biết cơ sở sản xuất của công ty này ở Reading, Pennsylvania đã không kích hoạt lệnh thu hồi này.
Công ty cho biết các sản phẩm bị thu hồi là Sữa Công thức dành cho Trẻ sơ sinh Nguyên chất ByHeart, Sữa bột Nguyên chất có Bổ sung Sắt dành cho Trẻ em từ 0-12 tháng trong các hộp 24 ounce (680 gram). Những sản phẩm này được phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng tại Hoa Kỳ.
Những người đã mua sản phẩm ByHeart nên nhìn vào đáy hộp đựng sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Họ được đề nghị vứt bỏ sản phẩm từ các lô bị ảnh hưởng.
“ByHeart sở hữu toàn bộ chuỗi cung ứng sản xuất của mình, ngoại trừ khâu đóng hộp cuối cùng, do một nhà đóng gói bên thứ ba có uy tín thực hiện,” thông báo thu hồi cho biết. “ByHeart đang thực hiện biện pháp phòng ngừa này vì một mẫu thử nghiệm được thu thập từ cơ sở đóng gói của bên thứ ba đã cho kết quả dương tính với Cronobacter sakazakii.”
Công ty này nói thêm: “Tất cả sản phẩm được đóng gói vào ngày hôm đó, và đợt sản phẩm đầu tiên được sản xuất vào ngày hôm sau, đã được để riêng ra để tiêu hủy và không được phân phối. Trong số rất nhiều những hành động cẩn trọng, chúng tôi hiện đang thu hồi tất cả các sản phẩm được sản xuất trong toàn bộ lô sản xuất này.”
Đợt thu hồi này diễn ra vài tháng sau khi một nhà máy ở Michigan do Abbott, nhà sản xuất sữa bột trẻ em lớn nhất tại Hoa Kỳ, điều hành phải ngừng hoạt động vì các nguy cơ ô nhiễm tiềm ẩn. Việc đóng cửa này đã gây ra tình trạng thiếu sữa bột trẻ em kéo dài nhiều tháng khi các quan chức liên bang điều tra các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn dẫn đến bốn trẻ sơ sinh tử vong.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông Jack Phillips là một phóng viên cao cấp của The Epoch Times tại New York. Ông chuyên về tin tức thời sự.
Thanh Nhã biên dịch
Mọi người điền vào lá phiếu của họ tại trường trung học Cathedral ở Boston, Massachusetts, hôm 08/11/2022. (Ảnh: Joseph Prezioso/AFP qua Getty Images)
9. Massachusetts: Tái kiểm đếm phiếu lật ngược kết quả bầu cử giữa kỳ từ Đảng Cộng Hòa sang Đảng Dân Chủ với 1 phiếu bầu
Katabella RobertsThứ ba, 13/12/2022
Một cuộc tái kiểm đếm phiếu trong cuộc chạy đua vào Hạ viện tiểu bang Massachusetts đã xếp một người thách thức thuộc Đảng Dân Chủ dẫn trước một người đương nhiệm của Đảng Cộng Hòa chỉ bằng một phiếu bầu sau khi ứng cử viên Đảng Cộng Hòa này đang dẫn trước sau cuộc bầu cử hôm 08/11.
Thành viên Đảng Dân Chủ Kristin Kassner, một ứng cử viên tranh cử lần đầu tiên, hiện đang dẫn trước đối thủ Đảng Cộng Hòa Lenny Mirra trong cuộc đua giành địa hạt North Shore, một vùng ven biển giữa Boston và New Hampshire, mới được vẽ lại.
Theo kết quả ban đầu được chứng nhận từ Ngày Bầu Cử, trước cuộc tái kiểm đếm phiếu này, ông Mirra, một thành viên Đảng Cộng Hòa trong năm nhiệm kỳ, đã dẫn trước bà Kassner 10 phiếu trong tổng số 24,155 phiếu bầu được bầu trên toàn địa hạt này.
Tuy nhiên, chênh lệch 10 phiếu này nằm trong ngưỡng pháp lý cho phép tái kiểm đếm phiếu, và bà Kassner sau đó đã gửi một đơn yêu cầu một cuộc tái kiểm đếm phiếu toàn địa hạt của cuộc bầu cử hôm 08/11.
Tổng Thư ký tiểu bang Bill Galvin đã đồng ý đối với cuộc tái kiểm đếm phiếu bằng tay này, vốn được yêu cầu hôm 30/11, cũng như một cuộc kiểm đếm phiếu khác trong cuộc đua ở Địa hạt Middlesex Thứ Nhất.
Hôm 08/12, sau khi các quan chức kiểm đếm lại số phiếu này, kết quả đã lật ngược lại với số phiếu dành cho bà Kassner tăng 11,763 phiếu so với 11,762 phiếu của ông Mirra.
Theo dữ liệu do văn phòng của ông Galvin cung cấp (pdf), bà Kassner đã nhận được thêm tổng cộng 19 phiếu bầu, trong đó có 10 phiếu ở Ipswich, 4 phiếu ở Rowley, 3 phiếu ở Topsfield, 1 phiếu ở Newbury và 1 phiếu ở Georgetown. Trong khi đó, ông Mirra, nhận thêm 5 phiếu ở Ipswich, 3 phiếu ở Topsfield, và 1 phiếu ở Newbury.
State House News Service
Theo dữ liệu trên, ứng cử viên Đảng Cộng Hòa cũng mất 1 phiếu ở Rowley.
Ông Mirra không thừa nhận kết quả của cuộc tái kiểm đếm phiếu
Ông Mirra nói với The Boston Globe rằng ông dự định sẽ phủ nhận kết quả trên.
“Một số [phiếu bầu] được điền bằng bút chì, một số được tô bằng màu mực khác, một số có những dấu chọn bị đánh lạc. Một số phiếu được ghi vào một danh tính trong phiếu bầu và sau đó tô một hình bầu dục,” ông Mirra cho biết.
Tuy nhiên, bà Kassner nói với The Boston Globe rằng bà tin quá trình bỏ phiếu “đã diễn ra như bình thường,” đồng thời cho biết thêm rằng mặc dù kết quả cho thấy bà đang dẫn đầu trong cuộc đua, nhưng một tỷ lệ sít sao có nghĩa là “bản thân đừng quá phấn khích cho đến khi mọi việc kết thúc.”
Ứng cử viên Đảng Dân Chủ này cũng nói với CBS rằng bà không tin là có điều gì khả nghi đã xảy ra liên quan đến cuộc tái kiểm đếm phiếu.
“[Cuộc tái kiểm đếm phiếu này] thực sự chỉ để bảo đảm rằng, giữa con người và máy móc, chúng ta thực sự nắm bắt được mọi phiếu bầu đã được kiểm đếm,” bà Kassner cho biết. “Chúng tôi cảm ơn lực lượng đông đảo những người đã thực sự tham gia và được huy động để hoàn thành quá trình này hồi cuối tuần. Đó thực sự là một phép thử thực sự của nền dân chủ.”
Thống đốc Charlie Baker và một hội đồng đánh giá vẫn chưa xác nhận kết quả cuộc kiểm đếm phiếu này.
Theo Globe, ở những nơi khác, ông Galvin đã ra lệnh cho một cuộc tái kiểm đếm phiếu của cuộc đua ở Địa hạt Middlesex Thứ Nhất, khi ông Andrew Shepherd của Đảng Cộng Hòa yêu cầu tái kiểm đếm phiếu sau khi cuộc kiểm đếm phiếu ban đầu cho thấy bà Margaret Scarsdale của Đảng Dân Chủ dẫn trước 17 phiếu.
Cũng theo tờ báo trên, cuộc tái kiểm đếm phiếu này cho thấy vị trí dẫn đầu của bà Scarsdale kể từ đó đã thu hẹp xuống còn 11 phiếu, mặc dù vẫn còn hơn 4,100 phiếu bầu cần được kiểm đếm.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Katabella Roberts là một phóng viên hiện đang sống và làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cô đưa tin tức nói chung và tin kinh doanh cho The Epoch Times, tập trung chủ yếu vào Hoa Kỳ.
Nhã Đan biên dịch
Giám đốc FBI Christopher Wray tại Hoa Thịnh Đốn hôm 15/11/2022. (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)
FBI tiết lộ trong một hồ sơ mới, rằng Cục không chỉ sở hữu một chiếc máy điện toán xách tay thuộc sở hữu của nhân viên Ủy ban Quốc gia Đảng Dân Chủ (DNC) bị sát hại Seth Rich, mà còn có một báo cáo chi tiết hình ảnh pháp y về vật được mô tả là máy điện toán chuyên dụng của ông Rich.
Ông Michael Seidel, giám đốc Văn phòng Hồ sơ FBI, cho biết trong một tuyên bố hữu thệ đệ trình lên tòa án liên bang ở Texas hôm 09/12 rằng Cục đã tìm thấy bản báo cáo này trong khi tìm kiếm chiếc máy điện toán chuyên dụng đó.
Ông mô tả tài liệu này là “một báo cáo pháp y ba (3) trang mô tả chi tiết các hành động được thực hiện bởi một tổ chức bên ngoài để tạo ra hình ảnh sao chép về chiếc máy tính xách tay chuyên dụng này.”
Bản báo cáo này nằm trong số bốn tài liệu chưa từng được FBI tiết lộ liên quan đến vụ án của ông Rich.
Vào khoảng năm 2017, ký giả Sy Hersh nói rằng ông đã được một nguồn tin cho biết về một báo cáo của FBI liên quan đến ông Seth Rich. Ông cho biết, theo nguồn tin này, máy điện toán của ông Seth Rich cho thấy nhân viên DNC đã chuyển các tài liệu của DNC cho WikiLeaks, một nhóm ủng hộ sự minh bạch. Ông Hersh đã nói về tuyên bố của nguồn tin trong một cuộc điện thoại với ông Ed Butowsky, một nhà đầu tư sau đó đã rút lại các tuyên bố về việc ông Rich là một nguồn tin của WikiLeaks, và đã thảo luận về cuộc gọi này trong một buổi khai cung.
Ông Rich bị bắn dẫn đến thiệt mạng hồi sáng sớm ngày 16/07/2016, gần nhà của ông ở Hoa Thịnh Đốn. Vụ sát hại ông Rich, giám đốc dữ liệu mở rộng cử tri của DNC, vẫn chưa có kết luận. Các nhà chức trách tuyên bố rằng vụ sát nhân này là một vụ cướp đã xảy ra biến cố ngoài ý muốn. Ông Julian Assange, người đứng đầu WikiLeaks, nói rằng ông Rich đã chuyển các tệp tài liệu DNC cho nhóm này, và nhóm đã phát hành các tệp DNC đó hồi năm 2016. Chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc người Nga đã xâm nhập vào hệ thống DNC, nhưng những cáo buộc đó đã được đưa ra trước khi FBI nhận được các hình ảnh từ máy chủ của DNC để xác định tính chính xác của chúng.
Sở Cảnh sát Thủ đô cho biết họ là cơ quan điều tra chính về vụ sát nhân này. Sở đã từ chối cho biết liệu FBI có giúp điều tra cái chết của ông Rich hay không.
Những tài liệu mới
Theo Giám đốc Văn phòng Hồ sơ FBI Seidel, những tài liệu mới này được tìm thấy sau khi văn phòng hồ sơ liên lạc với một đặc vụ FBI ẩn danh trong quá trình tìm kiếm chiếc máy điện toán chuyên dụng của ông Rich.
Những tài liệu khác là một lá thư từ bên thứ ba đi kèm với chiếc máy điện toán chuyên dụng và hai biểu mẫu chuỗi hành trình điều tra của FBI.
Theo FBI, không có tài liệu nào trong số đó được lập chỉ mục về ông Rich bên trong hệ thống hồ sơ trung tâm của cục và cả báo cáo pháp y cũng như các biểu mẫu hành trình điều tra đều không đề cập đến tên của ông Rich. Chúng cũng không được đưa vào trong một tệp điện tử được tạo cho vụ án của ông Rich.
Đặc vụ [ẩn danh nói trên] tuyên bố rằng việc tiết lộ những tài liệu này sẽ gây hại cho cuộc điều tra của FBI về những cáo buộc rằng người Nga đã xâm nhập vào các hệ thống của Hoa Kỳ.
FBI hiện muốn tòa án đồng ý rằng họ sẽ không phải giao những tài liệu mới này cho ông Brian Huddleston, một cư dân Texas, người đã đệ đơn kiện Cục về việc cơ quan này phớt lờ yêu cầu Tự do Thông tin đối với các tài liệu về ông Rich.
Các quan chức của Cục ban đầu tuyên bố hữu thệ rằng FBI đã tìm kiếm tài liệu về ông Rich nhưng không tìm thấy bất kỳ tài liệu nào.
Năm 2020, lần đầu tiên FBI thừa nhận họ có các tệp tài liệu từ máy điện toán của ông Rich. Một số tài liệu đó sau đó đã được tiết lộ cho ông Huddleston và phát hành công khai, trong đó có các tài liệu dường như cho thấy ai đó có thể đã thuê sát hại ông Rich.
FBI cho biết họ có các hình ảnh sao từ một chiếc máy điện toán thứ hai thuộc sở hữu của ông Rich, mà cục này mô tả là máy điện toán xách tay cá nhân của ông Rich. Hồi tháng Chín, một thẩm phán liên bang đã ra lệnh cho FBI giao những hình ảnh sao chép này cho ông Huddleston, vì nhận thấy Cục đã giữ bí mật những hình ảnh đó một cách bất hợp pháp.
Hình ảnh ông Seth Rich trên một tấm áp phích do các quan chức cảnh sát tạo ra để kêu gọi những người có thông tin về vụ sát hại ông ra trình báo. (Ảnh: Sở Cảnh sát Thủ đô)
FBI lập luận rằng chiếc máy điện toán ‘không phải là một tài liệu có thực’
FBI đã nhiều lần tìm kiếm và nhận được sự cho phép chậm trễ trong việc giao tài liệu và vẫn chưa cung cấp những hình ảnh đó.
Cục đã không giải thích liệu họ có từng sở hữu chiếc máy điện toán xách tay cá nhân của ông Rich hay không. Một luật sư của Bộ Tư pháp đã có lúc nói rằng FBI đang “làm việc để chuyển các tệp tài liệu từ máy điện toán xách tay cá nhân của ông Seth Rich sang một định dạng để được xem xét.” Ông Seidel cho biết trong tuyên bố mới rằng FBI “không có, cũng như chưa bao giờ có quyền sở hữu vật lý đối với chiếc máy điện toán xách tay cá nhân có thực này.”
FBI cho biết chiếc máy điện toán xách tay chuyên dụng đã được chuyển đến FBI từ một bên thứ ba phi chính phủ.
Cục đang phản đối việc công bố những hình ảnh về chiếc máy điện toán xách tay cá nhân và máy điện toán xách tay chuyên dụng của ông Rich, mà họ cho biết đang được giữ trong phòng bằng chứng của FBI.
Theo Đạo luật Tự do Thông tin, ông Seidel khẳng định rằng chiếc máy điện toán này “không phải là tài liệu có thực” mà là “đối tượng/bằng chứng vật lý” không phải tuân theo luật.
Luật quy định rằng mọi cơ quan Hoa Kỳ phải cung cấp “tài liệu do cơ quan liên bang tạo hoặc nhận được tuân thủ Đạo luật Tự do Thông tin.” Ông Seidel cho biết, các yếu tố được sử dụng để xác định xem một tài liệu có đáp ứng định nghĩa này hay không cho thấy rằng chiếc máy điện toán này không đáp ứng điều đó. Ông nói thêm, một yếu tố là mức độ nhân viên tại cơ quan đã đọc hoặc dựa vào tài liệu này, và FBI “không tìm thấy dấu hiệu nào” cho thấy FBI đã dựa vào nội dung của chiếc máy điện toán chuyên dụng đó.
Theo các luật sư chính phủ, Thẩm phán Địa hạt Liên bang Amos Mazzant, người được cựu Tổng thống Obama bổ nhiệm hiện đang giám sát vụ án, nên ra lệnh cho chiếc máy điện toán và các tài liệu liên quan, bao gồm cả báo cáo pháp y vừa mới phát hiện, không được cấp cho ông Huddleston.
Ông Ty Clevenger, luật sư đại diện cho ông Huddleston, nói với The Epoch Times rằng ông không thấy sự khác biệt giữa chiếc máy điện toán chuyên dụng bằng hiện vật và những hình ảnh từ cả hai chiếc máy điện toán đó. Ông nói rằng ông sẽ thúc giục thẩm phán ra lệnh tiết lộ thông tin từ cả hai chiếc máy điện toán này.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Samantha Flom là một phóng viên của The Epoch Times, chuyên viết bài về chính trị và tin tức Hoa Kỳ. Tốt nghiệp Đại học Syracuse, cô có kiến thức nền về báo chí và truyền thông bất vụ lợi. Quý vị có thể liên lạc với cô tại samantha.flom@epochtimes.us
Minh Ngọc biên dịch
Nhiều quận ở một số tiểu bang đã đưa ra các cảnh báo bão tuyết và bão mùa đông khi một cơn bão mùa đông lớn tiếp tục di chuyển về phía đông trên khắp Hoa Kỳ hôm thứ Hai (12/12). (Ảnh: National Weather Service)
11. Nhiều tiểu bang ban hành cảnh báo bão tuyết khi một cơn bão ‘lớn’ di chuyển khắp Hoa Kỳ Jack PhillipsThứ ba, 13/12/2022
Hôm thứ Hai (12/12), nhiều quận ở một số tiểu bang đã ban hành các cảnh báo bão tuyết và bão mùa đông khi một cơn bão mùa đông lớn tiếp tục di chuyển về phía đông trên khắp Hoa Kỳ.
Bản đồ của National Weather Service cho thấy, tính đến thứ Hai, ngày 12/12, các cảnh báo bão tuyết có hiệu lực ở Wyoming, Montana, South Dakota, Nebraska, và Colorado. Các cảnh báo bão mùa đông đã được đưa ra trên một phạm vi rộng hơn ở khắp các tiểu bang.
Cơ quan này cảnh báo rằng “một hệ thống bão lớn” sẽ “mang đến những mối nguy hiểm thời tiết đáng kể, lan rộng từ điều kiện thời tiết khắc nghiệt cho đến bão tuyết” trên khắp miền trung Hoa Kỳ. “Một cơn bão mùa đông mạnh tiếp tục tạo ra tuyết dày trên khắp vùng Intermountain West sẽ chuyển sang vùng Plains cùng với nhiều mối nguy hiểm,” cơ quan này viết thêm trên trang nhất, đồng thời lưu ý rằng sẽ có “những tác động đáng kể đến việc đi lại trên khắp khu vực phía bắc và vùng trung tâm Plains.”
Sau khi ảnh hưởng đến các tiểu bang vùng Plains, cơn bão này sẽ di chuyển về phía đông bắc và sẽ đổ tuyết xuống các tiểu bang miền Trung Tây Minnesota, Wisconsin, và Iowa trong tuần này. Sau đó, các nhà dự báo nói rằng hệ thống bão này sẽ quét qua New York, Pennsylvania, và phía bắc New Jersey vào thứ Năm (15/12).
Weather Channel đã đặt tên cho cơn bão này là “Bão Mùa Đông Diaz” (Winter Storm Diaz) và ngoài Weather Channel thì không có hãng thông tấn hay cơ quan nào khác đặt tên cho cơn bão. Hiện tại, cơn bão đang tạo ra một lượng tuyết đáng kể ở phía bắc, trung, và nam Dãy núi Rocky, trong khi lượng mưa đang lan rộng từ Nam California đến các khu vực khác ở tây nam Hoa Kỳ.
Theo kênh này, hồi cuối tuần qua (10-11/12), tuyết đã rơi từ 4 đến 5 feet (1.2 – 1.5 m) ở các khu vực của dãy núi Sierra Nevada, cụ thể là xung quanh khu vực Hồ Tahoe.
“Một vùng áp thấp mạnh sẽ hình thành ở Colorado và Kansas vào thứ Hai. Tình trạng này sẽ kéo không khí ẩm từ Vịnh Mexico về phía bắc, kết hợp với không khí lạnh buốt từ các vùng cực ở Canada. Khi cả hai kết hợp lại với nhau, một cơn bão tuyết lớn có thể sẽ xảy ra từ Colorado đến Minnesota vào giữa tuần,” một nhà dự báo khác, ông Thomas Geiger, cho biết trong một bản tin của AccuWeather hôm thứ Hai.
Tuy nhiên, ông cho biết thêm rằng “trên phần lớn miền trung và miền nam Minnesota, một lớp băng dày có thể gây tác động mạnh hơn cơn bão tuyết này,” đồng thời nói thêm rằng băng có thể tạo ra nhiều mối nguy hiểm và thiệt hại hơn một lớp tuyết dày vài inch.
Giá cả năng lượng
Nhiệt độ lạnh và tuyết rơi chắc chắn sẽ đẩy giá năng lượng lên cao hơn nữa. Theo các bản tin, đến sáng thứ Hai, các thương nhân đã công bố giá khí đốt tự nhiên tăng cao hơn — có thể là do cơn bão mùa đông này — lên tới 12%.
Tháng trước (tháng Mười Một), Cơ quan Thông tin Năng lượng Liên bang (EIA) đã cảnh báo người tiêu dùng rằng họ sẽ phải trả thêm khoảng 45% cho dầu sưởi trong mùa đông này so với mùa đông trước.
Theo một thông cáo báo chí của Tòa Bạch Ốc, cũng trong tháng đó, chính phủ ông Biden đã dành 4.5 tỷ USD để giúp trang trải chi phí cho một số cư dân. Thông cáo này cho biết số tiền đó sẽ được phân phối thông qua Chương trình Hỗ trợ Năng lượng cho Gia đình Thu nhập Thấp “để giúp trang trải chi phí sưởi ấm tại nhà, giải quyết các hóa đơn tiện ích chưa thanh toán, và thực hiện sửa chữa năng lượng tại nhà hiệu quả về chi phí để giảm hóa đơn sưởi ấm và làm mát của các gia đình.”
“Các đòn bẩy mà chính phủ có thể sử dụng là vô cùng hạn chế,” ông Severin Borenstein tại Viện Năng lượng Berkeley thuộc Đại học California nói với Marketplace.org về kế hoạch của Tòa Bạch Ốc. “Đặc biệt, vấn đề dầu diesel và dầu sưởi nói riêng khó giải quyết hơn nhiều.”
Trong khi đó, hôm 07/12, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã công bố một mối liên kết đối tác năng lượng nhằm duy trì một mức xuất cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng cao hơn sang Anh và hợp tác về các cách để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Việc này diễn ra khi Anh và các nước Âu Châu khác đã nhận được sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ khi họ cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga sau khi cuộc chiến Ukraine-Nga bắt đầu hồi tháng Hai.
“Sự hợp tác này sẽ giảm giá cho người tiêu dùng Anh và giúp chấm dứt sự phụ thuộc của Âu Châu vào năng lượng của Nga,” Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết trong một tuyên bố.
Dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho thấy Hoa Kỳ đã trở thành nhà xuất cảng khí tự nhiên lỏng lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2022 khi quốc gia này nhanh chóng tăng công suất xuất cảng và giá cao, đặc biệt là ở Âu Châu đã dẫn đến lượng xuất cảng cao hơn.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông Jack Phillips là một phóng viên cao cấp của The Epoch Times tại New York. Ông chuyên về tin tức thời sự.
Bản tin có sự đóng góp của Reuters
Những người biểu tình cầm những tờ giấy trắng trong một cuộc biểu tình ở Bắc Kinh hôm 28/11/2022. (Ảnh: Bloomberg)
12. Quý vị đứng về phía nào?
Roger L.SimonThứ ba, 13/12/2022
Tôi từng tự hào là một người dân Hoa Kỳ vì đất nước của chúng ta- dù sao đi nữa phần lớn- đã đứng vững trước các chế độ toàn trị trên thế giới. Chúng ta thực sự là một ngọn hải đăng cho các quốc gia về điều này.
Bây giờ thì ngược lại. Chúng ta chu cấp cho họ.
Sự chu cấp đó đã bắt đầu gia tăng tới một mức độ rất lớn dưới thời chính phủ ông Obama và đã phát triển dưới thời chính phủ hiện tại.
Dù quý vị có nhìn vào bất cứ nơi đâu – Trung Quốc, Venezuela, Iran, thậm chí cả Nga bởi vì về cơ bản chúng ta đang tài trợ cho cuộc chiến của Nga với Ukraine thông qua các chính sách năng lượng – thì quý vị sẽ thấy Hoa Kỳ đứng về phía sai trái, phía những kẻ chuyên quyền đàn áp người dân.
Tôi đã được nhắc nhở về điều đó qua một bài báo hôm 02/12 trên tờ The Times of Israel—“Liệu sự công kích của cháu gái ông Khamenei đối với ‘chế độ giết trẻ em’ của ông ta có phải đã đánh dấu khởi đầu cho một sự kết thúc [của chế độ này] hay không?”. Bài báo mở đầu như sau:
“Khi những đứa con của giới tinh hoa Iran – được người dân ở đó gọi là Aghazadeh – đang lớn tiếng và công khai tấn công những nguyên tắc cơ bản của chế độ cách mạng này và kêu gọi những hành động của quốc tế, thì quý vị biết rằng giới cầm quyền đang rạn nứt và chế độ này thực sự có thể đang đi đến sự sụp đổ.
“Tuần này (05-11/12), bà Farideh Moradkhani, cháu gái của Lãnh đạo tối cao Ali Khamenei, đã lên án chế độ của chú mình, gọi chế độ này là chế độ “sát nhân và sát hại trẻ em,” đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy ngừng hỗ trợ cho chế độ này.”
Tôi muốn nghĩ rằng tác giả của bài báo đó, ông Avi Davidi, không lạc quan thái quá—trước đây chúng ta đã nhiều lần nghe nói về sự kết thúc của chế độ thần quyền độc ác đó—nhưng có lẽ lần này, điều đó thực sự có thể xảy ra. Chúng ta chỉ có thể hy vọng.
Nhưng vấn đề là Hoa Kỳ ở đâu trong tất cả những điều này – những con người đã ập vào Bãi biển Omaha, mạo hiểm tính mạng và xương máu tới mức phi thường, để giải phóng thế giới khỏi chủ nghĩa Quốc xã? Sống dưới một chính phủ bí mật thực hiện các thỏa thuận dầu mỏ với các giáo sĩ Hồi giáo giống như họ làm với những kẻ áp bức cộng sản ở Venezuela, tiếp tay cho cả hai, đồng thời tự nhủ với bản thân và những người khác rằng họ đang làm tất cả những điều này để giúp nhân loại thoát khỏi “sự nóng lên toàn cầu”.
Không, họ không phải. Họ đang làm điều này vì tham lam và tham vọng chính trị xấu xa nhất.
Trong khi đó, ở Trung Quốc, các cuộc biểu tình rầm rộ tiếp tục chống lại các lệnh phong tỏa và chính bản thân chế độ ở quốc gia cộng sản hùng mạnh nhất thế giới từ trước đến nay, vốn lấn át cả Liên Xô cũ ở thời kỳ đỉnh cao.
Hoa Kỳ ở đâu khi người dân ở quốc gia đông dân nhất thế giới đấu tranh chống lại sự áp bức tràn lan, biến con người thành những cỗ máy tự động bằng công nghệ, điều mà chỉ vài năm trước đây là điều không thể tưởng tượng được?
Im lặng là hai từ của Chính phủ chúng ta.
Bài ca cũ của phe cánh tả được áp dụng một cách mỉa mai hơn bao giờ hết—“Quý vị Ở Bên Nào?”—nhưng ngữ cảnh và ý nghĩa đã bị đảo lộn. Trên thực tế, họ đã trực tiếp đảo ngược lập trường theo nhiều cách khi cánh tả và những người theo chủ nghĩa tự do đã trở thành những người ủng hộ cho chính những người mà họ từng nói rằng họ kiên quyết phản đối.
Ít nhất khi chúng ta hợp tác với ông Stalin, đã có một lý do chính đáng – một kẻ thù mạnh hơn đã chiếm hầu hết Âu Châu trên đường hành quân.
Còn bây giờ, thì chẳng có cái cớ gì.
Cũng như nhiều tuyên bố được cho là của những người đàn ông và phụ nữ nổi tiếng, câu nói được cho là của chính khách người Ireland thế kỷ 18 Edmund Burke—“Điều duy nhất cần thiết để cái ác lên ngôi là những người tốt không làm gì cả”—có lẽ không đúng.
Tuy nhiên, ông Burke đã dứt khoát nói một điều tương tự trong cuốn “Suy ngẫm về Nguyên nhân của Sự Bất mãn Hiện nay” của mình:
“Khi kẻ xấu kéo bè kết cánh, thì người tốt phải liên kết lại với nhau; nếu không, họ sẽ ngã xuống, từng người một, một sự hy sinh không đáng trong một cuộc tranh đấu hèn hạ.”
Một sự hy sinh không đáng trong một cuộc tranh đấu hèn hạ — những lời lẽ mạnh bạo, mặc dù gây lo lắng, nhưng phản ánh chính xác thời đại của chúng ta. Lời khuyên của ông Burke rằng “người tốt phải liên kết lại với nhau” cũng trở nên đúng lúc hơn bao giờ hết.
Đó là đề nghị tốt nhất mà tôi từng thấy cho đến nay để khiến chúng ta lại tự hào là người Hoa Kỳ—không chỉ trong một bài hát mà còn trên thực tế.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông Roger L. Simon là một tiểu thuyết gia từng đạt giải thưởng, nhà biên kịch được đề cử giải Oscar, người đồng sáng lập PJMedia, và hiện là biên tập viên chính cho The Epoch Times. Những cuốn sách gần đây nhất của ông là tiểu thuyết viễn tưởng “The GOAT” (“Con DÊ”) và sách phi hư cấu “I Know Best: How Moral Narcissism Is Destroying Our Republic, If It Hasn’t Already” (“Tôi Biết Rõ Nhất: Sự Ích Kỷ về Đạo Đức Đang Phá Hủy Nền Cộng Hòa của Chúng Ta Như Thế Nào, Nếu Điều Đó còn Chưa Xảy Ra”). Quý vị có thể tìm thấy ông trên GETTR và Parler tại @rogerlsimon.
Phương Anh biên dịch
Tổng thống Joe Biden thông báo cứu trợ khoản nợ vay sinh viên với Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ Miguel Cardona hôm 24/08/2022. (Ảnh: Oliver Douliery/AFP qua Getty Images)
13. Những người có nợ sinh viên yêu cầu Tối cao Pháp viện xét xử vụ kiện chống lại chương trình xóa nợ của TT Biden Matthew VadumThứ ba, 13/12/2022
Những người có nợ sinh viên phản đối kế hoạch của Tổng thống (TT) Joe Biden về việc xóa các khoản nợ sinh viên với tổng chi phí từ 1 ngàn tỷ USD trở lên đã yêu cầu Tối cao Pháp viện xét xử vụ kiện của họ.
Hồi tháng Tám, TT Biden đã tiết lộ kế hoạch này trong một hành động mà các nhà phê bình cho rằng đó là một cố gắng đáng ngờ về mặt Hiến Pháp nhằm cứu vãn vận mệnh của Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử Quốc hội hôm 08/11. Trong khi Văn phòng Ngân sách Quốc hội cho biết kế hoạch này có thể tiêu tốn khoảng 400 tỷ USD, thì một bài viết của Trường Wharton tại Đại học Pennsylvania ước tính mức chi phí cho kế hoạch này có thể vượt quá 1 ngàn tỷ USD.
Chính phủ đã trích dẫn Đạo luật Cơ hội Cứu trợ Giáo dục Đại học cho Sinh viên năm 2003 (Đạo luật HEROES), tạm thời tạm dừng các khoản thanh toán gốc và lãi suất nợ sinh viên trong đại dịch gần đây. Đầu năm nay, chính phủ cho biết do hậu quả của đại dịch, họ có thẩm quyền khẩn cấp theo luật này để tiến hành xóa một phần các khoản nợ sinh viên.
Chương trình xóa nợ này đã bị một tòa án liên bang đình chỉ.
Trong vụ TT Biden kiện tiểu bang Nebraska, Tòa Phúc thẩm Liên bang Hoa Kỳ Khu vực 8 đã chặn không cho chương trình này tiếp tục tiến triển, ban hành một lệnh cấm trên toàn quốc. Khi chính phủ TT Biden yêu cầu Tối cao Pháp viện hủy bỏ lệnh này, thì tòa án cao cấp này đã từ chối yêu cầu của TT Biden và ra phán quyết (pdf) hôm 01/12 rằng họ sẽ xét xử các tranh luận trực tiếp về vụ kiện này vào tháng 02/2023.
Nhưng trong vụ án hiện tại, được gọi là vụ Bộ Giáo dục kiện ông Brown, hồ sơ tòa án 22A489, hôm 02/12 Tổng Biện lý Sự vụ Elizabeth Prelogar đã yêu cầu (pdf) Tối cao Pháp viện đình chỉ một phán quyết riêng của Thẩm phán Mark Pittman từ Tòa Địa hạt Liên bang Hoa Kỳ ở Fort Worth, Texas. Ông Pittman đã phán quyết hôm 10/11 rằng TT Biden đã vượt quá thẩm quyền theo Hiến Pháp trong việc tạo ra chương trình xóa nợ cho khoản vay này. Ông Pittman, một người được cựu TT Trump bổ nhiệm, đã ban hành một lệnh cấm toàn quốc ngăn chặn chương trình này.
Trong vụ kiện này, người đi vay nợ là ông Myra Brown được xem là không đủ điều kiện để được giảm nợ và ông Alexander Taylor lập luận rằng ông Brown đủ điều kiện để được giảm 10,000 USD. Họ nói rằng Bộ Giáo dục đã từ chối cho họ cơ hội tham gia vào quá trình lấy ý kiến công chúng một cách không chính đáng và rằng họ sẽ thúc giục bộ này cung cấp khoản giảm nợ lớn hơn.
Ông John Michael Connolly, luật sư của bên đi vay, đại diện cho ông Consovoy McCarthy ở Arlington, Virginia, đã đệ trình một bản tóm lược (pdf) lên Tối cao Pháp viện lập luận rằng Bộ Giáo dục đã vi phạm Đạo luật Thủ tục Hành chính và Đạo luật Giáo dục Đại học khi quyết định “các chi tiết chính của chương trình đằng sau những cánh cửa đóng kín, bao gồm những cá nhân nào sẽ được xóa nợ, khoản nợ của họ sẽ được xóa bao nhiêu, và loại nợ nào sẽ đủ điều kiện.”
Bản tóm lược viết, “Kết quả này có thể dự đoán trước: một số người sẽ được hưởng lợi lớn, một số người sẽ bị trả thiếu tiền, và những người khác sẽ bị loại hoàn toàn.”
Ông Connolly nói với tòa án cao cấp rằng vụ án này không nên được hợp nhất với vụ Nebraska.
Ông viết: “Các thực tế, các tuyên bố, và tư cách khác nhau của” các vụ Brown và Nebraska “khiến cho phán quyết của Tòa án ở Nebraska có thể sẽ không giải quyết được vụ kiện này.”
Bà Prelogar đã đệ trình một bản tóm lược (pdf) lên tòa án cao cấp hôm 08/12 kêu gọi tòa án này đình chỉ lệnh của ông Pittman.
Nhưng bà Prelogar nói rằng bà đồng ý với phe bên kia, ở mức tối thiểu, tòa án này nên đồng ý nghe các tranh luận trực tiếp về vụ việc.
Bà nói thêm, tòa án nên xét xử vụ kiện này cùng với vụ Nebraska.
Bà viết: “Những người đi vay nợ sinh viên không đủ tư cách để thách thức chương trình xóa nợ.”
Một mặt, họ không thể “tuyên bố về việc bị thiệt hại” vì kế hoạch của chính phủ giảm nợ quá ít, trong khi lại đồng thời yêu cầu tòa án phán quyết rằng chính phủ “không được giảm nợ chút nào — cho họ hoặc cho bất kỳ ai khác,” bà lưu ý.
Bộ Tư pháp và ông Connolly đã không phúc đáp đề nghị bình luận từ The Epoch Times vào thời điểm phát hành bản tin này.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông Matthew Vadum là một ký giả điều tra từng đạt giải thưởng và là một chuyên gia được công nhận về hoạt động của cánh tả.
Nhật Thăng biên dịch
TNS Joe Manchin (Dân Chủ-West Virginia) và TNS Kyrsten Sinema (Dân Chủ-Arizona) tại Hoa Thịnh Đốn trong các bức ảnh lưu trữ. (Ảnh: Getty Images)
14. TNS Manchin nói rằng ông không có ý định rời Đảng Dân Chủ
Joseph LordThứ ba, 13/12/2022
Hôm 12/12, một tuần sau khi Thượng nghị sĩ Kyrsten Sinema (Độc Lập-Arizona) thông báo rằng bà sẽ trở thành chính trị gia độc lập, Thượng nghị sĩ Joe Manchin (Dân Chủ-West Virginia) cho biết rằng ông không có ý định rời Đảng Dân Chủ “ngay bây giờ.”
Bà Sinema đã thông báo quyết định rời đảng hôm 09/12, làm dấy lên suy đoán rằng đồng minh không thường xuyên của bà và cũng là cử tri dao động Joe Manchin có thể sẽ sớm theo chân bà.
Giờ đây, ông Manchin đã trả lời suy đoán này, cho biết ông không có ý định rời đảng ngay lập tức. Tuy nhiên, ông không loại trừ điều đó có thể xảy ra trong tương lai.
“Tôi sẽ xem xét tất cả những điều này, tôi đã luôn xem xét tất cả những điều này nhưng hiện tại tôi không có ý định làm gì cả,” ông Manchin nói với các phóng viên hôm 12/12.
“Cho dù tôi có làm gì sau này, tôi không thể nói cho quý vị biết tương lai sẽ xảy ra điều gì. Tôi chỉ có thể cho quý vị biết tôi đang ở đâu và suy nghĩ của tôi,” ông cho biết thêm.
Bà Sinema đã công bố quyết định của mình trong một chủ đề Twitter, mà bà đã đi sâu chi tiết hơn trong một bài xã luận trong cùng ngày.
“Tôi đã gia nhập hàng ngũ ngày càng đông đảo những người dân Arizona từ chối chính trị theo đảng phái bằng cách tuyên bố độc lập khỏi hệ thống đảng phái đã đổ vỡ ở Hoa Thịnh Đốn và chính thức ghi danh trở thành một chính trị gia Arizona Độc Lập,” Bà Sinema viết. “Trong bốn năm qua, tôi đã làm việc một cách tự hào với các Thượng nghị sĩ khác ở cả hai đảng và tạo ra sự đồng thuận về các luật thành công giúp những người dân Arizona bình thường xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình của họ.”
Ông Manchin và bà Sinema thường hợp tác chống lại số đông còn lại trong đảng của họ trong suốt Quốc hội khóa 117, trong đó khối đa số của Đảng Dân Chủ có mức chênh lệch thấp nhất có thể.
Vào năm 2021, sự phản đối của hai người này đã khiến Đảng Dân Chủ thất bại trong nỗ lực làm suy yếu hoặc bãi bỏ quyền tranh luận không giới hạn (filibuster) để thông qua luật bầu cử mở rộng.
Cả hai cũng hợp tác chống lại dự thảo ban đầu của Đạo luật Xây dựng Lại Tốt hơn (Build Back Better, BBB) trị giá 3.5 ngàn tỷ USD của Đảng Dân Chủ, khiến Đảng này phải cắt giảm gần một nửa con số đó. Dự thảo cũng thất bại sau khi ông Manchin tuyên bố đơn phương phản đối gói chi tiêu này vào tháng 12/2021.
Ông Manchin nói “[muốn] làm việc với bà Kyrsten hàng ngày, giống như trước đây.”
“Tôi vô cùng tôn trọng quyết định của bà ấy và chúc bà ấy những điều tốt đẹp nhất,” nghị sĩ Đảng Dân Chủ West Virginia nói thêm.
Trong các cuộc đàm phán sôi nổi về BBB hồi tháng 10/2021, khi ông Manchin đang bị phe cánh tả trong đảng của mình chỉ trích gay gắt vì phản đối gói chi tiêu xã hội này, ông đã đe dọa sẽ trở thành một chính trị gia Độc Lập.
“Tôi đã nói, tôi là một nghị sĩ Đảng Dân Chủ trung dung ôn hòa, nếu điều đó gây khó khăn cho quý vị, hãy cho tôi biết và tôi sẽ chuyển sang làm một chính trị gia Độc Lập. Nhưng tôi vẫn sẽ tham gia nhóm họp kín với các nghị sĩ Đảng Dân Chủ,” ông Manchin nói vào thời điểm đó.
Tương tự như vậy, bà Sinema đã nói rằng bà sẽ không tham gia nhóm họp kín với Đảng Cộng Hòa.
Ông Schumer
Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Dân Chủ-New York) cho biết sau các cuộc thảo luận với bà Sinema rằng ông đã đồng ý để chính trị gia độc lập của Arizona này vẫn tiếp tục các nhiệm vụ trong ủy ban của mình.
Bà ấy xin phép tôi được tiếp tục làm các nhiệm vụ trong ủy ban của bà và tôi đã đồng ý,” ông Schumer nói trong một tuyên bố với các hãng thông tấn hôm thứ Sáu (09/12). Với việc bà Sinema trở thành chính trị gia Độc lập, Đảng Dân Chủ sẽ nắm đa số trong các ủy ban và sẽ có nhiều quyền trát đòi hầu tòa hơn sau sự tái đắc cử của Thượng nghị sĩ Raphael Warnock (Dân Chủ-Georgia) vào đầu tuần này.
Ông tuyên bố, “Chúng tôi sẽ duy trì thế đa số mới của mình trong các ủy ban, thực hiện quyền trát đòi hầu tòa của mình, và có thể loại bỏ những người được đề cử mà không cần bỏ phiếu,” và không cung cấp thêm chi tiết.
Do đó, việc bà Sinema rời đảng sẽ có tác động tương đối ít đến cán cân quyền lực ở Thượng viện.
Hai nghị sĩ Độc Lập khác ở Thượng viện, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders (Độc Lập-Vermont) và Angus King (Độc Lập-Maine), cũng là chính trị gia độc lập nhưng vẫn tham gia nhóm họp kín với Đảng Dân Chủ.
Nhưng trong các cuộc phỏng vấn và trong bài xã luận mà bà Sinema thông báo về hành động của mình, bà đã từ chối nói rõ ràng liệu bà có tham gia cùng họ hay không.
“Khi tôi đến làm việc mỗi ngày, sẽ không có gì thay đổi,” bà Sinema nói với CNN, “Tôi sẽ vẫn đến làm việc và hy vọng sẽ phục vụ trong cùng các ủy ban mà tôi đã từng phục vụ và tiếp tục phối hợp tốt với các đồng nghiệp của mình ở cả hai đảng chính trị.”
Cả bà Sinema và ông Manchin sẽ tái tranh cử vào năm 2024 trong một nhiệm kỳ được cho là khó khăn đối với các nghị sĩ Đảng Dân Chủ tại Thượng viện, với một số nghị sĩ Đảng Dân Chủ ở các tiểu bang chiến địa phải đối mặt với các cuộc tái tranh cử.
Ông Manchin chưa thông báo liệu ông có tái tranh cử vào năm 2024 hay không khi ông phải đối mặt với các cuộc tấn công từ phe cánh tả trong đảng của mình.
Cũng không rõ liệu bà Sinema có tái tranh cử vào năm 2024 hay không.
Thượng nghị sĩ Mark Kelly (Dân Chủ-Arizona), đồng sự cùng tiểu bang với bà Sinema ở Thượng viện, người đã nghiêng nhiều về phía cánh tả, gần đây đã tái đắc cử ở tiểu bang màu tím này (tiểu bang màu tím là tiểu bang có khoảng một nửa số người bỏ phiếu cho Đảng Dân Chủ và khoảng một nửa số người bỏ phiếu cho Đảng Cộng Hòa).
Một số nghị sĩ Đảng Dân Chủ, bao gồm Dân biểu Ruben Gallego (Dân Chủ-Arizona), đã xếp hàng để có thể thách thức bà cho chiếc ghế này vào năm 2024.
“Thật không may, Thượng nghị sĩ Sinema một lần nữa đặt lợi ích của bản thân lên trên việc hoàn thành công việc cho người dân tiểu bang Arizona,” ông Gallego cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.
Bởi vì ông Manchin đã nói rằng ông vẫn sẽ tham gia nhóm họp kín với các nghị sĩ Đảng Dân Chủ ngay cả khi ông trở thành chính trị gia độc lập, nên một hành động như vậy của ông cũng sẽ ít ảnh hưởng đến cán cân quyền lực ở Thượng viện.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông Joseph Lord là phóng viên chuyên đưa tin về Quốc hội cho The Epoch Times.
Bản tin có sự đóng góp của ông Jack Phillips
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg làm cử chỉ trong một cuộc họp báo tại trụ sở của liên minh này ở Brussels hôm 05/07/2022. (Ảnh: Yves Herman/Reuters)
15. Người đứng đầu NATO đưa ra cảnh báo về khả năng xảy ra ‘cuộc chiến lớn’ với Nga
Adam MorrowThứ ba, 13/12/2022
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã cảnh báo về một “khả năng thực sự” là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, hiện đã bước sang tháng thứ mười, có thể kéo liên minh gồm 30 thành viên này vào một “cuộc chiến lớn.”
“Tôi sợ rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát và lan rộng thành một cuộc chiến lớn giữa NATO và Nga,” ông Stoltenberg nói với kênh truyền hình NRK của Na Uy trong một cuộc phỏng vấn hôm 10/12 được một số hãng thông tấn trích dẫn.
Ông Stoltenberg, người đã từng giữ chức Thủ tướng Na Uy, cho biết: “Nếu mọi chuyện trở nên tồi tệ, họ có thể trở nên sai lầm khủng khiếp.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price trình bày trong một cuộc họp báo thường nhật ở Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 25/02/2021. (Ảnh: Nicholas Kamm/AFP qua Getty Images)
Những tuyên bố của người đứng đầu NATO được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi ba căn cứ không quân của Nga — nằm sâu trong lãnh thổ Nga — bị các phi cơ không người lái tấn công, khiến ba quân nhân thiệt mạng, làm hư hại hai phi cơ, và dấy lên các lo ngại bị Moscow trả đũa. Ukraine đã bác bỏ trách nhiệm về những vụ không kích này.
Một trong những căn cứ này được cho là có các oanh tạc cơ chiến lược tầm xa có thể được trang bị để mang các đầu đạn hạt nhân.
Ngày hôm sau, một phi trường quân sự gần thành phố Kursk của Nga là mục tiêu của một cuộc tấn công bằng phi cơ không người lái tương tự khiến một tàu chở dầu bốc cháy.
Tuy rằng Kyiv đã không nhận trách nhiệm về những cuộc tấn công này, nhưng các quan chức quân đội Ukraine đã hoan nghênh một cách rộng rãi những cuộc tấn công.
Những cuộc tấn công vào căn cứ không quân nói trên diễn ra ngay trước chuyến thăm hai ngày tới Kyiv của bà Victoria Nuland, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề chính trị. Chuyến thăm của bà Nuland, một nhà phê bình lâu năm đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã làm dấy lên đồn đoán rằng Hoa Thịnh Đốn đã cho phép Kyiv tiến hành những cuộc tấn công này.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price đã nhanh chóng bác bỏ một tình huống như vậy. Hôm 06/12, ông đã khẳng định với các phóng viên rằng Hoa Thịnh Đốn “không cho phép cũng không khuyến khích” Ukraine tấn công các mục tiêu bên ngoài biên giới của mình.
Ông cho biết thêm, đã không có xác nhận rằng quân đội Ukraine đã thực hiện những cuộc không kích này.
Vương quốc Anh dự kiến sẽ gửi các hỏa tiễn tầm xa đầu tiên của nước này tới Ukraine sau khi lần đầu tiên Nga tấn công ngoại ô Kiev kể từ tháng Tư. (Ảnh: Bộ Quốc phòng/PA)
Hoa Kỳ từ chối ‘việc tán thành’
Hôm 09/12, công chúng hết sức ngạc nhiên khi tờ The Times, một nhật báo nổi tiếng của Anh, tuyên bố rằng Ngũ Giác Đài đã “ngầm tán thành” các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào các mục tiêu bên trong nước Nga.
Để củng cố cho lập luận của mình, tờ The Times đã trích dẫn “các nguồn tin quốc phòng Hoa Kỳ” và ông Eric Edelman, từng là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ kiêm chuyên gia chính sách tại Ngũ Giác Đài đồng thời cũng là người đã kêu gọi trang bị vũ khí tầm xa cho Ukraine.
Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ được nhìn nhận như “một bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột này” nếu Hoa Kỳ cung cấp cho Kiev các vũ khí tầm xa có khả năng tấn công lãnh thổ Nga.
Hôm 11/12, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby đã nhắc lại quan điểm của ông Price.
Ông Kirby nói trong một cuộc phỏng vấn với ABC News, “Chúng tôi đang không … khuyến khích hoặc tạo thuận lợi cho các hoạt động của Ukraine bên trong nước Nga.”
Theo bản ghi chép cuộc phỏng vấn chính thức nói trên của ABC, ông cho biết thêm, “Chúng tôi đang cố gắng bảo đảm rằng họ có thể bảo vệ lãnh thổ của họ, giành lại lãnh thổ của họ ở Ukraine.”
Hồi giữa tháng Mười Một, hãng thông tấn Associated Press đã dẫn lời một “quan chức tình báo cao cấp Hoa Kỳ” ẩn danh cho biết rằng các lực lượng Nga đã bắn một hỏa tiễn vào lãnh thổ Ba Lan, một thành viên NATO.
Hóa ra tuyên bố nói trên là sai sự thật, nhưng đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc đụng độ sắp xảy ra giữa Nga và NATO, vốn có nghĩa vụ bảo vệ các quốc gia thành viên nếu họ bị tấn công.
Sau đó, The Associated Press đã sa thải phóng viên chịu trách nhiệm về điều mà tờ báo này mô tả là một sai lầm “nghiêm trọng.”
Vương quốc Anh xem xét vũ khí tầm xa
Bất chấp những cảnh báo của Nga và các lo ngại ngày càng tăng về leo thang chiến tranh, Vương quốc Anh dường như đang xem xét việc cung cấp các hệ thống vũ khí tầm xa cho quân đội Ukraine.
Khi được hỏi trực tiếp về vấn đề này hôm 12/12, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết ông “rất cởi mở” với ý tưởng này.
Ông Wallace nói với các thành viên Quốc hội: “Tôi liên tục xem xét về những hệ thống vũ khí mà chúng tôi có thể cung cấp.”
Ông cho biết, Vương quốc Anh có “các hệ thống vũ khí tiềm năng xa hơn, và nếu người Nga tiếp tục nhắm mục tiêu vào các khu vực dân sự và cố gắng phá vỡ các Công ước Geneva đó, thì tôi sẽ sẵn sàng xem chúng tôi sẽ làm gì tiếp theo.”
Kể từ khi Moscow bắt đầu xâm lược Ukraine vào ngày 24/02, Vương quốc Anh đã viện trợ cho Ukraine tổng cộng 4.65 tỷ USD, bao gồm vũ khí, huấn luyện quân sự, và cứu trợ nhân đạo.
Hôm 19/11, Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak đã đến thăm Kyiv, tại đây ông cam kết viện trợ thêm 61 triệu USD cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Bản tin có sự đóng góp của Reuters
16. Chuyên gia dịch tễ xuất bản sách tố cáo COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm Trung Quốc
Tiêu Nhiên •Thứ ba, 13/12/2022
Chuyên gia dịch tễ học từng làm việc cho một tổ chức phi chính phủ của Mỹ và tiến hành nghiên cứu về loại virus nguy hiểm ở Trung Quốc cho biết, nguyên nhân gây ra đại dịch COVID-19 là do virus rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV).
Nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm và là cựu Phó chủ tịch của EcoHealth Alliance (Mỹ), ông Andrew Huff. (Ảnh chụp màn hình video)
Trong một cuộc phỏng vấn với Washington Times, nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm và là cựu Phó chủ tịch của EcoHealth Alliance (Mỹ), ông Andrew Huff, cho biết trước khi bùng phát COVID-19 ở Vũ Hán vào cuối năm 2019, tổ chức nơi ông làm việc đã nhiều năm tham gia nghiên cứu “tăng chức năng [virus]” tại Viện Virus học Vũ Hán. Ông tin chắc rằng Viện Virus học Vũ Hán đã gây rò rỉ COVID-19. Chuyên gia Huff cho biết ngay từ năm 2010, ông đã biết Viện Virus học Vũ Hán là phòng thí nghiệm vũ khí sinh học của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông nói: “Ngay từ ngày đầu tiên, tôi đã nghi ngờ virus này là do rò rỉ trong phòng thí nghiệm và theo thời gian, những lỗ hổng trong thông tin của tôi đã dần được bổ sung đầy đủ.”
Đối với giả thuyết khác về nguồn gốc của COVID-19 là từ tự nhiên và lây từ động vật sang người, ông Huff cho biết không có bằng chứng. Ông nói: “Bằng chứng khoa học [về vụ rò rỉ phòng thí nghiệm] là quá rõ ràng. Không có bằng chứng nào từ tự nhiên, dựa trên tất cả các bài báo khoa học đã xuất bản cho thấy mọi dữ liệu đã được xem xét hoặc tuyển chọn.”
Các quan chức ĐCSTQ đã kịch liệt phủ nhận Phòng thí nghiệm Virus học Vũ Hán có liên quan trong việc gây ra COVID-19 (dù cố ý hay không). Các quan chức của EcoHealth Alliance cũng đã bác bỏ các cáo buộc chống lại nhân viên cũ của họ. Các cơ quan tình báo Mỹ đã bị chia rẽ, nói rằng dựa trên thông tin do nhà chức trách ĐCSTQ công bố, thì họ không thể xác định liệu virus này là do con người tạo ra hay từ tự nhiên.
Trong cuốn sách mới “Sự thật về Vũ Hán: Làm thế nào tôi làm sáng tỏ dối trá lớn nhất trong lịch sử” (The Truth about Wuhan: How I Uncovered the Biggest Lie in History), ông Huff lập luận rằng nguồn gốc bùng phát COVID-19 đã bị một số người trong cộng đồng khoa học quốc tế và Chính phủ Mỹ che đậy, một phần để bảo vệ các nhà virus học trong hoạt động nghiên cứu sâu hơn về tăng chức năng virus.
Ông Huff cũng cáo buộc chủ tịch Peter Daszak của EcoHealth (một trong những người đầu tiên bác bỏ giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm) đã bí mật hợp tác với CIA bắt đầu từ năm 2015, để cung cấp cho tổ chức của ông ấy thông tin về các hoạt động quốc tế, bao gồm tại Viện Virus học Vũ Hán.
Ngoài là cựu chiến binh trong Chiến tranh Iraq thì ông Huff còn là nhà khoa học dịch tễ từng nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia. Ông đã tham gia EcoHealth Alliance dưới thời ông Daszak vào năm 2014, cho biết sau đó ông nhận thấy Daszak có vấn đề trách nhiệm trực tiếp về đại dịch COVID-19. Ông rời EcoHealth Alliance 2 năm sau đó. Ông nói: “Mặc dù EcoHealth Alliance nhận được hàng triệu USD từ các cơ quan Chính phủ Mỹ để tiến hành giám sát sinh học toàn cầu, nhưng họ không phát huy được bao nhiêu trong việc giảm gánh nặng bệnh tật hoặc cải thiện sức khỏe sinh thái. Đây là chiêu trò của Daszak rao bán cho các tỷ phú, các chính phủ toàn cầu, các học giả và các nhà bảo vệ môi trường”.
Liên quan đến cuốn sách mới của ông Huff, phát ngôn viên Majelia Ampadu của EcoHealth Alliance đã đưa ra một tuyên bố vào tuần trước, phủ nhận sự tham gia của tổ chức này vào nghiên cứu tăng chức năng nhằm tạo ra SARS-CoV-2, cũng như sự hợp tác của tổ chức này với Viện Virus học Vũ Hán.
Liên kết với CIA
Huff cho biết chính Daszak đã nói với ông rằng cơ quan tình báo Mỹ đã tiếp cận ông Daszak để yêu cầu hợp tác. Sau đó, EcoHealth Alliance và công ty In QTel chuyên về đầu tư mạo hiểm được CIA hậu thuẫn đã đưa ra một đề xuất tài trợ.
Huff cho biết trong một slide mà ông đã giúp tạo bài thuyết trình cho In Qtel rằng EcoHealth Alliance “sẽ tìm virus… và sau đó thực hiện công việc đạt được chức năng ở những con chuột được nhân bản hóa”.
Huff bác bỏ tuyên bố nực cười của người phụ trách cũ của ông, và nói rằng ông hoan nghênh việc xem xét kỹ lưỡng các sự kiện được trình bày trong cuốn sách. Ông nói rằng ông muốn Hạ viện do phe Cộng hòa kiểm soát trong Quốc hội khóa tiếp theo sẽ điều tra nguồn gốc của COVID-19.
Cuốn sách này tiết lộ chi tiết về các hoạt động của EcoHealth Alliance tại Trung Quốc và các thông tin nội bộ khác.
Huff cho hay rằng ông Ralph Baric – nhà dịch tễ học và chuyên gia về virus corona tại Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill – là “cộng tác viên đắc lực” với EcoHealth Alliance, cáo buộc Baric hy vọng có thể tạo ra loại virus hiệu quả hơn và dễ lây lan hơn trên toàn cầu để nghiên cứu cách đánh bại chúng.
Ông Baric đã mô tả cách tiến hành nghiên cứu tăng chức năng virus với nhà nghiên cứu Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) khi đó phụ trách Viện Virus học Vũ Hán. Bà Thạch Chính Lệ được biết đến với biệt danh “người dơi Vũ Hán” vì những nỗ lực nghiên cứu virus corona ở dơi, [vô tình] khiến virus này thuận tiện lây nhiễm sang người.
Huff đã viết rằng Baric và 16 nhà khoa học khác đã viết một bài báo trên tạp chí y khoa về “Sự sẵn sàng của WIVI-CoV loại SARS lây nhiễm sang người”, nhấn mạnh khả năng xảy ra sự cố nguy hiểm từ phòng thí nghiệm có thể gây bùng phát dịch bệnh ở người. Trong bài báo, các tác giả cảnh báo về thí nghiệm liên quan vấn đề virus nhân lên trong môi trường nuôi cấy khí quản của con người.
“Chứng cứ thuyết phục”
Nhà khoa học này cũng cho biết ông phản đối hoạt động của EcoHealth Alliance ở Trung Quốc. “Tôi lo ngại rằng người Trung Quốc sẽ đánh cắp tài sản trí tuệ của chúng tôi, lừa dối tổ chức của chúng tôi…”, ông nói.
Ông cáo buộc ĐCSTQ đã thành công trong việc dẫn dắt cộng đồng khoa học quốc tế chấp nhận quan điểm của họ rằng COVID-19 đến từ động vật hoang dã bị dơi lây nhiễm, và sau đó lây sang người.
Nhưng một trong những “chứng cứ thuyết phục” cho thấy virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm là nhiều trình tự di truyền của virus đã được “biến đổi gen” như một phần của các nghiên cứu về tăng chức năng. Huff tin rằng các chủng COVID-19 từ hoang dã sẽ không bao giờ chứa các trình tự như vậy. Ông nói: “Chỉ riêng điều đó thôi cũng đủ cho bạn biết rằng nó có khả năng đến từ phòng thí nghiệm.”
Huff cho biết ông Daszak đã sáng lập một tạp chí có tên là EcoHealth để kiểm soát tường thuật khoa học về nghiên cứu của nhóm. “Một khi ông ấy có thể kiểm soát tường thuật về các bệnh truyền nhiễm mới nổi đồng thời giành được một ghế trong ủy ban đánh giá, ông ấy có thể giúp chuyển một lượng lớn tài trợ của chính phủ cho các chương trình hỗ trợ tường thuật khoa học của ông ấy, một hành động cuối cùng dẫn đến đàn áp bất đồng chính kiến và ưu tiên hỗ trợ chương trình nghị sự của ông ấy”, Huff nói.
Nghi ngờ ngày càng tăng
Nhà khoa học này nằm trong số ngày càng nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu đang chất vấn về giả thuyết về nguồn gốc tự nhiên của COVID-19 và đưa ra thông tin COVID-19 bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Đầu năm nay, phe Cộng hòa Mỹ đã đệ trình một báo cáo lên Ủy ban Y tế Thượng viện và các ủy ban khác, cáo buộc rằng COVID-19 có khả năng bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Vũ Hán chứ không phải từ động vật hoang dã. Báo cáo cho biết nguồn gốc của COVID-19 vẫn chưa được biết vì Chính phủ Trung Quốc đã từ chối tiết lộ mọi thứ họ biết về đợt bùng phát.
Báo cáo kết luận: “Gần 3 năm sau khi bắt đầu đại dịch COVID-19, bằng chứng đáng kể đã xuất hiện rằng đại dịch COVID-19 là kết quả của các sự kiện liên quan đến nghiên cứu.”
Báo cáo của Thượng viện Mỹ chỉ ra: “Cho đến tháng 12/2019 khi các trường hợp nhiễm COVID-19 ở người được công khai đầu tiên ở Vũ Hán – Trung Quốc, chưa thấy có bằng chứng về việc động vật nhiễm SARS-CoV-2 hoặc các loại virus có liên quan chặt chẽ”. Báo cáo cũng ám chỉ COVID-19 đã bùng phát ở Vũ Hán, trong khi nơi này có cơ sở nghiên cứu SARS-CoV-2 tiên tiến nhất của Trung Quốc.
Tháng 8/2021, Thiếu tá Murphy của Ban Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố trong một bản ghi nhớ gửi Tổng thanh tra Lầu Năm Góc, chỉ ra rằng nghiên cứu của ông cho thấy loại SARS-CoV-2 này là kết quả của sự hợp tác giữa EcoHealth Alliance, Viện Y tế Quốc gia và Viện Nghiên cứu Vũ Hán.
Đầu tháng 1/2021, Chính phủ Trung Quốc đã có tờ giải trình về tình hình nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán, nói rằng viện đã tiến hành nghiên cứu về RaTG13 – một loại virus corona ở dơi mà tháng 1/2020 được xác định cho thấy tương đồng đến 96% với COVID-19, và Viện Virus học Vũ Hán đang làm nghiên cứu quân sự cho quân đội Trung Quốc.
Tháng 5/2021, 18 nhà khoa học quốc tế đã công bố một bức thư ngỏ chung trên tạp chí Science có thẩm quyền khoa học hàng đầu, kêu gọi đánh giá lại vấn đề nguồn gốc của COVID-19 và chú ý đầy đủ đến khả năng “rò rỉ phòng thí nghiệm”. Các nhà virus học hàng đầu tham gia vào bản kiến nghị bao gồm Zeng Yujia, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Broad của MIT và Đại học Harvard. Sau khi truy cứu về vấn đề COVID-19 rò rỉ phòng thí nghiệm, cô Zeng Yujia đã bị đe dọa thủ tiêu. Cô ấy tin rằng nên kiên trì đến cùng trong truy tìm nguồn gốc của COVID-19.
Cho đến nay, thế giới đã hứng chịu hàng chục triệu người chết vì COVID-19 và dịch bệnh này cũng đã gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu. Đảng Cộng hòa hứa rằng Hạ viện khóa mới của Mỹ sẽ tiếp tục mở cuộc điều tra cặn kẽ về nguồn gốc của loại virus này.
Tiêu Nhiên, Vision Times
17. WHO và Bill Gates diễn tập mô phỏng đại dịch lây lan “ảnh hưởng lớn đến trẻ em Khả Y •Thứ ba, 13/12/2022
Trung tâm An ninh Y tế Đại học John Hawking, WHO, Bill Gates và Quỹ Bill & Melinda Gates đã cùng tổ chức một hội nghị mang tên “Bệnh truyền nhiễm mang tính thảm họa” (Catastrophic Contagion) tại “Hội nghị Thường niên Những thách thức Lớn” ở Brussels, Bỉ. Hội nghị được tổ chức ngày 23/10, và rất kín tiếng, rất ít kênh truyền thông đưa tin, mãi đến tháng 12, một số phương tiện truyền thông cánh hữu mới tiết lộ sự kiện này.
(Ảnh ghép từ ảnh gốc của Kuhlmann /MSC/Wikimedia)
Ông Bill Gates đã tổ chức một cuộc diễn tập tương tự trước đại dịch virus corona năm 2020.
Theo trang web chính thức của Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins (The Johns Hopkins Center for Health Security), những người tham gia bao gồm 10 bộ trưởng y tế đương nhiệm và cựu bộ trưởng, cùng các quan chức cấp cao về y tế cộng đồng đến từ Senegal, Rwanda, Nigeria, Angola, Liberia, Singapore, Ấn Độ, Đức, ông Bill Gates và Chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates cũng tham dự sự kiện này.
Hội nghị diễn tập mô phỏng một loạt các cuộc họp của Ủy ban Tư vấn Sức khỏe Khẩn cấp của WHO nhằm ứng phó với một đại dịch giả tưởng trong tương lai gần. Những người tham gia đã thảo luận về cách ứng phó với đại dịch bùng phát tại một nơi nào đó trên trái đất, và sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu. Bệnh dịch hạch hư cấu này có tỷ lệ tử vong cao hơn so với virus corona mới, và ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em và thanh thiếu niên.
Những người tham gia phải xây dựng các biện pháp khẩn cấp khi đối mặt với nhiều sự không chắc chắn và thông tin hạn chế. Mỗi lựa chọn sẽ phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế và xã hội.
Kênh truyền thông cánh hữu Gateway Pundit đưa tin, trong cuộc họp diễn tập, Ủy ban Cố vấn Y tế của WHO đã đối phó với đại dịch “Hội chứng hô hấp do virus Entero gây dịch nghiêm trọng”, virus này bắt nguồn từ Brazil và lan rộng trên toàn thế giới.
Một kênh truyền thông hư cấu, GNN, cũng xuất hiện trong hội nghị diễn tập này. Các phóng viên truyền thông hư cấu đưa tin rằng dịch bệnh đang gây ra tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em. Bệnh dịch này có thể tránh được nếu các quốc gia áp dụng các cuộc diễn tập hành động đối phó với đại dịch và tuân theo các hướng dẫn về đại dịch của WHO. Các phóng viên tại cuộc diễn tập cũng báo cáo rằng “cho đến nay, ước tính có khoảng 1 tỷ người đã được chẩn đoán và 20 triệu người đã chết, 15 triệu trong số đó là trẻ em.” Những người sống sót khác phải đối mặt với các di chứng như liệt và tổn thương não.
Phóng viên hư cấu tiếp tục nói rằng những quốc gia thành công nhất trong việc ngăn chặn đại dịch là những quốc gia đã được chuẩn bị và huấn luyện tương đối tốt từ trước những năm trước. “Nếu nhiều quốc gia tham gia và làm theo chỉ dẫn, số người chết có thể thấp hơn nhiều.”
Năm 2019, đại dịch “virus corona” từng được diễn tập mô phỏng
Vào tháng 10/2019, ông Bill Gates cũng đã tổ chức một cuộc diễn tập mô phỏng về đại dịch virus corona toàn cầu.
6 tháng trước khi đại dịch virus corona mới bùng phát, vào tháng 10/2019, Quỹ Bill & Melinda Gates, Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Đại học Johns Hopkins đã tổ chức một loạt các cuộc diễn tập mô phỏng được gọi là “Sự kiện 201” (Event 201), các sự kiện này đã thu hút được rất nhiều người tham gia có cấp bậc cao.
Sau đó, khi Bill Gates được giới truyền thông phỏng vấn, ông đã phủ nhận rằng một cuộc diễn tập như vậy đã từng được tổ chức. “Chúng tôi chưa mô phỏng nó, chúng tôi chưa thực hành nó, cho dù đó là chính sách y tế hay chính sách kinh tế, chúng tôi thấy mình đang ở trong lĩnh vực chưa biết,” ông nói với BBC.
“Sự kiện 201” giả định rằng virus lần đầu tiên xuất hiện ở Brazil, truyền qua Bồ Đào Nha, sau đó truyền qua Mỹ và Trung Quốc, rồi lan ra toàn thế giới. Năm đầu tiên không có vắc-xin, thuốc kháng virus đã được sử dụng để giúp bệnh nhân, nhưng nó không hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân trong vài tháng đầu tiên, tăng gấp đôi mỗi tuần. Cùng với việc số lượng các ca nhiễm và tử vong tăng lên, hậu quả kinh tế và xã hội ngày càng tồi tệ hơn.
Ngoài ra, những cảnh liên quan của “Sự kiện 201” khá sát với thực tế của đợt bùng phát virus corona mới kể từ năm 2020. Ông Cao Phúc (Gao Fu) Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đã đích thân tham gia cuộc diễn tập “Sự kiện 201” này.
Khả Y, Vision Times
18. Nhật Bản tìm ra phương pháp mới giúp tạo tế bào miễn dịch để điều trị ung thư - Phan Anh •Thứ ba, 13/12/2022
Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản vừa tìm ra phương thức hiệu quả để tạo các tế bào miễn dịch từ những tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) để sử dụng trong điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch, theo hãng tin NHK
(Ảnh minh họa: Palto/Shutterstock)
Được biết, trong liệu pháp miễn dịch tế bào T thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CAR-T) hiện được áp dụng cho các bệnh nhân ung thư máu, những tế bào miễn dịch được lấy từ cơ thể bệnh nhân, sau đó được chỉnh sửa gen để tăng khả năng tấn công các tế bào ung thư, sau đó đưa trở lại cơ thể bệnh nhân.
Trong liệu pháp mới, nhóm nghiên cứu, do Giáo sư Shin Kaneko thuộc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tế bào iPS từ Đại học Kyoto dẫn đầu, đã tạo ra các tế bào miễn dịch từ các tế bào iPS thay vì lấy các tế bào của bệnh nhân.
Nhóm nghiên cứu đã can thiệp để cải thiện các đặc tính chống ung thư của các tế bào miễn dịch có nguồn gốc từ iPS và truyền các tế bào này vào những con chuột thí nghiệm đã được cấy tế bào ung thư trước đó. Nhóm nghiên cứu cho biết rằng liệu pháp mới này đã giúp ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể chuột thí nghiệm.
Theo các nhà khoa học Nhật Bản, liệu pháp mới có chi phí thấp hơn so với liệu pháp CAR-T hiện tại, cho phép tạo ra các tế bào miễn dịch hiệu quả từ các tế bào iPS với chi phí thấp hơn, sau đó sử dụng những tế bào này cho nhiều bệnh nhân. Ngoài ra, theo Giáo sư Kaneko, việc kết hợp phương pháp tạo ra tế bào miễn dịch mới với các liệu pháp hiện có (như những liệu pháp sử dụng thuốc chống ung thư) sẽ giúp tạo ra một phác đồ điều trị mới hiệu quả hơn.
Phan Anh
MHP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét