Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

Kính Chuyển Tin và Bài Nhận Định Theo Dòng Thời Cuộc - Lê Văn Hải


Cây thông Noel tại Đồi Capitol ở Washington, DC, Mỹ, ngày 5-12-2022. (Ảnh:AFP)
Hình Ảnh Khắp Nơi Trên Thế Giới Đã Rộn Ràng Chờ Đón Giáng Sinh 2022!
Không khí chờ đón Giáng sinh 2022 đã rộn ràng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Dù người dân tại nhiều nơi còn phải chật vật với cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực, nhưng những khó khăn trong cuộc sống như thế, vẫn không ngăn được không khí vui mừng, ấm áp của Giáng sinh đang tràn ngập trên khắp phố phường, khắp nơi trên thế giới!
<!>


Đường phố được trang hoàng rực rỡ đón Giáng sinh tại London, Anh. (Ảnh:AFP)


Đại lộ Champs-Elysees được trang hoàng rực rỡ đón Giáng sinh, tại Paris, Pháp. (Ảnh:THX)


Người dân thích thú chiêm ngưỡng ánh đèn lung linh đón Giáng sinh tại đại lộ Champs-Elysees ở Paris, Pháp. (Ảnh:THX)


Bức tượng ông già Noel khổng lồ được thắp sáng rực rỡ tại Berlin, Đức, ngày 5-12-2022. (Ảnh:AFP)


Chợ Giáng sinh được trang hoàng rực rỡ tại Heidelberg, Đức, ngày 6-12-2022. (Ảnh:AFP)


Chợ Giáng sinh được trang hoàng rực rỡ tại Heidelberg, Đức, ngày 6-12-2022. (Ảnh:AFP)


Cây thông Noel khổng lồ tại Rome, Italy, ngày 8-12-2022. (Ảnh:THX)


Cây thông Noel khổng lồ được thắp sáng rực rỡ tại Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 9-12-/2022. (Ảnh:THX)


Đường phố được trang hoàng rực rỡ đón Giáng sinh và Năm mới tại Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 9-12-2022. (Ảnh:THX)


Tác phẩm nghệ thuật chào đón Giáng sinh được trưng bày tại Bydgoszcz, Ba Lan, ngày 6-12-2022. (Ảnh:AFP)


Cây thông Noel được thắp sáng rực rỡ tại tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc ở thủ đô Seoul ngày 7-12-2022. (Ảnh:Yonhap)


Trưng bày đèn lồng đón Giáng sinh tại Surakarta, Trung Java, Indonesia, ngày 10-12-2022. (Ảnh:THX)


Đèn lồng ông già Noel tại Surakarta, Trung Java, Indonesia, ngày 10-12-2022. (Ảnh:THX)


Các em nhỏ trong trang phục Ông già Noel tại Chennai, Ấn Độ, ngày 7-12-2022. (Ảnh: AFP)


“Đêm Noel Ta Hãy Cùng Vui Lên!” Tí Nụ Cười Giáng Sinh Trong Mùa Lễ!

Giáng Sinh là Mùa vui! Xin được gởi vài mẩu truyện cười, mong ngày lễ Noel sắp tới, mọi người vứt bỏ những nỗi buồn trong năm, vui chung với Mùa Lễ Hội của cả thế giới!

*Truyện cười "Lý do trong ví chỉ toàn tiền lẻ!"

Một người phụ nữ đánh rơi ví tiền trong lúc đang đi chơi, ngắm cảnh trong Park trưng bày Noel.

Nhưng may mắn thay, một lúc sau có một cậu bé đã tìm được chiếc ví và đem trả lại cho cô ta. Người phụ nữ mở ví ra kiểm tra thì quá ngạc nhiên nói:

- Thật kỳ lạ, lúc nãy trong ví cô, chỉ có một tờ 100 đô la. Vậy mà bây giờ lại trở thành mười tờ, 10 đô la thế này?

Cậu bé mỉm cười đáp:

- Đúng rồi cô ạ. Tại 3 lần trước, con nhặt được ví cho 3 cô kia, lúc đem trả lại cho 3 cô ấy, ai cũng bảo là… không có tiền lẻ để thưởng cho con!


*Truyện cười "Già rồi mà vẫn bị lừa!"

Chuông cửa reo giữa đêm Giáng Sinh tại một ngôi nhà trong khu biệt thự sang trọng. Ông già Noel xuất hiện và bảo với chủ nhân:

- Hãy nói 3 điều ước, ta sẽ đáp ứng ngay.

Chủ nhà nghe vậy không cần suy nghĩ, háo hức nói:

- Một cỗ Roll-Royce đời mới nhất 2023!, một căn biệt thự có vườn giữa Hollywood và một triệu USD trong tài khoản ngân hàng.

Ông già Noel gật gù:

- OK! Chuyện đó cũng để thôi! Nhưng trước khi ta làm phép lạ, xin hỏi lại một câu: Ngươi được bao nhiêu tuổi rồi?

- Mới…42, thưa ông! - Chủ nhân vui mừng đáp.

Ông già Noel nhún vai:

- Lần đầu tiên ta gặp, già ngần ấy tuổi đầu, mà còn tin có ông già Noel! Còn tin vào phép lạ!


*Truyện cười "Kiếm tiền nhờ quà tặng Giáng Sinh bạn của bố!"

Cậu bé khoanh tay nói với bạn của bố:

- Cháu cảm ơn chú, đã tặng cho cháu chiếc kèn nhân dịp Noel. Nhờ nó, mà cháu có tiền mua game, có tiền ăn kem đấy chú ạ…

Người đàn ông hết sức ngạc nhiên:

- Cháu thổi kèn giỏi đến thế cơ à?

- Không ạ. Chẳng qua là bố cháu cho cháu mỗi tuần 10 đô la, để cháu đừng tập thổi kèn nữa!

- Trời!

* Truyện cười "Ông già Noel bị lãng tai!"

Cậu nhóc thông minh, nhậy bén đã nghĩ ra phương pháp, để có được món quà Noel mơ ước.

Hai anh em Tom và Tim cùng cha mẹ viếng thăm ông bà một tuần trước Giáng Sinh và dự định sẽ ở lại cho đến sau tết mới về nhà.

Đêm đầu tiên trong lúc cầu nguyện trước giờ ngủ, Tim bỗng hét lớn lên:

- Ông già Noel ơi, cho con một chiếc xe đạp. CON MUỐN MỘT CHIẾC XE ĐẠP! CON MUỐN MỘT CHIẾC XE ĐẠP!!!

Tom nhẹ nhàng xoay qua nói nhỏ với em:

- Ê, sao em hét lớn vậy? Em sợ ông già Noel bị lãng tai, không nghe à?

Tim đáp lại ngay:

- Dĩ nhiên ông già Noel thì không, nhưng mà Ông Bà mình, đang đứng đó thì chắc chắn phải nghe thấy!

- !!!

*Truyện cười "Bị kiện ra tòa vì mua đồ trang trí Giáng sinh quá sớm!"

Một phiên tòa diễn ra vào ngày Giáng sinh, vị thẩm phán với tâm trạng vui vẻ nhìn bị cáo và hỏi:

- Cậu bị kiện vì tội gì thế?

- Tôi chỉ vì mua đồ trang trí Giáng sinh quá sớm! thế thôi!

Vị thẩm phán quá ngạc nhiên:

- Sao có thể chứ? Vô lý quá, như thế là không có tội. Thế anh mua sớm tới mức nào mà bị kiện vậy?

Bị cáo nhún vai:

- Trước 2 tiếng, trước giờ cửa hàng mở cửa!


Tin Sức Khỏe Cần Biết: Sữa bột trẻ em bị thu hồi trên khắp Hoa Kỳ, do nhiễm vi khuẩn gây tử vong!

(Jack Phillips/ Thanh Nhã dịch)

-Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã thông báo rằng một nhà sản xuất sữa bột trẻ em đã ban hành một lệnh thu hồi tự nguyện đối với dòng sữa công thức của mình sau khi phát hiện ra “khả năng lây nhiễm chéo” đối với một loại vi khuẩn có khả năng gây tử vong!


(Ảnh: Sữa bột trẻ em được xếp trên kệ trong một Đại trung tâm mua sắm Walmart ở Houston, Texas hôm 08/07/2022.

Theo FDA, việc thu hồi nói trên liên quan đến Sữa bột Công thức dành cho Trẻ sơ sinh Nguyên Chất của ByHeart, được bắt đầu sau khi một công ty đóng gói bên thứ ba tiến hành lấy mẫu và tìm thấy vi khuẩn Cronobacter sakazakii. Công ty này cho biết không có sản phẩm nào được phân phối đã được xét nghiệm có kết quả dương tính với loại vi khuẩn này.

Các chủng vi khuẩn Cronobacter có thể gây ra những ca nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng như viêm màng não — hoặc nhiễm trùng lớp màng bao bọc xung quanh não và tủy sống — hoặc nhiễm trùng huyết, vốn được xem là tình trạng nguy kịch cần cấp cứu y tế trong đó phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng gây tổn thương các mô.
“Vi khuẩn Cronobacter có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng (nhiễm trùng huyết) hoặc viêm màng não (viêm màng bảo vệ não và tủy sống). Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết và viêm màng não có thể bao gồm bú kém, khó chịu, thay đổi nhiệt độ cơ thể, vàng da (da và lòng trắng mắt chuyển vàng), thở khò khè và có những cử động bất thường,” công ty này cho biết. “Nhiễm trùng Cronobacter cũng có thể gây tổn thương ruột và có thể lây lan qua máu đến các bộ phận khác của cơ thể.”

Thông báo này nêu rõ rằng không có sản phẩm ByHeart nào được phân phối ngoài thị trường có kết quả dương tính với bất kỳ chất gây ô nhiễm nào cũng như không nhận được khiếu nại nào của người tiêu dùng. Thông báo cho biết cơ sở sản xuất của công ty này ở Reading, Pennsylvania đã không kích hoạt lệnh thu hồi này.

Công ty cho biết các sản phẩm bị thu hồi là Sữa Công thức dành cho Trẻ sơ sinh Nguyên chất ByHeart, Sữa bột Nguyên chất có Bổ sung Sắt dành cho Trẻ em từ 0-12 tháng trong các hộp 24 ounce (680 gram). Những sản phẩm này được phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng tại Hoa Kỳ.

Những người đã mua sản phẩm ByHeart nên nhìn vào đáy hộp đựng sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Họ được đề nghị vứt bỏ sản phẩm từ các lô bị ảnh hưởng.
“ByHeart sở hữu toàn bộ chuỗi cung ứng sản xuất của mình, ngoại trừ khâu đóng hộp cuối cùng, do một nhà đóng gói bên thứ ba có uy tín thực hiện,” thông báo thu hồi cho biết. “ByHeart đang thực hiện biện pháp phòng ngừa này vì một mẫu thử nghiệm được thu thập từ cơ sở đóng gói của bên thứ ba đã cho kết quả dương tính với Cronobacter sakazakii.”

Công ty này nói thêm: “Tất cả sản phẩm được đóng gói vào ngày hôm đó, và đợt sản phẩm đầu tiên được sản xuất vào ngày hôm sau, đã được để riêng ra để tiêu hủy và không được phân phối. Trong số rất nhiều những hành động cẩn trọng, chúng tôi hiện đang thu hồi tất cả các sản phẩm được sản xuất trong toàn bộ lô sản xuất này.”

Đợt thu hồi này diễn ra vài tháng sau khi một nhà máy ở Michigan do Abbott, nhà sản xuất sữa bột trẻ em lớn nhất tại Hoa Kỳ, điều hành phải ngừng hoạt động vì các nguy cơ ô nhiễm tiềm ẩn. Việc đóng cửa này đã gây ra tình trạng thiếu sữa bột trẻ em kéo dài nhiều tháng khi các quan chức liên bang điều tra các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn dẫn đến bốn trẻ sơ sinh tử vong.


Giải Vô Địch Bóng Tròn Thế Giới 2022:

Nghi Án Qatar Hối Lộ Nghị Viện Âu Châu: Cảnh Sát Bỉ Thẩm Vấn Phó Chủ Tịch Nghị Viện

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 9/12/2022, cảnh sát Bỉ đã tiến hành 16 cuộc khám xét, bắt giữ nhiều người tại Brussels trong nghi án Qatar hối lộ Nghị Viện Âu Châu. Nghị sĩ Hy Lạp, bà Eva Kaili, 44 tuổi, bị cảnh sát thẩm vấn, là vợ của một trong bốn nghi phạm bị câu lưu.

Bà Eva Kaili là một trong 14 Phó Chủ tịch Nghị Viện Âu Châu. Ngay trước khi World Cup khai mạc tại Qatar, Phó Chủ tịch Nghị Viện Âu Châu này đã có cuộc gặp Bộ trưởng Lao động Qatar Ali bin Samikh Al Marri. Trong buổi gặp, nhân danh Liên Hiệp Âu Châu, Phó Chủ tịch Nghị Viện Âu Châu đã hoan nghênh các thành tích của Qatar về phương diện bảo vệ quyền của người lao động.

Tuyên bố của bà Phó Chủ tịch Nghị Viện Âu Châu được đưa ra trong bối cảnh từ 2 năm nay truyền thông quốc tế tố cáo việc hơn 6.500 người lao động ngoại quốc chết tại Qatar kể từ năm 2010, tức từ khi tiểu quốc vùng Vịnh bắt đầu chuẩn bị đăng cai giải Vô địch Túc cầu thế giới 2022. Theo Tổ chức Lao động Thế giới, riêng trong năm 2020 đã có khoảng 50 tai nạn lao động chết người tại nơi làm việc. Chính quyền Qatar cực lực bác bỏ các cáo buộc. Về vụ án nói trên, thông tín viên Pierre Bénazet của Đài RFI từ Brussels cho biết thêm:
“Từ một nguồn tin gần gũi với hồ sơ này, tại Brussels người ta đã xác nhận rằng chính Qatar là trung tâm của sự việc. Đây cũng là một vụ án tham nhũng, nhưng cũng là hoạt động tội phạm và rửa tiền. Tổng cộng 4 người đã bị câu lưu trong 16 cuộc khám xét ở Brussels. Trong đợt khám xét này, 600.000 Euro cùng máy điện toán đã bị tịch thu. Các điều tra viên sẽ phải thẩm vấn thêm hàng chục người nữa, theo văn phòng cơ quan Công tố Bỉ. Cơ quan Công tố chỉ cung cấp ngày sinh của những người bị bắt.

Theo tiết lộ của tờ báo Pháp ngữ Le Soir và tạp chí Knack tiếng Flamand, các nghi phạm đều là người Ý Ðại Lợi hoặc người gốc Ý Ðại Lợi và trong đó đặc biệt có tân Giám đốc của liên đoàn các nghiệp đoàn quốc tế, cũng như một cựu Nghị sĩ Âu Châu từ năm 2009 đến năm 2019. Đặc biệt đáng chú ý là cựu Nghị sĩ này (ông Pier-Antonio Panzeri) từng là Chủ tịch tiểu ban Nhân Quyền tại Nghị Viện Âu Châu.

Nhiều Phụ tá của Nghị sĩ cũng nằm trong số mươi người được thẩm vấn khác. Tại Nghị Viện, nhiều Nghị sĩ cho rằng đây là những tình tiết “rất nghiêm trọng”. Họ muốn nhắc lại rằng một Nghị quyết đã được thông qua vào cuối tháng 11 đòi hỏi FIFA giúp bồi thường cho gia đình của những công nhân đã thiệt mạng trong quá trình chuẩn bị cho giải Vô địch Túc cầu Thế giới”.


World Cup 2022: Croatia Phá Tan Giấc Mộng Cúp Vàng của Ba Tây, Lọt Vào Bán Kết

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay trong hai trận đấu của vòng tứ kết giải Vô địch Túc cầu Thế giới (World Cup) ở Qatar hôm 9/12/2022, chiến thắng của Croatia được coi là khá bất ngờ. Ba Tây vẫn được coi là một ứng cử viên nặng ký của chức vô địch.

Sau hai hiệp chính hòa 0-0, gần cuối hiệp phụ thứ nhất, tuyển Croatia bị Ba Tây dẫn trước ở phút thứ 105, với bàn thắng đẹp của ngôi sao Neymar. 77 bàn thắng khiến Neymar đi vào lịch sử túc cầu thế giới, với tư cách một trong những người ghi bàn nhiều nhất trong màu áo đội tuyển Ba Tây, sánh ngang huyền thoại Pele. Và chỉ chưa đầy 20 phút, tiền đạo Neymar có thể thực hiện được giấc mơ cùng đội tuyển Ba Tây tiến gần đến trận chung kết.

Giấc mơ bị chặn đứng sau bàn thắng của tiền đạo Bruno Petkovic vào phút thứ 117. Ba Tây rút cục bị loại sau loạt đá luân lưu 11 mét. Thủ môn Dominik Livakovic là người phá tan giấc mộng vàng của Ba Tây sau khi cản phá được cú sút của Rodrygo. Giới hâm mộ Ba Tây đau đớn sau thất bại trong gang tấc của đội nhà. Thông tín viên Martin Bernard tường trình từ Sao Paulo
“Trong hai tiếng đồng hồ, giới hâm mộ Ba Tây di chuyển từ thất vọng sang sụp đổ hoàn toàn. Chỉ có một vài khoảnh khắc hạnh phúc sau khi Neymar ghi bàn thắng đầu tiên. Nhưng niềm vui quá ngắn ngủi. Bàn gỡ hòa đến chỉ sau 11 phút, và đội tuyển Ba Tây bị loại sau khi bỏ lỡ hai trái phạt đền.

Một cổ động viên nói: “Tôi không thể tin được. Ba Tây đã có nhiều cơ hội ghi bàn. Khi Neymar ghi bàn trong hiệp phụ, tôi đã nghĩ Ba Tây có thể chống cự.... Chúng tôi thực sự không thể tin được rằng Ba Tây, với đội hình hiện có, lại có thể không chiến thắng”.

Ba Tây một lần nữa thất bại ở vòng tứ kết World Cup, và đây là lần thứ tư liên tiếp trước các đội Âu Châu. Lần này, những người ủng hộ đã tin tưởng vào chiến thắng như đinh đóng cột. Họ đã đánh cược vào tốc độ của Neymar, và những tài năng trẻ như Richarlison hay Vinicius Junior. Họ đã bình luận là đội tuyển Croatia khá chậm chạp. Nhưng bây giờ chính đội tuyển Ba Tây sẽ phải đợi thêm 4 năm nữa để Ba Tây một lần nữa có cơ hội giành chức vô địch World Cup lần thứ 6”.

World Cup 2022: Pháp-Anh Sẵn Sàng Chạm Trán Nảy Lửa!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 10/12/2022, Đội tuyển Pháp, đối đầu với đội tuyển Anh trong khuôn khổ tứ kết Giải Vô địch Túc cầu Thế giới (World Cup) 2022 để tranh vé vào bán kết.

Hai đội đã từng chạm trán 2 lần tại các kỳ World Cup, vào năm 1966 và 1982, và đội tuyển Tam sư đã giành chiến thắng trong cả 2 trận. Đội thắng trong trận đấu này sẽ gặp đội thắng trong trận Ma Rốc-Bồ Đào Nha ở bán kết, diễn ra ngày 14/12. Từ Doha, đặc phái viên Antoine Grognet của Đài RFI cho biết thêm:

Dưới thời huấn luyện viên Deschamps, mọi người đã quen với những trận giao hữu Pháp-Anh đầy cảm xúc. Trận giao hữu hồi tháng 11/2015, diễn ra chỉ 4 ngày sau vụ khủng bố của lực lượng Hồi giáo ở Paris, sự đồng cảm khác thường của công chúng Anh đã khắc sâu trong tâm khảm người Pháp. Còn trận đấu hồi năm 2017 thì diễn ra chỉ 10 ngày sau các vụ khủng bố ở Luân Đôn và Manchester. Giờ đây, trận cầu hôm nay chỉ còn là chuyện túc cầu, đọ sức Pháp-Anh trước hết là cuộc tranh tài, như nhận định của Hugo Lloris, thủ môn của đội tuyển áo Lam và Tottenham Hotspur:
“Đúng là một sự kình địch Pháp-Anh có thể tồn tại. Đây là 2 cường quốc túc cầu, và sự cạnh tranh giữa hai nước cũng tồn tại trong các môn thể thao khác như bóng bầu dục. Sẽ có những trận cầu kinh điển nếu 2 đội đều đạt phong độ cao”.

Đặc biệt là về phía Anh, huấn luyện viên trưởng của họ đã quyết định lấy cảm hứng từ đội tuyển Pháp phiên bản 2018, nhà vô địch thế giới, cùng với những phương pháp đã đưa đội tuyển áo Lam đến chức vô địch, như nhận xét của huấn luyện viên Gareth Southgate:
“Rất nhiều việc đang được tiến hành ở Anh về sự phát triển của những cầu thủ trẻ. Chúng tôi quan sát những gì đang được làm ở Đức và Pháp, tại Clairefontaine. Đồng thời, chúng tôi đã hứng chịu những thất bại đau đớn, nhưng điều đó cũng giúp chúng tôi sẵn sàng cho những trận đấu như thế này. Chúng tôi sẵn sàng đối đầu với Pháp để giành vé vào bán kết”.

Qatar 2022: Vào Bán Kết, Ma Rốc Viết Trang Sử Mới Cho Túc cầu Phi Châu và Ả Rập

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 10/12/2022, đội tuyển Pháp và Ma Rốc đã lần lượt loại các đối thủ Anh Quốc và Bồ Đào Nha trong những trận cầu căng thẳng, để giành quyền vào vòng bán kết. Hai đội Pháp và Ma Rốc sẽ gặp nhau trong trận bán kết ngày 14/12/2022. Tuy nhiên, việc đội tuyển Ma Rốc lần đầu tiên vào được vòng bán kết giải túc cầu quốc tế lớn đã làm nức lòng người dân Phi Châu và thế giới Ả Rập.

Chưa bao giờ một nước Phi Châu hay Ả Rập bước được vào vòng bán kết. Cameroon năm 1990, Senegal năm 2002 và Ghana năm 2010 đều thất bại trước giai đoạn này. Đối với nhiều cổ động viên Ma Rốc, trận thắng trước tuyển Bồ Đào Nha (1-0) là một thành công ngoài sức tưởng tượng. Mong ước của người dân Ma Rốc giờ đây được đặt cao hơn một nấc: Được chạm tay vào chiếc Cúp túc cầu.
“Lần thứ hai trong vòng 4 ngày, Ma Rốc đã viết một trang sử đẹp nhất trong lịch sử đất nước. Đây còn là một trang sử lớn nhất cho Phi Châu. Đó không còn là một giải tranh tài nữa, mà đúng hơn là một trang sử thi”, một cư dân đã phấn khích bình luận như thế trên mạng xã hội Twitter.

Tại Paris, cộng đồng người Ma Rốc đã tràn xuống đại lộ Champ Elysée vui mừng chiến thắng. France 24 cho biết, hiến binh chống bạo động, cảnh sát cơ động đã được khai triển đông đảo khắp nơi, nhằm ngăn ngừa các hành động thái quá từ các cổ động viên trong hai trận đấu tứ kết Ma Rốc-Bồ Đào Nha, và Anh-Pháp.

Chiến thắng của đội Ma Rốc không chỉ làm nức lòng châu lục đen mà cả thế giới Ả Rập. Từ dải Gaza cho đến thủ đô Tunis của Tunisia đi qua Algeri hay Dakar, thắng lợi liên tiếp của đội Sư tử Atlas là một niềm tự hào khiến cả thế giới Ả Rập như được hợp nhất, vượt qua mọi bất đồng chính trị từ lâu gây chia rẽ các quốc gia.

Nhà bình luận thể thao Jean-Antoine Bell, trên đài RFI, phân tích thành công của đội Ma Rốc:
“Điều này đã được mong đợi từ rất lâu, đặc biệt là với cả khu vực. Người ta luôn nói với nhau là Phi Châu đã chưa bao giờ làm được điều này, điều kia, nhưng giờ thì Phi Châu đã vào được bán kết. Tệ lắm thì họ sẽ có một trận chung kết nhỏ (tức trận tranh huy chương đồng). Việc có một đội Phi Châu vào bán kết là điều tốt, còn hơn là cứ phải đi cổ vũ cho đội Ba Tây hay là đội Pháp.

Tuyển Ma Rốc đã tập dợt rất nhiều và đây chính là bằng chứng cho thấy họ đạt được điều đó không phải do ngẫu nhiên. Điều đó có thể là tình cờ, điều đó có thể chỉ đến một lần, nhưng quý vị đừng quên rằng trong giải túc cầu cúp Phi Châu CAN, tuyển Ma Rốc có một lối chơi rất nhất quán ở chỗ huấn luyện viên luôn luân chuyển các cầu thủ thay thế, ông ấy luôn chú ý đi theo nhịp độ riêng của mỗi tuyển thủ. Những người này làm được những việc giống nhau, và họ biết cách làm điều đó. Ở đây chúng ta có một đội tuyển vững chắc! Một thứ túc cầu vững chắc, một đội tuyển tổ chức chặt chẽ! Xin chúc mừng đội tuyển Ma Rốc, đây là kết quả của một sự làm việc chăm chỉ”.


Tổng Thống Macron Sẽ Tới Qatar Xem Trận Bán Kết Pháp-Ma Rốc


(Hình: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.)

- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tới Qatar để xem trận bán kết World Cup giữa Pháp và Ma Rốc vào ngày thứ Tư (24/12/2022).
Bộ trưởng Thể thao Pháp Amelie Oudea-Castera cho biết như vậy hôm Chủ Nhật (11/12).

Pháp, đội vô địch giải đấu năm 2018, sẽ đấu với Ma Rốc để giành một suất vào chung kết sau khi họ đánh bại Anh 2-1, trong khi đội tuyển từ Bắc Phi đánh bại Bồ Đào Nha 1-0 trong trận tứ kết trước đó vào thứ Bảy
“Các chi tiết của chuyến đi tất nhiên vẫn còn phải thu xếp, nhưng ông ấy đã đưa ra cam kết này”, bà nói trên đài phát thanh Franceinfo.

Văn phòng của ông Macron cho biết hồi tháng trước rằng ông sẽ đợi tới trận bán kết để tới World Cup nếu đội Pháp lọt vào vòng đó.


Ngôi Sao Mới Nào Có Thể Thay Messi, Ronaldo Sau World Cup?


(Hình: Tiền đạo Pháp Kylian Mbappe sút bóng trong trận đấu với Đan Mạch ngày 26/11/2022.)

Lionel Messi và Cristiano Ronaldo chưa sẵn sàng nói lời tạm biệt với Giải Vô địch Túc cầu Thế giới (World Cup).

Nhưng đồng hồ đang điểm cho sự nghiệp của họ, và Qatar có thể là nơi cuối cùng chúng ta nhìn thấy họ trên sân khấu lớn nhất của túc cầu thế giới.
Do đó, lẽ đương nhiên người ta bắt đầu hướng tới một thế hệ mới và một đời sống túc cầu vượt ra ngoài hai người đàn ông đã thống trị môn thể thao này trong 15 năm qua, chia sẻ 12 giải Quả bóng Vàng cho cầu thủ xuất sắc nhất thế giới và 9 danh hiệu Vô địch các Câu lạc bộ của Liên đoàn Túc cầu Âu Châu (UEFA).

Họ là những tuyển thủ lớn để điền thế và, đối với vô số người hâm mộ của họ, mỗi người đều là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại.

Vì vậy việc thay thế họ sẽ là điều hết sức khó khăn.
Nhưng cuộc sống — và thể thao — vẫn tiếp diễn, và World Cup là sân khấu hoàn hảo để thế hệ siêu sao mới thể hiện tài năng.

Một cái tên nổi bật nhất với tư cách là người thừa kế tự nhiên của hai cây đại thụ là Kylian Mbappe.
“Tôi nghĩ chúng ta vẫn chưa thấy hết tài năng của Kylian”, đồng đội trong tuyển Pháp Olivier Giroud nói. “Anh ấy thật tuyệt vời và anh ấy vẫn còn trẻ, cho nên thật đáng gờm vì anh ấy vẫn có thể cải thiện lối chơi của mình”.

Không phải Mbappe có thể được mô tả là “mới”. Anh ấy có thể mới 23 tuổi và đang chờ danh hiệu Quả bóng vàng hoặc Vô địch các Câu lạc bộ của Liên đoàn Túc cầu Âu Châu, nhưng Mbappe đã từng đoạt Cúp Túc cầu Thế giới và là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại World Cup năm nay với 5 bàn vào lưới.

Anh từng có chiếc cúp vàng của túc cầu thế giới mà Messi và Ronaldo khao khát — và trong khoảng một tuần nữa, anh có thể đoạt thêm một chiếc nữa là hai.

Mbappe cũng có thể sẽ thi đấu 2 hoặc 3 kỳ World Cup nữa và với 9 bàn thắng sau 2 giải đấu cho đến nay, anh ấy đang tiến gần đến kỷ lục ghi 16 bàn mọi thời đại của Miroslav Klose tại các vòng chung kết.

Qatar như thể đang truyền ngọn đuốc cho tiền đạo của Paris Saint-Germain, người kết hợp những bước chân mê hoặc với tốc độ tàn khốc và khả năng dứt điểm linh hoạt, vốn là những phẩm chất tách bạch Messi với Ronaldo trong một thời gian dài.

Nhưng để sánh với sức mạnh trường tồn của hai siêu sao Messi và Ronaldo, có lẽ điều Mbappe cần nhất là một đối thủ để đẩy anh lên tầm cao hơn.
Liệu Messi hay Ronaldo có đạt được những kỳ tích xuất sắc như vậy nếu không có người khác thúc đẩy họ?

Thách thức rõ ràng nhất đối với Mbappe lúc này đến từ Erling Haaland, cỗ máy ghi bàn của Manchester City mà Na Uy, nước của anh không đủ điều kiện tham dự World Cup.

Anh ấy là một triển vọng khác: Sức mạnh thô sơ và những bàn thắng, không có sự khéo léo hay kỹ thuật cá nhân như Mbappe. Nhưng nếu nói về những con số, Haaland có khả năng đối đầu với anh ấy về số danh hiệu Âu Châu và thành tích ghi bàn.

Cầu thủ Jude Bellingham của Anh đại diện cho một kiểu cầu thủ khác, nhưng màn trình diễn vượt trội ở hàng tiền vệ của anh đã đưa đội tuyển quốc gia của anh vào tứ kết, và sẽ gặp đương kim vô địch Pháp.
“Tôi thích chơi với anh ấy, anh ấy còn trẻ, tràn đầy năng lượng, anh ấy di chuyển trên sân rất tốt”, đồng đội Declan Rice nói. “Đối với mọi trận đấu mà tôi đã chơi với anh ấy cho đến nay, tôi chỉ nói với anh ấy: ‘Đây là sân khấu của anh, hãy ra ngoài và biểu diễn’”.

Tiền đạo người Hòa Lan Cody Gakpo đã có 3 bàn thắng và đã nâng cao danh tiếng của mình sau khi được chuyển đến Manchester United vào mùa Hè. Nhưng anh đang chơi bóng cho câu lạc bộ của mình ở giải Vô địch Quốc gia Hòa Lan với PSV Eindhoven, vì vậy anh vẫn còn nhiều việc phải làm để được coi là một trong những cầu thủ ưu tú.
“Mọi thứ có thể thay đổi, nhưng Cody có mọi thứ cần thiết để trở thành một ngôi sao”, huấn luyện viên đội tuyển Hòa Lan Louis van Gaal nói. “Anh có một tính cách tuyệt vời để trở thành một cầu thủ ngôi sao bởi vì anh ấy cởi mở với mọi thứ”.

Cầu thủ người Bồ Đào Nha Joao Felix vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của mình tại Atletico Madrid nhưng đã thể hiện tài năng chói sáng giúp anh được xác định là một ngôi sao của tương lai khi nổi lên ở Benfica. Anh có những phẩm chất cá nhân, có những tính chất thay đổi trận đấu để thấy anh nổi bật giữa đám đông, trong khi cơ hội bước ra khỏi cái bóng của Ronaldo cho đất nước của anh có thể giúp anh phát triển.

Trong khi đó, đồng đội ở tuyển Bồ Đào Nha của Felix là Goncalo Ramos bất ngờ được chú ý sau 3 bàn thắng vào lưới Thụy Sĩ ở vòng 16 đội khi thay thế Ronaldo trong đội hình ra sân.

Cầu thủ Vinicius Junior, 22 tuổi, đang nổi lên như một thế lực của Ba Tây và là người kế thừa tiềm năng cho Neymar để trở thành biểu tượng tiếp theo của đất nước anh.
“Anh đã tiến bộ kể từ khi gia nhập Real Madrid và đã thể hiện điều đó tại World Cup”, Luka Modric, đồng đội của câu lạc bộ Real Madrid cho biết.

Julian Alvarez của Á Căn Ðình trông giống như một cầu thủ ghi bàn bẩm sinh.

Jamal Musiala của Đức được coi là niềm hy vọng lớn của đất nước anh, trong khi cặp tiền vệ của Tây Ban Nha Gavi và Pedri đang gợi lại những ký ức về sự hợp tác đầy chinh phục của Xavi và Andres Iniesta.

Nhưng xét về tác động, tầm ảnh hưởng và sức hấp dẫn ngôi sao, không ai có thể so sánh với Mbappe.

Tuy vậy, Messi và Ronaldo tất nhiên vẫn còn là những ngôi sao sáng chói.


Nhà Báo Thể Thao Mỹ Đột Ngột Qua Đời Khi Đang Tường Trình Về World Cup


(Hình: Nhà báo chuyên viết về túc cầu Grant Wahl được nói là bị khó thở nghiêm trọng và ngã quỵ khi đang tường trình về một trận đấu ở trận tứ kết World Cup.)

Nhà báo túc cầu nổi tiếng của Mỹ Grant Wahl đột ngột qua đời ngày thứ Sáu (9/12/2022), sau khi ngã quỵ trong lúc đang tường trình về một trận đấu tại Giải Vô địch Túc cầu Thế giới (World Cup) ở Qatar, người đại diện của ông cho biết.

Wahl, cựu phóng viên thể thao của Sports Illustrated, giờ chuyển sang nền tảng xuất bản trực tuyến Substack, khi đó đang cập nhật trên Twitter về trận đấu Hòa Lan-Á Căn Ðình vào ngày thứ Sáu.
Người đại diện của ông, Tim Scanlan, nói với thông tấn xã Reuters rằng ông Wahl “dường như bị khó thở nghiêm trọng vào đầu hiệp phụ” ở trận tứ kết.

Ông Scanlan cho biết những nỗ lực đã được thực hiện để hồi sinh Wahl trong khu vực báo chí trước khi ông được đưa đến bệnh viện địa phương, nơi ông được xác nhận là đã chết.

Văn phòng truyền thông quốc tế của Qatar không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận, thông tấn xã Reuters cho biết.
“Mọi người đều xúc động và thật là đau buồn”, ông Scanlan nói. “Ông ấy là người ủng hộ hết lòng cho cả túc cầu nam và túc cầu nữ và quan tâm sâu sắc đến môn thể thao này. Ông ấy có sự đồng cảm và thực sự là một cây bút xuất sắc”.

Gianni Infantino, Chủ tịch cơ quan quản lý túc cầu thế giới FIFA, gửi lời chia buồn. Ông nói trong một phát biểu rằng “tình yêu dành cho túc cầu của Wahl là vô cùng lớn và tường trình của ông ấy sẽ được ghi nhớ bởi tất cả những người theo dõi túc cầu toàn cầu”.

Ông Wahl cho biết vào cuối tháng 11 rằng ông đã bị chặn lại trong một thời gian ngắn tại điểm kiểm tra an ninh của sân vận động World Cup khi ông cố gắng vào trong khi mặc áo cầu vồng để ủng hộ cộng đồng LGBTQ. Ở Qatar, quan hệ đồng tính là bất hợp pháp.

Ông nói rằng an ninh World Cup từ chối cho ông vào xem trận mở màn giữa Mỹ với Xứ Wales tại Sân vận động Ahmad Bin Ali ở Al Rayyan và yêu cầu ông cởi bỏ áo.

Ông Wahl ngày thứ Hai viết rằng ông đã đến khám bệnh ở một bệnh viện trong khi ở Qatar.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết trên Twitter rằng bộ đã liên lạc chặt chẽ với gia đình của ông Wahl.
“Chúng tôi đang làm việc với các viên chức cao cấp của Qatar để bảo đảm rằng mong muốn của gia đình ông ấy được thực hiện nhanh nhất có thể”, ông Price nói.


World Cup 2022 ở Qatar: Vé Chợ Đen Ngất Ngưởng, Người Hâm Mộ Điêu Đứng

(Chi Phương)

Giống như nhiều giải đấu khác, việc mua vé vào phút cuối hoặc mua lại từ bên thứ ba không phải là điều mới mẻ với các cổ động viên. Tại thủ đô Doha của Qatar, nơi tổ chức Giải Vô địch Túc cầu Thế giới (World Cup) 2022, bất chấp lệnh cấm bán vé chợ đen, loại hình kinh doanh này vẫn rất sôi nổi. Giá vé chợ đen bị đẩy cao ngất ngưởng khiến người hâm mộ trái bóng tròn điêu đứng.

Để đáp ứng nhu cầu đổi vé, chuyển nhượng lại vé vì nhiều lý do, Liên đoàn Túc cầu Thế giới (FIFA) đã tạo một trang bán lại vé chính thức. FIFA đã cảnh báo rằng tổ chức này có quyền từ chối hoặc cấm cho vào sân đối với tất cả những ai mua vé từ các trang không chính thức.

Chính quyền Qatar cũng đã thông qua một đạo luật (N.10 năm 2021), cấm bán hoặc đổi vé không thông qua FIFA, tiền phạt có thể lên đến hơn 60.000 Euro.Tại giải đấu túc cầu lớn nhất hành tinh này, khoảng 2,9 triệu vé xem 64 trận trong vòng 28 ngày đã bán hết từ tháng 10, theo trang The National News. Người hâm mộ chỉ được mua tối đa 6 vé cho mỗi trận và 60 vé cho cả giải đấu.

Những quy định này để ngăn chặn những người mua vé với số lượng lớn rồi bán lại với giá cao, dường như không mấy hiệu quả. Thị trường chợ đen vẫn hoạt động sôi nổi, vé xem World Cup được rao bán không chỉ trên các trang mạng truyền thống như StubHub, Viagogo, Ticombo and Sports Events 365 hay trên mạng xã hội, mà còn ngay cả trước cửa các sân vận động ở Doha.

Theo thông tấn xã Reuters, trong khi trang mạng bán vé chính thức của FIFA đã hết vé, tại Trung tâm Hội Nghị Qatar, nằm ở trung tâm thủ đô Doha, nơi FIFA đặt văn phòng bán vé trực tiếp, loa phát thanh nhắc đi nhắc lại nhiều lần “Ở đây đã hết vé, vui lòng kiểm tra trên trang FIFA.com/ticket”.

Hãng tin Anh đề cập đến trường hợp của ông Ashraf Ali, đã đến sân vận động 974 từ sớm để xem trận đấu giữa Á Căn Ðình và Ba Lan. Ông Ali giơ tấm biển bằng bìa carton “Tôi cần vé”, trong vô vọng. Có người đã đề xuất bán lại vé với giá 2.000 Mỹ kim, cao gấp 9 lần giá của FIFA, nhưng giá này quá đắt đối với cổ động viên người Ai Cập. Cuối cùng, 30 phút trước trận đấu, Ali đã thành công mua vé với giá 500 Mỹ kim.

Một cổ động viên khác người Á Căn Ðình, ông Federico Criado trả lời thông tấn xã Reuters rằng: “Ở đây, một số người đi lảng vảng xung quanh và giả vờ như không làm gì, nhưng khi bạn đến gần thì họ thì thầm vào tai “có vé, có vé”. Thế nhưng tôi không nghĩ rằng đây là cách an toàn nhất khi mua như vậy. Theo tôi, cách tốt nhất là mua từ người quen, hoặc người này đã bán cho ai đó mà tôi có quen biết”.

Ngay từ đầu mùa giải trang The Peninsulaqatar cho biết chính quyền Doha đã bắt giữ 3 người bán vé qua các nền tảng không chính thức, như một lời đe dọa và nhấn mạnh đến độc quyền bán vé của FIFA. Doha cũng cho biết tăng cường tuần tra cũng như lắp đặt các thiết bị giám sát nhằm ngăn chặn các hành vi bán vé bất hợp pháp. Tuy nhiên, hoạt động bán vé chợ đen cho đến nay vẫn tiếp diễn, không chỉ tại sân vận động mà qua mạng xã hội. Một người hâm mộ khác, ông Luis Achtar cho biết trên Facebook hoặc Whatsapp, có rất nhiều nhóm bán lại vé và giá rất đắt, nhưng vấn đề là khó có thể tin tưởng được những người này. Ông giải thích với thông tấn xã Reuters như sau:
“Tôi đang muốn mua vé ở trên Facebook và cô Angela này bảo tôi rằng có vé cần bán. Cô ấy đến từ Ba Tây và muốn bán lại với giá 300 Mỹ kim nhưng tôi không nghĩ là cô ấy muốn lừa tôi. Cô ta hỏi tôi muốn bao nhiêu vé và tôi bảo chỉ cần một vé thôi. Tôi bảo rằng nếu cô ấy chuyển vé trước thì tôi mới trả tiền. Nếu như không thể chuyển nhượng được vé thì thường họ có thể đưa số tài khoản đăng ký khi mua vé để đăng nhập vào trang của FIFA và tự tải vé về”.

Bên ngoài sân vận động Al Thumama, hãng tin Reuters ghi nhận một số người dùng tiền mặt mua vé. Ngoài những người “kinh doanh vé túc cầu chợ đen”, ngay cả các cổ động viên cũng tham gia vào hoạt động này để trả lệ phí lưu trú đắt đỏ ở Qatar. Theo Forbes, tuỳ vào giá vé máy bay, trung bình một tuần đến Qatar xem túc cầu có thể tiêu tốn ít nhất 6000 Euro cho hai người. Không chỉ chi phí lưu trú đắt đỏ, mà giá vé xem túc cầu bán qua trang của FIFA cũng tăng cao.

thông tấn xã Reuters trích dẫn nghiên cứu của Keller Sports, chỉ ra rằng vé xem túc cầu World Cup Qatar cao hơn 40% so với mùa World Cup năm 2018. Trung bình cổ động viên phải trả khoảng 248 Euro tại Nga cách đây 4 năm, thì tại Qatar con số này lên đến 331 Euro cho một ghế. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng World Cup Qatar 2022 được coi là kỳ World Cup đắt đỏ nhất từ 20 năm qua. Tiền bán lại vé đôi khi có thể chi trả cho cả mùa World Cup ở Doha. Hãng tin Reuters trích dẫn trường hợp của một người hâm mộ Pháp, xin ẩn danh:
“Với trận đấu với Á Căn Ðình, giá vé mua vào dao động từ 62 đến 250 Euro và được bán lại khoảng 90 Euro. Tôi thì bán với giá 700 Euro. Tôi chọn mua vé các trận đấu có thể thu được nhiều lợi nhuận nhất. Ví dụ như trận bóng của Á Căn Ðình hay những trận có sự tham gia của các siêu sao như Cristiano Ronaldo hay Lionel Messi. Trận bóng của Mễ Tây Cơ cũng đáng quan tâm vì các cổ động viên Mễ Tây Cơ sẵn sàng trả giá cao. Để bán được vé, thì cần phải có cách thông minh và không thể làm bừa. Ngay bây giờ đây, tôi không rõ mọi người có thể nhìn rõ không, nhưng những người đằng kia đang cố hòa vào trong đám đông cổ động viên người Á Căn Ðình”.

Trang The Atlantic thì nêu ra một nghịch lý, mặc dù trang bán vé chính thức của FIFA đã hết vé từ lâu, nhưng tại nhiều trận đấu của mùa giải, có thể thấy rõ ràng cả ngàn ghế còn trống tại sân vận động, như trong trận giữa Ghana và Bồ Đào Nha.

Hôm 5/12 vừa qua, một ngày trước khi trận đấu giữa Ma Rốc và Tây Ban Nha diễn ra, nhiều cổ động viên người Ma Rốc than phiền trên mạng xã hội về việc FIFA thiếu hành động can thiệp trong việc bảo đảm vé không bị rao bán với giá đắt ở chợ đen. Trang Moroccoworldnews chia sẻ lại bình luận của một người dùng Twitter than vãn rằng “một người đàn ông Ấn Độ ngồi cạnh tôi, cố gắng muốn bán vé chợ đen cho tôi. Ông ta có 4 vé trong khi tôi là người Ma Rốc thì chẳng có vé nào”.

Bước sang vòng tứ kết, nhiều người hâm mộ cho biết vé ngày càng khan hiếm. Đối với trận đấu giữa đội Pháp và Anh, diễn ra vào thứ Bảy, ngày 10/12 tại sân vận động Al Bayt, theo trang Daily Mail, giá tại chợ đen đã bị đẩy lên khoảng 12.000 Euro, tức là cao gấp 28 lần so với giá của FIFA (600 Euro). Tuy nhiên điều này không làm nản lòng các cổ động viên trung thành với đội Tam Sư. Nhật báo Anh cho biết ít nhất 9500 cổ động viên Anh đã có vé trên khán đài cho thứ Bảy này.

Phát ngôn viên của FIFA trả lời thông tấn xã Reuters rằng “mục tiêu cuối cùng của FIFA đó là ưu tiên sự an toàn của tất cả người hâm mộ và đưa ra giá hợp lý cho World Cup”. Tuy nhiên, trang Ticketnews cho rằng việc thị trường chợ đen có cơ hội phát triển là do ban tổ chức sự kiện cố gắng kiểm soát chặt chẽ việc bán lại và áp đặt giá trần, thay vì tạo ra một thị trường cạnh tranh, nhiều lựa chọn.

Giá cả trên thị trường chợ đen được quy định theo quy luật cung - cầu. Nếu cầu tăng, giá vé sẽ tăng theo. Câu hỏi đặt ra là người hâm mộ chịu trả bao nhiêu để thoả mãn cơn sốt trái bóng tròn. Vì giá bán ở thị trường thứ cấp hay còn gọi là chợ đen, là do người bán và người mua thoả thuận chứ không có mức giá trần nào cả.

Theo một nghiên cứu của Đại học Victoria tại Gia Nã Ðại, thị trường chợ đen tồn tại, bởi vì ban tổ chức sự kiện có thể đã định giá sai hoặc định giá thấp giá vé bán ra, hoặc không đủ linh hoạt để nắm bắt chênh lệch giá giữa các ghế. Một lý do quan trọng khác nữa là số vé cung cấp có thể quá ít. Trên thực tế, khi mua giá cao từ những nơi “không chính thức”, người hâm mộ có thể phải đối mặt với khả năng mua phải vé giả. Cơn sốt thể thao đôi khi cũng có thể là một trải nghiệm đau thương cho nhiều người.

Cách đây không lâu, trong trận chung kết Cúp C1 giữa câu lạc bộ Liverpool và câu lạc bộ Real Madrid, hình ảnh các cổ động viên Anh cầm vé đứng đợi hàng giờ trước cửa sân vận động Pháp ở Seine-Saint-Denis, không được vào trong vì vé không hợp lệ. Sau đó là vụ bạo loạn, cổ động viên có vé hoặc không có vé tràn vào trong sân vận động, theo sau đó là sự can thiệp bạo lực của cảnh sát địa phương.


Nhân Quyền Việt Nam 2022: Đã Không Cải Thiện, Mà Vi Phạm, Đàn áp Nhân Quyền Còn Leo Thang!


(Hình: Chính quyền CSVN bắt giữ và xét xử nhiều nhà hoạt động trong năm 2022.)

Nhân dịp kỷ niệm 74 ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 và trước thềm năm 2023, Đài Á Châu Tự Do (RFA) điểm lại tình trạng nhân quyền Việt Nam trong năm qua.

Nhận Định Chung
“Vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã leo thang một cách nghiêm trọng. Những hành động của Chính quyền Việt Nam mang rõ ý định quét sạch những gì còn sót lại của phong trào bất đồng chính kiến trong nước” - Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW - Human Rights Watch) nhận định chung về tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm qua với RFA.

Ông Phil đánh giá hầu như không có sự cải thiện nào về tình hình nhân quyền ở quốc gia độc đảng này. Những ai thực thi quyền con người của mình đều phải đối mặt với một loạt các hành vi lạm dụng quyền lực. Ông Phil nói cái gọi là luật “An ninh quốc gia” hình sự hóa các hành động của họ. Thời gian giam giữ dài trước khi xét xử và các bản án bỏ túi do Đảng quyết định ngày càng nặng nề.

Sự đe dọa và đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã trở thành một cỗ máy và có hệ thống, nhằm mục đích bỏ tù tất cả những người dám lên tiếng chống lại Đảng và Chính quyền:
“Chính phủ Việt Nam hầu như rất ít cải cách các chính sách lạm dụng quyền của mình, bao gồm lao động cưỡng bức diễn ra phổ biến ở các trung tâm giam giữ ma túy bắt buộc, đánh đập và tra tấn có hệ thống trong khoảng thời gian giam giữ trước khi xét xử, ngược đãi trong tù và việc tiếp tục áp dụng án tử hình.

Bà Joe Freeman, đại diện văn phòng khu vực của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty Internatinal) bình luận với RFA rằng trái ngược với hình ảnh mà Chính quyền Việt Nam thể hiện khi họ tham gia vào Liên Hiệp Quốc, tình hình nhân quyền ở nước này ngày càng tồi tệ.
“Thay vì thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền của mình, Chính phủ Việt Nam liên tục mở rộng mục tiêu đàn áp, từ các nhà hoạt động độc lập đến lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ môi trường, nhà báo và Facebooker từ cuối năm 2021 đến nay”.

Điều mà ông Phil Robertson đánh giá là điểm sáng hiếm hoi của nhân quyền Việt Nam trong năm 2022 là chính sách ngừng phân loại LGBT là bệnh tâm thần và cần được điều trị bắt buộc. Tuy nhiên, theo ông Phil:
“Mặc dù đây là một bước đi tích cực, tuy nhiên, mục tiêu của nó chỉ là chấm dứt một chính sách có hại, thay vì chủ động hướng tới việc bảo đảm bình đẳng và không phân biệt đối xử cho cộng đồng LGBT”.

Đắc Cử Vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Vào tháng 10/2022, Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 trong khi thành tích về nhân quyền Việt Nam bị đánh giá là tồi tệ, liên tục bị các tổ chức quốc tế chỉ trích, kêu gọi cải thiện.

Một ngày trước cuộc bỏ phiếu, một nhóm các tổ chức nhân quyền quốc tế gồm Ân xá Quốc tế, Article 19, Giám sát Nhân quyền và Ủy ban Luật gia Quốc tế - ICJ đã đưa ra thông cáo đòi hỏi Việt Nam phải có những cải thiện về tình hình nhân quyền để đáp ứng yêu cầu trở thành thành viên Hội đồng.

Chính phủ Việt Nam dùng “thành tích” này để tích cực tuyên truyền rằng “những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao”.

Việt Nam trong năm qua nhiều lần bị quốc tế chỉ trích và thuộc nhóm chót bảng trong các báo cáo về nhân quyền của các tổ chức nhân quyền quốc tế như Uỷ ban bảo vệ ký giả (CPJ), Ân xá Quốc tế hay tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế.

Bà Joe Freeman cho biết kể từ khi tuyên bố ứng cử vào vào ngày 22 tháng 2 năm 2021, Chính quyền Việt Nam đã giam giữ, bắt giữ hoặc kết án ít nhất 48 nhà báo, nhà hoạt động và lãnh đạo NGO về các tội tùy tiện từ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” đến “tuyên truyền chống Nhà nước” đến “trốn thuế”. Họ đã liên tục tấn công bất cứ ai chỉ trích họ trong năm qua và không có dấu hiệu chậm lại.

Ngày 2/12 vừa qua, Ngoại trưởng Antony Bliken công bố quyết định đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt vì can dự vào hay dung thứ cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.

Bỏ Tù Nhà Hoạt Động Chính Trị


(Ảnh: Ông Bùi Tuấn Lâm, biệt danh là “Thánh rắc hành” bị bắt hồi tháng 9/2022.)

Theo thống kê của Đài Á Châu Tự Do (RFA), trong năm 2022, có ít nhất 22 người đã bị bắt theo Điều 117 Bộ luật Hình sự - Làm, tàng trữ phát tán tài liệu thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước, và Điều 331 Bộ luật Hình sự - Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ông Phil Robertson cho biết thêm rằng Chính phủ Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 160 tù nhân chính trị, cùng với với 20 đến 30 người khác đang bị tạm giam điều tra chờ xét xử. Điều này khiến cho Việt Nam trở thành quốc gia tồi tệ thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Chính quyền quân đội Miến Ðiện, về việc bỏ tù các nhà hoạt động chính trị.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí thư Đảng Việt Tân, một tổ chức thường xuyên vận động cho nhân quyền Việt Nam nói với RFA rằng trong năm qua, dù Chính quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục tăng cường bắt người, vẫn còn nhiều tiếng nói chỉ trích nhà nước trên mạng xã hội:
“Đầu tiên là Đảng Cộng sản Việt Nam cố gắng kiếm kiểm soát mạng xã hội, dập tắt các tổ chức xã hội dân sự và tiếp tục bắt người bỏ tù.

Đồng thời, xu hướng thứ hai là mặc dù có sự trấn áp nhưng nhiều người Việt Nam vẫn lên tiếng, bằng chứng là có rất nhiều người ở trên mạng xã hội vẫn lên tiếng trình bày quan điểm về những hành động bất công, ví dụ việc cảnh sát đánh người”.

Tự Do Biểu Đạt



(Ảnh: Hai vợ chồng ông Nguyễn Thái Hưng và bà Vũ Thị Kim Hoàng bị bắt khi đang livestream.)

Rất nhiều trong số những người bị bắt theo điều 117 và 331 Bộ luật Hình sự trong năm qua vì sử dụng mạng xã hội để bàn luận về các vấn đề chính trị xã hội mà bị Chính quyền cho là nguy hại cho sự cầm quyền của chế độ.

Trong đó, có vợ chồng ông Nguyễn Thái Hưng và bà Vũ Thị Kim Hoàng ở Đồng Nai bị bắt hồi tháng một, khi đang livestream trên YouTube nói về chế độ Cộng sản.

Ông Bùi Tuấn Lâm, hay còn biết đến với biệt danh là “Thánh rắc hành”, bị bắt vào ngày 7/9 theo điều 117 Bộ luật Hình sự. Cơ quan điều tra nói với báo chí trong nước rằng ông Lâm thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đăng tải nhiều bài viết, video, livestream có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; cổ súy các hoạt động chống Đảng, Nhà nước….

Những người khác như ông Đặng Đăng Phước, Nguyễn Sơn Tùng, Võ Thanh Thời… bị bắt theo điều 117 đều bị cáo buộc là có sử dụng mạng xã hội để đăng tải các bài viết, video chống phá Nhà nước.

Theo ông Phil Robertson, Quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng khi Chính phủ ban hành Luật An ninh mạng nhằm trấn áp những người dám lên tiếng chỉ trích, chống lại các chính sách hoặc hành động của Nhà nước.

Đồng thời, Việt Nam cũng tìm mọi cách buộc các công ty truyền thông mạng xã hội như Facebook hay Google phải gỡ bỏ bất kỳ nội dung nào bị cho là khiêu khích hoặc thách thức các đặc quyền của Chính phủ.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết trong năm 2022 đã yêu cầu gỡ bỏ 16 nhóm Facebook, ngăn chặn sáu kênh Youtube do có hành vi tung tin giả, tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục. Bộ này cũng yêu cầu thanh tra hoạt động quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, nếu phát giác các quảng cáo vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thì sẽ ngăn chặn ngay.

Bộ Công an hồi tháng 8 kiến nghị phải siết quản lý Facebook, Google. Một trong các nguyên do bộ này đưa ra là “nhiều đối tượng triệt để lợi dụng tính năng của mạng xã hội để tuyên truyền, vu cáo, ý đồ kích động chống Đảng, Nhà nước, gây rối loạn về thông tin….

Hồi đầu tháng 9, một nữ streamer bình luận trong rằng “Chủ tịch nước hói do xem phim 18+’. Ngay sau đó, cô này bị Phòng An ninh Chính trị Nội bộ thuộc Công an tỉnh Thái Bình xử phạt hành chính 10 triệu đồng. Lý do phạt hành chính được nói là “phát ngôn sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.

Tự Do Báo Chí

Vào tháng 5, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2022.

Việt Nam xếp ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, tăng một hạng so với năm 2021, và là quốc gia có số nhà báo bị bỏ tù đứng thứ ba trên Thế giới.

Bình luận với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) vào về tình hình Tự do báo chí Việt Nam hồi tháng 5/2022, Luật sư Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập Luật khoa Tạp chí khẳng định tình hình tự do báo chí ở Việt Nam rất ổn định, luôn luôn xếp gần cuối bảng, theo các bảng xếp hạng tự báo chí.

Ông Long cho rằng Chính quyền Việt Nam chắc chắn vừa là người trực tiếp, công khai tung tin vịt, vừa “chống lưng” cho nhiều nguồn tin vịt có độ phủ rất lớn. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện các tác nhân phi nhà nước chủ động tung tin vịt và cũng rất thành công. Chính quyền không phải là thủ phạm duy nhất, nhưng chắc chắn là thủ phạm chính và là thủ phạm có nguồn lực dồi dào nhất.

Về tình hình báo chí trong nước, các ban ngành như Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội nhà báo Việt Nam… luôn kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của báo chí.

Vào tháng 6/2022, phát biểu trong Lễ trao Giải báo chí Quốc gia lần thứ 16, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu báo chí cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong báo chí, tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt và định hướng dư luận xã hội….
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết kể từ tháng 10/2022, Bộ này sẽ đẩy mạnh giải quyết triệt để tình trạng “báo hoá” tạp chí, biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí.

Vào tháng 7, Báo Pháp Luật Việt Nam - cơ quan của Bộ Tư pháp bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phạt tổng cộng 325 triệu đồng và đình bản trong thời hạn ba tháng vì 13 lỗi vi phạm. Tờ báo này bị cho là “đăng tải nhiều bài viết có nội dung mang tính suy diễn, không có cơ sở, đăng tải nội dung thông tin không thống nhất, thể hiện quan điểm và cách nhìn nhận trái ngược nhau về cùng một sự việc là thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí”.

Tự Do Hội Họp, Lập Hội

Sau khi đã đàn áp, bỏ tù hầu hết lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự độc lập, đối lập ở Việt Nam khiến cho gần như không một hội đoàn nào có thể hoạt động công khai được nữa, thì trong năm qua, Chính quyền Việt Nam tiếp tục thực hiện chiến dịch đàn áp nhắm tới các tổ chức xã hội dân sự có đăng ký hợp pháp trong nước.

Ông Phil Robertson nói rằng Chính phủ Việt Nam đang có các động thái mở rộng sự kiểm soát của mình đối với các nhóm xã hội dân sự trong nước và quốc tế. Việc bỏ tù bốn nhà hoạt động môi trường vì động cơ chính trị nhưng danh nguỵ tạo danh trốn thuế, và ban hành các quy định mới đối với các tổ chức phi chính phủ quốc tế là nhằm hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động của họ.


(Ảnh: Ba nhà hoạt động môi trường nổi bật bị bắt.)

Ba nhà hoạt động môi trường nổi bậc của Việt Nam là bà Nguỵ Thị Khanh (Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh - GreenID), Ông Mai Phan Lợi (Chủ tịch hội đồng khoa học Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng - MEC) và luật gia Đặng Đình Bách (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững - LPSD) cùng bị kết án tù vì tội Trốn thuế, theo Điều 200 Bộ luật Hình sự.

Hồi tháng 10, ngay sau khi Việt Nam giành được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tổ chức HRW và các nhóm về môi trường đã ra thông cáo kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải thực hiện các cam kết về nhân quyền trong cương vị mới của mình. Đó là trả tự do ngay lập tức cho các nhà hoạt động môi trường nêu trên.

Một tổ chức có đăng ký khác là Viện Nghiên cứu kỹ thuật và phát triển Sena vào ngày 14/7 đã bị định đình chỉ hoạt động để thực hiện các thủ tục giải thể do viện này vi phạm quy định về thành lập, đăng ký hoạt động.
Đến ngày 27/7, Tiến sĩ Nguyễn Sơn Lộ, 74 tuổi, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kỹ thuật và Phát triển Sena khởi tố theo điều 331, bị khám xét chỗ ở và nơi làm việc, bị cấm đi khỏi nơi cư trú, và có quyết định tạm hoãn xuất cảnh, tuy nhiên ông chưa bị bắt.

Ngoài ra, Chính quyền cũng ngăn chặn quyền Tự do hội họp một cách ôn hòa của người dân. Hồi ngày 16/7, một buổi tọa đàm về văn hóa Ukraine được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Kỹ thuật và Phát triển Sena ở Hà Nội nhưng đã bị phá rối giữa chừng, trong khi một số người bị công an canh cửa không cho đến dự.

Quyền Được Xét Xử Công Bằng

Một Luật sư nhân quyền hiện đang ở trong nước, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn cho biết trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, mà Việt Nam đã tham gia ký kết đều có điều khoản “Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền độc lập không thiên vị”.

Trong Hiến pháp, Luật Tòa án Nhân dần và Bộ luật Hình sự Việt Nam đều có những quy định rõ rằng Thẩm phán và Hội thẩm là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức hay cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào.

Theo vị Luật sư này thì “Về cơ bản, pháp luật Việt Nam có những quy định rõ ràng về việc xét xử độc lập, công khai. Tuy nhiên, trên thực tế thì dường như người ta đã bỏ qua những điều mà pháp luật đã quy định”.

Ông lấy ví dụ là vụ án “Tịnh thất Bồng Lai”. Trong vụ án này, công an Long An vừa là bị hại, vừa là cơ quan điều tra, cơ quan giám định thì không thể nào là độc lập, công bằng được. Trong phiên Tòa Phúc thẩm, các bị báo liên tục bị chủ tọa ngắt lời, không cho phát biểu trọn vẹn lời nói sau cùng.

Ngày 25/8/2022, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở phiên Tòa Phúc thẩm nhà báo Phạm Đoan Trang. Tuy nhiên, dù được thông báo là công khai, gia đình và đại diện ngoại giao đoàn của một số quốc gia dân chủ không được nhà chức trách Việt Nam cho phép vào dự phiên tòa. Điều này xảy ra ở hầu hết các vụ án liên quan đến an ninh, chính trị ở Việt Nam.

Điều Kiện Giam Giữ Khắc Ngiệt

Điều kiện giam giữ đối với những người bị bắt vì liên quan tới yếu tố chính trị là vô cùng khắc nghiệt. Trong suốt thời gian điều tra, những người này bị biệt giam, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Chỉ sau khi có kết luận điều tra, họ mới được gặp Luật sư trước ngày ra tòa.

Bà Lê Thanh Lâm, vợ của ông Bùi Tuấn Lâm, người vừa bị bắt và đang trong quá trình điều tra, nói với RFA rằng trong ba tháng qua, kể từ khi ông Lâm bị bắt, bà không hề có bất kỳ một thông tin gì về chồng của mình.
“Người ta đưa ra quy định Anh Lâm là án an ninh quốc gia cho nên người ta không cho thăm gặp. Trại giam thì vẫn cho thăm mỗi tháng một lần nhưng tôi chỉ được gửi thực phẩm và tiền lưu ký thôi. Tôi gửi phiếu vô rồi ký gửi, còn chuyện anh ấy ở trong đó có nhận được hay không thì mình cũng không biết được”.

Chính quyền còn thực hiện nhiều chính sách gây khó khăn, đàn áp đối với những tù nhân chính trị đang chịu án. Ví dụ như chuyển đi các trại ở xa nơi cư trú, chỉ có người thân mới được thăm nuôi, hay thậm chí là đánh đập, tra tấn, biệt giam, cùm chân….

Hồi tháng 9/2022, ông Trịnh Bá Tư, một nhà hoạt động vì quyền đất đai đang chịu án tám năm tù tại trại giam số 6 - Nghệ An bị kỷ luật bằng hình thức biệt giam và cùm châm trong 10 ngày vì ông Tư đã viết đơn tố cáo cán bộ trại giam. Ông Tư đã tuyệt thực 14 ngày để phản đối sự ngược đãi này.

Ngày 21/9, hơn 30 Luật sư đang hành nghề trong nước ký vào đơn kiến nghị chính quyền bãi bỏ biện pháp cùm chân trong giam giữ tù nhân, coi đây là hình thức đối xử vô nhân đạo và không phù hợp với xã hội văn minh.

Ngoài ra, những người tù nhân chính trị hầu như không được chữa trị y tế kịp thời. Ông Nguyễn Tường Thụy, một nhà báo 72 tuổi bị kết án 11 năm tù vào năm 2020 vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” được cho là trong tình trạng sức khỏe yếu nhưng bị quản lý trại giam từ chối chữa trị. Tương tự, Lê Hữu Minh Tuấn, một thành viên của Hội Nhà báo Độc lập bị kết án với cùng tội danh, được gia đình thông báo là sức khỏe rất yếu. Hồi tháng 5, em gái Tuấn nói anh mình bị lãng tai và suy dinh dưỡng. Một nhà hoạt động khác là Trần Bang, người đã bị giam giữ từ tháng 3 để chờ xét xử, đã bị từ chối cho khám chữa bệnh dù ông Bang nghi ngờ mình có một khối u lớn.


(Hình: Nhà báo độc lập Đỗ Công Đương chết trong trại giam.)

Trong năm qua, có hai trường hợp chết trong trại giam do bệnh lâu năm mà không được đưa đi điều trị.

Tù nhân lương tâm Đỗ Công Đương, 58 tuổi, chết ngày 2/8/2022 trong khi đang thi hành án tại Trại giam số 6 - Nghệ An. Gia đình đã nhiều lần làm đơn xin được đưa ông Đương đi chữa bệnh nhưng đều bị từ chối. Phía trại giam cũng không cho mang thi thể ông Đương về nhà an táng.
Tù nhân tôn giáo Phan Văn Thu, người phải thụ án tù chung thân tại Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), mất ngày 20/11 sau một thời gian bệnh nặng mà không được chữa trị đầy đủ và kịp thời.

Tự Do Đi Lại, Xuất Cảnh

Hồi tháng 2/2022, Tổ chức Theo dõi nhân quyền ra mắt báo cáo về tình trạng Chính quyền hạn chế quyền Tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam trong hơn chục năm qua. Báo cáo này có tên gọi “Nhốt chúng tôi ở trong nhà”.

Báo cáo chỉ ra các một loạt các biện pháp mà nhà cầm quyền Việt Nam hay sử dụng để nhốt các nhà hoạt động tại nhà, bao gồm cử các nhân viên an ninh mặc thường phục đóng chốt ngoài tư gia, khóa trái cửa bên ngoài và đổ keo vào ổ khóa, lập chốt chặn hay rào chắn để ngăn cản người bên trong không ra ngoài được và những người bên ngoài không vào được, huy động côn đồ địa phương đe dọa….

HRW cho rằng các hành vi vi phạm quyền tự do đi lại như vậy thường bị bỏ qua trong các hồ sơ nhân quyền thông thường, mà theo thông lệ, các báo cáo luôn tập trung vào các vấn đề nghiêm trọng hơn như việc kết án và bỏ tù nhiều năm các nhà bất đồng chính kiến, các vi phạm quyền đất đai hay quyền của người lao động….

Một người muốn giấu danh tính ở Hà Nội, từng nhiều lần đi biểu tình chống Trung Quốc những năm trước nói với RFA rằng trong những dịp đặc biệt như kỷ niệm trận chiến Gạc Ma hay Chiến tranh biên giới phía Bắc…, bà vẫn bị an ninh thường phục canh trước cửa nhà.
“Mấy dịp hồi đầu năm thì vẫn bị canh, nhưng mà về cuối năm thì không thấy nữa. Mấy năm nay Chính quyền đàn áp mạnh nên tôi cũng không đi đâu. Có lẽ vì vậy nên ít bị canh lại”.

Hôm mùng 5/3, công an Hà Nội đã tổ chức giam lỏng nhiều người dân nhằm ngăn chặn họ tham dự một buổi hội chợ gây quỹ tại Tòa Ðại sứ Ukraine.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, trong năm qua, có ít nhất ba trường hợp bị cấm xuất cảnh với lý do “an ninh”.

Vợ của Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, bà Bùi Thị Kim Phượng, bị cấm xuất cảnh vào ngày 27/6 khi đang trên đường đến Mỹ tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo ở Mỹ.


(Ảnh: Luật sư Võ An Đôn và gia đình bị cấm xuất cảnh khi đang trên đường đến Mỹ tị nạn.)

Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hôm 27/9 không cho Luật sư Võ An Đôn cùng gia đình rời khỏi Việt Nam để sang Mỹ tị nạn vì “lý do an ninh”.

Ngày 24/10, an ninh cửa khẩu phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất đã dừng xuất cảnh linh mục Trương Hoàng Vũ, người phụ trách chương trình Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Linh mục Trương Hoàng Vũ bị an ninh giữ lại “vì lý do trật tự, an toàn xã hội quy định tại Điều 36 của Luật Xuất-nhập cảnh 2019.

Vận Động Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Ông Hoàng Tứ Duy cho biết, Việt Nam rất coi trọng hình ảnh của mình trong mắt quốc tế, bằng chứng là Việt Nam đã tự ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đây sẽ là cơ hội rất tốt để các tổ chức vận động nhân quyền cho Việt Nam và yêu cầu Chính phủ Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị đang còn bị cầm tù.
“Có anh Hồ Đức Hòa đã ở trong tù một thời gian rất dài đã được trả tự do sớm vì được sự vận động của quốc tế và cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.

Chị Trần Thị Thúy, người đấu tranh cho dân oan, cũng được rời Việt Nam. Đáng lẽ hai vị này phải được thả ở Việt Nam nhưng mà thà là họ có thể sống ở một đất nước tự do còn hơn là bị tù đày. Tôi nghĩ đó là hai kết quả mà chúng ta có thể hài lòng cho sự vận động chung của người Việt”.

Ông Hồ Đức Hòa, vào năm 2013 bị Tòa án tỉnh Nghệ An tuyên phạt mức án 13 năm tù giam và đang thụ án đến năm thứ 11. Bà Trần Thị Thúy, từng phải thụ án 8 năm tù và mãn án hồi năm 2018. Cả hai cùng bị kết án với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và cùng đến Mỹ tị nạn vào tháng 5/2022.


Bài Vở Nhận Định Thời Cuộc

Chiến Tranh Ukraine: Mỹ Cảnh Báo “Quan Hệ Đối Tác Quân Sự Diện Rộng” Giữa Nga và Iran

(Minh Anh)*

Hôm 9/12/2022, Tòa Bạch Ốc đưa ra một lời báo động nghiêm trọng, theo đó, Nga và Iran đã mở rộng quan hệ thành “đối tác quân sự toàn diện”. Mạc Tư Khoa lập tức phản bác và tố cáo Mỹ cùng các đồng minh tiến hành “cuộc chiến ủy nhiệm”.

Theo thông tấn xã AFP, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, John Kirby, dẫn các nguồn tin tình báo cho biết, Mạc Tư Khoa và Tehran đang nhắm đến kế hoạch cùng sản xuất các loại “drone tự sát” tại Nga, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Ông John Kirby còn nhắc lại, Iran còn dự định bán “hàng trăm” phi đạn-đạn đạo cho Nga. Thông tin này đã được Mỹ công bố trước đấy.

Cũng theo Tòa Bạch Ốc, phía Nga, đổi lại, sẵn sàng cung cấp cho Iran nhiều loại trang thiết bị “tinh vi”, trực thăng, hệ thống phòng không và tiêm kích. Ông John Kirby cho biết thêm là nhiều phi công Iran đã bắt đầu các khóa tập huấn tại Nga trên các chiếc SU-35, loại chiến đấu cơ mà quân đội Tehran rất có thể sẽ nhận được trong năm tới. Điều này sẽ “làm gia tăng đáng kể năng lực Không quân của Iran”.

Tòa Bạch Ốc đánh giá, Nga đang “cung cấp một nguồn hậu thuẫn quân sự và kỹ thuật ở một cấp độ chưa từng có” cho Iran, “biến mối quan hệ giữa hai nước lên thành đối tác quốc phòng chặt chẽ và toàn diện”. Và tiến triển này là “có hại” cho Ukraine, các nước lân cận của Iran và “cộng đồng quốc tế”.

Phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Mỹ kêu gọi “Iran nên thay đổi quỹ đạo” liên quan đến kế hoạch bán phi đạn cũng như là dự định cùng sản xuất drone tại Nga, đồng thời, cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “sử dụng mọi phương tiện có sẵn để vạch trần và cản trở những hoạt động này”.

Nga Phủ Nhận và Tố Cáo Mỹ Tiến Hành Chiến Tranh “Ủy Nhiệm”

Phía Nga, trong cuộc họp tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chiều hôm 9/12, một lần nữa đã bác thông tin nhận vũ khí của Iran. Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Vassili Nebenzia, khẳng định “tổ hợp công nghiệp – quân sự Nga hoạt động tốt và chẳng cần sự trợ giúp của ai”.

Ngược lại, khi cho rằng “công nghiệp quân sự Ukraine là không tồn tại”, ông tố cáo Hoa Kỳ và các đồng minh tiến hành “cuộc chiến ủy nhiệm” khi cung cấp vũ khí cho Kyiv dẫn đến rủi ro những loại vũ khí này rơi vào tay “quân khủng bố” trên những địa bàn khác.

Đại sứ Nga, bên yêu cầu mở cuộc họp, đã khẳng định rằng “tình trạng nay hiện nằm ngoài kiểm soát, đến mức các loại vũ khí dành cho Ukraine giờ xuất hiện trên thị trường chợ đen không những tại Âu Châu mà cả ở vùng Trung Đông và Phi Châu”.

Trong số các biện pháp cấm vận chống Nga, Bộ Ngoại giao Mỹ còn nêu rõ đặc biệt trừng phạt 3 chủ thể Nga chuyên trách việc mua drone, vận chuyển và đào tạo Nga sử dụng drone nhất là tại Ukraine “trong các cuộc tấn công quy mô lớn nhắm vào các cơ sở hạ tầng dân sự”. Cụ thể, đó là các lực lượng hàng không-không gian Nga (VKS), đơn vị 924 Trung tâm Hàng không Không người lái và Bộ Chỉ huy Vận tải Quân sự (VTA), theo thông cáo từ Tòa Bạch Ốc.

John Kirby cho biết thêm là Hoa Kỳ xem xét “nhiều biện pháp kiểm soát xuất cảng khác” nhằm “ngăn cản Iran tiếp cận các kỹ thuật nhạy cảm”.

Ukraine Nhận Thêm Viện Trợ Mỹ Giữa Lúc Quan Hệ Nga-Iran Khiến Phương Tây Quan Ngại


(Hình: Phát ngôn viên an ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc John Kirby.)

Ngày 9/12/2022, Hoa Kỳ công bố viện trợ quân sự mới cho Ukraine và thề quyết sẽ cắt đứt quan hệ của Nga với Iran, mà một đặc sứ Anh cho biết có liên quan đến việc Mạc Tư Khoa tìm kiếm hàng trăm phi đạn-đạn đạo từ Iran và đổi lại Iran được đề nghị hỗ trợ quân sự chưa từng có.

Tehran và Mạc Tư Khoa bác cáo buộc của phương Tây rằng Nga đang sử dụng máy bay không người lái của Iran để tấn công các mục tiêu ở Ukraine, nơi các viên chức đã cảnh báo hôm 9/12 về tình trạng thiếu điện kéo dài trong mùa Đông sau các cuộc tấn công liên tục của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Hai viên chức cấp cao của Iran và hai nhà ngoại giao Iran nói với thông tấn xã Reuters vào tháng 10 rằng Iran đã hứa cung cấp cho Nga phi đạn đất đối đất cũng như nhiều máy bay không người lái hơn.

Phát ngôn viên an ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc John Kirby nói với các phóng viên rằng Hoa Thịnh Ðốn rất lo ngại về “mối quan hệ đối tác quốc phòng ngày càng sâu rộng” giữa Iran và Nga, và sẽ tìm cách phá vỡ mối quan hệ đó, bao gồm cả vấn đề máy bay không người lái.

Ông cho biết Hoa Thịnh Ðốn đang gửi gói viện trợ trị giá 275 triệu Mỹ kim cho Ukraine để tăng cường khả năng phòng không và đánh bại máy bay không người lái.

Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc Barbara Woodward tố cáo Iran đã gửi hàng trăm máy bay không người lái mà Nga dùng ở Ukraine.

Bà nói với các phóng viên: “Nga hiện đang cố gắng thu được nhiều vũ khí hơn, bao gồm hàng trăm phi đạn-đạn đạo”. “Đổi lại, Nga sẽ cung cấp cho Iran mức hỗ trợ quân sự và kỹ thuật chưa từng có”.

Các phái bộ của Iran và Nga tại Liên Hiệp Quốc đã không trả lời ngay các yêu cầu bình luận.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó nói Mạc Tư Khoa có thể sẽ đạt được một thỏa thuận về Ukraine vào một ngày nào đó nhưng việc Nga gần như mất hoàn toàn tin tưởng vào phương Tây sẽ khiến một thỏa thuận cuối cùng khó đạt được hơn nhiều, nhưng ông không nêu chi tiết.

Nga đã đàn áp những người bất đồng chính kiến kể từ khi xâm chiếm Ukraine vào tháng Hai năm nay, và một tòa án ở Mạc Tư Khoa hôm 9/12 đã kết án chính trị gia đối lập Ilya Yashin 8 năm rưỡi tù giam với tội danh truyền bá “thông tin sai lệch” về quân đội.
Ông Yashin đã thảo luận trong một video trên YouTube bằng chứng do các nhà báo phương Tây phát giác về tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine. Mạc Tư Khoa phủ nhận phạm tội ác chiến tranh. Trong một bài đăng trên kênh Telegram của mình, ông Yashin kêu gọi những người ủng hộ tiếp tục phản đối chiến tranh.

Thống đốc khu vực Donetsk, Pavlo Kyrylenko, cho biết hôm 9/12 rằng giao tranh ác liệt gần đây diễn ra gần các thị trấn phía Đông Bakhmut và Avdiivka, đồng thời cho biết thêm rằng 5 thường dân đã thiệt mạng và 2 người bị thương ở các khu vực do Ukraine kiểm soát ở Donetsk.

Ông nói: “Toàn bộ chiến tuyến đang bị pháo kích”.

Trong một bài phát biểu vào buổi tối, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy nói tình hình ở mặt trận Donbas vẫn rất khó khăn, nhưng các lực lượng của Kyiv đang đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga và gây ra tổn thất đáng kể.

Không thể kiểm chứng các báo cáo chiến trường.

Vấn Đề Lòng Tin

Ông Putin trước đó đã lặp lại cáo buộc rằng phương Tây đang “khai thác” Ukraine và sử dụng người dân của họ như “bia đỡ đạn” trong cuộc xung đột với Nga, đồng thời cho rằng mong muốn duy trì sự thống trị toàn cầu của phương Tây đang gia tăng rủi ro
“Họ cố tình nhân rộng sự hỗn loạn và làm trầm trọng thêm tình hình quốc tế”, ông Putin nói trong một thông điệp video tới hội nghị thượng đỉnh của các Bộ trưởng Quốc phòng từ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và một nhóm các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Sau đó, ông đặc biệt chỉ trích Pháp và Đức, hai nước vào năm 2014 và 2015 đã làm trung gian cho các thỏa thuận ngừng bắn giữa Kyiv và lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền Đông Ukraine. Ông Putin nói Đức và Pháp đã phản bội Mạc Tư Khoa bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine
“Câu hỏi về lòng tin đặt ra. Và niềm tin tất nhiên gần như bằng không.... Tuy nhiên, trong phân tích cuối cùng, chúng ta phải đi đến các thỏa thuận. Tôi đã nói nhiều lần rằng chúng ta sẵn sàng cho những thỏa thuận này”, ông Putin nói.

Ông Putin, phát biểu tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan, cũng cho biết Nga - nước xuất cảng năng lượng lớn nhất thế giới - có thể cắt giảm sản lượng dầu mỏ và sẽ từ chối bán dầu cho bất kỳ quốc gia nào áp đặt mức giá trần “ngu ngốc” của phương Tây đối với dầu mỏ của Nga.

Nhóm Bảy cường quốc, Liên Hiệp Âu Châu và Úc Ðại Lợi tuần trước đã đồng ý mức trần 60 Mỹ kim/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga.


Ukraine: Cảng Odesa Không Hoạt Động Sau Vụ Tấn Công Bằng Drone của Nga Vào Cơ Sở Năng Lượng


(Hình: Quang cảnh tại hải cảng ở Odesa của Ukraine sau khi bắt đầu lại hoạt động xuất cảng ngũ cốc, ngày 19 tháng 8 năm 2022.)

Cảng Odesa của Ukraine đã không hoạt động vào Chủ Nhật (11/12/2022), sau cuộc tấn công mới nhất của Nga vào hệ thống năng lượng của khu vực, Bộ trưởng Nông nghiệp Mykola Solsky cho biết như vậy, nhưng nói thêm rằng các doanh nghiệp ngũ cốc dự kiến sẽ không đình chỉ xuất cảng.

Ông nói rằng hai cảng khác là Chornomorsk và Pivdennyi, vốn được phép xuất cảng ngũ cốc từ Ukraine theo thỏa thuận giữa Nga và Ukraine, vẫn đang hoạt động một phần.
“Cảng Chornomorsk hiện đang hoạt động với khoảng 80% công suất”, ông Solsky nói với thông tấn xã Reuters trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một bài phát biểu qua video vào cuối ngày thứ Bảy rằng hơn 1,5 triệu người ở khu vực phía Nam Odesa bị mất điện sau khi các cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Nga tấn công hai cơ sở năng lượng.

Ông Solsky nói rằng cảng Odesa hiện không hoạt động vì máy phát điện vẫn chưa được bật.
Ông cho biết các doanh nhân ngũ cốc tiếp tục vận chuyển ngũ cốc qua hai cảng khác.

Ông Solsky nói: “Có các vấn đề, nhưng không doanh nhân nào nói về việc đình chỉ vận chuyển. Các cảng sử dụng các nguồn năng lượng thay thế”.
Kể từ tháng 10, Mạc Tư Khoa đã nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine bằng các đợt tấn công lớn bằng phi đạn và máy bay không người lái.

Chính quyền khu vực Odesa cho biết rằng điện cho người dân thành phố sẽ được khôi phục “trong những ngày tới”, trong khi việc khôi phục hoàn toàn mạng lưới có thể mất từ 2 đến 3 tháng.

Ukraine là một trong những nước sản xuất và xuất cảng ngô và lúa mì lớn nhất thế giới nhưng xuất cảng của nước này đã giảm đáng kể do cuộc xâm lược của Nga.


Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ và Nga Điện Đàm Về Hành Lang Xuất Cảng Ngũ Cốc và Trung Tâm Khí Đốt


(Hình: Tổng thống Tayyip Erdogan.)

Hôm Chủ Nhật (11/12/2022), Tổng thống Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ và Vladimir Putin của Nga đã thảo luận về việc cung cấp ngũ cốc và một trung tâm khí đốt khu vực tiềm năng ở Thổ Nhĩ Kỳ, cả hai nước cho biết.

Theo thông tấn xã Reuters, mối quan hệ với thành viên Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) và Thổ Nhĩ Kỳ rất quan trọng đối với Nga vào thời điểm phương Tây áp đặt đối với nước này các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Ankara đã không tham gia.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ động thái sáp nhập 4 khu vực của Ukraine của Nga, coi đó là “sự vi phạm nghiêm trọng” luật pháp quốc tế.
Ankara đã đóng vai trò trung gian hòa giải với Liên Hiệp Quốc về một thỏa thuận bảo đảm xuất cảng ngũ cốc từ cả Ukraine và Nga, hai trong số các nước sản xuất lớn nhất thế giới.
“Tổng thống Erdogan bày tỏ mong muốn chân thành về việc chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine sớm nhất có thể”, văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hôm Chủ Nhật.

Trong cuộc điện đàm, ông Erdogan cho biết Ankara và Mạc Tư Khoa có thể bắt đầu hợp tác xuất cảng thực phẩm và hàng hóa khác qua hành lang ngũ cốc ở Biển Đen, văn phòng của ông Erdogan cho biết.

Nga kêu gọi Liên Hiệp Quốc hối thức phương Tây dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt để bảo đảm Mạc Tư Khoa có thể tự do xuất cảng phân bón và các sản phẩm nông nghiệp - một phần của thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen mà Mạc Tư Khoa cho rằng đã không được khai triển.
“Thỏa thuận có tính chất phức tạp, đòi hỏi phải loại bỏ các trở ngại đối với các nguồn cung cấp có liên quan từ Nga để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia cần thiết nhất”, Ðiện Cẩm Linh cho biết trong một tuyên bố.

Ðiện Cẩm Linh cho biết hai bên cũng đã thảo luận về sáng kiến thành lập một cơ sở ở Thổ Nhĩ Kỳ để xuất cảng khí đốt tự nhiên của Nga.

Ông Putin hồi tháng Mười đã đề xuất ý tưởng này để chuyển hướng nguồn cung từ các đường ống Nord Stream của Nga sang Âu Châu, vốn đã bị hư hại trong các vụ nổ vào tháng 9. Ông Erdogan đã ủng hộ khái niệm này.
“Tầm quan trọng đặc biệt của các dự án năng lượng chung, chủ yếu trong ngành công nghiệp khí đốt, đã được nhấn mạnh”, Ðiện Cẩm Linh cho biết.


Putin Dọa Cắt Sản Lượng Dầu Vì Phương Tây Áp Đặt Giá Trần


(Hình: Tổng thống Vladimir Putin tham dự Hội đồng Kinh tế Tối cao Lục địa Á-Âu tại Bishkek, Kyrgyzstan, ngày 9/12/2022.)

Nga, quốc gia xuất cảng năng lượng lớn nhất thế giới, có thể cắt giảm sản lượng dầu và sẽ từ chối bán dầu cho bất kỳ quốc gia nào áp đặt mức giá trần “ngu ngốc” của phương Tây đối với dầu của Nga, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố ngày 9/12/2022.

Nhóm Bảy cường quốc, Liên Hiệp Âu Châu (EU) và Úc Ðại Lợi tuần trước đã đồng ý mức giá trần 60 Mỹ kim/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga sau khi các thành viên EU vượt qua sự kháng cự từ Ba Lan.
“Về phản ứng của chúng tôi, tôi đã nói rằng chúng tôi đơn giản là sẽ không bán cho những quốc gia đưa ra quyết định như vậy”, ông Putin nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo ở thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan.
“Chúng tôi sẽ tính tới, có thể, thậm chí là khả năng, nếu cần... giảm sản xuất”.

Putin, người cai trị quốc gia xuất cảng dầu lớn thứ hai thế giới sau Ả Rập Saudi và là nước xuất cảng khí đốt lớn nhất, cho biết Nga đã có thỏa thuận sản xuất với các thành viên khác trong câu lạc bộ các nhà sản xuất dầu OPEC +, vì vậy một bước quyết liệt như thế hiện chỉ là khả năng.
“Chúng tôi đang suy nghĩ về điều này, vẫn chưa có giải pháp nào. Và các bước cụ thể sẽ được vạch ra trong Sắc lệnh của Tổng thống Nga sẽ được công bố trong vài ngày tới”, ông Putin nói.

Bán dầu và khí đốt cho Âu Châu là một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ chính của Nga kể từ khi các nhà địa chất Liên Xô tìm thấy dầu và khí đốt ở vùng đầm lầy Siberia trong những thập kỷ sau Ðệ nhị Thế chiến.

Ông Putin bác nỗ lực của phương Tây nhằm siết chặt tài chánh Nga, nói rằng mức giá trần 60 Mỹ kim tương ứng với giá mà Nga đang bán dầu.
“Tất cả chỉ gói gọn trong con số này”, ông nói. “Vì vậy, đừng lo lắng về ngân sách”.

Người đứng đầu Ðiện Cẩm Linh cảnh báo rằng những nỗ lực của phương Tây nhằm áp đặt giá trần sẽ dẫn đến sự sụp đổ toàn cầu của ngành dầu mỏ và sau đó là sự gia tăng thảm khốc về giá.
“Điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chính ngành công nghiệp, bởi vì người tiêu dùng sẽ luôn đòi giá thấp hơn. Ngành công nghiệp vốn đã được đầu tư, tài trợ dưới mức và nếu chúng ta chỉ lắng nghe người tiêu dùng, thì khoản đầu tư này sẽ bị giảm về zero”, ông Putin nói.

“Tất cả những điều này ở một giai đoạn nào đó sẽ dẫn đến một đợt tăng giá thảm khốc và dẫn đến sự sụp đổ của ngành năng lượng toàn cầu. Đây là một đề nghị ngu ngốc, thiếu cân nhắc thấu đáo và thiếu suy nghĩ”.


Tổng Thống Hoa Kỳ Cấp Thêm 275 Triệu Mỹ Kim Viện Trợ Quân Sự Cho Ukraine


(Hình: Hệ thống HIMARS được đưa lên một máy bay vận tải C-17 Globemaster III, ngày 27/1/2022, tại Trạm Không quân Thủy quân Lục chiến Camp Pendleton.)

Ngày thứ Sáu (9/12/2022), Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho phép cấp khoản viện trợ quân sự mới trị giá 275 triệu Mỹ kim cho Ukraine nhằm cung cấp các năng lực mới để đánh bại máy bay không người lái (drones) và củng cố hệ thống phòng không, theo một thông tri do Tòa Bạch Ốc công bố.

Gói viện trợ này cũng bao gồm các phi đạn cho giàn phóng của Hệ thống Phi đạn Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) do hãng Lockheed Martin sản xuất, 80.000 viên đạn pháo 155mm, xe quân sự Humvee và khoảng 150 máy phát điện, theo thông tri này.

Đây là lần thứ 27 ông Biden sử dụng Thẩm quyền Giải ngân của Tổng thống cho Ukraine, cho phép Hoa Kỳ chuyển các vật phẩm và dịch vụ quốc phòng từ các kho dự trữ một cách nhanh chóng mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội trong trường hợp khẩn cấp.

Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc rằng các trang thiết bị “đang trên đường tới” Ukraine.

Nhưng có rất ít thông tin chi tiết về hai hệ thống, “năng lực phòng không đối phó” và “thiết bị của hệ thống chống máy bay không người lái”, dường như là những năng lực mới của Ukraine.

Hồi tháng 11, một viên chức cấp cao của Ngũ Giác Đài cho biết việc Nga gia tăng các cuộc oanh kích bằng phi đạn ở Ukraine một phần nhắm mục tiêu làm kiệt quệ nguồn cung ứng của hệ thống phòng không của Kyiv và giành thế thống trị trên bầu trời nước này.

Để chống lại các cuộc tấn công này, Hoa Kỳ đã gửi các hệ thống phòng không NASAMS tinh vi đến Ukraine. Các hệ thống này đã được sử dụng trong mấy tuần qua.

Hoa Thịnh Ðốn trước đó thông báo họ đang gửi 4 hệ thống phòng không tầm ngắn Avenger sử dụng phi đạn Stinger do Raytheon Technologies sản xuất và phi đạn đánh chặn HAWK.

Các đồng minh của Hoa Kỳ vẫn đang gửi các hệ thống phòng không đến Ukraine.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2, mà Mạc Tư Khoa gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, Hoa Kỳ đã gửi viện trợ an ninh trị giá khoảng 19,3 tỉ Mỹ kim cho Kyiv.


Mỹ Áp Lệnh Trừng Phạt Nhắm Vào Trung Quốc và Nga


(Hình: Ông Brian Nelson, Thứ trưởng Bộ Ngân khố Mỹ phụ trách khâu chống khủng bố và tình báo tài chánh đến thăm Nam Hàn.)

Hoa Kỳ ngày 9/12/2022 áp đặt các chế tài đối với hàng chục cá nhân và thực thể bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, bao gồm Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga, các viên chức Iran và công dân Trung Quốc.

Bộ Ngân khố Hoa Kỳ cho biết đã áp đặt các chế tài đối với Li Zhenyu và Zhuo Xinrong, cả hai đều mang quốc tịch Trung Quốc và 10 thực thể có liên quan đến hai người này, bao gồm công ty Hàng hải Pingtan (PME) được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq, về những gì Hoa Thịnh Ðốn cho là vi phạm nhân quyền gắn liền với việc đánh bắt trái phép của Trung Quốc.

Việc đưa PME vào danh sách trừng phạt đánh dấu lần đầu tiên Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một thực thể được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq.

PME và một công ty khác nằm trong số bị chế tài là Công ty Đánh cá Đại dương Đại Liên cũng như tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Mỹ không hồi đáp yêu cầu bình luận.

Mỹ cũng nhắm mục tiêu vào 157 tàu đánh cá treo cờ Trung Quốc có liên quan đến các công ty bị chế tài.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào tháng 6 đã ký một bản ghi nhớ về an ninh quốc gia để chống đánh bắt cá bất hợp pháp, một phần trong nỗ lực đã cam kết giúp các quốc gia chống lại vi phạm bị tố giác của các đội tàu đánh cá, bao gồm cả của Trung Quốc.

Các quốc gia trên thế giới phản đối các hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc, cho rằng tàu Trung Quốc thường vi phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của họ và gây ra thiệt hại về môi trường cũng như thiệt hại kinh tế.

Trung Quốc khẳng định mình là một quốc gia đánh cá có trách nhiệm, đã và đang hợp tác với quốc tế để trấn áp việc đánh bắt bất hợp pháp và quả quyết rằng họ đánh bắt trong các vùng đặc quyền kinh tế có liên quan theo các thỏa thuận song phương.
Ông Brian Nelson, Thứ trưởng Bộ Ngân khố phụ trách khâu chống khủng bố và tình báo tài chánh, nói: “Những chỉ định này cho thấy chúng tôi xem xét vấn đề đánh bắt cá bất hợp pháp nghiêm túc như thế nào và chứng tỏ cam kết của chúng tôi trong việc truy tố những thủ phạm vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.

Vi Phạm Nhân Quyền, Tham Nhũng

Trong một hành động khác, Bộ Ngân khố cũng chỉ định 40 cá nhân và tổ chức có liên quan đến cáo giác vi phạm nhân quyền hoặc tham nhũng ở 9 quốc gia, bao gồm Nga, Trung Quốc, và Iran.
Hoa Thịnh Ðốn đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ủy ban Bầu cử Trung ương của Nga, cáo buộc cơ quan này giúp giám sát và theo dõi điều mà Hoa Kỳ gọi là “các cuộc trưng cầu dân ý giả tạo” được tổ chức tại các khu vực do Nga kiểm soát ở Ukraine, cũng như 15 thành viên của cơ quan này.

Bộ Ngân khố Mỹ cũng đã có hành động chống lại 4 người mà họ cáo buộc có liên quan trực tiếp đến các hoạt động thanh lọc của Nga. Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ định 2 công dân Nga về cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với thường dân Ukraine.
Nga bị tố cáo vi phạm nhiều tội ác chiến tranh kể từ khi xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm nay, bao gồm cả việc vận hành một hệ thống gọi là trại thanh lọc để đưa người Ukraine ở các khu vực chiếm đóng vào Nga.

Nga bác mọi cáo buộc và tố giác Ukraine và những người ủng hộ họ ở phương Tây về một chiến dịch bôi nhọ.

Bộ Ngân khố Mỹ cũng trừng phạt 2 viên chức Trung Quốc mà họ cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở khu vực Tây Tạng của Trung Quốc: Wu Yingjie, Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng từ năm 2016 đến 2021, và Zhang Hongbo, một viên chức công an cấp cao trong khu vực.
Chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc thực hiện các chính sách khắc nghiệt nhằm dập tắt bất đồng sắc tộc và kiểm soát các hoạt động tôn giáo ở Tây Tạng - những cáo buộc mà Trung Quốc phủ nhận.

Lệnh chế tài của Mỹ ngày 9/12 cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các viên chức Iran về việc đàn áp người biểu tình, Tổng cục Biên phòng Bộ An ninh Nhà nước Bắc Hàn và Alpha Conde, cựu Tổng thống Guinea, cũng như các cá nhân và tổ chức khác ở El Salvador, Phi Luật Tân, Mali và Guatemala.

Các tòa Ðại sứ của Trung Quốc và Nga tại Hoa Thịnh Ðốn và phái đoàn của Iran tại Liên Hiệp Quốc ở New York không hồi đáp yêu cầu bình luận về lệnh chế tài của Mỹ.

Động thái ngày 9/12 đóng băng bất kỳ tài sản nào ở Hoa Kỳ của những người được chỉ định và nói chung cấm người Mỹ giao dịch với họ.


Ảo Tưởng Quyền Lực, Vladimir Putin và Tập Cận Bình Đều Rơi Vào Ngõ Cụt

(Thụy My)

Khi vừa lên cầm quyền, Vladimir Putin gặp may: Giá dầu tăng vọt, những cải cách trước đó có tác động tốt, phương Tây lo chống khủng bố. Nhưng Tổng thống Nga tự cho những thành công là của mình, ảo tưởng khi xâm lăng Ukraine là do cấp dưới không ai nói ra sự thực. Tập Cận Bình cũng bị tách rời khỏi thực tế, không cảm nhận được sự phẫn nộ của người dân trước zero Covid. Giả thiết Trung Quốc trở thành siêu cường số 1 thế giới được cho là khó thành sự thực.

Ngoài Courrier International đặt ra vấn đề “Có nên hợp pháp hóa cocain?”, các tuần báo Pháp kỳ này dành trang bìa cho những nhân vật rất khác nhau. L’Obs đưa lên trang nhất giải Nobel Văn chương 2022 Annie Ernaux với dòng tựa “Viết văn và cuộc sống”. Ảnh bìa Le Point được dành cho “Kẻ lừa đảo thế kỷ”: chủ nhân trẻ tuổi của FTX đã làm 10 tỉ Mỹ kim biến thành mây khói. L’Express đăng ảnh ông chủ Ðiện Cẩm Linh, chạy tựa “Bóp méo thông tin, săng-ta, bạo lực: Putin, kẻ thao túng”.

Putin, Chiến Lược Gia Hay Kẻ Thao Túng Một Phương Tây Nhu Nhược?

L’Express nhấn mạnh đến “Thất bại đã được lập trình của một kẻ lũng đoạn”. Cho đến gần đây, nhiều người ở phương Tây vẫn coi Vladimir Putin là một “chiến lược gia”, nhưng theo tuần báo Pháp, những thành công của ông ta là nhờ sự nhu nhược, đồng lõa và ù lì của những nhà lãnh đạo phương Tây. Ngay từ khi Tổng thống Nga lao vào cuộc phiêu lưu ở Ukraine và đụng phải một đối thủ kiên cường, người ta có thể đánh giá được sự điều hành tồi tệ của Putin. Vấn đề là tìm hiểu các nguyên nhân.

Khi Vladimir Putin lên nắm quyền năm 2000, những người ủng hộ Ðiện Cẩm Linh cố thuyết phục phương Tây rằng quá khứ KGB không đáng lo mà là ưu điểm, vì thực dụng hơn các viên chức bàn giấy xô-viết. Nhưng thực tế, Putin nhìn người qua lăng kính một nhân viên tình báo. Ông ta luôn tìm kiếm điểm yếu nơi người đối thoại để có thể thao túng: hối lộ, nịnh nọt, dụ dỗ bằng tình cảm, đe dọa. Cung cách quản trị và mọi hành động ở ngoại quốc đều thấm đẫm “ADN” của KGB, và bao quanh Putin là những người mà lòng trung thành được đặt lên hàng đầu.

Được đào tạo để quản lý những đường dây điệp viên khép kín, Putin không có cái nhìn tổng quan, và như vậy không tư tưởng chiến lược. Ngoại giao cũng vậy, chỉ là nối dài “quyền lực theo chiều thẳng đứng”, qua việc lôi kéo các yếu nhân ngoại quốc và phát triển mạng lưới tình báo ở nước bị nhắm đến.

Putin không hành động như nguyên thủ mà như thủ lãnh băng nhóm, mục đích là bố trí người của mình vào tất cả các vị trí quan trọng ở Nga cũng như ở ngoại quốc. Ông ta bao che cho những ai phục vụ mình, dù bất tài, có những sai lầm hay phạm tội ác. Ngược lại, những ai bị cho là phản bội thì bị trừng trị không thương tiếc để làm gương, dù đó là những cá nhân (Litvinenko) hay các dân tộc (Ukraine). Putin bị ám ảnh bởi những cuộc “cách mạng màu”, vì làm sụp đổ những ê-kíp đã được bố trí từ lâu, biến những nỗ lực trong nhiều năm thành công cốc. “Suy bụng ta ra bụng người”, Putin luôn cho rằng có ai đó giựt dây. Nếu người dân biểu tình trên đường phố Mạc Tư Khoa năm 2011, thì đó là do Hillary Clinton muốn phá rối Ðiện Cẩm Linh.

Ăn May Nhưng Cứ Ngỡ Mình Tài Ba Xuất Chúng

Trong thời gian đầu, Vladimir Putin gặp rất nhiều may mắn: giá dầu khí tăng vọt, được hưởng lợi nhờ tác động từ cải cách của những người tiền nhiệm, phương Tây lo tập trung chống khủng bố Hồi giáo. Nhưng Tổng thống Nga tự cho những thành công là của mình, tin rằng khả năng lũng đoạn là vô giới hạn. Và rồi gậy ông đã đập lưng ông: những phương pháp được lặp đi lặp lại một cách máy móc dần dà trở nên kém hiệu quả, những đệ tử ngoan ngoãn không phải là nhà quản lý giỏi. Ảo tưởng trong cuộc xâm lăng Ukraine là do vây quanh Putin toàn là những kẻ chỉ biết vâng dạ thay vì nói cho ông ta biết sự thực.
Nhưng nhất là với cái nhìn méo mó về con người, Vladimir Putin không thể dự kiến được phản ứng của người Ukraine và phương Tây. Ông ta ngỡ rằng đã trói chặt Âu Châu nhờ dầu khí, đã cài cắm đủ các tay trong ở Ukraine và phương Tây. Nhưng Âu Châu đã bất ngờ tỉnh thức, nhất là Pháp, Đức, Ý Ðại Lợi. Những mạng lưới xây dựng công phu từ hai chục năm qua trở nên vô dụng, vì sự kiêu căng điên rồ của một bạo chúa - tin rằng có thể thống trị lâu dài bất chấp những gì đã gây ra cho nhân loại.

Mục Tiêu Cuộc Chiến Được Nga Thay Đổi Sau Mỗi Thất Bại

Le Figaro số cuối tuần nhận định chiến tranh ở Ukraine là một “Cuộc chiến không mục đích”. Hôm thứ Năm, Vladimir Putin trơ trẽn tự nhận “cuộc chinh phục những vùng đất mới” đã “có kết quả tốt”, hoan nghênh biển Azov trở thành “nội hải” của Nga, nhắc nhở rằng đó là khát vọng của Pie Đại đế. Tuy nhiên “không có chuyện sáp nhập thêm đất mới”, và cần đàm phán để “tìm được một thỏa thuận”. Bị thay đổi liên tục kể từ thất bại đầu tiên, mục tiêu cuộc chiến của Ðiện Cẩm Linh ngày càng mù mờ. Lợi ích chiến lược nào của việc tập trung oanh tạc khủng khiếp Bakhmut?

Ngược lại chiến lược của Kyiv rất rõ ràng. Bộ trưởng Quốc phòng Oleksiy Reznikov khẳng định sẽ giành lại tất cả những lãnh thổ bị chiếm đóng, “kể cả Crimea”. Những vụ oanh kích vào trung tâm nước Nga cũng không vượt qua lằn ranh đỏ, vì Putin khi tự ý sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine, đã làm cho chiến tranh diễn ra “trên đất Nga” rồi. Một đất nước không kiểm soát được biên giới, để cho những quân đội tư nhân đánh giùm, giới trẻ chạy trốn ra ngoại quốc, cảnh sát đe dọa những bà mẹ chiến sĩ…. Đó sẽ là một nước Nga lụn bại sau khi thất trận.

Putin Phải Trả Lời Về Tội Ác ở Ukraine

L’Express đã phỏng vấn hai nhà văn Andrei Kourkov của Ukraine – tác giả “Những con ong xám” và nhà văn Ý Ðại Lợi Guiliano da Empoli - tác giả cuốn sách bán rất chạy “Pháp sư Ðiện Cẩm Linh”, giải thưởng lớn Viện Hàn lâm Pháp. Dù được viết trước khi cuộc xâm lăng xảy ra, tác phẩm của họ giúp hiểu được thực tế Ukraine và tính chất thực sự của chế độ Vladimir Putin. Cả hai cho rằng với Putin là “chiến lược đốt sạch, hỗn loạn và hủy diệt”.

Nhà văn Kourkov cho biết từ thế kỷ 18, Pie Đại đế đã cấm in những văn bản tôn giáo bằng tiếng Ukraine, và đến 1917, các Sa hoàng đã ra trên 40 Sắc lệnh để hạn chế ngôn ngữ Ukraine. Ông cho rằng không thể đàm phán với Putin, vì ông ta không hề có trách nhiệm về lời nói của mình. Mới hôm trước nói rằng không tấn công Ukraine thì hôm sau đã xua quân sang. Và nếu Putin bị thay thế, chế độ hiện nay sẽ sinh ra Putin 2 hay Putin 3,4…. Nhà văn Empoli nhấn mạnh, chế độ Putin chỉ biết có ngôn ngữ của vũ lực và nhắc nhở, trong lịch sử nước Nga những cuộc cách mạng chỉ diễn ra sau khi bại trận năm 1905 và 1917.

Bà Oleksandra Matviitchouk, giải Nobel Hòa bình 2022 khẳng định “Putin là tội phạm chiến tranh đang ngự ở Ðiện Cẩm Linh”. Theo nữ Luật sư nhân quyền, quân Nga tra tấn, hãm hiếp… người dân Ukraine, tiến hành những trò tàn bạo đủ loại; tổ chức phi chính phủ của bà đã thu thập được nhiều bằng chứng. Những tội ác chiến tranh này đều được Putin khuyến khích, và như vậy ông ta cần phải bị xét xử trước tòa án quốc tế.

Muốn Hòa Bình, Âu Châu Cần Chuẩn Bị Chiến Tranh
Về phía Âu Châu, Le Point đặt câu hỏi châu lục này “Có biết rằng đang trong thời chiến hay không?”. Cách đây mười năm, EU nhận giải thưởng Nobel Hòa bình nhờ dự án siết chặt mối quan hệ giữa các Nhà nước thành viên từ 1992 trong khuôn khổ Hiệp ước Maastricht. Nhưng thời điểm bây giờ không còn dành cho hòa bình mà là chiến tranh. Vấn đề nay không phải là dỡ bỏ các đường biên giới, mà là dân tộc chủ nghĩa cứng rắn; không phải xây dựng hệ thống pháp lý mà là tương quan lực lượng thô bạo. Cuộc chiến ở Ukraine bước vào mùa Đông đầu tiên và có thể không phải là cuối cùng. Khác với cuộc xung đột Nam Tư cũ trong thập niên 90 chỉ diễn ra ở vùng Balkan, trật tự hậu chiến trên toàn Âu Châu bị đảo lộn.

Tác giả Luc de Barochez cho rằng Âu Châu bị tấn công mà vẫn không nhận ra. Mạc Tư Khoa đã tung ra cuộc chiến năng lượng. Theo tính toán của The Economist thì giá băng sẽ sát hại khoảng mấy chục ngàn người tại Âu Châu trong mùa Đông này, cao hơn nhiều so với trên chiến địa: Có thể hơn những mùa Đông trước đến 335.000 người. Trước vụ vi phạm hòa bình trầm trọng nhất lại châu lục kể từ 1945, phản ứng cho đến nay chủ yếu là núp sau lưng Hoa Kỳ. Viện trợ quân sự Mỹ cho Ukraine nhiều gấp ba lần toàn bộ các nước Âu Châu (kể cả Anh).

Nếu Âu Châu giàu có không thể đối phó được mối đe dọa trực tiếp về an ninh, thì còn gì là lý do tồn tại? Âu Châu cần một cuộc cách mạng tư duy. Từ khi thành lập Cộng đồng Than & Thép năm 1952, mục tiêu là “thay thế sự đối địch giữa các quốc gia bằng một liên minh các dân tộc trong tự do và đa dạng”. Phượng hoàng có thể sống dậy từ tro tàn, nhưng ngày nay thế giới đã thay đổi. Cả một đất nước đã đứng lên cầm vũ khí đối phó với quân xâm lược Nga. Âu Châu phải rút ra bài học, cần vũ trang để buộc phải tôn trọng các láng giềng, trong bối cảnh tình hình các nơi đang xấu đi; không cứ phải trông cậy vào nước Mỹ. Như người xưa đã nói, muốn hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh.

Kế Hoạch Chống Dịch của Bắc Kinh Là Gì?

Nếu mục đích chiến tranh của Putin không rõ, thì về phía “bạn vàng” của ông là Tập Cận Bình, The Economist cũng thắc mắc: “Kế hoạch chống Covid là gì?”. Lúc này là thời điểm kỳ lạ để giảm nhẹ phong tỏa. Những nước khác như Tân Gia Ba, Đài Loan đã chuẩn bị vắc-xin, thuốc kháng virus, tăng thêm các đơn vị hồi sức tích cực rồi mới giải tỏa dần dần. Còn Trung Quốc dưới áp lực của người biểu tình và tình trạng kinh tế suy sụp, đột ngột bỏ hẳn các biện pháp chính là xét nghiệm, cách ly, phong tỏa. Một chính quyền có trách nhiệm thì đã nhận sai và loan báo những bước cần thiết để thoát dần zero Covid. Nhưng Tập Cận Bình và đảng Cộng sản đã tỏ ra vội vã, dù đã sẵn sàng hay chưa. Mọi dấu hiệu cho thấy là chưa.

Trung Quốc có quá ít giường hồi sức để đối phó với những ổ dịch lớn, không đủ nhân viên y tế, không có quy trình điều trị, và nhất là tỉ lệ người lớn tuổi được chích ngừa quá ít. Các viên chức và truyền thông nhà nước nay ra sức nói rằng biến thể Omicron không nguy hiểm. Trong một quốc gia từ lâu vẫn khuếch đại nỗi sợ con virus, thái độ này vừa thiếu liêm sỉ vừa nguy hại, vì Omicron vẫn giết người nếu không có miễn dịch cộng đồng, mà Hồng Kông đã chứng minh. Điều này gợi lên viễn cảnh đáng ngại là đảng sẽ che giấu số tử vong thực sự do Covid, hoặc đổ lỗi cho địa phương. Những viên chức nhỏ được giao nhiệm vụ bất khả là giảm nhẹ hạn chế đồng thời giải quyết một số lượng lớn ca lây nhiễm. Cũng như chúng ta, họ sẽ tự hỏi: Kế hoạch chống dịch là gì?
“Cách Mạng Giấy Trắng”: Một Thế Hệ Hoạt Động Chính Trị Mới Được Khai Sinh

L’Obs nhận thấy “Một thế hệ chính trị mới đã được khai sinh tại Trung Quốc”. Việc ông Lý Cường (Li Qiang), Bí thư Thượng Hải trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính trị và sẽ là Thủ tướng đã gây bất ngờ. Những người dân gào thét ở cửa sổ vì đói ăn, trẻ em bị tách khỏi cha mẹ…những thảm cảnh khi thành phố 26 triệu dân bị phong tỏa trong thời gian dài khiến người ta nghĩ rằng Lý Cường sẽ mất chức. Nhưng ông ta lại được Tập Cận Bình tưởng thưởng cho sự trung thành. Đối với dân Thượng Hải vốn sung túc, văn minh, đây là một cái tát; thế nên không có gì ngạc nhiên khi biểu tình ở đây cũng mạnh mẽ nhất.

Bài học lớn nhất: Giới lãnh đạo cấp cao nhất bị tách rời khỏi thực tế, không cảm thấy được sự bức bối của giai cấp trung lưu nhất là giới trẻ thành thị. Trong khi đảng Cộng sản có tới 96 triệu đảng viên, các ủy ban khu phố là tai mắt, giám sát kỹ thuật số chặt chẽ chưa từng thấy. Tập Cận Bình, “Chủ tịch của tất cả” - vì đẻ ra nhiều ủy ban do chính ông làm Chủ tịch – cũng là người chịu trách nhiệm vì tất cả những bất cập này. Đảng đã nhượng bộ rất đáng kể về zero Covid, nhưng liệu có thay đổi cách quản trị hay sẽ tiếp tục đàn áp?

Hỏi tức là trả lời, nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch”, hàng loạt người biểu tình đã bị truy bức. Một thế hệ mới nảy sinh từ “Cuộc cách mạng giấy trắng”, sẽ không tiếp tục để bị nhốt vào lồng nếu không có một khế ước xã hội mới. L’Express cho rằng sai lầm của Tập Cận Bình là đã cắt đứt khế ước này. Theo Le Point, “Trung Quốc trong ngõ cụt zero Covid”, Tập Cận Bình tự sập bẫy. Khoe khoang chiến thắng trước con virus và tính “ưu việt” của mô hình Trung Quốc, nhưng thực ra ông đã sáng chế Covid không hồi kết – một ý tưởng chẳng hay ho gì hơn so với sáng kiến đi xâm lăng nước láng giềng của Vladimir Putin.

Trung Quốc, Đại Cường Giá Trị Ảo

Nhìn chung, không chỉ Putin ảo tưởng về sức mạnh. L’Express nghi ngờ “Trung Quốc, một siêu cường được thổi giá quá mức?”. Trên các lãnh vực kinh tế, địa chính trị, dân số hay quân sự, đế quốc tự cho là trung tâm thế giới đã có những dấu hiệu xuống sức. Trong hai thập niên qua, đã có biết bao nhiêu bài viết, trang nhất các báo, những cuốn sách cho rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đại cường số một thế giới trong tương lai, thậm chí đã ngự trị ở vị trí này. Nhưng khẳng định này quá vội vã, không tính đầy đủ các tiêu chí.

Trước hết về kinh tế, tăng trưởng GDP từ 12% sụt xuống còn 3% chỉ trong một thập niên. Nhưng không chỉ do việc quản lý Covid một cách thảm họa hay cuộc chiến tranh do “ông bạn thân” Vladimir Putin khởi động ở Ukraine không thể giải thích hết. Những yếu tố khác là kinh tế quá “nóng”, đầu tư chậm lại, phản ứng của phương Tây trong những lãnh vực chiến lược. Tăng trưởng thấp như thế, mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho 700 triệu người Trung Quốc sẽ không đạt được. Và thế là tính chính danh mà chế độ dựa vào đó để trấn áp, đòi hỏi dân chúng phải hy sinh, trước mắt có nguy cơ sụp đổ. Thêm vào đó, Trung Quốc lệ thuộc rất nhiều vào ngoại quốc, đặc biệt là vùng Vịnh, về dầu khí.

Tiếp theo là dân số. Hầu hết gia đình chỉ muốn có một con. Với tỉ lệ sinh thuộc loại thấp nhất thế giới như Nhật Bản và Tây Âu, không có chính sách nhập cư, Trung Quốc sẽ thiếu lao động trong kỹ nghệ, khai thác mỏ và nông nghiệp; không trả nổi lương hưu và việc nghiên cứu có thể yếu đi. Còn về ngoại giao? Tuy việc mua trái phiếu của mấy chục nước giúp Bắc Kinh tránh được một số chỉ trích về nhân quyền và Đài Loan, nhưng những nước lệ thuộc Trung Quốc về tài chánh hầu như đều nằm ở Phi Châu, Mỹ Châu la-tinh, châu Đại Dương, tiếng nói ít trọng lượng. Những quốc gia mạnh hơn nằm trên Con đường tơ lụa mới như Kazakhstan không phải luôn tuân phục Bắc Kinh.

Trong lãnh vực quân sự, chiến lược; tuy cứ mỗi ba năm Trung Quốc cho xuất xưởng số lượng chiến hạm tương đương với cả hạm đội Pháp về trọng tải, nhưng lực lượng này dù hùng hậu liệu có đọ nổi với Đệ thất Hạm đội Mỹ? Không có được đối tác quân sự vững mạnh, Hải quân Trung Quốc đơn độc tập luyện, đôi khi tập trận với hạm đội Nga, mà thành tích mới đây chẳng lấy gì làm vẻ vang trên Hắc Hải. Về địa lý, trên biển Trung Quốc vô cùng bất lợi, những bán đảo, quần đảo xung quanh hầu hết thuộc phương Tây hoặc là đồng minh của Mỹ: Nhật Bản, Nam Hàn, Úc Ðại Lợi, Phi Luật Tân, Vanuatu hay… Đài Loan. Bắc Kinh đã thất bại trong ý đồ lập liên minh quân sự (trừ Salomon) tại Tây Thái Bình Dương. Ưu thế của một chế độ muốn tạo lập sức mạnh bên ngoài nằm ở sự ổn định trong nước, Bắc Kinh đã có được. Cho đến khi người dân nổi dậy chống lại zero Covid!

Tập Cận Bình Kêu Gọi Giao Dịch Dầu Mỏ Bằng Đồng Nhân Dân Tệ


(Hình: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) đứng cùng Thái tử và Thủ tướng Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman và các nhà lãnh đạo các nước Vùng Vịnh khác tại Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), tại Riyadh, Ả Rập Saudi, ngày 9/12/2022.)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với các nhà lãnh đạo Ả Rập vùng Vịnh ngày thứ Sáu rằng Trung Quốc sẽ nỗ lực để mua dầu và khí đốt bằng đồng Nhân dân tệ, một bước đi mà sẽ hỗ trợ mục tiêu của Bắc Kinh là xác lập địa vị quốc tế của đồng tiền của họ và làm suy yếu sự thống trị của đồng Mỹ kim trong thương mại thế giới.

Ông Tập phát biểu tại Ả Rập Saudi, nơi Thái tử Mohammed bin Salman tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh Ả Rập “mang tính bước ngoặt” với nhà lãnh đạo Trung Quốc. Các hội nghị này cho thấy sức mạnh khu vực của vị thái tử đầy quyền lực khi ông tìm kiếm các mối quan hệ đối tác ngoài những mối quan hệ lịch sử chặt chẽ với phương Tây.

Ả Rập Saudi, nước xuất cảng dầu mỏ hàng đầu, và Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đều gửi thông điệp mạnh mẽ trong chuyến thăm của ông Tập về chủ trương “không can thiệp” vào thời điểm mà mối quan hệ của Riyadh với Hoa Thịnh Ðốn đang gặp căng thẳng về nhân quyền, chính sách năng lượng và Nga.

Bất cứ bước đi nào của Ả Rập Saudi nhằm loại bỏ đồng Mỹ kim trong giao dịch dầu mỏ sẽ là một bước đi chính trị chấn động, điều mà Riyadh trước đây đã đe dọa khi đối mặt với luật của Mỹ có thể khiến các thành viên OPEC bị kiện chống độc quyền.

Vào đầu hội nghị hôm thứ Sáu, Thái tử Mohammed ca ngợi một “giai đoạn quan hệ mới mang tính lịch sử với Trung Quốc”, một sự tương phản rõ rệt với các cuộc gặp khó xử giữa Mỹ và Ả Rập Saudi cách đây năm tháng khi Tổng thống Joe Biden tham dự một hội nghị thượng đỉnh Ả Rập nhỏ hơn ở Riyadh.

Khi được hỏi về mối quan hệ của đất nước mình với Hoa Thịnh Ðốn trước sự nồng ấm thể hiện với ông Tập, Ngoại trưởng Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud nói Ả Rập Saudi sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các đối tác của mình. “Chúng tôi không coi đây là trò chơi một mất một còn”, ông nói.
“Chúng tôi không tin vào sự phân cực hoặc lựa chọn giữa các bên”, hoàng tử nói trong một cuộc họp báo sau cuộc hội đàm.

Riyadh là nhà cung cấp dầu mỏ hàng đầu cho Trung Quốc và hai nước tái khẳng định trong một tuyên bố chung về tầm quan trọng của sự ổn định thị trường toàn cầu và hợp tác năng lượng, đồng thời nỗ lực thúc đẩy thương mại phi dầu mỏ và tăng cường hợp tác trong năng lượng nguyên tử hòa bình.

Ông Tập nói Bắc Kinh sẽ tiếp tục nhập cảng một lượng lớn dầu từ các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh và mở rộng nhập cảng khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc và các nước này là những đối tác tự nhiên mà sẽ hợp tác hơn nữa trong việc phát triển dầu khí thượng nguồn.

Trung Quốc cũng sẽ “tận dụng tối đa Sàn giao dịch Dầu mỏ và Khí đốt Quốc gia Thượng Hải như một nền tảng để thực hiện thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ trong giao dịch dầu khí”, ông nói.

Bắc Kinh đã vận động để sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thương mại thay vì đồng Mỹ kim.

Apple Bắt Đầu Rút Khỏi Trung Quốc!

(Ngô Nhân Dụng)


(Hình: Xô xát giữa công an và công nhân nhà máy Foxconn tại Trịnh Châu.)

Đổi địa chỉ một nhà máy lắp ráp điện thoại di động tức là thay đổi cả hệ thống dây chuyền tiếp liệu nối liền nhiều quốc gia, rải rác khắp thế giới. Nhưng tư bản quốc tế cần rút khỏi Trung Quốc, hiện tượng này đang bắt đầu và “bất khả phản hồi”.

Tháng 11, Công ty Apple đóng cửa nhà máy lắp ráp điện thoại ở thành phố Trịnh Châu (Zhengzhou), tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, một thời gian không biết bao lâu, sau khi nhiều công nhân phải bỏ việc trở về quê, vì chính sách ngừa, chống bệnh Covid của chính quyền Cộng sản Bắc Kinh.

Đây là một thất bại của Tập Cận Bình và giới lãnh đạo Trung Cộng, khi họ quá cứng rắn cố giữ tiêu chuẩn “Không Covid”, mà chính người Trung Hoa bình thường cũng phản đối. Sau các cuộc biểu tình tại các thành phố lớn, Tập Cận Bình đã phải bắt đầu buông lơi, cho phép các địa phương nới lỏng những biện pháp ngăn cấm và kiểm soát.
Các lãnh tụ Cộng sản thường quyết định độc đoán, bất chấp ý kiến các nhà chuyên môn và không quan tâm đến nguyện vọng của dân; chỉ khi lo tức nước vỡ bờ họ mới sửa đổi từng chút một. Nhưng nhiều hậu quả tai hại của chính sách “Không Covid” còn kéo dài và khó quay ngược trở lại. Theo nhật báo Wall Street Journal, Công ty Apple đã có chương trình chuyển bớt công việc sản xuất ra khỏi Trung Quốc, sang các nước khác, như Việt Nam và Ấn Độ; bây giờ họ quyết định sẽ thúc đẩy cho chạy nhanh hơn!

Chương trình chuyển chỗ các cơ sở sản xuất iPhone hay các món khác sẽ mất nhiều năm và rất tốn kém, cho nên khi Apple và các công ty khác rút một số hoạt động ra ngoài Trung Quốc thì không thể kéo họ trở lại, dù bệnh dịch Covid chấm dứt. Hiện nay 35% các nhà máy cung cấp iPhone nằm trong lục địa Trung Hoa, lắp ráp một nửa số lượng iPhone trên thế giới. Muốn di chuyển một phần mười số sản xuất đó qua nước khác cũng phải mất 7, 8 năm, theo Emilia David trên mạng thông tin Insider ngày 7 tháng 12, 2022. Người Trung Hoa gọi Trịnh Châu là “Thành phố iPhone” vì là nơi công ty Foxconn, của Đài Loan, thiết lập cơ xưởng sau khi biết sẽ được Apple mua hàng.

Với dân số 6 triệu, Trịnh Châu cung cấp dư số công nhân làm việc tay chân theo nhịp dây chuyền của máy, và chính quyền ở đó đã tìm đủ cách “quyến rũ” khách đầu tư ngoại quốc. Foxconn là công ty sử dụng nhiều công nhân nhất cho nên được hưởng mọi thứ ưu đãi. Nhà máy của Foxconn rộng hơn 6 cây số vuông, sử dụng 350.000 công nhân, lương dưới 2 Mỹ kim một giờ. Có 94 dây chuyền mỗi đường đi qua 400 bước, một ngày làm ra nửa triệu cái điện thoại, trung bình mỗi phút 350 cái iPhone.

Ngay từ đầu, thành phố đã đóng góp đất đai, nhân lực và thiết bị trị giá hơn $1.5 tỉ Mỹ kim để giúp Foxconn xây dựng xưởng máy, văn phòng và cư xá cho công nhân. Họ lập thêm nhà máy điện, xây dựng đường xá, mở phi trường. Sau đó, họ còn giúp cả việc tuyển mộ nhân viên, trợ cấp các chi phí điện, nước và chuyên chở hàng tới hay đi khỏi cơ xưởng. Thành phố còn tặng thưởng cho Foxconn nếu số iPhone ra đời đạt tới các chỉ tiêu, không khác gì cách đối sử với các xí nghiệp quốc doanh! Foxconn được miễn thuế doanh nghiệp và thuế trị giá gia tăng (VAT, phải nộp khi bán hàng) trong 5 năm đầu; 5 năm sau chỉ đóng một nửa, và được miễn đóng một số lệ phí tới 100 triệu mỹ kim mỗi năm.

Apple cung cấp, bán cho Foxconn, các bộ phận mà họ mua từ hàng trăm nhà cung cấp trên thế giới để lắp ráp thành những chiếc điện thoại. Apple cũng là khách hàng duy nhất mua tất cả các iPhone rồi bán lại cho các chi nhánh của họ khắp thế giới, kể cả trong nước Trung Quốc!

Chính quyền Cộng sản đã thay đổi cả cách tổ chức và thủ tục hải quan để chiều lòng Apple, công ty đại tư bản với giá trị cao nhất, trên ngàn tỉ Mỹ kim. Hải quan Trung Cộng đặt văn phòng ngay bên cạnh nhà máy, dành riêng một khu vực được coi như không thuộc lãnh thổ Trung Quốc, để làm các thủ tục đặc biệt chỉ để xuất cảng và nhập cảng iPhone.

Những chiếc iPhone ra khỏi cửa nhà máy Foxconn được đưa qua văn phòng hải quan Trung Quốc cách mấy trăm thước. Những điện thoại dành bán cho người trong lục địa sẽ được đóng dấu “xuất cảng” và đóng dấu “nhập cảng” ngay lập tức, rồi chuyển đi. Bắc Kinh thâu ngay 17% thuế VAT vì hàng bán trong nước. Tất nhiên thủ tục “đóng dấu” hoặc “thâu thuế” được thực hiện trong “thế giới ảo”, qua máy điện toán!

Những iPhone “nhập cảng” vào Trung Quốc được xe vận tải chuyên chở trong 18 tiếng đồng hồ, đi 1000 cây số mất 2 ngày, từ Trịnh Châu tới Thượng Hải, trung tâm phân phối cho các Apple Store trên toàn quốc. Mỗi chiếc xe vận tải chứa 36.000 cái điện thoại đóng hộp, trị giá tổng cộng 27 triệu Mỹ kim, phải hộ tống bằng súng. Các iPhone bán qua Mỹ sau 2 ngày tới San Francisco, cách 11.000 cây số, dùng Boeing 747, mỗi máy bay chứa 150.000 hộp.

Một chiếc iPhone 7 bán giá khoảng 776 Mỹ kim ở Thượng Hải trong khi giá bán ở New York là 649 Mỹ kim. Sản xuất một chiếc iPhone 7, 32-gigabyte, tốn khoảng 440 Mỹ kim. Tiền bán điện thoại chỉ chiếm 12% tổng số thâu nhập của Apple nhưng đóng góp 90% số tiền lời!

Thị trường Trung Quốc góp phần vào một phần tư số thâu của Apple trên thế giới. Cho nên dù Apple có chương trình rút bớt hoạt động ra khỏi Trung Quốc, họ cũng không bao giờ bỏ hẳn. Một yếu tố khác cầm chân họ là Trung Quốc đã thiết lập được nhiều cơ xuỏng có thể sản xuất số lượng rất lớn, trong một thời gian ngắn, với nhiều công nhân thiện nghệ và lương thấp hơn nước khác. Một nhà máy của Apple ở Texas cần hàng trăm ngàn một loại đinh ốc trong một tuần, nhà cung cấp duy nhất tại Austin chỉ có thể làm 28.000 trong thời gian đó; cuối cùng phải đặt mua bên Trung Quốc.

Apple đã lập cơ sở sản xuất lớn ở Arizona mới được khai trương. Nhưng công nhân Mỹ không quen làm việc 24 tiếng đồng hồ khi cần, vì có mối hàng lớn. Ở bên Trung Quốc thì khác, nếu cần thợ thuyền sẽ thay phiên nhau làm, ngủ luôn trong nhà máy. Trong một xã hội đã quen sống dưới chế độ độc tài toàn trị, việc huy động 100.000 người làm việc suốt đêm là việc bình thường. Dân Mỹ không chấp nhận như thế!

Khi Foxconn đóng cửa nhà máy ráp iPhone ở Trịnh Châu, Apple sẽ thiệt hại rất nhiều vì thiếu hàng bán trong dịp lễ Giáng Sinh. Sẽ giảm mất 16 triệu “iPhone 14 Pro” và “Pro Max”. Nhưng đây là cơ hội cho Apple chuyển hướng, rút bớt chân ra khỏi Trung Quốc.

Mối lo lớn nhất của Apple, cũng như các công ty khác, là chế độ chính trị bắt đầu bất ổn. Số sinh viên tốt nghiệp không có việc làm tăng lên vì nền kinh tế đang giảm tốc độ tăng trưởng. Cuộc chuyển dịch các cơ xưởng, từ Trung Quốc qua Ấn Độ, Việt Nam, vùng Đông Nam Á hay Mễ Tây Cơ sẽ kéo dài hàng chục năm. Nối kết cả hệ thống cung cấp hàng ngàn bộ phận ghép thành chiếc iPhone là công việc rất phức tạp. Đổi địa chỉ một nhà máy lắp ráp điện thoại di động tức là thay đổi cả hệ thống dây chuyền tiếp liệu nối liền nhiều quốc gia, rải rác khắp thế giới. Nhưng tư bản quốc tế cần rút khỏi Trung Quốc, hiện tượng này đang bắt đầu và “bất khả phản hồi”.


Thế Lưỡng Nan của Hà Nội Khi Phải Đa Dạng Hóa Nguồn Vũ Khí ‘Ngoài Nga’

(Hoàng Trường)


(Hình: Tổng thống Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Shoigu, tại một triễn lãm quân sự tại Nga năm 2021.)

Tuy nhiên, theo các nguồn tin nội bộ, có hai vấn đề đáng lưu tâm, một là các “khoản lại quả” bất thường cho các hợp đồng chuyển giao vũ khí; hai là các tính năng của các loại vũ khí được giao đã không được bảo đảm chất lượng.
“Lòng riêng mừng sợ khôn cầm/ Sợ thay mà lại mừng thầm cho ai” (Kiều). Đấy cũng là một trong những nghịch lý của những kẻ buôn vũ khí ở Hà Nội đang theo dõi từng ngày cuộc chiến của quân và dân Ukraine chống lại Nga xâm lược bằng các trang bị của Mỹ và NATO. Có chuyên môn, họ hiểu tính ưu việt của vũ khí phương Tây, nhưng là “thần dân” của một chế độ độc tài-toàn trị, họ không dám mở miệng khen lấy một câu, chứ chưa nói ủng hộ sự nghiệp chống xâm lăng của những người từng là anh em cùng chiến hào.

Khiếp sợ (một cách vô lối) bởi Nga và Trung Quốc, Việt Nam chẳng dám ho he lên tiếng, chứ chưa nói tới ca ngợi tài cầm quân lẫn tinh thần kháng cự của tướng lĩnh, sĩ quan và binh lính Ukraine. Hà Nội thấy Kyiv chống trả Nga ác liệt trong 10 tháng qua cũng có phần thích thú, nhưng chỉ dám “thích ngầm” thôi. Một bộ phận thức thời ở Ba Đình buộc phải tính chuyện “đường xa sau này”. Việt Nam muốn tập trung vào một sự thay đổi lớn trong quốc phòng, khi tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí của Nga, quan tâm tới thị trường Mỹ và đẩy mạnh xuất cảng vũ khí sản xuất trong nước, với bên mua có thể đến từ Phi Châu, Á Châu và có thể thậm chí là cả Mạc Tư Khoa. Việt Nam hiện là một trong 20 quốc gia mua vũ khí lớn nhất thế giới giữa bối cảnh căng thẳng leo thang với Trung Quốc, với ngân sách nhập cảng vũ khí hàng năm ước tính khoảng 1 tỉ Mỹ kim và sẽ còn tăng nữa, theo GlobalData, nhà cung cấp dữ liệu toàn cầu về mua sắm quân sự.

Tìm Mọi Cách “Giãn Nga – Xa Trung”

Hầu hết khoản ngân sách này trước đây đều được trả cho Nga, quốc gia trong nhiều thập niên là nhà cung cấp vũ khí và hệ thống phòng thủ chính của Việt Nam. Điều đó khiến Việt Nam trở thành một trong những khách hàng mua vũ khí hàng đầu của Mockow, theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). Nhưng điều này sẽ thay đổi khi Việt Nam đang cố gắng “giãn Nga – xa Trung”, để kiếm được những thiết bị tiên tiến mà Nga không thể cung cấp, hơn nữa còn phải lo đối mặt với áp lực của phương Tây, nếu tiếp tục mua sắm từ Mạc Tư Khoa. Vũ khí được cho là “hiện đại” của Nga đang thành những đống sắt vụn trên chiến trường Ukraine. Hà Nội lại càng không thể mua loại vũ khí “dưới cơ” vũ khí Trung Quốc để chống lại chính “đại ca” của mình. Thay vào đó, Việt Nam đang chuyển sang các nhà cung cấp từ Âu Châu, Đông Á, Ấn Độ, Do Thái và Hoa Kỳ. Việt Nam cũng đang thúc đẩy ngành công nghiệp quân sự trong nước với sự hỗ trợ từ Do Thái và các đối tác khác.

Tuy nhiên, tiến trình “giãn Nga – xa Trung” đang gặp một rắc rối mới. Tin từ nội bộ Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, hiện Nga lại đang muốn mua lại một phần hay tất cả các vũ khí mà trước đây đã bán cho Việt Nam. Việt Nam hết sức đau đầu về chuyện này. Điều này cho thấy nước Nga đang gặp khó khăn thực sự, họ sản xuất vũ khí không kịp cho cuộc xâm lăng tại Ukraine, hơn nữa các lệnh trừng phạt của phương Tây không xuất cảng chip bán dẫn cho quân đội Nga để có thể sản xuất. Nếu không đáp ứng yêu cầu của Nga, Việt Nam sợ Nga “phật lòng”, nếu tiến hành giao thương thì rủi ro rất cao. Trong khi đó, lại có tin chính thức Mỹ sẽ giao cho Việt Nam 12 chiếc máy bay huấn luyện T-6 trong giai đoạn từ năm 2024 đến 2027. Đây là thông tin được Nữ Chuẩn tướng Không quân Sarah Russ đưa ra trong cuộc họp báo vào sáng ngày 9/12 tại Tòa Ðại sứ Mỹ ở Hà Nội. Báo nhà nước Việt Nam dẫn lời bà Russ cho biết: “Mỹ rất vui khi Việt Nam đã chọn chúng tôi là một trong các đối tác để hiện đại hóa chương trình đào tạo phi công cho Không quân Việt Nam”. Ba chiếc máy đầu tiên sẽ được giao trong quý đầu năm 2024, hai hoặc ba chiếc tiếp theo sẽ được giao vào cuối năm 2024. Số còn lại sẽ được giao vào năm 2027.

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, Việt Nam đang đàm phán các thỏa thuận khả thi để nhập cảng vệ tinh và các sản phẩm lưỡng dụng khác từ các đối tác khác “ngoài Nga”. Điều đó sẽ đẩy nhanh xu hướng giảm nhập cảng vũ khí của Nga, với giá trị giảm xuống chỉ còn 72 triệu Mỹ kim vào năm 2021 (30% tổng lượng nhập cảng) từ mức cao nhất năm 2014 là 1 tỉ Mỹ kim, chiếm gần 90% tổng số năm đó, theo SIPRI. Nhập cảng từ Nga đã giảm hàng năm kể từ đó, ngoại trừ năm 2021, khi phục hồi nhẹ sau năm 2020. Năm đó, đại dịch COVID-19 làm giảm nhập cảng quân trang của Việt Nam xuống chỉ còn 32 triệu Mỹ kim, trong đó 9 triệu Mỹ kim là vũ khí của Nga. Theo các nguồn tin từ “Triển lãm quốc phòng quốc tế” này, đến năm 2025 Việt Nam sẽ có doanh nghiệp đứng trong danh sách 80 doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới về doanh thu, xuất cảng được sản phẩm quốc phòng. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Triển lãm: “Phát triển công nghiệp quốc phòng sẽ trở thành mũi nhọn công nghiệp quốc gia“.

Triển lãm năm nay quy tụ 170 đơn vị tham gia trưng bày các sản phẩm quân sự và dân sự phục vụ an ninh quốc phòng đến từ 30 quốc gia. Theo đó, doanh nghiệp này đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đứng trong danh sách 80 doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới về doanh thu, xuất cảng được sản phẩm quốc phòng, tiến lên danh sách 60 doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu vào năm 2030. Viettel mang đến triển lãm quân sự quốc tế 60 sản phẩm quân sự và 59 sản phẩm dân sự phục vụ “Kinh tế quốc phòng trong kỷ nguyên số” trên diện tích trưng bày 2.200 mét vuông. “Tham gia sự kiện lần này chúng tôi mong muốn chứng minh được năng lực của tập đoàn trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất kỹ thuật cao. Việt Nam muốn thoát khỏi bẫy trung bình và không bị phụ thuộc, chúng ta phải tự chủ được thiết bị kỹ thuật cao cho cả quân sự, dân sự” – ông Tào Đức Thắng, Tổng Giám đốc Viettel, chia sẻ.

Đa Dạng Hóa Thị Trường Vũ Khí

Dữ liệu của SIPRI cho thấy, trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua thiết bị quân sự từ các nhà cung cấp mới, bao gồm Hoa Kỳ, Do Thái, Hòa Lan và Nam Hàn.

Với cuộc chiến ở Ukraine, mà Nga gọi là “chiến dịch đặc biệt”, Việt Nam dường như đang tăng tốc đa dạng hóa. Các nhà phân tích nói Ấn Độ, Do Thái và các nước Đông Âu có vị thế tốt hơn trong tư cách là nhà cung cấp thay thế vì họ có thể cung cấp vũ khí tương thích với các hệ thống của Nga hiện vẫn chiếm 80% kho vũ khí của Việt Nam. Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về ngoại giao Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc Ðại Lợi ở Canberra, nói đối với các hệ thống khí cụ tiên tiến hơn, các nhà sản xuất ở Tây hoặc Đông Á cũng có thể là những nhà cung cấp tiềm năng cho Việt Nam.

thông tấn xã Reuters dẫn lời của Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Nguyễn Thế Phương từ Đại học New South Wales (Úc Ðại Lợi) cho thấy đã có các cuộc thảo luận nội bộ tại Việt Nam về việc liệu quốc gia này có nên bán vũ khí cho Nga hay là không, mặc dù cho đến nay chưa thấy một quyết định như vậy. Tòa Ðại sứ Nga tại Việt Nam, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Việt Nam không phản hồi trước yêu cầu bình luận từ thông tấn xã Reuters. Nghiên cứu sinh Hunter Marston nhận định khả năng tương thích của vũ khí Việt Nam với Nga: “Khoảng 80% kho vũ khí của Việt Nam là nhập cảng từ Nga vì vậy các thiết bị do Việt Nam sản xuất có thể sẽ phần lớn tương thích với phía Nga”. Theo SIPRI tính đến ngày 5/12 thì trong 100 công ty hàng đầu về buôn bán vũ khí trên thế giới, hiện có 6 công ty của Nga, với tổng doanh thu là 17,8 tỉ Mỹ kim, tăng chỉ 0.4% so với năm 2020. “Như vậy là đang có dấu hiệu trì trệ lan rộng trên khắp ngành công nghiệp vũ khí của Nga”, báo cáo của SIPRI đề cập.

Theo SIPRI thì các công ty Nga đang gia tăng tốc độ sản xuất vì cuộc chiến tranh Ukraine, nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn chip bán dẫn, đồng thời chịu tác động từ các lệnh trừng phạt của Phương Tây như không thể nhận được phần thanh toán. Hồi đầu tháng 12 năm nay, vũ khí Việt Nam được báo chí trong nước đề cập “các loại vũ khí Bộ binh của Việt Nam hoàn toàn có thể chen vai thích cánh với các ‘ông lớn’ trên thị trường thế giới”. Tiến sĩ Ian Storey nói về thế lưỡng nan của Việt Nam đối với Nga, quốc gia mà Việt Nam luôn tuyên bố có “tình hữu nghị thủy chung, sâu sắc”. Việt Nam đang đối mặt với thế lưỡng nan. Nga là người bạn lâu năm. Nhưng bởi vì Việt Nam lo lắng về việc Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông nên Việt Nam đang theo đuổi các mối quan hệ gần hơn với Mỹ”. “Nếu Việt Nam bán thiết bị quân sự cho Nga thì gặp rủi ro trở thành mục tiêu đối với các lệnh trừng phạt. Hà Nội có thể giữ lập trường trung lập và không thể bán vũ khí cho Nga hoặc Ukraine“.

Nỗi Lo Đối Với Các “Khoản Lại Quả”

Cơ quan công quyền Việt Nam mới đây vừa đưa ra lệnh truy nã đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Bà này đã bị khởi tố từ ngày 29/4 với vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và các đơn vị liên quan, trong đó bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đóng vai trò là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của CTCP Tiến bộ Quốc tế (AIC). Tưởng rằng chỉ là một vụ tham nhũng đơn thuần, nhưng lsau đó có một tờ báo của Do Thái tiết lộ cho biết rằng, bà Nhàn giữ một vai trò quan trọng trong việc mua bán vũ khí giữa Do Thái và Việt Nam. Một báo cáo của SIPRI cho biết, Do Thái là nguồn cung cấp vũ khí nhiều thứ hai cho Việt Nam, chỉ sau Nga. Với thông tin từ tờ Haaretz như vậy, thì bà Nhàn phải là một “siêu điệp viên”, vì kể cả trên thế giới, những phi vụ mua bán vũ khí như vậy, không dễ gì một nhân vật bình thường trong thương trường có thể tiếp cận.

Điều này cũng lý giải vì sao mà bà Nhàn dường như đã biết thông tin sắp bị “xộ khám” nên đã bỏ trốn ra ngoại quốc trước đó. Điều này khác hẳn với các điệp viên tình báo của bên Công an như Dương Chí Dũng, Tổng Giám đốc Vinalines, anh ruột của sĩ quan công an cao cấp Dương Tự Trọng, dù trốn khỏi Việt Nam, nhưng vẫn bị tình báo của Tổng Cục 2 bắt dễ dàng bên Cam Bốt. Hay kể cả Trung tá tình báo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm), dù đã trốn sang Tân Gia Ba vẫn bị bắt giữ và áp tải về Việt Nam không khó khăn lắm. Mới đây, trang tin Sputnik của Nga – vốn luôn có quan điểm thân thiện với chính phủ Việt Nam và Trung Quốc – đã có bài viết nhằm “thanh minh” trước các tin đồn được cho là thất thiệt và rằng, quan hệ Việt Nam-Do Thái vẫn tốt đẹp. Đương nhiên là chính phủ Do Thái không dại gì để mất khách hàng quan trọng của mình, nhưng việc cử một Uỷ viên Bộ Chính trị là ông Nguyễn Xuân Thắng sang Do Thái ngay lập tức, thì điều này cho thấy “tin đồn” của báo Haaraetz là có cơ sở.

Chi trả hoa hồng cho các hợp đồng vũ khí là chuyện bình thường theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, theo các nguồn tin nội bộ, có hai vấn đề đáng lưu tâm, một là các “khoản lại quả” bất thường cho các hợp đồng chuyển giao vũ khí; hai là các tính năng của các loại vũ khí được giao đã không được bảo đảm chất lượng. Trước đây, Do Thái đã chuyển giao dây chuyền sản xuất súng Galil ACE 31 và 32 cho phía Việt Nam. Tuy nhiên, khi sử dụng trên thao trường, các chiến sĩ cho biết các vũ khí này rất bất tiện. Bộ Quốc phòng đã phải thay thế một hệ thống khác. Tham nhũng một cách hệ thống từ trên cao xuống như vậy cho thấy sự mục ruỗng trong chính quyền ra sao. Điều quan trọng là khi ngân sách quốc gia phải oằn mình để trang bị cho quốc phòng, nhưng khi đem vũ khí ra sử sụng trên thực địa mới bộc lộ ra những yếu kém như vũ khí của Nga đã thể hiện trên chiến trường Ukraine hiện nay. Các trang thiết bị hay vũ khí hiện đại mua hàng tỉ Mỹ kim, có khi chỉ là những thứ kém chất lượng. Và như vậy thì khả năng rủi ro sẽ rất cao!


Đảng-Nhà Nước Không Thể “Mạnh” Nếu Thiếu Mô Hình Kinh Tế Tương Thích

(Bài phân tích của Tiến sĩ Phạm Quý Thọ)


(Hình: Người đi trên đường phố Hà Nội nơi có các tấm biển quảng cáo cho các cửa hàng, sản phẩm và Đảng Cộng sản.)

Mô hình kinh tế hiện thời được hình thành dựa trên tư tưởng thực dụng giữ nguyên chế độ đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo toàn bộ xã hội đồng thời với áp dụng kinh tế thị trường. Nó bắt đầu từ Đổi mới năm 1986, và mặc dù nó bị coi là “phi lô-gíc về lý luận”, có điểm yếu và bất ổn, nhưng đã thành công nhờ có tăng trưởng và giảm được đói nghèo. Tuy nhiên, gần đây sự tồn vong của chế độ đang bị đe dọa. Thực tế càng ngày càng cho thấy rằng nguyên nhân tự đánh giá là do suy thoái tư tưởng, đạo đức cán bộ công chức là chưa đầy đủ, chủ quan, và bởi vậy yêu cầu cải cách thể chế chính trị đã được đặt ra.

Củng cố Đảng-Nhà nước “trong sạch vững mạnh” là chính sách trọng tâm tại Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS). Nghĩa là, mọi điều hiện giờ được thực hiện là để Đảng Cộng sản Việt Nam củng cố ảnh hưởng và tầm kiểm soát không chỉ đối với Nhà nước mà toàn bộ xã hội, không chỉ chính trị, xã hội mà cả kinh tế. Tuy nhiên, Đảng-Nhà nước không thể “mạnh” nếu thiếu mô hình kinh tế tương thích, và câu hỏi đặt ra là việc thay đổi mô hình kinh tế hiện tại thế nào?

“Mô Hình Kinh Tế Hiện Thời”

Mô hình kinh tế hiện thời mang đặc điểm và dựa trên những trụ cột chủ yếu chứa đựng sự thiếu bền vững, thậm chí một số yếu tố mong manh trước bối cảnh khó lường. Trước hết, tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu. Đây là thực tế đặt ra từ khi Đổi mới, là thành tích đồng thời cũng là điều kiện để chế độ tồn tại. Mục tiêu tăng trưởng nhanh là do chính quyền đặt ra, mang tính pháp lệnh tạo ra sức ép tập trung nguồn lực, nỗ lực hoàn thành của “cả hệ thống chính trị” bất chấp những thay đổi khó lường. Chẳng hạn, năm 2022 này tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc nội GDP là 6,5%. Các nhà chuyên môn nói về các kịch bản cao thấp hay trung bình mang tính tham khảo, nhưng việc điều chỉnh là hãn hữu và 8% “dự kiến” vẫn sẽ có thể đạt được mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm và các nguy cơ, rủi ro đe dọa bao trùm các trụ cột tăng trưởng như các lĩnh vực đầu tư, tài chánh, bất động sản. Ngoài ra, việc theo đuổi tăng trưởng nhanh khiến nguồn lực khó dành cho chất lượng và năng suất, thậm chí không tránh nhiều trường hợp đánh đổi môi trường hay dân chủ.

Hai lĩnh vực đầu tư và bất động sản là các trụ cột thiết yếu nhưng ngày càng bộc lộ bất cập, thách thức. Chiến lược mở cửa và thu hút ngoại quốc đầu tư, với sự hỗ trợ của nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ, đã cho phép duy trì tỉ lệ tăng trưởng tương đối cao. Mặc dù, ký kết tham gia nhiều Hiệp định Tự do Thương mại, nhưng khả năng hấp thụ vốn, kỹ thuật hạn chế, một phần do thiếu đột phá, chẳng hạn như các đặc khu hành chính kinh tế, và chủ yếu dựa vào gia công và xuất cảng nông, hải sản nên hiệu quả không cao.

Sau khi khống chế thành công đại dịch COVID-19 các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chuyến công du ngoại quốc với tần suất cao vì mục tiêu kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư, nhưng liệu có khắc phục được những nhược điểm cố hữu của chính sách là các khoản đầu tư ngày càng ít sinh lời. Ngoài ra, đầu tư công trong nước vốn được coi là cứu cánh cho tăng trưởng cũng đang bị nghẽn do thể chế, khiến khó khăn ngày càng lớn.

Hơn thế, trụ cột bất động sản luôn giữ vai trò động lực trung tâm do quá trình đô thị hóa và nhu cầu xã hội về nhà ở, du lịch, nghỉ dưỡng tăng nhanh. Lĩnh vực này chiếm khoảng 10,49% GDP năm 2019 nhưng nếu tính cả các lĩnh vực có liên quan, như vật liệu xây dựng: Xi-măng, sắt thép, trang trí, đồ nội thất, tỉ lệ này còn cao hơn nhiều. Trên thực tế, lĩnh vực bất động sản liên quan chặt chẽ với thị trường tài chánh, ngân hàng, và sự lệ thuộc mạnh mẽ lẫn nhau ngày càng trở nên nhạy cảm, chỉ cần xảy ra khó khăn ở một mắt xích khiến tất cả đều suy yếu. Và đó chính là điều đang xảy ra hiện nay trong nền kinh tế, có khởi nguồn từ trái phiếu doanh nghiệp bị phát hành lạm dụng “dưới chuẩn”. Để “giải cứu”, biện pháp cấp bách được đưa ra là “nới room” tín dụng thêm 1,5%-2% (khoảng 240 ngàn tỉ) cho năm 2022, và việc kiểm soát dòng tiền đi đúng địa chỉ và kịp thời trở nên thách thức khi thời gian chỉ còn chưa đầy một tháng!

“Chưa Sẵn Sàng”

Về cơ cấu quyền lực, so với phái kỹ trị, phái đảng-đoàn, lực lượng vũ trang đang chiếm ưu thế, nhưng để tạo ra sự thay đổi trong cải cách, trong đó quan trọng là một mô hình điều hành nền kinh tế dường như “chưa sẵn sàng”.

Quan sát những động thái điều hành trước các sự kiện kinh tế-xã hội diễn ra từ đầu năm 2021, năm đầu của nhiệm kỳ 13 đến nay cho thấy hình ảnh ông Thủ tướng Chính phủ như vị tư lệnh chiến trường với “các tổ công tác đặc biệt” xông pha, đối diện với các điểm nóng, chẳng hạn như phong toả COVID-19 trong đợt dịch thứ tư tại Sài Gòn, thúc đẩy đầu tư công tại các dự án trọng điểm đường cao tốc Bắc – Nam, giải toả khan hiếm xăng dầu cục bộ hay kiểm soát nguy cơ rối loạn thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tài chánh.... Tất cả dường như phản ánh sự ứng phó nhanh với tình hình nhưng là bị động thay vì một phương thức điều hành mới.

Sau “cú sốc” bất ổn kinh tế vĩ mô và thể chế việc tìm kiếm mô hình kinh tế thích hợp với sự lãnh đạo toàn diện của ĐCS trở nên cấp bách. Trong nhiệm kỳ 12, giai đoạn 2016-2021 mô hình “Chính phủ kiến tạo” được vận hành, trong đó ưu tiên tạo lập môi trường kinh doanh, “vướng đâu sửa đó” với việc sử dụng guồng máy hành chính trong hệ thống chính trị hiện hành và hạn chế gây hiệu ứng bất ngờ. Tuy nhiên, mô hình này đã không còn thích hợp khi chiến dịch chống tham nhũng được tăng cường, mở rộng với hàng ngàn vụ án nghiêm trọng, các cán bộ lãnh đạo các cấp bị kỷ luật…. Tuy nhiên, một mô hình thay thế dường như chưa sẵn sàng. Ông Thủ tướng chính phủ nhiệm kỳ 13 nhiều lần nhấn mạnh về “nền kinh tế độc lập tự chủ” và “chủ động hội nhập quốc tế” nhưng chưa được “hưởng ứng” bởi giới chuyên gia cũng như đội ngũ cán bộ thực thi trong guồng máy hành chính như một mô hình điều hành.
“Bất Chấp Sự Tiến Triển”

Một mô hình kinh tế phải đáp ứng nhu cầu phát triển chứ không chỉ là yêu cầu chủ quan. Đảng-Nhà nước mạnh về quyền lực dễ làm nảy sinh khả năng bất chấp sự tiến triển của các quy luật kinh tế trong khi mô hình kinh tế có độ mở cao đang được thúc đẩy, như nêu ở trên, để hội nhập sâu với thế giới, khuyến khích đầu tư và thương mại đang đặt ra những nhiệm vụ và nhu cầu tuân thủ cho cải cách thể chế trong bối cảnh mới.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922-2008) các phương tiện truyền thông nhà nước tôn vinh ông như một nhà lãnh đạo “có tâm, có tầm”, có bản lĩnh thể hiện vai trò tiên phong, cải cách “đột phá” trong thời kỳ đầu Đổi mới. Các cơ hội cho chính sách hay hành động “đột phá” đang được “thăm dò” trước bản chất chế độ khó có thể chấp nhận cho những bất ngờ. Liệu có thể hy vọng sự đột phá cho sự thay đổi mô hình kinh tế hiện hành?

Đá Vỉa Hè ở Hà Nội ‘Mưa Xuống Tự Vỡ’: Lối Bao Biện Trơ Tráo, Vô Trách Nhiệm!


(Screen: Vỉa hè Hà Nội xuống cấp sau khi cải tạo thay đá chỉ vài năm.)

Với việc đá lát vỉa hè ‘độ bền 70 năm’ ở Hà Nội sớm nứt vỡ, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng do ‘mưa xuống bị giãn nở, tự vỡ’.... Ông Võ Nguyên Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội hôm 8/12/2022, đã cho biết như vừa nêu khi giải thích về tình trạng đá lát vỉa hè ở nhiều quận, huyện có độ bền kỳ vọng 70 năm nhưng nhanh chóng xuống cấp, nứt vỡ chỉ sau vài năm sử dụng.
Theo ông Phong, chất lượng đá sử dụng để lát vỉa hè ở Hà Nội được khai thác bằng phương pháp nổ mìn nên đá bị ‘om’. Ông Phong còn cho rằng, đá marble (đá cẩm thạch) thường có gân, không đồng chất nên khi mưa xuống dễ bị giãn nở, tự vỡ kể cả khi không có tác động vật lý.

Giáo sư-Tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Nguyễn Đình Cống, nguyên Chủ nhiệm Khoa, trường Đại học Xây dựng, Hà Nội từ năm 1993 đến 1996, nhận định với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 9/12 về giải thích của Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội:
“Tôi thấy là quá láo, nói tầm bậy tầm bạ, ông ấy giải thích rằng đá granite rồi đá marble gì đấy... mưa xuống giãn nở ra. Cái đó là nói cho ai nghe, chứ những người hiểu biết không thể chấp nhận được. Cái đó là nói bậy, tôi không tin, đó là tại vì chất lượng quá kém mới nứt ra như thế. Chứ không phải như giải thích của ông Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội, câu đấy là câu nói bậy, không đúng...”.

Theo Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, có thể có nhiều nguyên nhân làm đá vỡ:
“Cũng có thể do thi công, thi công không phẳng chẳng hạn, thi công gập ghềnh thì có thể gãy ra. Nhưng cũng có thể do chất lượng đá quá kém, vì gãy như thế có nhiều nguyên nhân, nhưng cái nguyên nhân do trời mưa thì nguyên nhân đó không đúng, tôi bác bỏ. Trong chuyện này nguyên nhân tham nhũng để tạo ra chất lượng kém là có. Thế còn chất lượng kém ở khâu nào? Ở khâu thi công hay khẩu vật liệu thì cần phải khảo sát”.

Ông Nguyễn Hữu Quảng, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề đá Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, khi trả lời báo chí Nhà nước hôm 9/12 khẳng định: ‘Lát vỉa hè ở Hà Nội nếu dùng loại đá tốt, lát đúng tiêu chuẩn thì đá chỉ mòn đi chứ không hỏng được. Có thể đá bị om nhưng không có chuyện đá ngấm nước bị giãn nở, tự vỡ’.


(Hình: Vỉa hè Hà Nội xuống cấp sau khi cải tạo thay đá chỉ vài năm.)

Ông Trí, một cán bộ về hưu sinh sống lâu năm ở Hà Nội, hôm 9/12 cho biết ý kiến về việc này:
“Ở Việt Nam từ thời xa xưa đá đã được dùng để lát sân, lót đường, lợp mái, xây tường, xây cầu cống.... Ngay gần Hà Nội, làng Phù Lưu nay là khu phố Phù Lưu thuộc phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, tức cách trung tâm Hà Nội khoảng 15-17 cây số, có những con đường lát đá xanh. Nhưng đá này không phải đá tốt mua từ Thanh Hóa, chỉ mua từ Đông Triều - Quảng Ninh, đường dài tổng cộng 1.700m, làm từ năm 1933 tức là tới nay đã gần 90 năm mà đến nay vẫn hầu như còn nguyên vẹn phục vụ người dân và đủ lại xe cộ qua lại hành ngày. Vì thế trước sự việc 255 tuyến hè phố ở Hà Nội mới được lát lại bằng đá tự nhiên trong vòng sáu năm qua, với kỳ vọng có tuổi thọ lên đến 70 năm, thậm chí 100 năm... mà đến nay phần lớn đã xuống cấp trầm trọng, tôi hoàn toàn có thể khẳng định sự yếu kém về thiết kế thi công và cả về vật liệu xây dựng”.

Ông Trí lưu ý thêm một điểm, đây chỉ là hè phố chứ không phải là con đường giao thông như ở làng Phù Lưu, tức là mức độ chịu tải ít hơn rất nhiều.... Ông nói tiếp:
“Ở Việt Nam như chúng ta biết có hẳn một Viện Vật liệu Xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và nhiều cơ quan khác có chức năng nghiên cứu quản lý về xây dựng, nhưng rất lạ là những ngày qua chưa thấy chuyên gia nào của những cơ quan này lên tiếng về sự việc xuống cấp của hè phố Hà Nội. Còn lý giải của Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội thì tôi cũng hoàn toàn tán thành với dư luận, đây là những lý giải mang tính bao biện một cách trơ tráo, trái với thực tế, không có căn cứ khoa học”.

Với sự thất thoát lãng phí lên đến hàng ngàn tỉ đồng như vậy, thì ông Trí cho rằng, nếu thanh tra, điều tra rốt ráo, sẽ có rất nhiều kẻ vô trách nhiệm, tham ô lãng phí phải bị ngồi tù, phải đền bù thiệt hại, phải khắc phục hậu quả....

RFA hôm 9/12 nhiều lần liên lạc Sở Xây dựng Hà Nội và Viện Vật liệu xây dựng để tìm hiểu thông tin về việc này, nhưng mọi cố gắng đều không thành công.

Từ cuối năm 2012, thành phố Thủ đô của Việt Nam thực hiện đề án ‘Cải tạo, chỉnh trang hè phố Hà Nội đến năm 2020’. Sau khi đề án được phê duyệt, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp thuận với đề xuất cải tạo, làm mới hè phố sử dụng vật liệu là đá tự nhiên thay thế gạch xi măng truyền thống. Tuy nhiên theo truyền thông nhà nước, rất nhiều tuyến vỉa hè chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng đã xuất hiện tình trạng xuống cấp, mặt đá bị vỡ nát....

Trong khi theo đề án được duyệt, những tuyến vỉa hè trên đều được lát bằng loại đá tự nhiên được cho là có độ bền 70 năm.

Một người dân Hà Nội không nêu danh tánh nói với RFA liên quan vấn đề này:
“Độ dày không bảo đảm, thứ hai nữa công trình làm về bên rải nền trước mặt phẳng, phần lớn vật liệu nhiều quá, làm quá sơ sài... Nói như thế là nói láo thôi, đa số là dán lại là nhiều... Vỉa hè, nhất là chỗ đường lên xuống làm chưa có gì hợp lý, dân ở đây đi ngã một ngày chục người, ngã ở ngay chỗ nhà tôi...”.

Một Kỹ sư xây dựng ở Hà Nội không muốn nêu tên vì lý do an toàn, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này cho rằng, các đơn vị thi công vẫn có thể bảo đảm chất lượng tốt cho công trình. Thế nhưng, trong quy trình thi công, bởi do các yếu tố về lợi nhuận và chia chác, chung chi… nên chất lượng của công trình không thể bảo đảm chất lượng như mong muốn. Về việc lát đá vỉa hè sau khi sử dụng một vài năm bị hư hỏng, ông nói:
“Bây giờ đơn giản là làm vỉa hè cho người đi bộ thì một người đi trên vỉa hè rất nhẹ. Thế nhưng xe gắn máy chạy trên vỉa hè thì làm sao mà không hỏng? Làm đường cho người đi bộ và làm đường cho xe cơ giới, mà trong lĩnh vực xây dựng thì tính chất khác nhau. Do đó, làm đường vỉa hè mà xe gắn máy chạy trên đó thì làm sao bảo đảm được?”

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội, khi trả lời Báo Điện tử VietnamPlus sáng ngày 9/12/2022, cho rằng: “Thông tin đá vỉa hè khi mưa xuống thì bị giãn nở, tự vỡ là câu trả lời thiếu trách nhiệm. Điều này làm cho cộng đồng xã hội rất ái ngại về khả năng chuyên môn của người đứng đầu ngành xây dựng Thủ đô”.

Không có nhận xét nào: