Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2022

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM: NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HOÁ VIỆT NAM HẢI NGOẠI - Phong Thu



Anh Hoài Thanh, PHong Thu mến
Cảm ơn Phong Thu đã viết và đọc bài viết hay. Bài đã nói rõ tâm tình ban, chủ trương biên tập. Hy vọng sách sẽ đưọc nhiều người đọc.
Ở Pháp và Âu Châu những tác giả trong ban chủ trương bên tập chúng tôi đã gởi sách tặng
<!>
Xin gởi những người trong liste cần được tặng sách ở Mỹ:
Virgnia:
Nhà văn Uyên Thao, Nhà thơ Hoa Văn. nhà thơ Trần Quốc Bảo.
Nam Cali:
BS Nguyễn Xuân Quang, , GS Phạm Phú Minh, GS Quyên Di Bùi Văn Chúc. Gia đình cố Nhà văn Nhật Tiến, Nhà văn Trần Việt Hải, Nhà văn Khánh Lan, GS Phạm Cao Dương, Nhà văn Vương Trùng Dương. Nhà báo Du Miên.
Nhà văn Khổng Thanh Hương ( Chị Thanh Hương ở Hawai nhưng gia đình ở Nam Cali, nếu có thể được anh chị gởi cuốn sách ở một địa chỉ quận Can , chị ấy sẽ cho người đến lấy),
Bắc Cali
Nhà văn Song Nhị. Nhà thơ Mạc Phương Đình, Nhà thơ Nguyễn Phan Ngọc An.
Oregon:
BS Nguyễn Lê Hiếu, GS Lê Xuân Bích. ( GS Bích ở gần BS Hiếu)
Houston:
Nhà thơ Yên Sơn.
Canada:
Nhà phê bình Nguyễn Vy Khanh, Sử gia Trần Gia Phụng, BGS Lê Hiền Minh. Gia đình cố nhạc sĩ Lê Dinh.
Úc:
Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, Nhà thơ Võ Đại Tôn.
Nhật:
Học giả Đỗ Thông Minh

Đáng lẽ chúng tôi sẽ gởi sách tặng đến toàn ban chủ trương biên tập, nhưng giá gởi một cuốn 44 Euros, do đó nếu gởi thì phải gởi hết. Sau khi tham dự ở Paris, GS Nguyễn Văn Sâm và Nhà văn Trần Ngọc Ánh đã mang về Cali tặng cho một số vị ở gần nơi anh chị giáo sư Sâmc ánh ở. Vì sách quá nặn nên chỉ mang được 5 cuốn. Bây giờ sách in ở Mỹ, anh chị em ở Pháp rất vui được tin cuốn sách sẽ đến tay các Vị trong Ban Chủ Trương BT.
Chúc Các Anh Chị nhiều sức khỏe.
thân mến

Đỗ Bình

De : Anna Le <annale016@gmail.com>

Quyển sách đồ sộ gần 1120 trang với trên 300 danh nhân, văn nghệ sĩ trước 1975 và hiện nay đang sống khắp nơi trên thế giới.

Ban Chủ trương đã viết rõ “Tất cả những người được nhắc đến trong quyển sách nầy đều là những người có công với văn hoá Việt Nam. Nhưng vì thiếu tài liệu nên một số nhân vật vắng mặt,chúng tôi nhận lỗi về những thiếu sót.”

Nhà thơ Quốc Nam, Giám Đốc Sở Văn Hoá Đông Phương, một tổ chức hoạt động văn học nghệ thuật và truyền thông lâu đời nhất tại hải ngoại đã đánh giá rằng “…đã có hàng trăm văn nghệ sĩ và trí thức đã chung tay đóng góp vào công trình văn hóa lớn lao này. Những khuôn mặt văn nghệ sĩ được chọn đưa vào bộ sách đều có bề dầy sinh hoạt văn học nghệ thuật và có một số tác phẩm được đánh giá cao, theo nhận định của một số nhân vật uy tín ở từng địa phương…” Ngưng trích.

Có rất nhiều văn nghệ sĩ sống lưu vong mà lòng còn ôm ấp hoài bảo lớn, nuôi dưỡng ngôn ngữ, văn hóa Việt và muốn truyền bá những tư tưởng, lịch sử nước nhà cho thế hệ mai sau. Cho nên, họ đã bỏ nhiều thời gian, tiền bạc, công sức, trái tim của mình để nghiên cứu, biên khảo, sáng tác liên tục và quan tâm đến văn hóa MNVN trước 1975. Đã có rất nhiều tác phẩm được xuất bản tại hải ngoại qua các thể loại sáng tác văn, thơ, âm nhạc, hội họa, hay phê bình văn học và truyền thông, báo chí nhằm bảo tồn nền văn hóa Việt Nam.

Nước Việt bi thương là nội dung bao trùm hầu hết những tác phẩm văn học Việt Nam. Đặc biệt sau khi Miền Nam sụp đổ , đa số các tác giả sống ở hải ngoại đều gởi vào tác phẩm những tâm tư, tình cảm niềm thương nhớ quê hương vớI những giấc mơ, nỗi niềm khắc khoải đau đớn về vận nước nổi trôi, và thân phận lạc loài, tha hương trên xứ lạ quê người.

Tuy nhiên, theo cảm nhận của nhiều văn nghệ sĩ, những cuốn sách thuộc loại phê bình, nhận định văn học, không ít thì nhiều, đều có chung một khuyết điểm là mang dấu ấn phê phán chủ quan với tinh thần bè phái, phe đảng. Nếu là bạn bè, thân thiết hoặc có cảm tình với ai thì ca ngợi quá đáng. Trái lại, không ưa ai hoặc thấy không cùng phe đảng, quan điểm với mình thì nặng lời chỉ trích.

Riêng về bộ sách Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại, nhóm chủ trương làm việc suốt bốn năm qua, bộ sách được thực hiện với tinh thần khách quan của thi- văn- nhạc sĩ Đỗ Bình (chủ tịch CLBVHVN Paris) cùng ban chủ biên, nên đã chọn lựa dựa trên tài năng và sự cống hiến của các văn thi hữu đối với nền văn học nước nhà. Chúng ta đều biết Paris là thủ đô văn hóa của thế giới, ṭập trung không những chí sĩ yêu nước lưu vong, mà còn rất nhiều nhà trí thức hay văn nghệ sĩ đã qua Pháp du học từ lâu cũng đã có công đóng góp cho sự hình thành bộ sách NKMVHVNHN quí giá này.

Chúng tôi mong rằng mỗi Tổ Chức Cộng Đồng, Hội Đoàn, Cơ Sở Tôn Giáo nên lưu giữ 1 hoặc 2 quyển NKMVHVNHN trong Tủ Sách riêng, để mọi người Việt có dịp tham khảo. Sách đã có giấy phép phổ biến trên khắp thế giới, và được lưu trữ trong Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.

Nhà báo Hoài Thanh, Cựu Chủ Nhiệm báo Đại Chúng, một trong những người cổ suý, in ấn tác phẩm nầy đã viết rằng:

“Tôi là một nhà báo nhưng yêu văn học và muốn giữ gìn, bảo tồn giá trị văn hoá Việt Nam cho những thế hệ mai sau. Vì vậy, tôi đã tham khảo cùng nhà thơ Đỗ Bình thành lập Nhóm Chủ Trương để in ấn tác phẩm “Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại”, một công trình nghiên cứu, biên khảo có giá trị nghệ thuật và nhân văn rất xứng đáng được xếp vào trong Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Tác phẩm nầy là một bó hoa đẹp đầy hương thơm, góp phần vào kho tàng văn học Việt Nam.”

Hiện nay, một số văn nghệ sĩ đã ủng hộ bộ sách nầy như nhà thơ Quốc Nam ủng hộ 6 quyển, nhà thơ Phan Khâm, nhà thơ Nguyễn Phan Ngọc An, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Dung, nhà văn Tiểu thu Canada, nhà thơ Song Nhị, nhạc sĩ Phan Anh Dũng, nhà thơ Xuân Bích Paris…v…v…
Nhóm chủ biên cho biết bộ sách như món quà tặng của Dân Tộc Việt Nam cho các Thư Viện khắp nơi trên thế giới làm tài liệu. Sau này, quý vị có lòng với nền Văn Hóa Việt-Tộc thì có quyền chuyển dịch qua ngôn ngữ của đất nước mình định cư. Riêng tại nước Mỹ, Phong Thu và Nhà báo Hoài Thanh đã tình nguyện ấn loát bộ sách NKMVHVNHN với số tiền tượng trưng và bưu phí trong toàn cõi Hoa Kỳ. Số lượng in ấn có giới hạn. Mong quý vị hãy sớm liên lạc để đặt bộ sách trên qua địa chỉ email: phongthuvntp14@gmail.com hoặc daichung@daichung.com

PT sẽ giới thiệu một số những khuôn mặt văn nghệ sĩ tiêu tiểu trong tác phẩm nầy trong thời gian tới.

Mời quý vị theo dõi và nhấn vào subscribed và hình chuông bên phải và nhấn nút like để chương trình có thể phổ biến rộng rãi cho nhiều cộng đồng khắp nơi trên thế giới được biết và theo dõi. Trân trọng tạm biệt quý vị.

Kính chúc quý vị một tuần lễ an lành, hạnh phúc. Xin chân thành cảm tạ.

Phong Thu

From: Kim Oanh Le Thi [mailto:lethikimoanh57@gmail.com]

Anh Bình kính mến.

Em cám ơn anh đã gửi "Gói Hành Trang" Những Anh Hùng QLVNCH đã nằm xuống. Và ca khúc Một Đời Bên nhau êm ái truyền cảm qua tiếng Hát Ca sĩ Diệu Hiền.

Kính chúc sức khoẻ quý anh chị.

Kính
Em Kim Oanh

On Fri, Nov 4, 2022 at 5:46 AM binh do <dobinh@hotmail.fr> wrote:

Thưa qúy Thày Cô , qúy Anh Chị

Xin cảm ơn các bạn: Nhà thơ Hoàng Phong Linh, nhà thơ Phan Khâm, nhà thơ Mạc Phương Đình, nhà thơ Quốc Nam, nhà thơ Yên Sơn, GS Lê Đình Thông, nhà văn Thái Quốc Mưu, nữ sĩ Tuệ Nga, nhà thơ Lê Thị Kim Oanh, nhà văn Phong Thu, nhà văn Tôn Nữ Mạc Giao, Hương Hoài Điệp, nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, nhạc sĩ Phan Anh Dũng, nhạc sĩ Liên Bình Định, nhạc sĩ Phạm Đăng Thiện, GS Nguyễn Đăng Trúc, GS Hoàng Đức Phương, GS Nguyễn Văn Sâm, GS Nguyễn Bảo Hưng, BS Nguyễn Tối Thiện, DS Nguyễn Hiền, KS Đỗ Hữu Hứa…đã gởi cho thưởng hức những bài thơ hay, những ca khúc tuyệt vời, những nhạc cảnh đẹp và những bài biên khảo giá trị… Xin cảm ơn những góp ý chân thành và tình cảm đẹp của nhà báo Từ Thức, nhà báo Lê Văn Tư, nhà báo Kim Long, nhà báo Hoài Thanh.

Hôm qua tôi đi dự Ngày giỗ Lính, tưởng niệm những chiến sĩ trận vong của VNCH đã hy sinh tại quê nhà cho lý tưởng tự do lần thư 20 trên đất Pháp, được cựu Đt Nhảy Dù, BS Hoàng Cơn Lân và cựu ĐT tỉnh trưởng Trần Đình Vị sáng lập và tổ chức. Buổi lễ thật long trọng với sự tham dự nhiều người đồng hương, nhất là giới trẻ. Trong đó có nhiều chính khách và tướng lãnh, sĩ quan cao cấp người Pháp đến tham dự. Cũng tại địa điểm này năm nay đã vắng một số đông cựu quân nhân VNCH, các vị đó không thể đến tham dự được vì cao tuổi, hoặc đã ra đi về miền an lạc. Hy vọng lớp trẻ sẽ theo gương cha anh giữ được truyền thống để hàng năm noi này còn có những nén hương nghi ngút tưởng nhớ những người Lính trận năm xưa.

Xin gởi qúy Thày Cô và các Anh Chị bài thơ Lính.

Thân kính
Đỗ Bình

GÓI HÀNH TRANG

Biết về đâu những mảnh hồn trôi nổi,
Nỗi buồn xưa theo cơn nắng vàng phai.
Ngày tháng hạ chỉ còn là bóng tối,
Đêm hoa đăng như một giấc ngủ dài!
Người năm cũ ôm tấm lòng trăn trở
Tóc màu sương cố níu lấy thời gian
Giữ lửa thiêng thắp sáng chí dựng cờ
Cho đất mẹ khỏi lầm than ly tán.
Cũng có kẻ từ mùa chinh chiến nọ
Vai lên đường oằn oại mớ hành trang
Nợ núi sông nên hóa thành cây cỏ
Bao ước mơ như khúc nhạc lỡ làng!
Đời vong quốc những người xưa muôn ngả
Hận ly hương ngày trước đã dần phai?
Xin cúi mặt cho tự do nghiệt ngã,
Hành trang xưa đã rớt tấm thẻ bài!
Trời viễn xứ tít xoay trong cơm áo
Chí hùng anh còn mỗi giấc chiêm bao
Tình chiến hữu mịt mờ nnhư hoang đảo
Nợ tang bồng thôi cũng vẫy tay chào!
Ngẫm thế sự buồn in lên nếp trán
Chuyện mài gươm tàn tạ bóng thời gian
Nhặt mảnh kiếm làm gương soi dấu đạn
Vết thù xưa, đau một kiếp dã tràng!

Đỗ Bình
(Tôi bị đuổi khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa ngày 2 tháng 5 năm 1975, sau đó bị đi tù)

TÌNH NGHĨA

Thời thế đổi rthay quá ngỡ ngàng
Người đi xóm vắng kiếp lang thang.
Em thôi đến lớp trò thôi học,
Phấn trắng bảng đen cũng bẽ bàng!
Ngày tháng giăng sầu hồn tím mãi
Thương ta đày ải áo sờn vai.
Mây trắng ngàn năm là sương khói,
Làm sao phải hẹn nhau đến kiếp mai.
Nếu muốn chờ nhau ngày tháng đó
Thăm ta em chớ có dặn dò.
Lén để trong qùa bài thơ cũ
Ngục tối ta cần gẫm tự do!
Ta phóng đời qua lỗ khóa con
Để còn trông thấy bóng trăng non
Thèm nghe tiếng gió lời tâm sự
Và biết em buồn nhưng sắt son.
Ta muốn làm chim cất cánh bay,
Về miền xa thẳm tít trời mây
Thả hồn lướt cánh bay trong nắng,
iải thoát đời qua kiếp đọa đày!
Lặng lẽ thời gian lòng héo hon,
Đợi ngày tháng úa giết hao mòn,
Quanh ta đôi mắt màu đêm tối,
Vẫn thấy em buồn như nước non!

CHỜ ANH

Từ độ xa anh đời ngõ vắng
Xóm đông người lạ đến hung hăng!
Nửa đêm tiếng dế buồn hiu hắt
Cuộc sống chênh vênh cứ nhập nhằng!
Chó đói sửa ăn chồm cắn bóng
Kẻ giàu lơ láo bước long đong!
Phố nghèo tơi tả đời thêm rách
Cơm áo giành nhau thấy não lòng.
Năm tháng quắt quay con mắt đỏ
Vỉa hè manh chiếu kẻ co ro!
Chiều nghiêng nắng ngả cành hoa tím
Em đến trường nay sợ học trò!
Thời buổi đỉnh cao làm hướng tiến
Văn chương trong sáng chỉ ưu phiền.
Con đường chủ nghĩa đầy hoa mộng
Là sự đổi thay đời đảo điên!
Cây đàn em giữ, nghèo không bán
Sợ phiếm cung xưa vẳng tiếng than.
Đã mấy mùa trôi xuân gối chiếc
Chờ anh nào biết độ trăng tàn!

HẠNH PHÚC

Tình yêu ngày tháng lên ngôi
Đến khi bạc tóc thành đôi bạn hiền
Buồn vui đời vẫn an nhiên
Bên nhau quên hết muộn phiền thế nhân.

Đỗ Bình

Không có nhận xét nào: