Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

Bản tin ngày Thứ hai 12 tháng 12 năm 2022 - Hà Trung Liêm

 Vì sao Đại sứ Knapper tiếp tục lạc quan với bang giao Mỹ – Việt

Trần Hiếu Chân

Gửi tới BBC từ TP HCM

10/12/222

https://docs.google.com/document/d/13_H-_iJvHL4HX-1hY3uabeunwErJ4kZN/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 2/12/2022, Đại sứ Mỹ tại Hà Nội có buổi giao lưu trực tuyến với độc giả trên VietNamNet, khi ông nói mối quan hệ giữa hai nước Mỹ - Việt "về bản chất cốt lõi mang tầm chiến lược".

Nhưng cũng đúng ngày đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố đưa Việt Nam vào “Danh sách Theo dõi Đặc biệt” (Special Watch List/ SWL).

<!>

Vậy viễn cảnh cho bang giao Mỹ - Việt có thực sự đáng lạc quan như Đại sứ Marc Knapper bình luận? Và hai nước có tìm ra được những “Exit an toàn” trong một tương lai gần, trước khi quá trễ?

Tìm kiếm khả năng nâng cấp quan hệ.

Độc tài độc đảng có chăm sóc cho người già cần được chăm sóc không?

Phạm Đình Bá

10/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1qU7hwh5tp39oggePYmvar2yTBFtS6shV/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Báo Quân đội ngày 30/11/2022 có bài về phòng chống diễn biến hòa bình mang tựa là “Nhắm mắt trông voi” mô tả một cuộc đối thoại và bao gồm một hình ảnh loa phường với các từ “Phản động” è “Bôi xấu”, “Xuyên tạc”, “Suy diễn”, và “Kích động”. [1]

Hỏi: Anh nhân viên bảo vệ - Bác cho em hỏi tý. Em vừa đọc bài viết của một tờ báo có trụ sở ở nước ngoài. Họ đề cập về người cao tuổi ở Việt Nam và cho rằng người cao tuổi ở nước ta không được chăm sóc theo đúng Luật Người cao tuổi. Rồi họ so sánh việc Nhà nước ta bảo đảm các chế độ như khám, chữa bệnh, trợ cấp... dành cho người già, người cao tuổi chưa được như một số nước khác. Em là em chưa đồng ý với kiểu so sánh ấy. Thế bác có thông tin gì thêm về vấn đề này không?

Tương lai của đảng không tốt, Thưởng ơi!

Phạm Đình Bá

10/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1lgknI8YiJ4kis3uNgV7thEPlZSpWXEve/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Theo báo Quân đội ngày 03/12/2022, Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị vừa ký ban hành chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ trong tình hình mới. [1] Thưởng xác định công tác nhân đạo (phương châm của Hội) là bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của đảng.

Nguyên tắc hoạt động của Hội Chữ thập đỏ là nhân đạo - bản chất con người, lòng tốt. [2] Con người bao gồm tất cả mọi người và nhân đạo đề cập đến những tình cảm tốt đẹp mà con người thường dành cho nhau, có nghĩa là sự đau khổ của từng người đang được công nhận, và ngược lại, cảm thấy cần phải giúp ngăn chặn, giảm bớt, bảo vệ và đảm bảo sự tôn trọng của những người đang đau khổ.

Chuyện Việt Nam:

Hoa Kỳ trừng phạt một cựu công an Việt Nam vì vi phạm nhân quyền

VinFast lỗ gần 4,7 tỷ USD, nợ xấp xỉ 8,8 tỷ USD; xe VF8 bị tố lỗi phần mềm

“Dại gì đa đảng?”

10/12/2022

VOA Tiếng Việt

https://docs.google.com/document/d/17TBmWuuqMhovZKBMwllTFwIZyA2MjxUG/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hôm 9/12, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trừng phạt một cựu công an của Việt Nam bằng hình thức cấm nhập cảnh do những hành động vi phạm nhân quyền “trắng trợn”. Đây là động thái mới nhất của chính quyền Hoa Kỳ đối với chính sách bảo vệ nhân quyền toàn cầu, chỉ vài ngày sau khi Washington đưa Hà Nội vào danh sách “Theo dõi Đặc biệt” vì vi phạm tự do tôn giáo.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 9/12/ 2022 đã đưa ông Vo Thanh Dung (Vo), cựu công an thuộc Công an Thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận vào danh sách trừng phạt theo Khoản mục 7031(c), vì “việc ông này tham gia vào một hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn, cụ thể là tra tấn, vào tháng 1 năm 1987”.

Đi tìm xã hội lý tưởng để thay độc tài toàn trị      

Phạm Đình Bá

11/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1Eb2xevW0DtzOB43JZHfCEuiAAPO_N0dn/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong những bài trước, tôi đã dự phóng theo những tiếp cận kinh tế và chính trị về có thể Trung Quốc trong quá trình phát triển sẽ chuyển đổi từ độc tài toàn trị cứng của Tập Cận Bình sang một thể chế không cộng sản. Một khi ĐCSTQ đi đái, thì ĐCSVN có tai biến mạch máu não chuẩn cuối đời.

Trong vai trò thay thế, xã hội dân sự có trách nhiệm tìm kiếm, tường trình, thảo luận, tự dạy cho nhau để tạo đồng thuận về những tiên đề và cơ cấu của một xã hội lý tưởng.

Các nhà triết học chính trị đang lao động trong việc suy nghĩ về 1 xã hội lý tưởng giống như thế nào. Có lẽ cách diễn đạt nổi tiếng nhất về một lý tưởng như vậy có thể được tìm thấy trong cuốn sách “A Theory of Justice” của John Rawls. Ở đây, Rawls giới thiệu khái niệm về một xã hội có trật tự tốt. Một xã hội có trật tự tốt là một xã hội trong đó tất cả chúng ta đều chấp nhận các nguyên tắc công lý giống nhau và hơn nữa, các thể chế cơ bản của xã hội chúng ta được điều chỉnh bởi các nguyên tắc này. Rawls lập luận rằng để trở thành một xã hội lý tưởng thì cũng phải là một xã hội có trật tự.

Annie Ernaux, viết từ tro tàn quá khứ

Alexandra Schwartz, The New Yorkers,

21/11/2022

Trần Thị NgH chuyển ngữ

https://docs.google.com/document/d/1Exdd3KM7Wk7eB8kFccLKBy7LTPo_bp-q/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một buổi chiều mới đây, khi được hỏi bà cảm thấy thế nào khi nghe tin mình đoạt giải Nobel văn chương, Annie Ernaux nói: “Tôi chẳng hề thấy tôi trở thành một người khác”. Thắng giải – cái giải thưởng – có làm cho ta trở thành một người khác chăng? Trong tâm trí nhiều người thì có đấy. Mặc dù Annie Ernaux chưa bao giờ bận tâm về cơ may đoạt giải Nobel, bấy lâu nay bà vẫn được coi là một đối thủ đáng gờm bởi những ai thích đoán già đoán non không biết tiếp theo đây Hàn Lâm Viện Thụy Điển sẽ trao vương miện cho nhà văn nào trên thế giới. Năm trước, vào thời điểm trao giải Nobel, khi Ernaux rời nhà ở Cergy, ngoại ô Paris để đi thể lý trị liệu, bà bị các phóng viên đã cắm trại sẵn từ hồi nào ngay trước cổng nhà chặn lại, “biết đâu… có khi… ngộ nhỡ…”. Trước ngày thông báo kết quả giải Nobel văn chương năm nay, mọi người ở Gallimard (Pháp), nhà xuất bản tác phẩm của Annie Ernaux, dặn dò bà sáng mai đừng có ra đường, cũng đừng trả lời điện thoại. Phải thế thôi, bà còn cho là “trò đùa nhảm” khi thấy số điện thoại Thụy Điển xuất hiện liên tục trên danh mục người gọi. (Đã từng bị chơi khăm rồi). Vài phút sau một giờ trưa, bà mở radio bán dẫn trong nhà bếp và nghe tên mình được xướng lên. “Làm gì có chuyện đó,” Ernaux nói. Lúc ấy trong nhà chỉ có bà và mấy con mèo.

Thời sự đó đây ngày Thứ hai 12 tháng 12 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1ajntem8S7HkDRCpW3-TX_NH-emD4aJKA/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trí thức trẻ và chế độ Trung Quốc: 100 năm sóng gió

Thùy Dương /RFI

12/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1Um6Tk7mqWGrwabNwaVazijhllGQls3Wh/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 27/11/2022, vài trăm sinh viên của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh đã biểu tình trong khuôn viên trường. Được thành lập khi Trung Hoa Dân Quốc ra đời vào năm 1911, Đại học Thanh Hoa là một trong những trường danh tiếng nhất trong cả nước, nơi Tập Cận Bình từng theo học. Nhân dịp phong trào biểu tình bùng lên trong giới sinh viên Trung Quốc, dẫn đến việc Bắc Kinh ngưng Zero Covid, trang The Conversation giới thiệu bài viết « Trí thức trẻ và quyền lực Trung Quốc: 100 năm sóng gió ». 

Bài viết của tiến sĩ lịch sử đương đại Marie Bouchez, chuyên gia về quan hệ Pháp - Trung và lịch sử trí thức, Đại học Lorraine, đăng ngày 07/12/2022. RFI giới thiệu bài viết.

Howard W. French * - Tầng lớp trung lưu sẽ là thử thách lớn nhất của Tập

Nguồn: Howard W. French, “China’s Restive Middle Class Will Be Xi’s Greatest Test Yet,” Foreign Policy, 6/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

10/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1rdXoBcg0lbLoQ8wkKL31ggQwonjYJybb/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hóa ra, những người thuộc tầng lớp trung lưu không thể chấp nhận những thứ như giám sát xã hội quá sâu và kiểm duyệt tự do ngôn luận cá nhân.

Tháng 9/1966, chỉ vài tháng sau khi Mao Trạch Đông phát động chương trình thanh trừng và lật đổ chính trị đầy bạo lực được biết đến với tên gọi Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, một sinh viên năm cuối chuyên ngành tiếng Đức tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh đã viết thư cho nhà lãnh đạo tối cao của đất nước, bày tỏ sự phản đối chiến dịch đàn áp của ông đối với kẻ thù, có thật lẫn tưởng tượng.

“Cách mạng Văn hóa không phải là phong trào quần chúng. Đó là việc một kẻ duy nhất chĩa súng vào đầu mọi người,” Vương Dung Phân (Wang Rongfen) viết, tuyên bố rút khỏi Đoàn Thanh niên Cộng sản để phản đối, một hành động gần như chưa từng có tiền lệ vào thời của cô. “Là một thành viên của Đảng Cộng sản, xin hãy suy nghĩ về những gì ông đang làm.”

Đại gia sản xuất chip Đài Loan dựng ‘tường rào’ chống Trung Quốc tại Phoenix

Nguồn: Don Clark & Kellen Browning, “In Phoenix, a Taiwanese Chip Giant Builds a Hedge Against China”, New York Times, 06/12/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

12/12/2022

https://docs.google.com/document/d/16EqCtpdq-k-I2xP7TwZeAN4RKjXPE6qO/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhiều năm nay, các công ty và quan chức Mỹ đều lo lắng về vấn đề trong lĩnh vực chế tạo những con chip máy tính tiên tiến nhất thế giới, nước này phụ thuộc quá nhiều vào Đài Loan – vùng đất bị Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình. Đó là do nhà sản xuất chip hàng đầu lớn nhất toàn cầu – Công ty Chế tạo Chất bán dẫn Đài Loan (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company – TSMC) đặt cơ sở tại Đài Loan.

Giờ đây, một bức tường rào chống lại rủi ro đó đang hình thành tại vùng ngoại vi phía bắc của thành phố đông dân nhất bang Arizona nước Mỹ.

Hôm Thứ Ba (6/12/2022), TSMC đưa ra kế hoạch trị giá 40 tỷ USD để mở rộng và nâng cấp một trung tâm sản xuất chip bán dẫn tại Mỹ mà họ đang xây dựng ở thành phố Phoenix bang Arizona. Tại khu nhà máy rộng 1100 mẫu Anh [450 hecta], các tòa nhà lấp lánh logo TSMC mọc lên giữa những bụi cây sa mạc và xương rồng. TSMC có kế hoạch đưa vào đây công nghệ sản xuất tiên tiến vốn chỉ được dùng trong các nhà máy của họ ở Đài Loan.

Nguồn:

Báo Quốc Dân

Bản tin Điểm Nhấn

Sao Trắng Blog

Không có nhận xét nào: