Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

Kính Chuyển Vài Bản Tin Liên Quan Đến Quyền Làm Người VN, Nhân Ngày Kỷ Niệm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền - Lê Văn Hải


Hôm Nay! Kỷ Niệm Ngày Nhân Quyền Quốc Tế 10/12!
Tự Do Không Phải Là Món Quà Biếu Không, Phải Đổ Xương, Đổ Máu, Tranh Đấu Bền Gan, Vững Chí Mới Có!
<!>

Một Loại Hoa Chỉ Nở, Khi Được Tưới Bằng Máu! Đó Là Hoa Tự Do!


Hôm Nay! Đông Đảo Giới Tranh Đấu Trong Và Ngoài Nước VN, Hưởng Ứng Ngày Nhân Quyền Quốc Tế 10/12! Đồng Lên Án CSVN, Là Nhà Nước “Côn Đồ!” Chà Đạp Quyền Con Người Nhiều Nhất!


(Photo: Đại diện Hội đồng Liên tôn Việt Nam gặp gỡ giới ngoại giao Gia Nã Ðại tại một ngôi chùa ở Sài Gòn, ngày 28/9/2022.)
Hướng đến ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12, giới tranh đấu trong và ngoài nước tổ chức các hoạt động đa dạng từ việc ra tuyên bố chung lên án tình trạng vi phạm nhân quyền trong nước đến việc tổ chức các cuộc biểu tình, trao giải thưởng vinh danh các nhà hoạt động đang bị chính quyền Cộng sản Việt Nam giam cầm.

“Hội đồng Liên tôn nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế ra bản tuyên bố phổ biến rộng rãi kêu gọi người đồng ký tên để tố cáo chính phủ của Cộng sản Việt Nam đã vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo”, ông Lê Quang Hiển, Thư ký Hội đồng Liên tôn Việt Nam, đồng thời là Chánh Thư ký Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, cho Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) biết hôm 8/12.

Một tuyên bố chung của Hội đồng Liên tôn Việt Nam – một nhóm đại diện các tổ chức tôn giáo độc lập trong nước – và các hội đoàn tôn giáo, nhân quyền hải ngoại lên án nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam “đã bất chất pháp luật quốc tế về nhân quyền, đi ngược trào lưu của thời đại về dân chủ”, đồng thời “thỉnh cầu quốc tế áp lực buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải từ bỏ chế độ độc tài toàn trị, hủy bỏ Điều 4 của Hiến pháp”.

Từ An Giang, ông Lê Quang Hiển, cho biết thêm về thông điệp chung của bản tuyên bố:
“Để đưa ra cho toàn thế giới thấy thực trạng, tình hình tôn giáo và nhân quyền Việt Nam để cho các chính phủ, nhất là Hoa Kỳ thấy đó mà có những biện pháp chế tài hay sách lược nào đó để yêu cầu chính phủ, nhà nước Cộng sản này phải nới tay một chút xíu để cho các tôn giáo độc lập – các nhóm không theo Mặt trận Tổ quốc, không theo nhà nước – được hoạt động, dân tộc Việt Nam được nhân quyền, có cuộc sống thoải mái, tự do ngôn luận, tự do đi lại”.

Đại diện của Hội đồng Liên tôn cho biết bản tuyên bố này được gửi đến Liên Hiệp Quốc, và các chính phủ trên thế giới, trong đó có chính quyền Cộng sản Việt Nam.

Bản tuyên bố chung này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách “Theo dõi Đặc biệt” vì chính quyền thực hiện các hành vi vi phạm hay dung túng cho hoạt động vi phạm tự do tôn giáo.

Trong khi đó tại Âu Châu, giới hoạt động nhân quyền tề tựu tại Frankfurt, Đức, để chuẩn bị cho cuộc biểu tình trước cơ quan ngoại giao Việt Nam ở đây và trao giải nhân quyền Việt Nam 2022 cho các tù nhân lương tâm.


(Photo: Hôm 9/12, các nhà vận động nhân quyền bàn kế hoạch hưởng ứng Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12 và trao giải nhân quyền Việt Nam 2022 tại Frankfurt, Đức.)

Ông Vũ Hoàng Hải, đại diện cho Khối 8406 tại hải ngoại, đồng thời là thành viên ban giám sát Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại tiểu bang California, Hoa Kỳ, đang có mặt tại Frankurt để tổ chức các hoạt động hưởng ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12.

Ông Hải chia sẻ với VOA hôm 9/12
“Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Liên hội Người Việt Quốc gia tại Đức sẽ tổ chức lễ trao giải nhân quyền 2022 tại một nhà thờ Tin Lành. Tại buổi lễ này, chúng tôi phát giải cho ba khôi nguyên: ông Nguyễn Tường Thụy, ông Trần Đức Thạch, ông Lưu Văn Vịnh, và Liên minh Dân tộc Tự quyết.
“Trước đó, chúng tôi cũng sẽ tổ chức biểu tình ở trước Tòa tổng Lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt từ lúc 1 giờ trưa đến 3 giờ chiều”.

Ông Hải nêu kỳ vọng và thông điệp của các hoạt động này
“Chúng tôi, những tổ chức dân sự, những nhà đấu tranh, những tù nhân lương tâm muốn gửi thông điệp cho chính quyền Cộng sản Việt Nam rằng chính quyền Cộng sản Việt Nam đã cam kết rất nhiều vào các công ước quốc tế nhưng họ đều không thi hành.
“Những ngày gần đây có rất nhiều tù nhân lương tâm, những người nói lên tiếng nói dân chủ, nói lên nguyện vọng tha thiết muốn Việt Nam có xã hội công bằng nhưng đã bị trù dập. Việt Nam gia tăng bắt bớ những người có tiếng nói bất đồng chính kiến.
“Cuộc biểu tình của chúng tôi trước Tòa tổng Lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt nhằm lên án nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã vi phạm nhân quyền trắng trợn”.

Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tòa tổng Lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt chưa phản hồi yêu cầu bình luận của VOA về các sự kiện nêu trên.

Ngày 10/12 hàng năm được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế hay Ngày Quốc tế Nhân quyền.

Ngày này được chọn để kỷ niệm việc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một Nghị quyết vào năm 1948 về Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế: tuyên bố toàn cầu đầu tiên về các quyền bất khả xâm phạm của con người.

Tuyên bố có hiệu lực vào năm 1950 đã truyền cảm hứng cho sự phát triển của luật nhân quyền quốc tế, cũng như Dự luật Nhân quyền Quốc tế.

Kể từ năm 1950, ngày 10/12 hàng năm được kỷ niệm là Ngày Nhân quyền, để kỷ niệm thành tựu quan trọng này của Liên Hiệp Quốc khi đó còn non trẻ. Và mỗi năm, lễ kỷ niệm được dành riêng cho một khía cạnh khác nhau của nhân quyền. Chủ đề của năm nay là “Nhân phẩm, Tự do và Công lý cho Tất cả”.

Việt Nam cũng tổ chức kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế, nhưng bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, luôn nói rằng: “Là thành viên có trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam luôn coi việc bảo đảm quyền con người là bản chất, mục đích của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực này”.


Tuyên Cáo của Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali

----ooo00ooo----

Nhân Kỷ Niệm Lần Thứ 74 Ngày Công Bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Ngày 10 tháng 12

Xét rằng:

+ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã áp đặt một chế độ độc đảng, toàn trị từ năm 1954 tại miền Bắc, trên toàn đất nước Việt Nam từ năm 1975. Bằng chính sách Công an trị, dùng sự khủng bố, đàn áp và bỏ tù, CSVN đã bóp nghẹt mọi quyền tự do và hàng trăm hàng ngàn người đã phải đi tù hay chết trong trại giam, chỉ vì dám cất tiếng nói đòi hỏi quyền tự do ngôn luận, lên tiếng phản ánh những sai trái bất công. Những nhà bất đồng chính kiến này –không có một tấc sắt trong tay, nhưng bị kết án với những bản án nặng nề, bằng những điều luật vô lý.

+ Thời gian gần đây, Các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị kết án từ 11 đến 15 năm tù giam. Nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Cấn Thị Thêu và con trai bà là Trịnh Bá Tư mỗi người 8 năm tù giam, 1 con trai của bà là Trịnh Bá Phương 10 năm tù giam, Nhà văn Phạm Chí Thành 5 năm tù. Nhà cầm quyền CSVN kết án tù ít nhất 12 người khác theo điều 117- Tuyên Truyền chống nhà nước-, trong đó có Đinh Thị Thu Thủy ở Hậu Giang (7 năm tù) Vũ Tiến Chi ở Lâm Đồng (10 năm ) Lê Việt Hòa, Ngô Thị Hà Phương và Nguyễn Cẩm Thúy ở Khánh Hòa ( lần lượt năm. bảy và chín năm tù) Trần Thị Tuyết Diệu ở Phú Yên (8 năm), Đặng Hoàng Minh ở Hậu Giang (7 năm), Cao Văn Dũng ở Quảng Ngãi (9 năm) Nguyễn Văn Lâm ở Nghệ An (9 năm) Trần Quốc Khánh ở Ninh Bình (6 năm) Nguyễn Trì Gioãn ở Khánh Hòa (7 năm). V.v…

+ Rất nhiều bloger, facebooker như: Nguyễn Thúy Hạnh, lê Văn Dũng (Lê Dũng vova), Lê Trọng Hùng, Bùi Văn Thuận, Nguyễn Duy Linh, Đinh Văn Hải), Lê Thị Bình v.v..

+ Rất nhiều nhà bất đồng chính kiến như Nhà báo Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Trần Hoàng Phúc, Hoàng Đức Bình, Trần Đức Thạch, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Trung Trực, Trần Huỳnh Duy Thức, Huỳnh Đức Thanh Bình, Nguyễn Văn Hóa, Phan Kim Khánh, Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Quốc Đức Vượng,Trần Long Phi, Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng , Phạm Đoan Trang v.v…đều chịu những bản án bất công và nặng nề.

Trước những sự kiện nêu trên, nhân kỷ niệm 74 năm ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, chúng tôi ký tên dưới đây đồng thanh tuyên bố:

1/ Hoàn toàn ủng hộ bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế liên quan yêu cầu mọi thành viên trong tổ chức Liên Hiệp Quốc triệt để tuân thủ, không được miễn trừ vì bất cứ lý do gì.

2/ Trong ngày 2/12/2022 Ủy Hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo (USCIRF) công bố báo cáo mới và trong báo cáo thường niên công bố hồi tháng 4 vừa qua đã đề nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các Quốc Gia cần quan tâm (CPC) về tự do tôn giáo. Chúng tôi tán thành biện pháp này và mong khi Việt Nam bị đưa vào CPC (Các quốc gia cần quan tâm) Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quan tâm và theo dõi tình trạng những người tù lương tâm để họ dù đang thụ án không bị khủng bố, hành hạ ngược đãi.

3/ Lên án nhà cầm quyền Cộng Sản thường xuyên bất chấp luật pháp quốc tế về Nhân Quyền, đi ngược trào lưu dân chủ của thời đại, khủng bố, bịt miệng người dân, bắt bỏ tù những người dám cất tiếng nói đòi hỏi dân chủ, dân quyền.


Làm tại TP. San Jose- Bắc California, ngày 6 tháng 12 năm 2022

Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali

Hội Trưởng: Nhà báo Lê Văn Hải
Tổng thư Ký: Nhà báo Duy Văn
Phó Tổng Thư Ký: Ký Giả Cao Ly Sâm
Hội Phó Ngoại Vụ: Ký Giả Nghê Lữ
Hội Phó Nội Vụ: Ký Giả: Hoàng Thưởng
Thủ Quỹ: Ký Giả Vân Hằng


Sinh Hoạt Quốc Tế Nhân Quyền Tại San Jose:




TUYÊN BỐ CHUNG

Của Cộng Đồng và các Đoàn Thể trong và ngoài nước

NHÂN KỶ NIỆM NGÀY CÔNG BỐ BẢN TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 10/12 LẦN THỨ 74

Xét rằng:

1.“Mọi người sinh ra đều bình đẳng, loài người phải được hưởng những Quyền bất khả xâm phạm trong đó có Quyền được Sống, Quyền Tự do và Mưu cầu Hạnh phúc.”, đó là một Chân Lý hiển nhiên của Nhân loại. Đã từ lâu, các Tôn Giáo, các Nhà Hiền Triết đã cố tâm tìm kiếm mọi phương thức giúp Con Người được hưởng những Quyền tự nhiên ấy.

Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhiều nhà độc tài tàn bạo, vô nhân tính, đã tước bỏ các Quyền tự nhiên đó của Con Người, đã bóc lột, đầy đọa Con Người qua nhiều hình thức.

2. Trước hậu quả thảm khốc của Thế Chiến thứ II với gần 50 triệu người đã bị sát hại, tài sản bị hủy hoại khắp nơi, nhiều Quốc Gia vẫn còn bị thực dân thống trị, do đó, thế giới đã đồng thanh công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vào ngày 10-12-1948 qua tổ chức Liên Hiệp Quốc. Các Công ước Quốc Tế về quyền Dân sự và Chính trị cũng được phát sinh từ đó.

3. Đã 74 năm qua, Quyền Con Người được cải thiện ở nhiều nơi, các thuộc địa đã được giải trừ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhà cầm quyền không tôn trọng bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà họ đã ký kết khi gia nhập Liên Hiệp Quốc, chà đạp các Quyền Tự Do căn bản, xâm phạm lãnh thổ của các Dân Tộc khác, cụ thể như:

a. Liên Xô và các nước CS Đông Âu với chế độ cai trị tàn bạo, đàn áp người dân.

b. Liên Bang Nga sau khi Liên Xô sụp đổ, dưới sự cai trị độc đoán của Putin, Nhân Quyền bị tước đoạt, lại còn xua quân xâm chiếm nước láng giềng Ukraine là nước có chủ quyền, tàn phá và giết hại dã man người dân nước này.

c. Các quốc gia áp dụng chủ nghĩa Cộng Sản như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn, Venezuela... đã xem thường quyền của con người. Riêng Trung Cộng, ngoài việc đàn áp người dân trong nước như Tây Tạng, Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông, đe dọa đảo quốc Đài Loan dân chủ và tự do, lại còn xâm lấn Biển Đông Nam Á, bất chấp luật pháp quốc tế, bành trướng thế lực độc tài trên thế giới.

4. Riêng tại Việt Nam, đảng Cộng Sản đã áp đặt một chế độ độc tài toàn trị từ năm 1954 tại miền Bắc, trên toàn Đất Nước từ năm 1975, bóp nghẹt mọi Quyền Tự Do của con người, nhân dân chịu khổ cực trăm bề. Sau khi Liên Xô tan rã, CSVN buộc phải áp dụng chế độ kinh tế nửa vời, vẫn giữ độc quyền cai trị, tạo ra một giai cấp “tư bản đỏ” do đảng Cộng Sản nắm giữ, thu tóm tài sản Quốc Gia, xã hội bị tàn phá, đạo đức luân lý, giáo dục bị suy đồi, bên ngoài lệ thuộc vào Tàu Cộng, nguy cơ mất nước gần kề.

Trước những sự kiện nêu trên, nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, chúng tôi ký tên dưới đây đồng thanh tuyên bố:

1. Hoàn toàn ủng hộ bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế liên quan; yêu cầu mọi Quốc Gia thành viên Liên Hiệp Quốc triệt để tuân thủ, không được miễn trừ bất cứ vì lý do gì.

2. Lên án nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã bất chấp luật pháp quốc tế về Nhân Quyền, đi ngược trào lưu của thời đại về Dân Chủ, cũng là ước nguyện của đại đa số Nhân Dân Việt Nam. Thỉnh cầu Quốc Tế áp lực buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải từ bỏ chế độ độc tài toàn trị, hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, phục hồi các Quyền Tự Do cho toàn thể Công Dân.

3. Lên án chế độ độc tài phát xít, hiếu chiến do Putin áp đặt tại Nga. Yêu cầu thế giới ủng hộ dân tộc Ukraine tự bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ của mình.

4. Lên án chế độ độc tài, toàn trị và bành trướng tại Bắc Kinh. Yêu cầu các Quốc gia dân chủ tự do cùng nhau liên kết ngăn chận mối nguy cơ này.

Làm tại Việt Nam vả Hải Ngoại, tháng 12 năm 2022

• Xin vui lòng liên lạc với BS Võ Đình Hữu để cùng ký tên Email: Drhvo@yahoo.com.

Đồng ký tên:

• Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam: HT Thích Không Tánh, BS Võ Đình Hữu, Ô. Phạm Trần Anh
• Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam: HT Thích Không Tánh; CTS Hứa Phi; LM Nguyễn Văn Lý; Ô. Lê Văn Sóc; MS Nguyễn Hoàng Hoa.
• Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ: Ô. Lê Thanh Liêm, TT Trần Quốc Anh, LS Nguyễn Thanh Phong.
• Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam: Ô. Huỳnh Công Ánh, Ô. Nguyễn Trung Châu
• Tập Thể Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa: BS Phạm Đức Vượng.
• Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam: TS Nguyễn Bá Tùng
• Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam: Ô. Phạm Trần Anh.
• Văn Phòng Liên Lạc Hải Ngoại / Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam: BS Đỗ Văn Hộ


Vì sao vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, tồi tệ và ngày càng tồi tệ trầm trọng hơn?


Phiên tòa xử nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang tại Hà Nội.

(Thiện Ý)
Năm 2022, theo ghi nhận của các cơ quan truyền thông, các tổ chức theo dõi, bảo vệ nhân quyền quốc tế, thì số người bất đồng chính kiến bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt cầm tù đạt con số kỷ lục, cao hơn nhiều các năm trước đây.

Thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền và Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cho thấy tính đến hết tháng 5 năm 2022, có 288 tù nhân lương tâm bị giam giữ trong các điều kiện khắc nghiệt ở Việt Nam dù Hà Nội luôn phủ nhận rằng “không có cái gọi là tù nhân lương tâm” ở đây. Trong bức thư gửi tới Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Kamala Harris, trước chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 8, hai tổ chức này nói rằng từ năm 2020 đến 2022, chính phủ Việt nam tiếp tục vi phạm các quyền cơ bản của con người, từ phân biệt đối xử, bắt giữ và giam giữ tuỳ tiện, vi phạm công bằng xét xử đến hạn chế quyền tự do tôn giáo, tự do ý kiến và biểu đạt, tự do lập hội.

Các tổ chức theo dõi, bảo vệ nhân quyền này đánh giá rằng “Năm 2022 chứng kiến sự đàn áp của chính quyền Hà Nội đối với giới bất đồng chính kiến mà giới hoạt động và theo dõi nhân quyền quốc tế cho là tồi tệ nhất trong những năm gần đây trong bối cảnh đại dịch và sự làm ngơ của phương Tây”.

Thực ra, đánh giá này không có gì mới, không làm ai ngạc nhiên; chỉ có câu hỏi được nhiều người đặt ra từ lâu là “Vì sao vi phạm nhân quyền tại Việt Nam tồi tệ và ngày càng tồi tệ hơn?”

Câu trả lời thì đã có. Nhưng cách thức giải đề hiệu quả thực tế thì chưa.

1. Câu trả lời thì đã có, là vì tương quan không cân sức giữa những người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền trong chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam.

-Những người bất đồng chính kiến thì không có vũ khí gì trong tay, chỉ có lương tâm và hành động đấu tranh ôn hòa cho chính nghĩa tự do, dân chủ và nhân quyền. Trong khi nhà cầm quyền trong thể chế độc tài toàn trị, có quyền đẻ ra luật pháp, tòa án, nhà tù, pháp trường và các công cụ chuyên chính khác như công an, quân đội… để đàn áp mọi phản kháng, chống đối của người dân.

-Vì tương quan không cân sức như thế, các nhà bất đồng chính kiến đấu tranh cho các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền… cần sức hậu thuẫn quốc tế, như Liên Hiệp Quốc, chính quyền các quốc gia dân chủ, các tổ chức quốc tế theo dõi và bảo vệ nhân quyền quốc tế. Nhưng sức hậu thuẫn nay thường chỉ là những lời tố cáo, lên án kèm theo những biện pháp gây áp lưc với nhà cầm quyền Việt Nam; hay những biện pháp chế tài một số cá nhân viên chức chính quyền có hành vi vi phạm nhân quyền như là các biện pháp trừng phạt theo kiểu (Đạo luật) Magnitsky đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu…). Thế nhưng tất cả các biện pháp đối phó này chỉ có hiệu quả giới hạn hoặc chẳng có tác dụng gì ngăn chặn, đẩy lùi được các hành động đàn áp của nhà đương quyền Việt Nam. Thực tế hiệu quả cụ thể thấy được chỉ là sự can thiệp để nhà cầm quyền thả một số tù nhân lương tâm đưa ra nước ngoài. Nhưng sau đó, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng bắt bớ bỏ tù số tù nhân lương tâm nhiều hơn, với những bản án nặng nề hơn. Vì sao?

2. Vì cách thức giải đề hiệu quả thực tế thì chưa.

Theo nhận định của nhiều người hệ quả thực tế tồi tệ trên là vì:

(1) Các biện pháp chế tài bao lâu nay không có tác động trực tiếp vào quyền lợi thiết thân của hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà cầm quyền Việt Nam.

(2) Về đối nội đảng và nhà đương quyền Việt Nam tự mãn rằng vị thế cầm quyền của họ vững như bàn thạch. Trong nước không một thế lực chính trị hay quân sự nào có thể đe dọa lật đổ, thay thế vị thế lãnh đạo độc tôn, độc quyền, độc tài của một tập đoàn thống trị dày kinh nghiệm trấn áp nhân dân bằng bạo lực.

(3) Về đối ngoại, dựa vào tư thế chủ quyền của một quốc gia độc lập, theo công pháp quốc tế, đảng và nhà đương quyền Việt Nam biết được giới hạn của các biện pháp trừng phạt khả thi của quốc tế hay các quốc gia khác không thể vượt qua. Trong khi họ biết rằng quốc tế nói chung, Hoa Kỳ và các cường quốc có ảnh hưởng nói riêng, đang rất cần đến vị thế địa chính trị của Việt Nam trong thế chiến lược bao vây gián chỉ sự bành trướng thế lực trong vùng của Trung Quốc. Vì thế, đảng và nhà đương quyền Việt Nam bất chấp mọi áp lực, vì biết rằng liên minh các cường quốc, đứng đầu là Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không vì nhân quyền cho nhân dân Việt Nam mà hy sinh những lợi ích quốc gia trong đó có lợi chiến lược quân sự, kinh tế trong vùng của họ.

Đúng như ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) nói với VOA, rằng ‘“Quốc tế và các nước phương Tây cũng có một số phản ứng yếu ớt về việc đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản nhưng đối với phương Tây họ vẫn coi trọng quyền lợi kinh tế hơn. Như Hoa Kỳ, bên cạnh kinh tế, cũng muốn lợi dụng Việt Nam để làm tiền đồn chống Trung Quốc”.

Hệ quả thực tế là, bất chấp những lời kêu gọi của các tổ chức nhân quyền và cả các thành viên của Liên minh châu Âu, EU vẫn đã phê chuẩn hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và đối tác đầu tư (EVIPA) với Việt Nam. Còn chính quyền Mỹ trong năm qua cũng đã tăng cường quan hệ an ninh và thương mại với Việt Nam bằng hai chuyến thăm cấp cao của Phó Tổng thống Harris và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin. Sau các chuyến thăm này, Đảng Cộng sản vẫn không ngừng việc đàn áp giới bất đồng chính kiến và những người lên tiếng cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.

Theo ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) nhận định với VOA về tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm nay: “Thật không may, tình hình an ninh ở Biển Đông và vai trò mới của Việt Nam với tư cách là quốc gia thay thế cho Trung Quốc trong chuỗi sản xuất và cung ứng, đã đẩy các vấn đề nhân quyền ra ngoài lề”, ông Robertson nói. “Mỹ và các đồng minh đang cho phép Việt Nam thoát khỏi những vi phạm nhân quyền đáng kể và có hệ thống, và điều này cần phải dừng lại”.

Theo ông Robertson và ông Ngữ, điều đó có nghĩa nhân quyền cho Việt Nam sẽ là thứ yếu.

“Tình hình nhân quyền đang trở nên tồi tệ hơn theo đúng nghĩa đen từng ngày (ở Việt Nam)”, ông Robertson nói. “Và chắc chắn sẽ có thêm nhiều vụ truy tố vào năm 2023”.

Đồng ý kiến, ông Ngữ cho rằng giới bất đồng chính kiến và xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn hơn trong hoạt động nếu chính quyền Hà Nội được phương Tây o bế vì các lợi ích an ninh và thương mại. Theo ông Ngữ, việc bắt giữ, đàn áp có lẽ sẽ tương tự hoặc nhiều hơn so với hai ba năm gần đây.

3. Thay lời kết

Đến đây có thể kết luận rằng, dù hậu thuẫn quốc tế cho các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền hiệu quả đến đâu; dù nhà đương quyền Việt Nam có tiếp tục đàn áp bắt bớ, tù đầy ngày càng nhiều các nhà bất đồng chính kiến trong các năm tới… điều chắc chắn là, thực tế cũng không thể, không bao giờ dập tắt được ngọn lửa đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Nhiều nhà dân chủ sẽ nối tiếp, chấp nhận tù đầy, hy sinh, gian khổ cho đến ngày Việt Nam có dân chủ và nhất định sẽ có dân chủ.


Mỹ đưa nhà cầm quyền CS Việt Nam vào 'Danh sách Theo dõi Đặc biệt' vì 'vi phạm nghiêm trọng' các quyền tự do tôn giáo!


Thông cáo ngày 02/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa Việt Nam vào 'Danh sách Theo dõi Đặc biệt' về quyền tự do tôn giáo
Ngày 4 tháng 12 2022, Ngay phần đầu của thông cáo ngày 02/12, Hoa Kỳ khẳng định những vi phạm quyền tự do tôn giáo đang gieo rắc sự chia rẽ, xói mòn an ninh kinh tế và đe dọa đến sự ổn định chính trị và nền hòa bình toàn cầu.

Cụ thể, trong thông cáo ngày 02/12/2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố đưa Việt Nam vào 'Danh sách Theo dõi Đặc biệt' (Special Watch List).
"Hôm nay tôi đưa Algeria, Cộng hòa Trung Phi, Comoros và Việt Nam vào 'Danh sách Theo dõi Đặc biệt' vì có tham gia hoặc chấp nhận những vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo."

Với các vi phạm nghiêm trọng hơn thì các nước bị Mỹ đưa vào Danh sách Quan ngại Đặc biệt (Countries of Particular Concern) gồm Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, Bắc Hàn, Pakistan, Nga, Saudi Arabia, Tajikistan và Turkmenistan.

Hiện Việt Nam chưa đưa ra phản hồi chính thức về thông cáo này của chính phủ Mỹ. Trước đó, Việt Nam luôn khẳng định tự do tôn giáo là "sự thật không thể xuyên tạc".

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có ba nội dung quan trọng liên quan đến quyền tự do tôn giáo:

• Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

• Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

• Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam hiện vẫn đáng lo ngại trong hồ sơ của các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Theo Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế Việt Nam 2021 của Hoa Kỳ, chính quyền Việt Nam sách nhiễu, hành hung, bắt người, truy tố, theo dõi, từ chối hoặc không trả lời yêu cầu đăng ký và các yêu cầu xin phép khác của các tổ chức tôn giáo độc lập.
Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Viện KSND đề nghị y án 5 năm tù đối với bị cáo Lê Tùng Vân

Phan Văn Thu - tù nhân chết trong giam cầm và tự do tôn giáo ở Việt Nam
Vì sao lãnh đạo Việt Nam dự các lễ của Phật giáo và của tín ngưỡng truyền thống?
Gần đây nhất, ông Phan Văn Thu, tù nhân tôn giáo, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo - một tổ chức Phật giáo độc lập được chính quyền miền Nam Cộng hòa công nhận trước năm 1975 - vừa qua đời trong trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, được cho là do một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Năm 2022 có thể thấy nổi bật nhất là việc giới chức Việt Nam bắt giữ và xét xử bốn người của Tịnh Thất Bồng Lai - một tổ chức tôn giáo độc lập ở Long An.

Kết quả, tòa đã y án đối với ông Lê Tùng Vân 5 năm tù và năm bị cáo còn lại, mỗi người từ 3 đến 5 năm tù.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã đưa ông Lê Tùng Vân và năm bị cáo khác vào Freedom of Religion or Belief Victims List (Danh sách Nạn nhân Tự do Tôn giáo và Niềm tin) toàn cầu.

Việt Nam: Có phải cả Phật giáo và Đảng Cộng sản đều 'đang khủng hoảng'

Phật giáo VN 'họp đại hội tu chỉnh' và bàn về tài sản các chùa


Có tự do tôn giáo qua phiên phúc thẩm vụ Tịnh Thất Bồng Lai?

Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết sau phiên tòa phúc thẩm thì các thân chủ của ông đang cân nhắc khiếu nại, yêu cầu xét xử giám đốc thẩm vụ án
Ngay sau phiên xử phúc thẩm vụ Tịnh Thất Bồng Lai vào ngày 02 - 03/11 vừa qua ở Long An, Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC News Tiếng Việt:
"Trong phiên tòa ngày 02 và 03/11/2022, thì chiều ngày 02/11/2022, khi tự bào chữa, ông Lê Thanh Hoàn Nguyên có cho rằng quyền tự do tôn giáo của ông ấy không được tôn trọng."

"Tôi nghĩ, nguyên nhân từ việc ông ấy và các thành viên của Thiền Am vốn là những người tu hành tại gia theo cách mà họ cảm nhận về đức Phật, họ không theo đạo Phật và cũng không gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhưng lại bị bên bị hại là ông Trần Ngọc Thảo, pháp danh là Thích Nhật Từ tố cáo rằng họ giả tu, giả chùa, giả sư nên bức xúc phát ngôn như thế."

Về việc chủ tọa Hội đồng xét xử (HĐXX) liên tục ngắt lời và cắt cử công an đứng xung quanh các bị cáo khi nói lời sau cùng, Luật sư Mạnh cho rằng quyền của các bị cáo đã không được bảo đảm.
"Căn cứ theo quy định tố tụng hình sự, trong phần tranh luận, khi đối đáp thì các bị cáo được tham gia. Tuy nhiên, trong phiên tòa vào chiều ngày 03/11, vị chủ tọa tuyên bố cắt phần này, cho nên, cả năm luật sư đều đứng dậy đề nghị HĐXX tôn trọng quyền đối đáp của các bị cáo do luật pháp quy định.

"Theo đó, năm luật sư đều không có ý chống lại quyết định của chủ tọa mà chỉ đang bảo vệ quy định luật pháp và quyền của thân chủ mình mà thôi. Sau đó, đến phần nói lời sau cùng thì chủ tọa phiên tòa liên tục cắt lời của bị cáo và yêu cầu họ chỉ được nói theo gợi ý của chủ tọa. Điều này, rất tiếc, lần nữa, quyền của các bị cáo lại không được bảo đảm."

Trả lời BBC News Tiếng Việt, liệu phiên phúc thẩm vừa qua có phải là một ví dụ về phiên tòa bỏ túi ở Việt Nam hay không, Luật sư Mạnh nhận định:
"Tôi không rõ đây có phải là phiên tòa bỏ túi hay không. Nhưng cân nhắc về thời gian nghị án và thời gian tuyên bản án rất dài như vậy, dễ làm cho người theo dõi phiên tòa cho rằng đây là một phiên tòa bỏ túi."

Ông Mạnh cũng cho biết sau phiên phúc thẩm thì các thân chủ của ông đang cân nhắc khiếu nại, yêu cầu xét xử giám đốc thẩm vụ án.
"Đối với tội danh mà tòa án đã xét xử theo điều 331 Bộ luật Hình sự (BLHS), thì thân chủ chúng tôi đang cân nhắc về việc khiếu nại, yêu cầu xét xử giám đốc thẩm vụ án."

"Thậm chí, tái thẩm vì các chứng cứ mà luật sư nộp bổ sung trong phiên tòa phúc thẩm đã chưa được xem xét. Đồng thời, với tội danh theo điều 174 BLHS về 'Lừa đảo', thì chúng tôi cũng đã có sự chuẩn bị để tham gia vào quá trình điều tra vụ án."

Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Viện KSND đề nghị y án 5 năm tù đối với bị cáo Lê Tùng Vân

Phan Văn Thu - tù nhân chết trong giam cầm và tự do tôn giáo ở Việt Nam

'Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội'


Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 9, nhiệm kỳ 2022 – 2027

Ngày 29/11, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính khẳng định:

"Phật giáo có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc “Hộ Quốc, an Dân”; nhiều nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc mà tên tuổi, sự nghiệp gắn liền với đạo Phật. Trong những năm qua, với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Phát biểu tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ 9 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bế mạc ngày 29/11, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nói về tự do tôn giáo như sau:

“Bên cạnh đó, trong những năm qua, hoạt động đối ngoại của Phật giáo ngày càng được mở rộng, đa dạng từ tham gia các tổ chức quốc tế, tới phát triển các Hội Phật tử người Việt nam ở nước ngoài, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của bà con Việt kiều, góp phần tích cực vào công tác đối ngoại nhân dân, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền, khẳng định tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Vì sao lãnh đạo Việt Nam dự các lễ của Phật giáo và của tín ngưỡng truyền thống?
Việt Nam: Có phải cả Phật giáo và Đảng Cộng sản đều 'đang khủng hoảng'

Phật giáo VN 'họp đại hội tu chỉnh' và bàn về tài sản các chùa

Ông Phúc cũng nhấn mạnh lại đường hướng hành đạo là "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội" và vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
"Với đường hướng hành đạo là 'Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội', Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tiếp nối dòng chảy truyền thống, không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết các tôn giáo, khẳng định mối quan hệ gắn bó không thể tách rời giữa đạo pháp và dân tộc."

"Giáo hội luôn là tổ chức thành viên tin cậy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có nhiều đóng góp quan trọng, xứng đáng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp tích cực trên tất cả lĩnh vực kinh tế – xã hội, chung sức, đồng lòng cùng toàn dân xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, nhân dân ngày càng có cuộc sống yên vui, hạnh phúc."

Trong một bài viết trên BBC News Tiếng Việt vào tháng Hai năm nay, Tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêm nêu nhận định của ông về 'Mẫu số chung giữa số phận Cộng sản và số đông tín đồ Phật giáo' ở Việt Nam như sau:
"Về mặt quốc gia thì sự xuống cấp ở chất lượng con người, ít nhất là về bình diện đạo đức công dân, đang tạo ra khủng hoảng chính trị lớn cho Đảng cầm quyền. Như cuối thời nhà Lý và Trần gần ngàn năm trước, Phật Giáo Việt Nam đang đi vào khủng hoảng song song với sự suy thoái đạo đức chính trị của hệ thống cầm quyền.

Sự suy tàn của Phật giáo, theo đánh giá của tôi, đang đi song hành với sự suy đồi của đế chế Cộng sản của ngày hôm nay."

Xem thêm:
Việt Nam: Có phải cả Phật giáo và Đảng Cộng sản đều 'đang khủng hoảng'
Phật giáo VN 'họp đại hội tu chỉnh' và bàn về tài sản các chùa
Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Viện KSND đề nghị y án 5 năm tù đối với bị cáo Lê Tùng Vân

Phan Văn Thu - tù nhân chết trong giam cầm và tự do tôn giáo ở Việt Nam


Chuyên Gia Nhận Định Có Cái Nhìn Khác Nhau Về Vấn Đề Nhân Quyền Trong Việc Phương Tây Bán Vũ Khí Cho Việt Nam


(Hình: Lính Việt Nam đứng cạnh các phi đạn được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2022 ở Hà Nội hôm 8/12/2022.)

Vấn đề nhân quyền ở quốc gia độc đảng ít có ảnh hưởng đến kế hoạch mua vũ khí của Việt Nam từ Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây, theo học giả Hoàng Việt từ Đại học Luật Tp. HCM, tuy nhiên Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc Ðại Lợi lại cho rằng Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu có thể dừng việc bán vũ khí khi cân nhắc vấn đề quyền con người.

Ý Ðại Lợi muốn tăng cường mua sắm vũ khí từ phương Tây nằm trong kế hoạch đa dạng hóa và hiện đại hóa quân đội của Việt Nam trong bối cảnh chủ quyền đất nước ở Biển Đông bị đe doạ.

Trong lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 ở Hà Nội sáng 8/12, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính nói sự kiện này giúp Hà Nội “mở ra các cơ hội hợp tác, cùng tìm hiểu nghiên cứu xu hướng phát triển của trang bị kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng an ninh trên thế giới; đa dạng hóa các kênh mua sắm, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật của ngoại quốc và sản xuất, trang bị khí tài, hậu cần đáp ứng cho lực lượng vũ trang để phục vụ nhu cầu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân trước những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống”.

Nói về sự liên hệ giữa việc mua sắm vũ khí và nhân quyền của Việt Nam, Thạc sĩ Hoàng Việt nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA)
“Cá nhân tôi cho rằng vấn đề nhân quyền không cản trở nhiều đến việc mua bán vũ khí của Việt Nam. Mỹ và phương Tây đặt lợi ích địa chính trị quan trọng hơn vấn đề nhân quyền. Do vậy, trong bối cảnh đó, việc Việt Nam tìm kiếm mua vũ khí từ phương Tây sẽ không bị cản trở vì vấn đề nhân quyền”.

Ông cho rằng mặc dù đảng Dân chủ của Tổng thống Joe Biden luôn thúc đẩy các hoạt động dân chủ, nhưng Tòa Bạch Ốc đã coi Trung Quốc là đối thủ quan trọng nhất, nguy hiểm nhất có thể thách thức vị trí siêu cường số một thế giới của Hoa Kỳ cũng như tìm cách thay đổi trật tự thế giới mà Bắc Kinh có đủ ý chí và quyền lực để làm việc đó thì phương Tây không đặt nặng vấn đề nhân quyền.

Việt Nam bị Hoa Kỳ và nhiều quốc gia dân chủ chỉ trích về hồ sơ nhân quyền tồi tệ vì giam giữ nhiều tù nhân lương tâm chỉ vì họ thực hiện các quyền tự do cơ bản như ngôn luận, hội họp, biểu tình….

Theo Thạc sĩ Hoàng Việt, cách đây hơn 10 năm người ta nhận ra rằng quân đội Việt Nam quá phụ thuộc vào vũ khí của Nga và Nhà nước Việt Nam có kế hoạch đa dạng hóa nguồn vũ khí từ lâu.
Cho tới nay, ngoài Nga, Việt Nam đã mua vũ khí từ một số quốc gia khác, trong đó có Ấn Độ, Do Thái, và Hoa Kỳ

“Kể từ đó đến nay Việt Nam đã làm (tăng cường mua sắm vũ khí phương Tây- PV), đặc biệt sau cuộc chiến ở Ukraine người ta thấy rằng vũ khí của Nga có nhiều lạc hậu”, học giả đến từ Sài Gòn nói.

Tuy nhiên, theo ông, kế hoạch đẩy mạnh mua sắm vũ khí của Việt Nam từ các quốc gia phương Tây sẽ không dễ dàng vì hai vấn đề chính: Giá cả đắt đỏ và khác biệt về hệ thống vũ khí.

Ông nói rằng vũ khí của phương Tây đắt hơn nhiều so với vũ khí của Nga, khách hàng cung cấp vũ khí lớn nhất và quen thuộc với Việt Nam từ nhiều thập niên qua.
Quân đội Việt Nam từ lâu đã sử dụng hệ thống vũ khí có từ thời Liên Xô và sau đó là Nga, do vậy, việc thay thế các loại vũ khí hiện có bằng vũ khí của phương Tây sẽ không hề dễ dàng cho Việt Nam. Việc này đòi hỏi có thời gian dài để quân đội đào tạo và thích ứng, và cần phải có sự tương thích của các loại vũ khí trong một hệ thống.

Ông ví dụ trong cuộc chiến ở Ukraine, các binh sĩ Ukraine có thể sử dụng dễ dàng vũ khí do Nga và các nước từng theo xã hội chủ nghĩa sản xuất. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn khi sử dụng vũ khí của phương Tây, và cần thời gian dài để thích nghi.

Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc Ðại Lợi ở Canberra cho rằng Việt Nam đã cho thấy họ có khả năng mua sắm vũ khí và kỹ thuật quân sự từ các nguồn không phải của Nga, chẳng hạn như Do Thái, Nam Hàn và Hoa Kỳ.

Ông cũng nói Hà Nội nhận thức được rằng Hoa Kỳ và các quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu có thể viện dẫn các cân nhắc về nhân quyền để cắt giảm hoặc ngăn chặn việc bán vũ khí nhằm đối phó với các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng vào bất kỳ thời điểm nào.
Tuy nhiên, từ thống kê mua vũ khí của Việt Nam trong thời gian gần đây thì Giáo sư Carl Thayer có nhận xét:
“Việt Nam không có khả năng mua các mặt hàng ‘có giá trị lớn’ từ Hoa Kỳ hay Âu Châu và có khả năng chờ xem cuộc xung đột ở Ukraine sẽ được giải quyết như thế nào.

Tuy nhiên, Việt Nam sẽ có thị trường cho các kỹ thuật thích hợp như radar bờ biển, phòng không, máy bay không người lái (UAV), phi đạn chống UAV, không gian mạng,...”.

Ông cho biết trong giai đoạn từ 2014- thời điểm Nga sáp nhập Crimea, cho đến 2021, việc mua sắm vũ khí của Việt Nam giảm chóng mặt, đặc biệt là từ Nga.

Nhập cảng vũ khí từ Nga của Việt Nam đã giảm từ 1,056 tỉ Mỹ kim năm 2014 xuống chỉ còn 72 triệu năm 2021, ông nói.

Giáo sư Carl Thayer nói trước đại dịch COVID-19, Việt Nam phân bổ khoảng 2% GDP cho ngân sách quốc phòng hàng năm.
Từ năm 1995 đến năm 2021, Việt Nam đã mua vũ khí và kỹ thuật quân sự từ 27 quốc gia. Sáu quốc gia hàng đầu, tính bằng Mỹ kim là: Nga ($7,4 tỉ), Do Thái ($550 triệu), Ukraine ($273 triệu), Belarus ($263 triệu), Nam Hàn ($120 triệu) và Hoa Kỳ ($108 triệu).

Trong triển lãm vũ khí quốc tế lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer cho rằng Hà Nội có 3 mục tiêu chính, đó là giới thiệu ngành công nghiệp quốc phòng của mình, xác định khách hàng cho các sản phẩm nội địa của mình, và tham gia vào các thỏa thuận chuyển giao kỹ thuật đồng sản xuất để thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng của mình.


Bang Giao Việt-Mỹ: Vi Phạm Nhân Quyền, Không Có Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Ngôn Luận, Từ Những Nốt Trầm Bế Tắc Có Dẫn Đến Sự Đóng Băng Quan Hệ?

(Bình luận của Mai Diện)


(Hình: Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Thượng đỉnh ASEAN ở Nam Vang, Cam Bốt hôm 12/11/2022.)

Ngay phần mở đầu của thông cáo ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ khẳng định những vi phạm quyền tự do tôn giáo, ngôn luận (ở Việt Nam) đang gieo rắc sự chia rẽ, xói mòn an ninh kinh tế và đe dọa đến sự ổn định chính trị và nền hòa bình toàn cầu. Tính từ mùa Hè năm 2022 đến nay, có lẽ đây là lần Mỹ phê phán Hà Nội công khai nặng nề nhất, cho dù đây chưa phải là điểm tới hạn để chấm dứt mọi ưu tiên dành cho Việt Nam trong bàn cờ Indo-Pacific đang ngày càng sôi động.

Những Nốt Trầm Đen Đúa

Trong thông cáo nói trên, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố đưa Việt Nam vào “Danh sách Theo dõi Đặc biệt” (Special Watch List/ SWL). Ngay phần mở đầu của thông cáo, Hoa Kỳ khẳng định những vi phạm quyền tự do tôn giáo (ở Việt Nam) đang gieo rắc sự chia rẽ, xói mòn an ninh kinh tế và đe dọa đến sự ổn định chính trị và nền hòa bình toàn cầu. “Hôm nay tôi đưa Algeria, Cộng hòa Trung Phi, Comoros và Việt Nam vào ‘Danh sách Theo dõi Đặc biệt’ vì có tham gia hoặc đồng lõa với những vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo”, ông Blinken nhấn mạnh như thế và nói tiếp: “Đối với các quốc gia vi phạm nghiêm trọng hơn thì các nước ấy đã bị Mỹ đưa vào diện ‘Các nước Quan ngại Đặc biệt’ (Countries of Particular Concern/ CPC) gồm Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, Bắc Hàn, Pakistan, Nga, Saudi Arabia, Tajikistan và Turkmenistan”. Cho đến nay, Việt Nam chưa đưa ra phản hồi chính thức về thông cáo này của chính phủ Mỹ. Việt Nam luôn khẳng định tự do tôn giáo là “sự thật không thể xuyên tạc” (1). Trong khi ai cũng biết, những sự thật ấy chẳng cần phải xuyên tạc!

Dẫn chứng một trong hàng loạt điển hình các vụ vi phạm: Sáng 2/11 vừa qua, Tòa án Nhân dân tỉnh Long An mở lại phiên Phúc thẩm xét xử vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” đối với bị cáo Lê Tùng Vân (90 tuổi) và nhóm người từng ở tại nơi tự xưng “Tịnh thất Bồng Lai” hay “Thiền am bên bờ vũ trụ”. Bị cáo Lê Tùng Vân vắng mặt. Năm bị cáo còn lại đang chấp hành án sau phiên Tòa Sơ thẩm đều được đưa đến tòa (2). Tại phiên tòa, cả các bị cáo đều cho rằng mình bị oan, không phạm tội, không vu khống, không bôi nhọ xúc phạm ai... và không thừa nhận hành vi bị truy tố như cáo trạng nêu. Nhà văn Trần Quốc Quân đang sống tại Warsaw (Ba Lan) đăng tải bài viết “Công lý ở nước ta là cái lý của cơ quan công quyền” trên trang Facebook cá nhân. Bài viết có đoạn: “‘Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân’ đang được sử dụng như một công cụ để buộc các nghi phạm phải nhận tội”. Võ sư Đoàn Bảo Châu (Facebook Chau Doan) bày tỏ sự phản đối với bản án, cho rằng việc bỏ tù ông Lê Tùng Vân là vô nhân đạo. “Phiên tòa thể hiện quyền lực một cách vô lối chứ không phải là việc thực thi công lý. Nó áp đặt nỗi sợ lên công dân”. (3)

Sau tự do tôn giáo lại đến gian lận thương mại. Hôm 5/12/2022, truyền thông nhà nước Việt Nam dẫn nguồn Cục Phòng vệ Thương mại thuộc Bộ Công thương Hà Nội cho biết, theo thống kê sơ bộ từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), vào thời điểm năm 2021, Việt Nam đã xuất sang thị trường Mỹ khoảng 18 triệu Mỹ kim sản phẩm ghim dập. Số này chiếm chừng 12% tổng kim ngạch nhập cảng sản phẩm này vào Hoa Kỳ, đứng hàng thứ ba sau Trung Quốc và Nam Hàn. Vào năm 2019, kim ngạch sản phẩm ghim dập của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chỉ mới là hai triệu Mỹ kim, nhưng đến năm 2020 tăng đột biến lên 16 triệu Mỹ kim và năm 2021 là 18 triệu. Trong thời gian 30 ngày, có thể gia hạn thêm 15 ngày, kể từ ngày nhận đơn, DOC Hoa Kỳ sẽ xem xét biện pháp khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế đối với sự việc sản phẩm ghim dập của Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ. (4)

Trước đó, ngày 2/11/2022, trả lời truyền thông quốc tế về quan điểm của Mỹ sau Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 26, diễn ra và kết thúc âm thầm tại Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay: “Chúng tôi tiếp tục thúc giục Chính phủ Việt Nam bảo vệ quyền tự do ngôn luận và các quyền tự do cơ bản khác và bảo đảm các hành động của Chính phủ phù hợp với Hiến pháp Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam…. Và Mỹ vẫn lo ngại trước xu hướng ngày càng nghiêm trọng trong việc giam giữ và kết tội công dân Việt Nam, vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ như đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam…. Hai bên đã có cuộc đối thoại ‘thẳng thắn’, tập trung vào một loạt các vấn đề liên quan đến quyền con người và quyền lao động, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tín ngưỡng, pháp quyền và cải cách luật pháp, và quyền của các thành viên của các nhóm dân số bị gạt ra ngoài lề xã hội như LGBTQI +, thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số và người khuyết tật”. (5)

Mỹ Vẫn Chưa Hết “Kiên Nhẫn Chiến Lược
Điều quan ngại lớn là Hà Nội dường như phản ứng rất tiêu cực liên quan đến mọi đóng góp của Hoa Kỳ cũng như cộng đồng quốc tế đối với sự xuống dốc của trào lưu dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo và xã hội dân sự ở Việt Nam trong suốt những năm gần đây. Hà Nội luôn cho rằng, mọi nhận xét mang màu sắc tiêu cực của các tổ chức quốc tế về các vấn đề liên quan đến Việt Nam đều do không hiểu hết tình hình, không khách quan, thậm chí đó là những ý kiến từ các thế lực thù địch. Trong khi sự thật là xã hội Việt Nam ngày càng trở nên sa đọa và tha hóa. Những tội ác xảy ra ngày càng nhiều, càng ghê rợn. Tình, tiền, thù hận là những nguyên nhân trực tiếp, nhưng nguyên nhân sâu xa hơn, dẫn tới thù hận đến từ đâu? “Việt Nam luôn tự hào về sự ổn định, an ninh chính trị do sự khống chế nghiệt ngã đối với dân chủ, tự do và nhân quyền, nhưng rõ ràng xã hội đang vô cùng bấn loạn, tội phạm nghiêm trọng đang ngày càng gia tăng. Tội ác gây ra bởi vô số nguyên nhân, nhưng nhiều hơn và tệ hại hơn cả là do không được giáo dục đúng, vô đạo đức, hiếu thắng, kiêu căng, tự cao tự đại…”. (6)

Trong Báo cáo quốc gia về thực tiễn nhân quyền năm 2021, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động công bố hồi tháng 4/2022 về Việt Nam, có đoạn viết như sau: “Các tổ chức phi chính phủ ước tính rằng đến tháng 8/2021, nhà chức trách đã giam giữ từ 130 đến 288 cá nhân vì lý do chính trị. Còn theo giới truyền thông, từ ngày 1/1 đến 9/11/2022, nhà chức trách đã tạm giam 29 người và kết án 27 người vì họ thực hiện các quyền con người đã được quốc tế công nhận, chẳng hạn như quyền tự do biểu đạt, tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội. Đa số những người bị bắt và bị kết án có liên hệ đến việc đăng blog trực tuyến, và các bị cáo bị kết án về tội “làm, tàng trữ, phát tán, truyền bá thông tin, tài liệu, đồ vật” nhằm chống lại nhà nước và “lạm dụng các quyền tự do dân chủ”. Điển hình nổi bật là vào ngày 5/1/2022, Tòa án Nhân dân Tp. HCM tuyên án phạt tù đối với ba thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam về tội tuyên truyền chống nhà nước. Phạm Chí Dũng, người sáng lập và Chủ tịch Hội, bị tuyên phạt 15 năm tù về tội “làm, tàng trữ, phát tán, truyền bá thông tin, tài liệu, đồ vật nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đồng nghiệp của ông Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người bị tuyên phạt 11 năm tù về một tội mà tòa án mô tả là “tội phạm nguy hiểm đe dọa an ninh quốc gia và trật tự công cộng”. (7)

Mặc dầu có những nốt trầm đen đúa như đã phân tích nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu rõ rệt về việc bang giao Mỹ-Việt sẽ bị đóng băng. Cho đến nay, mặc dầu “lộ trình” quan hệ song phương, đặc biệt là thời điểm và nội dung cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn “biệt vô âm tín”, nhưng Hoa Thịnh Ðốn vẫn tỏ ra mềm mỏng khi Hà Nội cố tình chơi ván bài địa-chính trị trong chiến lược Indo-Pacific của Mỹ và phương Tây. Gần đây nhất, qua chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã dùng mối quan hệ “yêu – ghét” với Trung Quốc để khiến Hoa Kỳ phải bối rối. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) khu vực Á Châu nói với truyền thông quốc tế như thế hôm 2/11/2022. Theo ông Robertson, chính phủ Việt Nam đôi khi đứng về phía Hoa Kỳ chống lại các hành động của Trung Quốc trong các vấn đề hàng hải (trên Biển Đông), nhưng nhiều những lần khác lại hợp tác rất chặt chẽ với chính quyền Bắc Kinh, quốc gia cũng vi phạm trắng trợn các quyền con người (8). Chính quyền Mỹ hiểu rất rõ tình trạng “cắc cớ” này trong quan hệ song phương và cho đến nay, Hoa Thịnh Ðốn vẫn chấp nhận “lối đi hàng hai” của Hà Nội. Ngày 5/12/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính khi tiếp cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak, hiện là Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc điều hành khu vực của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) cùng các doanh nghiệp Hoa Kỳ, đã đánh giá cao và cảm ơn vai trò và hoạt động tích cực của USABC trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại-đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ, đồng thời cảm ơn sự ủng hộ và hợp tác của các tập đoàn với các đối tác Việt Nam thời gian qua, góp phần tích cực vào sự phát triển của Việt Nam nói chung và quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ nói riêng. (9)
_______

Tham khảo:











CIVICUS Monitor: Không Gian Dân Sự, Quyền Họp Hội Tại Việt Nam 2022 ‘Bị Đóng Kín!’ Bị Kiểm Soát Gắt Gao!


(Hình: CIVICUS Monitor: Không gian dân sự Việt Nam 2022 ‘bị đóng kín’.)

Tổ chức CIVICUS Monitor đánh giá rằng không gian dân sự tại Việt Nam trong năm 2022 tiếp tục ở tình trạng “bị đóng kín” (closed) do chính quyền hạn chế chặt chẽ quyền tự do hội họp ôn hòa.

Tại Việt Nam, nơi không gian dân sự được đánh giá là “bị đóng kín”, “quyền tự do hội họp ôn hòa bị hạn chế chặt chẽ về mặt luật pháp lẫn thực tiễn”, CIVICUS Monitor cho biết trong một thông cáo báo chí vào ngày 7/12.

Theo tổ chức này, trên khắp khu vực Á Châu Thái Bình Dương, các cuộc biểu tình đã được ghi nhận tại ít nhất 27 quốc gia trong năm 2021. Người dân được huy động để cải cách chính trị và kinh tế, để tìm kiếm công lý và đòi quyền lợi của mình.
“Các cuộc biểu tình này được tổ chức ở các quốc gia được đánh giá là bị cản trở và đàn áp, nhưng cũng xảy ra ở các chế độ độc tài nơi không gian dân sự được đánh giá là bị đóng, chẳng hạn như Trung Quốc và Việt Nam”, báo cáo cho biết.

Chính quyền đã phản ứng với những cuộc biểu tình này theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc quấy rối và bắt giữ tùy tiện những người biểu tình cũng như sử dụng vũ lực quá mức và đôi khi gây chết người, bao gồm cả việc sử dụng súng, để phá vỡ các cuộc biểu tình, báo cáo cho biết thêm.

Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị cho ý kiến phản hồi về đánh giá của CIVICUS Monitor, nhưng chưa được phản hồi.

Liên minh Các Tổ chức Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS) – một tổ chức chuyên thiết lập một mạng lưới có ảnh hưởng gồm các tổ chức ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế, và mở rộng phạm vi xã hội dân sự - cho biết rằng hiện tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương có 4 quốc gia có tình trạng không gian dân sự bị đóng kín, bao gồm Trung Quốc, Bắc Hàn, Lào và Việt Nam.

Trong các năm qua, Việt Nam liên tục bị CIVICUS đánh giá trong tình trạng này do các nhóm nhân quyền trong mạng lưới báo cáo về tình hình vi phạm nhân quyền nghiêm trọng dưới chế độ độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo đó chính quyền hình sự hóa có hệ thống và bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền, hạn chế quyền tự do đi lại, đàn áp phương tiện truyền thông, và duy trì sự kiểm duyệt mạng xã hội.
Đánh giá của CIVICUS về không dân sự tại Việt Nam cũng tương tự như đánh giá của Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trước đó.

“Ở Việt Nam, những hạn chế ngày càng tăng của chính phủ đối với không gian dân sự và các quyền tự do cơ bản, cũng như việc kết án những người bị buộc tội liên quan đến hoạt động nhân quyền của họ và nỗ lực thúc đẩy một môi trường trong sạch, lành mạnh và bền vững là điều đáng lo ngại”, bà Nada Al-Nashif, Quyền Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết tại phiên họp thứ 51 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bà Al-Nashif kêu gọi chính phủ bảo đảm sự tham gia đa dạng và mạnh mẽ của xã hội dân sự, bao gồm cả những người bảo vệ nhân quyền, và trả tự do cho những người đã bị giam giữ hoặc bỏ tù một cách tùy tiện vì những hoạt động nhân quyền của họ.

Đánh giá của CIVICUS dựa trên mức độ bảo vệ 3 quyền tự do dân sự cơ bản ở mỗi nước, bao gồm: quyền tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa và tự do biểu đạt. Theo đó, từng nước được xếp vào 1 trong 5 nhóm: đóng kín (closed); bị đàn áp (repressed); bị cản trở (obstructed); bị thu hẹp (narrowed); và cởi mở (open).

Trong thời gian qua, CIVICUS liên tục lên tiếng về tình hình nhân quyền Việt Nam, nói rằng chính phủ nước này đã sử dụng một loạt các điều luật được định nghĩa một cách mơ hồ như “tuyên truyền chống nhà nước” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” để buộc tội và bỏ tù các nhà hoạt động và các blogger, một số bị kết án tù dài hạn.

Từ trước đến nay, các quyền tự do hiệp hội bị kiểm soát chặt chẽ ở Việt Nam với các nhóm xã hội dân sự độc lập vấp phải những rào cản về thủ tục đăng ký phức tạp và bị hạn chế nhận tài trợ ngoại quốc, thậm chí một số thành viên bị giam cầm vì các báo buộc “vi phạm an ninh quốc gia”, trong khi báo chí tư nhân bị cấm hoạt động và chính quyền kiểm duyệt gắt gao các nền tảng mạng xã hội.


Báo Cáo: Mạng Lưới Buôn Lậu Quy Mô Đưa Khoảng 18.000 Người Từ Việt Nam Sang Âu Châu Mỗi Năm! Nhà Cầm Quyền CSVN Ngấm Nhật Tiền, Nhưng Coi Như Không Biết!


(Hình AFP: Một biểu ngữ kêu gọi ngăn chặn tệ nạn buôn người ở Việt Nam. Liên Hiệp Quốc ước tính các)

Một báo cáo của Trung tâm Di cư Liên bang Bỉ vừa công bố hôm thứ Tư (8/12/2022) cho biết nạn buôn người nói chung và đặc biệt là buôn người từ Việt Nam sang Âu Châu đã gia tăng trong thập niên qua, và những kẻ buôn người ngày càng hoạt động tích cực ở Bỉ khiến nước này trở thành trung tâm của Âu Châu của các đường dây buôn người từ Việt Nam.

Theo báo cáo của Trung tâm Di cư Liên bang Bỉ Myria, từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 5 năm 2020, trong số 335 người Việt Nam được đưa lậu vào Âu Châu, gần 60% đã đi qua các điểm trú tạm ở Bỉ và Pháp trước khi đến Vương quốc Anh.
Tờ Politico dẫn lời chuyên gia Stef Janssens, nhà nghiên cứu về nạn buôn người tại Myria, cho biết: “Do vị trí địa lý gần với Pháp và Anh, Bỉ trở thành trung tâm quan trọng của các mạng lưới buôn lậu người Việt Nam”.
Báo cáo cũng tiết lộ rằng 28 nạn nhân của nạn buôn người trong các vụ trầm trọng, bao gồm việc nhắm mục tiêu vào trẻ vị thành niên và sử dụng bạo lực hoặc đe dọa, đã được ghi danh tham gia một chương trình tư vấn ở Bỉ vào năm 2021, trong đó có 23 người là người Việt Đây là con số cao thứ hai trong vòng 10 năm qua.

Trình trạng buôn người từ Việt Nam đã thu hút sự chú ý của quốc tế sau khi 39 di dân Việt Nam được phát giác chết trong một chiếc xe vận tải đông lạnh ở hạt Essex, Đông-Nam nước Anh, khi đang trên đường đến Anh từ Zeebrugge, Bỉ, vào tháng 10 năm 2019. Một số nạn nhân được cho là bị buôn bán bất hợp pháp sang Âu Châu để làm lao động cưỡng bách.

Mạng lưới tội phạm người Việt gây ra thảm kịch này đã hoạt động ở Bỉ từ năm 2018 và buôn lậu hơn 150 người sang Âu Châu tính cho đến năm 2020, và đã kiếm được khoảng 7 triệu Euro trong thời gian này, báo cáo cho biết, đồng thời thêm rằng nạn buôn người vẫn tiếp tục diễn ra sau thảm kịch chấn động trên, thậm chí giá vận chuyện cho hành trình nguy hiểm này còn tăng lên sau đó.

“Các nạn nhân được tuyển dụng với những lời hứa hão huyền về việc làm và thường lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Họ chủ yếu được buôn lậu vào Vương quốc Anh trong những điều kiện nguy hiểm đến tính mạng và phải làm việc trong điều kiện bóc lột trên đường đi, bao gồm cả ở Bỉ”, báo cáo viết.

“Chúng tôi thấy rằng các nạn nhân Việt Nam bị nhốt trong điều kiện tồi tệ tại các trại tạm trú, cho đến khi họ thu xếp xong việc thanh toán các khoản nợ”, chuyên gia Stef Janssens cho biết.

Một cô gái Việt Nam 16 tuổi được trích dẫn trong báo cáo nói rằng “Ở Hy Lạp, người đứng đầu nơi trú ẩn hỏi tôi có muốn ngủ với anh ta không, điều đó có nghĩa là để quan hệ tình dục. Nếu tôi làm điều đó, tôi có thể được rời đi sớm hơn”.

Do tiêu tốn chi phí quá lớn cho chuyến đi, các nạn nhân thường phải gánh những khoản nợ khổng lồ, khiến họ dễ bị bóc lột về kinh tế khi phải làm việc bất hợp pháp tại các tiệm làm móng, nhà hàng… tại Bỉ.

Nạn buôn người từ Việt Nam sang Âu Châu đã trở thành một vấn nạn trong những năm gần đây. Một báo cáo năm 2017 của Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc ước tính rằng các mạng lưới buôn lậu người Việt Nam đưa khoảng 18.000 người từ Việt Nam sang Âu Châu mỗi năm, một giao dịch bất hợp pháp giúp cho các mạng lưới này kiếm khoảng 300 triệu Euro mỗi năm.

Không có nhận xét nào: