Hình: 2 kỹ sư thuộc Đại học Geogre Mason (Mỹ)
Thế giới đang “phát sốt” vì một phát minh vô cùng "đặc biệt" của chàng kỹ sư người Mỹ gốc Việt Một sinh viên cao học người Mỹ gốc Việt cùng bạn đã phát minh ra thiết bị có thể dập lửa mà không dùng tới nước.
<!>
Được biết thiết bị cầm tay này dập lửa bằng cách phát ra âm thanh ở âm tần thấp nhằm khuếch tán oxy xung quanh ngọn lửa khiến nó dần bị tắt. Hiện phát minh đặc biệt của 2 chàng trai này đang khiến thế giới “phát sốt”.
Thay vì dùng nước, giờ đây những đám cháy lớn có thể được dập tắt trong nháy mắt bằng… sóng âm tần số thấp, nhờ phát minh mới của kĩ sư gốc Việt.
Một phát kiến về dập lửa đã được 2 kỹ sư thuộc Đại học Geogre Mason (Mỹ) ra mắt. Cụ thể, đây là một thiết bị có thể dập lửa mà không dùng tới nước.
Việt Trần – một sinh viên cao học người Mỹ gốc Việt và người bạn, Seth Robertson đã cùng nghiên cứu để cho ra mắt thiết bị phát sóng âm tần số thấp, và áp dụng vào việc dập lửa.
Được biết, hai tác giả chỉ mất hơn 600 USD và 1 năm nghiên cứu để cho ra đời sản phẩm. Nhưng đây được coi là một phát kiến rất thực tế, do thiết kế đơn giản, tiện dụng. Không những thế, còn có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại trong quá trình chữa cháy.
Về cơ bản, phát kiến này là một thiết bị cầm tay có khả năng phát ra âm thanh ở âm tần thấp (30-60 hertz) nhằm khuếch tán oxy xung quanh ngọn lửa và khiến chúng tắt ngúm.
Hầu hết các tờ báo lớn trên thế giới đang “phát sốt” vì sáng chế mang tính thời đại này. Trang CNET nổi tiếng của Mỹ nhấn mạnh:
“Hãy tưởng tượng nếu tất cả thứ bạn cần để dập tắt đám cháy là một chiếc loa, đó là một ý tưởng đã được Bộ Quốc phòng Mỹ chứng mình từ năm 2012. Nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử, ý tưởng đó đã được thử nghiệm thực tế”.
Nhờ video clip thử nghiệm thiết bị với một đám cháy từ cồn, tin tức của hai nhà sáng tạo trẻ tràn ngập khắp mặt báo ở nước Mỹ.
Việt Trần chia sẻ anh cũng đồng thời nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ cũng như góp ý chuyên môn của các nhà khoa học trên khắp thế giới.
Hiện phát minh của hai kỹ sư này đang được nghiên cứu mở rộng quy mô thử nghiệm trước khi đăng kí bằng sáng chế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét