Hoàng Cầm & Phạm Duy
Kính thưa thân hữu. Năm Đinh Dậu, cá nhân tôi bước vào tuổi 85. Cơ quan IRCC qua năm thứ 41, cộng đồng Việt Nam trải qua 42 năm. Chúng tôi cố gắng tổ chức mỗi tháng một chương trình hay một công tác..
Bây giờ Xin nói đôi lời về Hoàng Cầm.
Năm 13 tuổi, cậu bé Hoàng Cầm thương nhớ nhìn theo đám cưới cô chị đi lấy chồng đã ghi lại kỷ niệm trong lời thơ Cỗ bài Tam cúc, thì năm đó tôi mới ra đời. Rồi khi lớn lên, Hoàng Cầm, Phạm Duy đi làm văn nghệ kháng chiến thì tôi đi học đánh trống ếch trong đội thiếu nhi Kim Đồng. Khi các văn nghệ đàn anh đi tìm lá Diêu Bông, một hình ảnh ẩn dụ của lý tưởng không có thực thì tôi cũng bỏ tuổi thơ miền Bắc mà vào miền Nam. Dù sống trong QLVNCH những máu văn nghệ Bắc Kỳ vẫn theo dõi công cuộc phản kháng tù đầy của Nhân Văn Giai Phẩm và rung động với Màu tím hoa Sim. Cùng con sông Đáy nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ. Cũng mơ về Kinh Bắc và nghe tiếng hát sông Lô của một mùa Thu ngày xưa khi toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Và sau cũng đã rỏ nước mắt cùng Hoàng Cầm thương em bé địa chủ mồ côi. Như tấm lòng cô cán bộ " Sao thương con kẻ thù ? Giá ghét được đứa bé Lòng thảnh thơi bao nhiêu
Bây giờ xin nói về Phạm Duy.
Để tổ chức Chiều tưởng nhớ, chúng tôi đã mời những tiếng hát hết sức tình cảm tại địa phương San Jose. Mỗi người lựa chọn một bài. Ý nghĩa nhất của tác giả và mang tâm tình riêng của ca sĩ. Những bài ca về quê hương mà văn giới từng bình luận rằng Phạm Duy đã đem tình yêu nước lên bàn thờ tổ quốc.. Rồi đến phần các bản đồng ca được lựa chọn. Trong phạm vi cho phép, chúng tôi chọn bài Giọt mưa trên lá. Bà ca diễn tả ông trời khóc cho một đất nước lầm than. Bài ca mà các nghệ sĩ Hoa Kỳ hết sức yêu mến, thông cảm và tán thưởng. Để kết thúc chương trình sẽ là bài ca Việt Nam, Việt Nam. Đây chính là bài tự ca của dân tộc. Xin các bạn đến với chúng tôi để nghe những người con trai và con gái của Hoàng Cầm và Phạm Duy hátTình Cầm gọi hồn thân phụ về lại cõ trần.. Để nghe con dâu và con rể của người đi xa tỏ lòng với người ở lại. Để nghe Duy Hùng hát bài ca di chúc của Phạm Duy hứa hẹn kiếp sau trở lại với cuộc đời. Mỗi bài ca là một thông điệp gửi lại trần gian từ một thi sĩ nổi danh và một nhạc sĩ nổi tiếng đã làm cho cuộc đời của chúng ta thêm biết bao nhiêu là thi vị. Xin đến để cảm thông, đến để chia xẻ và đến để ngậm ngùi. Ngậm ngùi cho thân phận của người làm thơ, viết nhạc. Những người mất đi để lại cả gia tài vẫn nghệ với rất nhiều thương tiếc.
Xin nói thêm về sự kết hợp tưởng nhớ đôi bạn văn nghệ. Hoàng Cầm và Phạm Duy là những nghệ sĩ sinh tử đồng thời. Hoàng Cầm (1922-2010) và Phạm Duy (1921- 2013). Cùng trưởng thành trong thời loạn ly. Theo tiếng gọi của non sông lấy lời thơ tiếng nhạc để cùng toàn dân chống Pháp. Khi nhận ra con đường cờ đỏ không phải là chân lý, Phạm Duy đã may mắn về được bến Tự Do. Hoàng Cầm ở lại đã không tìm thấy lá Diêu Bông lại còn bị đầy ải trong phong trào Nhân Văn, Giai Phẩm.. Sau cùng cả hai, kẻ trước người sau, kẻ Nam người Bắc cũng nằm trong lòng đất quê Mẹ. Trong cuốn hồi ký vĩ đại của Phạm Duy, ông đã dùng riêng một chương để viết về đời người bạn thi sĩ Hoàng Cầm. Rồi nhạc sĩ đã về Hà Nội gặp lại bạn thời niên thiếu và sau cùng đưa tiễn Hoàng Cầm về nơi yên nghỉ sau cùng ở miền Bắc. Phần ông, Phạm Duy hai năm sau ông chết và chôn tại miền Nam.
Xin xem phần dưới là thiếp mời cùng với lời thơ Hoàng Cầm, và đặc biệt PPS Tình cầm của Vũ Công Hiển thực hiện cho ngày Tưởng nhớ tại San Jose.
THIỆP..MỜI
Cơ quan IRCC, Inc. Dân Sinh Media ,Việt Museum cùng thân quyến hai gia đình Hoàng Cầm Phạm Duy xin trân trọng kính mời quý vị quan khách và thân hữu vui lòng đến tham dự.
"chiều tưởng nhớ" Hoàng Cầm & Phạm Duy
1 giờ chiều chủ nhật 26 tháng 3-2017
Hội trường Santa Clara County
70 W Hedding San Jose. (Góc đường số 1)
Thi sĩ Hoàng Cầm và nhạc si Phạm Duy là thân hữu và thân quyến của chúng tôi, đồng thời cũng là những nghệ sĩ văn hóa ra đi đã để lại các tác phẩm quý giá cho đời sau. Xin chân thành gửi lời mời đến quý quan khách tham dự chương trình tưởng nhớ trong buổi họp mặt gia đình rất văn nghệ, thân hữu, trang trọng và hết sức đặc biệt.
Trân trọng kính mời:
Vũ văn Lộc IRCC, Inc.
Phạm Phú Nam Dân Sinh Media.
Kiều Loan, gia đình Hoàng Cầm và
Phạm Duy Hùng, gia đình Phạm Duy.
****************************** *
Nhưng tác phâm sẽ trình diên
****************************** ******
tình cầm
Tác giả: Hoàng Cầm
Nếu anh còn trẻ như năm cũ
Quyết đón em về sống với anh
Rồi những chiều vàng phơ phất lại
Anh đàn, em hát níu xuân xanh
Nhưng thuyền em buộc bên sông hận
Anh chẳng quay về với trúc tơ
Ngày tháng Tỳ Bà vương ánh nguyệt
Mộng héo bên song vẫn đợi chờ
Có mây bàng bạc gây thương nhớ
Có ánh trăng vàng soi giấc mơ
Có anh ngồi lặng so phím cũ
Mong chờ em hát khúc xuân xưa
Nếu có ngày nào em quay gót
Lui về thăm lại bến thu xa
Thì đôi mái tóc không xanh nữa
Mây bạc, trăng vàng vẫn thướt tha...
lá diêu bông
Tác giả: Hoàng Cầm
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm. Đồng chiều. Cuống rạ
Chị bảo Đứa nào tìm được Lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng
Hai ngày Em tìm thấy Lá
Chị chau mày Đâu phải Lá Diêu bông
Mùa đông sau Em tìm thấy Lá . Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới Chị . Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con . Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn
o0o
Từ thuở ấy Em cầm chiếc Lá
đi đầu non cuối bể. Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời......ới Diêu bông...!
Cỗ bài tam cúc
Tác giả: Hoàng Cầm
Cỗ bài tam cúc mép cong cong
Rút trộm rơm nhà đi trải ổ. Chị gọi đôi cây!
Trầu cay má đỏ. Kết xe hồng đưa Chị đến quê Em
Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm
Em đừng lớn nữa Chị đừng đi
Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa
Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì
Đứa được . chinh truyền xủng xoẻng
Đứa thua . Đáo gỡ ngoài thềm
Em đi đêm tướng điều, sĩ đỏ
Đổi xe hồng đưa Chị đến quê Em
Năm sau giặc giã
Quan Đốc đồng áo đen, nẹp đỏ
Thả tịnh vàng cưới Chị
võng mây trôi
Em đứng nhìn theo, Em gọi đôi.
Tình Cầm (VCH) (11:35am, March 7, 2017)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét