Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Bắc Kinh Mở Rộng Thẩm Quyền của Tòa Án Tối Cao Ra Biển Đông


media
(Hình CSIS/AMTI: Đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Ảnh vệ tinh chụp ngày 7/11/1016.)<!> 

BEIJING (VNC) - Ngày 13/3/2017, đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của hãng thông tấn AP cho hay Tư pháp Trung Quốc nới rộng thẩm quyền “xét xử” ra khắp các vùng biển thuộc “chủ quyền” của nước này, kể cả vùng Biển Đông đang tranh chấp.

Trên đây là nội dung bản báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc tại kỳ họp của Quốc hội, vào lúc Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quân sự tại Biển Đông.

Theo hãng thông tấn AP, hôm 12/3, Chủ Tịch Tòa án Tối cao Trung Quốc, Chu Cường (Zhou Qiang) thông báo Trung Quốc quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lợi ích hàng hải. Theo Tân Hoa Xã, tất cả các vùng biển thuộc “chủ quyền Trung Quốc” sẽ được luật pháp bảo vệ, cả những nơi đang tranh chấp. Theo luật mới, “có hiệu lực” từ tháng 8/2016, thẩm quyền của Tòa án Tối cao Trung Quốc bao gồm không những vùng đặc quyền kinh tế mà cả thềm lục điạ và “mọi khu vực khác thuộc chủ quyền Trung Quốc”.

Theo ông Chu Cường, mọi “công dân Trung Quốc và ngoại quốc đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc sẽ bị truy tố ra tòa án Trung Quốc”.

Hãng thông tấn AP nhắc lại Trung Quốc đã tự tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, cũng như một phần lớn biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật Bản.

Năm 2016, Bắc Kinh đã bác bỏ một phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye phủ nhận những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau vụ này, Tòa án Tối cao Trung Quốc đã diễn giải lại chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Quân đội gia tăng hoạt động tại Hoàng Sa và Trường Sa, củng cố các đảo nhân tạo thành pháo đài. Lệnh cấm đánh cá bốn tháng mỗi năm (từ tháng Năm đến tháng Tám) tiếp tục được ban hành, viện cớ để truy đuổi ngư dân Việt Nam và Phi Luật Tân.

Thứ sáu tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng khẳng định Trung Quốc có toàn quyền quyết định làm gì thì làm trên đảo “Hoàng Nham”, tức Scarborough. Sở dĩ Bắc Kinh lớn tiếng là vì trước đó Manila tiết lộ với báo chí là Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc không được đòi hỏi chủ quyền ở Scarborough.

Không có nhận xét nào: