Đàn bà đừng quá trông mong hay nghĩ đời mình phải dựa dẫm vào đàn ông mà sống.Sinh ra cái phận đàn bà, xác định số đông là đã buồn với khổ. Mà đàn bà Á Đông, lại chịu cái vòng siết của trọng nam khinh nữ, để rồi cái khổ nó chồng lên nhau thành núi.Yêu, đàn bà cũng khổ.Đàn ông nó yêu mười con đàn bà, chuyện thường. Bởi mấy ông bà già xưa cho rằng cái thói trăng hoa đàn ông nào cũng có, rồi thì tam thê tứ thiếp là thường. Chứ thử đàn bà yêu nhiều, người đời nó gán cho cái chữ lẳng lơ, trắc nết.Cưới, đàn bà cũng khổ.Chọn chồng với đàn bà coi như chọn nửa đời còn lại, kiểu rất hên xui. Nhiều đàn ông lúc chưa cưới thì tốt, cưới về tự dưng đổ đốn ra. Mà đàn bà lại đâu thể sống thử trước khi cưới, vì sống thử cũng là lăng loàn trắc nết. Chưa kể, lấy chồng còn là lấy cả giang sơn nhà chồng. Về rồi hầu hạ mẹ chồng, cha chồng, em chồng. Nói thì buồn, chứ có cô ở nhà mẹ ruột không nấu được nồi cơm cho cha mẹ mình ăn, qua nhà chồng thì từ trà tới nước cũng bưng.Giận, đàn bà cũng khổ.Sống ở nhà chồng, có giận chồng thì chỉ có nước vô phòng riêng úp mặt vào gối mà khóc không ra tiếng. Chứ méc ai bây giờ, méc mẹ chồng thì con bả bả phải bênh, chứ mắc gì bênh cái thứ người dưng như mình. Gọi cho mẹ ruột thì sợ mẹ xót lòng xót dạ. Muốn xách cái giỏ về nhà mẹ ở cho thỏa cơn cũng không dám, tại cái tiếng “bị nhà chồng trả về” nó ác nghiệt dữ lắm.Đẻ con, đàn bà cũng khổ.Đàn ông bốn mươi, năm mươi mà còn mạnh, “giống” còn khỏe giúp đàn bà thụ thai. “Giống” yếu một chút thì đời con mình nó yếu, chứ bản thân đàn ông không bị ảnh hưởng. Còn đàn bà, trên ba mươi mà đẻ con thì xác định là không tốt cho cả con và mẹ.Đẻ con, coi như cắt một phần máu, thịt, da, xương của mình để tạo ra một sinh linh mới. Trong vụ này thì đàn ông nó góp có mỗi “giống”. Đẻ xong rồi, cơ thể đàn bà yếu ớt hơn hẳn, không chăm sóc nghỉ dưỡng kỹ thì về già càng đớn càng đau. Đàn ông thì vẫn khỏe phây phây. Đàn bà đẻ chứ đàn ông có đẻ đâu.Đẻ xong, đàn bà xuống sắc. Da nứt thịt rạn cho đám đàn ông nó chê ỏng chê ẹo, đi kiếm mấy em trẻ hơn, đẹp hơn.Vậy chứ mà không đẻ con thì thiên hạ nó kêu “cây độc không trái, gái độc không con”.Ly dị, đàn bà càng khổ.Sau này người ta hay nói “Cưới đại đi, có gì thì li dị”. Thử đi rồi thấy cái cảnh đàn ông một đời vợ không sao, chứ đàn bà một đời chồng thì coi như… xong! Thằng nào muốn nhào vô cũng lo ngay ngáy trong lòng. “Con này nó sống sao mà thằng chồng trước không chịu nổi?”. Chưa kể đàn ông có còn sợ làm thằng đổ vỏ cho thằng nào ăn trước nó.Ly dị xong, gặp gia đình thương yêu, hiểu chuyện thì cha mẹ ruột còn đón về chăm sóc, chứ mà gặp gia đình phong kiến, mang cái tư tưởng “con gái gả đi rồi là coi như hất chén nước đi, nó có quay về nằm trước cửa cũng không nhìn” thì coi như xác định là bỏ xứ mà đi cho khỏe.Đẻ con thì đàn bà đẻ, chứ lúc ly dị thì lại phải đấu tranh để giữ đứa con cho mình, bởi luật có thể đưa đứa con cho chồng. Máu thịt mình dứt ra mà bắt cho đi sao đành. Mà giữ lại nuôi thì kinh tế phải vững, hên lắm thì gặp được người chồng có trách nhiệm, chu cấp mỗi tháng, nhưng số này đếm trên đầu ngón tay.Sơ sơ nhiêu đó, chứ kể hết ra, chắc đàn bà đi tự tử hết.Nên đàn bà đừng quá trông mong hay nghĩ đời mình phải dựa dẫm vào đàn ông mà sống. Lo cho bản thân mình đã, lo làm đẹp ngoại hình, lo trang điểm kiến thức, lo thăng tiến tương lai, lo cho cha mẹ.Còn đàn ông, kệ bà tụi nó tự sinh tự diệt, tự mang lại hạnh phúc cho nhau là được rồi.Bởi… làm đàn bà cơ bản là khổ mà!
Tìm bài viết
Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị
Nhìn Ra Bốn Phương
Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015
Chuyện Phiếm : Phận đàn bà - Tường Vân
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét