Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :10/09/2024 - Nam Giang


Tòa Án châu Âu phạt hai tập đoàn Mỹ Apple và Google hàng tỉ euro
Hôm nay, 10/09/2024, Tòa Án Công Lý Châu Âu - có trụ sở tại Luxembourg - ra phán quyết cuối cùng – không thể kháng án – buộc tập đoàn công nghệ Mỹ Apple phải trả cho Irland 13 tỉ euro tiền thuế nộp thiếu, do được Nhà nước tài trợ bất hợp pháp. Tập đoàn Google bị Tòa Án Công Lý Châu Âu phạt 2,4 tỉ euro về tội ‘‘lạm dụng vị thế độc quyền’’. Ảnh minh họa : Logo của Google và Apple. Emmanuel DUNAND, Loic VENANCE / AFP Trọng Thành
<!>
Theo AFP, sau hai phán quyết của Tòa Án Công Lý Châu Âu, ủy viên châu Âu phụ trách Cạnh tranh, Margrethe Vestager, khẳng định đây là ‘‘một chiến thắng của luật chơi công bằng và luật pháp về thuế’’, ‘‘một thắng lợi của Ủy Ban Châu Âu’’ và ‘‘một chiến thắng lớn với người dân châu Âu’’.

Vụ kiện Apple bắt đầu từ năm 2016. Ủy Ban Châu Âu cáo buộc tập đoàn nhãn hiệu quả táo đã chỉ phải nộp những khoản thuế rất thấp, ‘‘từ 1% năm 2003 đến 0,005% vào năm 2014’’ trong tổng doanh thu tại châu Âu, và đòi Apple phải hoàn trả 13 tỉ euro cho chính quyền Ireland. Năm 2020, một toà án sơ thẩm của Liên Hiệp Châu Âu đã bác bỏ quyết định của Ủy Ban Châu Âu. Ủy Ban Châu Âu đã khiếu nại phúc thẩm. Năm 2023, theo khuyến nghị của luật sư Giovanni Pitruzzela, Tòa Án Công Lý Châu Âu đã xem lại vụ kiện này. Chính quyền Ireland cho biết ‘‘sẽ tuân thủ’’ phán quyết của Tòa Án Công Lý Châu Âu.

Về vụ Google, Ủy Ban Châu Âu đã mở điều tra từ năm 2010, sau khi Google bị cáo buộc đã thao túng kết quả tìm kiếm trên mạng để tạo điều kiện cho trang mạng so sánh giá cả của Google, Google Shopping, lấn át hoàn toàn các đối thủ cạnh tranh. Google sau đó đã buộc phải thay đổi việc quy tắc đăng tải các kết quả tìm kiếm, theo các đòi hỏi của châu Âu, nhưng khiếu nại lên Tòa Án Công Lý Châu Âu yêu cầu hủy trừng phạt theo phán quyết của tòa sơ thẩm hồi 2021.

Hà Lan cho phép Ukraina dùng vũ khí nước này tấn công các mục tiêu quân sự Nga

Quân đội Ukraina có thể sử dụng vũ khí do Hà Lan cung cấp, để oanh kích các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga. Điều này cũng sẽ được áp dụng cho cả loại chiến đấu cơ F-16 mà Amsterdam sắp chuyển giao cho Kiev.


Một chiến đấu cơ F-16 của quân đội Ukraina được chụp tại một địa điểm không được xác định ngày 04/08/2024. AP - Efrem Lukatsky
Minh Anh
Theo báo Pháp Le Monde ngày 10/09/2024, bộ trưởng Quốc Phòng Hà Lan, Ruben Brekelmans, trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) cho rằng « Kiev có quyền tự vệ. Và nếu đất nước bị tấn công từ các vùng biên giới hay từ các sân bay quân sự Nga, Ukraina có thể nhắm bắn vào các mục tiêu đó. Điều này cũng tương tự cho tên lửa của kẻ thù : Chúng cũng có thể bị bắn chặn bằng vũ khí của chúng ta trên lãnh thổ Nga ».

Bộ trưởng Brekelmans khẳng định, luật quốc tế không giới hạn khoảng cách, « quyền tự vệ hợp pháp không dừng lại ở 100 km cách biên giới » và Ukraina có thể sử dụng cả chiến đấu cơ F-16 mà Hà Lan sắp chuyển giao cho.

Lãnh đạo bộ Quốc Phòng Hà Lan còn kêu gọi các nước đồng minh khác của Ukraina nên có quyết định tương tự.

Ukraina oanh kích vùng Matxcơva, nhiều chuyến bay bị hủy

Hãng tin Anh Reuters dẫn truyền thông Nga hôm nay, 10/09/2024, cho biết không quân Nga đã bắn hạ 144 drone do Ukraina phóng đi trong suốt đêm qua nhằm vào 9 vùng của Nga, trong đó có 20 chiếc tại vùng Matxcơva. Chính quyền vùng cho biết ít nhất hai tòa nhà dân cư bị cháy, một phụ nữ thiệt mạng, nhiều chuyến bay tại thủ đô Nga bị hủy.

Tại Ukraina, bộ Năng Lượng xác nhận nhiều cơ sở hạ tầng tại 8 vùng đã bị oanh kích trong vòng 24 giờ trước đó. Đồng thời, các cuộc tấn công của Nga đã làm hư hại đường dây cao thế và trạm biến áp điện ở một số khu vực.

Ngoài ra, truyền thông Ukrraina dẫn nhiều nguồn tin quân sự khẳng định một tầu Nga đã vận chuyển « hơn 200 tên lửa đạn đạo Fath-360 » của Iran tới một cảng ở vùng biển Caspi hôm 04/09. Các chuyên gia quân sự Iran sẽ hướng dẫn binh sĩ Nga cách sử dụng tên lửa tại trường bắn Ashulouk, cách biên giới Kazakhstan 45 km. Hoa Kỳ hôm nay cho biết sắp ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran.

Biển Đông: Manila “không cho phép” Bắc Kinh di dời con tàu-tiền đồn của Philippines ở bãi cạn Sabin

Các quan chức quân sự của Philippines tuyên bố bảo vệ BRP Teresa Magbanua, con tàu ở bãi cạn Sabin, vốn được Manila xem như một tiền đồn ở Biển Đông.


Hình ảnh trích xuất từ vidéo di tuần duyên Philippines công bố ngày 31/08/2024: Tàu hải cảnh Trung Quốc (bên trái) va chạm với tàu BRP Teresa Magbanua của Philippines gần bãi cạn Sabina. AFP - HANDOUT
Thùy Dương
Theo South China Morning Post hôm 09/09/2024, trả lời phỏng vấn tờ This Week in Asia, đại tá Xerxes Trinidad, người đứng đầu Văn phòng Quan hệ Công chúng của quân đội Philippines, đã vạch ra một lằn ranh với Bắc Kinh : không tàu thuyền nào của Philippines có thể bị Trung Quốc dùng vũ lực di dời đi nơi khác.

Trước đó, chuyên gia Trung Quốc Hu Bo, giám đốc Sáng kiến Thăm dò Tình hình Chiến lược Biển Đông (CSSPI), trụ sở tại Bắc Kinh cho rằng việc kéo tàu BRP Teresa Magbanua của Philippines khỏi bãi cạn Sabin là “một trong những lựa chọn” mà Bắc Kinh đang cân nhắc.

Cách nay 4 tháng, Philippines đưa tàu BRP Teresa Magbanua, đến đồn trú tại bãi cạn Sabin nhằm ngăn chặn Trung Quốc thực hiện các nỗ lực xây dựng đảo trên tuyến hàng hải đang có tranh chấp. Hành động này được xem như biểu tượng cho quyết tâm của Manila trong việc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Bãi cạn Sabin đang có tranh chấp, nằm cách đảo Palawan của Philippines 146km về phía tây.

Đại tá Trinidad cho biết quân đội Philippines cũng cân nhắc biện pháp đối phó nếu Bắc Kinh cưỡng chế di dời tàu BRP Teresa Magbanua của Philippines. Ông nói: “Chúng tôi có những phương án dự phòng” nếu điều đó xảy ra, thế nhưng “chúng tôi muốn bảo đảm là sẽ không để chuyện đó xảy ra vì điều này xâm phạm quyền chủ quyền của chúng tôi ở Biển Tây Philippines”. Biển Tây Philippines là tên Manila đặt cho những khu vực Biển Đông mà Manila xem là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Quan chức quân đội cấp cao Mỹ - Trung trao đổi trực tuyến lần đầu tính từ năm 2022
Bộ Quốc Phòng Trung Quốc thông báo tư lệnh chiến khu Nam bộ của quân đội Trung Quốc, Ngô Á Nam (Wu Yanan) và chỉ huy bộ tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ, Samuel Paparo, sáng hôm nay 10/09 đã có cuộc trao đổi đầu tiên qua video kể từ năm 2022, sau khi chủ tịch Hạ Viện Mỹ Pelosi thăm Đài Loan. Theo bộ Quốc Phòng Trung Quốc, hai vị chỉ huy đã có “cuộc trao đổi quan điểm sâu rộng về các lợi ích chung của Mỹ và Trung Quốc”.

Về phía Mỹ, theo Reuters, chỉ huy bộ tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương thúc giục quân đội Trung Quốc “xem xét lại việc sử dụng các chiến thuật nguy hiểm, mang tính cưỡng chế và có khả năng gây leo thang căng thẳng ở Biển Đông và xa hơn nữa”.

Không có nhận xét nào: