Đại sứ Ukraine bị yêu cầu cách chức ngay lập tức bởi Hạ viện Mỹ Thứ Tư 25/9, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Johnson gửi thư tới tổng thống Ukraine yêu cầu “cách chức ngay lập tức” đại sứ Ukraine tại Mỹ, bà Markarova, vì tổ chức sự kiện tại tiểu bang Pennsylvania với chủ đích “can thiệp bầu cử một cách trắng trợn,” qua đó, Đảng Cộng hòa chính thức biểu đạt thái độ phản đối cách làm của ông Zelensky thời gian qua. Sự việc diễn ra ngay 1 ngày trước khi ông Zelensky trình bày cái mà ông hé lộ nhiều lần trong thời gian qua, mỗi lần một tý, nhưng không hé lộ hết, và được ông gọi là “kế hoạch chiến thắng” cho Tổng thống Mỹ Joe Biden.
<!>
Trong bức thư gửi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề ngày 25/9, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson viết:
“Tôi yêu cầu ông cách chức ngay lập tức Đại sứ Ukraine tại Mỹ, bà Oksana Markarova.
Như ông đã tuyên bố, người Ukraine vẫn luôn cố gắng tránh ‘bị vướng vào chính trị nội bộ Mỹ,’ và ‘gây ảnh hưởng tới lựa chọn của dân Mỹ’ trước thềm bầu cử tháng 11 này.
Hiển nhiên mục đích này đã bị vứt bỏ vào tuần này khi Đại sứ Markarova tổ chức sự kiện mà chính ông tham gia đi tua tới thăm nhà máy sản xuất [vũ khí] Mỹ.
Đó là nhà máy tại tiểu bang chiến địa [của tranh cử], được lãnh đạo bởi chính trị gia hàng đầu của phe Kamala Harris, và [trong tua] không có bất kỳ một người nào của Đảng Cộng hòa bởi vì — một cách có chủ đích — không có bất kỳ ai của Đảng Cộng hòa được mời.
Chuyến tua này […] là can thiệp bầu cử một cách trắng trợn.”
Ông Johnson nghiêm túc yêu cầu thêm rằng sự việc này không thể được tái diễn.
Trong phe cánh hữu, Mike Johnson là một trong những người tương đối ủng hộ chính quyền Kiev.
Tuy nhiên, những ngày này, các hoạt động của ông Zelensky ngay trên đất Mỹ cho thấy chính quyền Kiev đã lựa chọn nghiêng hẳn về Đảng Dân chủ.
Trong sự kiện mà bức thư nhắc tới, ông Zelensky đã tới một nhà máy tại Pennsylvania, và cùng với thống đốc tiểu bang ký tên vào các quả đạn mà dự kiến sẽ được dùng để tấn công người Nga. Đây là tiểu bang dao động trong giai đoạn tranh cử này ở Mỹ.
Sự kiện này chỉ là một trong các việc ông Zelensky làm, tỏ rõ thái độ Kiev đã ra mặt ủng hộ và vận động cho Kamala Harris và phản đối Donald Trump.
Ông Zelensky chế giễu rằng Donald Trump “không thật sự hiểu được cách chấm dứt chiến tranh, mặc dù ông ta tưởng rằng ông ta biết đấy.”
Ông Zelensky mỉa mai rằng JD Vance là người “quá cấp tiến.”
Rất nhiều người phe cánh hữu đã lên tiếng chỉ trích các việc làm này của ông Zelensky, gọi đó là “can thiệp bầu cử Mỹ,” là hành vi mà một vị nguyên thủ quốc gia không nên có. Có cư dân mạng gọi đó là tiền thuế của dân Mỹ đang bị lợi dụng để thuê diễn viên nước ngoài tới để vận động tranh cử cho Kamala Harris.
Cái gọi là “kế hoạch chiến thắng” của Zelensky, sẽ được trình bày, hay có thể hiểu là, là đi xin duyệt, bởi Tổng thống Mỹ Biden vào Thứ Năm 26/9, theo dự kiến.
Ông Zelensky đã tuyên bố nhiều lần rằng bằng vào kế hoạch đó, hay có thể hiểu là bằng vào thỏa thuận mà ông ấy kỳ vọng đạt được từ Tổng thống Biden, sẽ cho phép chiến tranh Nga-Ukraine kết thúc nhanh chóng, “sớm hơn nhiều người vẫn tưởng,” đồng thời lúc kết thúc chiến tranh thì Kiev đứng ở vị thế chiến thắng, khi “cưỡng chế Nga phải cầu hòa.”
Như vậy, với bức thư yêu cầu cách chức bà Markarova, Đảng Cộng hòa đã chính thức lên tiếng phản đối cách làm của Zelensky.
Ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, nhiều lần tuyên bố ông sẽ kết thúc chiến tranh Ukraine bằng con đường ngoại giao, đem lại hòa bình, sớm kết thúc đau khổ cho các bên, chỉ trong 24 giờ sau khi ông đắc cử.
Chứng kiến cách làm của Zelensky, ông Trump đã bình luận rằng người Do Thái Zelensky là “con buôn siêu đẳng các thời đại. Mỗi lần ông ta tới Mỹ, ông ta đều mang đi 60 tỷ đô-la.”
Chiến dịch tranh cử của ông Trump đã tiết lộ thông tin rằng có thể ông Trump sẽ không gặp mặt Zelensky như theo dự kiến ban đầu.
Điện Kremlin đã tuyên bố rằng biện pháp “cưỡng chế Nga phải cầu hòa” như ông Zelensky nói, ấy là điều vọng tưởng, là ép buộc mang tính đơn phương, là loại biện pháp mà leo thang chiến trang sẽ là thật, nhưng mà kết thúc chiến tranh thì chưa chắc sẽ là thật.
Ông Zelensky đã hết nhiệm kỳ tổng thống trong năm nay từ lâu. Ông vẫn làm tổng thống là vì thiết quân luật tại Ukraine được ông gia hạn nhiều lần thuận theo chiến tranh Ukraine tiếp diễn. Kết thúc chiến tranh, kỳ thực sẽ lập tức dẫn đến việc bầu cử tổng thống Ukraine. Đầu tháng này, ông Zelensky đã lần nữa tiến hành cũng cố Kiev, thay mới 9 bộ trưởng và các quan chức khác bị thay đổi, chiếm 1/2 chính phủ Kiev.
Một cư dân mạng người Ukraine, đã rời khỏi quốc gia này, cho rằng không thể trông chờ giải pháp kết thúc chiến tranh Ukraine vào những ai ở chính quyền Kiev mà đang hưởng lợi kếch xù từ chiến tranh. Cô lấy ví dụ, mỗi người muốn dân Ukraine muốn trốn đi để khỏi phải đi lính, sẽ phải trả 15.000 USD. Ước tính đã có 1 triệu người như vậy, tức là đó là khoảng 15 tỷ USD đã phải trả để được sống sót. Khoản tiền này vẫn đang tiếp diễn. Riêng khoản này thôi đã hấp dẫn nhường nào. Tại sao có thể trông chờ giải pháp hòa bình chân thật những người đang hưởng lợi từ chiến tranh chứ?
NATO chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh với Nga?
NATO có kế hoạch điều phối việc vận chuyển một số lượng lớn binh lính bị thương ra khỏi chiến tuyến trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, có khả năng là thông qua các chuyến tàu bệnh viện vì việc sơ tán bằng đường hàng không có thể không khả thi.
Trung tướng Đúc Alexander Sollfrank, người đứng đầu bộ chỉ huy hậu cần của NATO, nói với hãng thông tấn Reuters trong một cuộc phỏng vấn rằng, kịch bản tương lai cho các cuộc sơ tán y tế sẽ khác với kinh nghiệm của các đồng minh ở Afghanistan và Iraq.
Trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga, quân đội phương Tây có thể sẽ phải đối mặt với một khu vực chiến sự lớn hơn nhiều, số lượng binh lính bị thương cao hơn và ít nhất là tạm thời thiếu ưu thế trên không gần tiền tuyến.
Ông Sollfrank nói thêm: “Trong trường hợp xấu nhất, thách thức sẽ là nhanh chóng bảo đảm chăm sóc chất lượng cao cho một số lượng lớn binh lính bị thương”.
Việc lập kế hoạch sơ tán y tế là một phần trong chiến dịch rộng lớn hơn nhiều của NATO nhằm cải tổ và tăng cường khả năng ngăn chặn và phòng thủ trước mọi cuộc tấn công của Nga.
Quân đội Đức dự đoán Nga có thể tấn công một quốc gia NATO sớm nhất là vào năm 2029, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin coi phương Tây là bên xâm lược vì đã cung cấp vũ khí cho Ukraina.
Reuters: Nga có dự án UAV bí mật ở Trung Quốc
Nga đã thiết lập một chương trình vũ khí tại Trung Quốc để phát triển và sản xuất UAV tấn công tầm xa để sử dụng trong cuộc chiến chống lại Ukraina, theo hai nguồn tin từ một cơ quan tình báo châu Âu và các tài liệu mà Reuters đã xem xét.
Một trong những tài liệu cho biết, IEMZ Kupol, công ty con của công ty vũ khí nhà nước Nga Almaz-Antey, đã phát triển và thử nghiệm bay một mẫu UAV mới có tên là Garpiya-3 (G3) tại Trung Quốc với sự giúp đỡ của các chuyên gia địa phương, theo một trong những tài liệu.
Kupol đã nói với Bộ Quốc phòng Nga trong một bản cập nhật sau đó rằng họ có thể sản xuất UAV, trong đó có G3, ở quy mô lớn tại một nhà máy ở Trung Quốc để vũ khí có thể được triển khai trong cuộc chiến ở Ukraina.
Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng họ không biết về một dự án như vậy.
Fabian Hinz, một nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết việc Trung Quốc chuyển giao UAV cho Nga, nếu được xác nhận, sẽ là một bước tiến đáng kể.
Ông nói: “Nếu xem xét những gì Trung Quốc có thể đã chuyển giao cho Nga cho đến nay, thì chủ yếu là hàng hóa lưỡng dụng – đó là các thành phần, thành phần phụ, có thể được sử dụng trong các hệ thống vũ khí. Đây là những gì đã được báo cáo cho đến nay. Nhưng những gì chúng ta thực sự chưa thấy, ít nhất là trong nguồn mở, là các giao dịch được ghi nhận của toàn bộ hệ thống vũ khí”.
Tuy nhiên, Samuel Bendett, chuyên gia tại Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (CNAS), nhận định rằng Bắc Kinh sẽ ngần ngại khi hỗ trợ Nga vì các lệnh trừng phạt quốc tế, và cần thêm thông tin để chứng minh rằng Trung Quốc đang đóng vai trò là nơi sản xuất UAV quân sự của Nga.
Theo báo cáo của Kupol gửi cho bộ, G3 có thể di chuyển khoảng 2.000 km với tải trọng 50 kg. Các mẫu G3 và một số mẫu UAV khác do Trung Quốc sản xuất đã được chuyển đến Kupol ở Nga để thử nghiệm thêm, với sự tham gia của các chuyên gia Trung Quốc.
Theo tài liệu, Kupol đã tiếp nhận 7 UAV quân sự được sản xuất tại Trung Quốc, bao gồm hai chiếc G3, tại trụ sở chính của công ty tại thành phố Izhevsk của Nga.
Hai nguồn tin tình báo cho biết việc chuyển giao các UAV mẫu cho Kupol là bằng chứng cụ thể đầu tiên mà cơ quan của họ tìm thấy về toàn bộ UAV được sản xuất tại Trung Quốc rồi chuyển giao cho Nga kể từ khi chiến tranh Ukraina bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Người Philippines muốn đánh chìm tàu Trung Quốc, như Argentina làm dù là đồng minh Bắc Kinh
Khi quan hệ Trung Quốc-Philippines lên tới mức căng thẳng nhất mọi thời đại, có ý kiến cho rằng Philippines nên làm giống như Argentina, thẳng tay đánh chìm tàu Trung Quốc dù chính quyền Argentina lúc đó có quan hệ rất nồng ấm với Bắc Kinh.
Sau một loạt các cuộc chạm trán giữa Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc và lực lượng Philippines, BRP Sierra Madre, một tàu chiến Philippines neo đậu tại Biển Đông đang có tranh chấp, một lần nữa lại trở thành tâm điểm chú ý.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr. cho biết nếu Trung Quốc di dời tàu chiến rỉ sét—BRP Sierra Madre—vốn đang hoạt động như một tiền đồn quân sự của Philippines tại Bãi Cỏ Mây, thì điều đó tương đương với một “hành động chiến tranh”. Ông đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “60 phút” (60 Minutes) của CBS.
Ông Teodoro Jr cũng nhấn mạnh rằng Manila sẽ mong đợi sự can thiệp của Hoa Kỳ nếu Trung Quốc cố gắng di dời tàu vì có người trên tàu. Hoa Kỳ là đồng minh hiệp ước của Philippines và có nghĩa vụ bảo vệ đất nước này trong trường hợp xảy ra xung đột.
Ông nói: “Đó là tiền đồn thuộc chủ quyền Philippines, vì vậy chúng ta không chỉ nói về một con tàu cũ rỉ sét. Chúng ta đang nói về một phần lãnh thổ Philippines ở đó”.
Philippines cố tình đưa tàu chiến BRP Sierra Madre thời Thế chiến II mắc cạn tại Bãi Cỏ Mây vào năm 1999 để khẳng định yêu sách lãnh thổ của mình. Nước này duy trì một nhóm nhỏ thuỷ quân lục chiến trên tàu.
Kể từ khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Bãi Cỏ Mây, Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc (CCG) đã nhiều lần chặn các nhiệm vụ tiếp tế tới Sierra Madre bằng cách đâm vào tàu và quấy rối lực lượng Philippines.
Vào tháng 6 năm 2024, Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã tịch thu thiết bị của Philippines trong nhiệm vụ tiếp tế do Lực lượng vũ trang Philippines dẫn đầu cho tàu BRP Sierra Madre (LT-57) tại Bãi Cỏ Mây.
Trong thời gian gần đây, Bãi Cỏ Mây không có mấy căng thẳng vì điểm nóng đã chuyển sang bãi cạn Sa-Bin gần Quần đảo Trường Sa, nơi đã trở thành đấu trường của một cuộc đọ sức. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines hiện đang ở mức cao nhất mọi thời đại, với việc Philippines cáo buộc Bắc Kinh có hành vi bạo lực.
Tình hình căng thẳng gần đây đã tiếp tục thúc đẩy tình cảm chống Trung Quốc ở Manila, bằng chứng là lời phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng về việc sẽ tiến hành chiến tranh nếu Trung Quốc loại bỏ BRP Sierra Madre. Khi căng thẳng với Trung Quốc vẫn ở mức cao, Philippines đã hứa sẽ duy trì sự hiện diện của mình tại các địa điểm tranh chấp và củng cố thế trận quân sự chung của mình.
Trong bối cảnh này, một tài khoản trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) được đặt theo tên của BRP Sierra Madre – con tàu tượng trưng cho sức bền bỉ của người dân Philippines – đã thảo luận về vụ đánh chìm một tàu đánh cá của Trung Quốc do Argentina thực hiện.
Nhắc đến sự việc do một người dùng X khác chia sẻ, tài khoản này kêu gọi đoàn kết khu vực chống lại Trung Quốc. Tài khoản này đã tích cực đăng nội dung liên quan đến các cuộc giao tranh và đối đầu trên biển giữa Philippines và Trung Quốc.
Nhắc đến vụ việc năm 2016, người dùng này viết: “Đây là cách chúng ta chống lại những kẻ bắt nạt—bằng cách nói ngôn ngữ của chúng và thể hiện sức mạnh. Nếu các quốc gia xung quanh Biển Đông đoàn kết và kiên quyết phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc, họ sẽ suy nghĩ kỹ trước khi vượt qua ranh giới. Cùng nhau, chúng ta có thể bảo đảm rằng các ranh giới được tôn trọng và không ai sử dụng sự đe dọa để giành quyền kiểm soát”.
Năm 2016, một sự cố ở Argentina đã gây chấn động Trung Quốc mặc dù chính phủ Trung Quốc và cựu Tổng thống Argentina Mauricio Macri có mối quan hệ nồng ấm.
Vào tháng 3 năm 2016, Cảnh sát biển Argentina thông báo rằng họ đã đánh chìm một tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt cá trái phép trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Argentina.
Tàu Trung Quốc “Lu Yan Yuan Yu 010” bị phát hiện đánh bắt cá trái phép ngoài khơi bờ biển Puerto Madryn, một khu vực nổi tiếng với mực ống. Radar của Cảnh sát biển Argentina đã phát hiện ra tàu đánh cá này.
Cảnh sát biển Argentina đã cảnh báo con tàu bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha và cố gắng liên lạc với con tàu bằng tín hiệu âm thanh và hình ảnh. Tuy nhiên, thay vì hợp tác, con tàu lại tắt hết đèn và cố gắng chạy trốn đến vùng biển quốc tế mà không phản hồi Cảnh sát biển Argentina.
Một cuộc rượt đuổi trên biển đã diễn ra sau đó. Cảnh sát biển được cho là đã bắn cảnh cáo trong khi vẫn cố gắng liên lạc với thủy thủ đoàn của tàu vi phạm qua radio.
Lực lượng bảo vệ bờ biển sau đó giải thích thêm trong một tuyên bố rằng: “Nhiều lần, tàu vi phạm đã thực hiện các động tác nhằm va chạm với lực lượng bảo vệ bờ biển, gây nguy hiểm không chỉ cho thủy thủ đoàn mà còn cho cả lực lượng bảo vệ bờ biển, những người sau đó được lệnh bắn vào một số bộ phận của tàu”.
Tàu tuần tra lớp Mantilla của Argentina – Prefecto Derbes đã bắn thêm nhiều phát vào tàu đánh cá Trung Quốc, và chỉ dừng lại khi nó bắt đầu chìm. Thủy thủ đoàn đã bỏ tàu. Không có thương vong trong vụ việc.
Một tàu Trung Quốc bám theo cuộc truy đuổi đã cứu được một số thành viên tàu bị đánh chìm, trong khi lực lượng bảo vệ bờ biển Argentina đã cứu được bốn người. Toàn bộ 32 thành viên phi hành đoàn của “Lu Yan Yuan Yu 010” đã được cứu.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đưa ra “lời phản đối khẩn cấp tới Argentina” và bày tỏ “mối quan ngại nghiêm trọng” sau vụ việc.
Năm 2012, Argentina đã bắt giữ hai tàu Trung Quốc mà họ cho là đánh bắt mực bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Vào thời điểm đó, họ đã bắn cảnh cáo.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Argentina đã hành động chống lại các tàu Trung Quốc mặc dù hai bên có mối quan hệ thân thiết vào năm 2016. Susana Malcorra, cựu bộ trưởng ngoại giao Argentina, sau đó đã xoa dịu Bắc Kinh và bày tỏ hy vọng rằng vụ việc sẽ không gây tổn hại đến mối quan hệ giữa hai nước.
Argentina từ lâu đã phải vật lộn với mối đe dọa của hoạt động vận chuyển bất hợp pháp, với các tàu đánh cá Trung Quốc thường xuyên bị chỉ đích danh là những kẻ gây rối mặc dù đã được cảnh báo thường xuyên. Các tàu do Trung Quốc điều hành đã bị Argentina, Chile và Peru chỉ trích vì tham gia vào hoạt động đánh bắt cá xâm lấn quy mô lớn, không được kiểm soát trong vùng biển lãnh thổ của họ, mà các quốc gia Nam Mỹ này tuyên bố là đang làm giảm quần thể cá và gây hại cho đa dạng sinh học tự nhiên của Tây Nam Đại Tây Dương.
Argentina, hiện do Tổng thống Javier Milei lãnh đạo, người đã xoay trục đất nước về phía Hoa Kỳ, đã thực hiện một loạt các bước để chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc.
Mặc dù vụ chìm tàu ”Lu Yan Yuan Yu 010” năm 2016 xảy ra trong bối cảnh hoàn toàn khác so với những tình huống ở Biển Đông, nhưng chính những sự cố như thế này dường như đã thu hút trí tưởng tượng của mọi người sau hành động xâm lược của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
--
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét