1- CUỘC CHIẾN AI
2- CUỘC CHIẾN HYPERSONIC MISSILLES
3- TẠM KẾT
Mỹ đang phải đối đầu với một cuộc chiến nhiều gây cấn và lắm cam go là giữ vững quyển lãnh đạo thế giới. Đúng như Washington đã từng xác quyết là Mỹ có dư thừa khả năng khí tài để đương đầu với 3-4 mặt trận trong cùng một lúc. Ngoài hai mặt trận tạm gọi là “chiến tranh ủy nhiệm” đang diễn biến ở Ukraine và Israel, kế đó là mặt trận công nghệ số cao cấp bao gồm AI và Hypersonic Missiles. Đây là mặt trận giằng co lâu dài và hao tốn khí tài khá nhiều cho cả hai bên: Mỹ và Trung Quốc.
<!>
Điều này cũng gợi nhớ lại cho các nhà hoạch định kế sách quốc gia trên thế giới nhớ đến cuộc chạy đua giữa Mỹ và Liên Sô để đặt chân lên mặt trăng. Với Chương Trình Apollo 11 trong một chuyến du hành dài 8 ngày từ 16–24 tháng 7 năm 1969 đã kết thúc một cách rất huy hoàng và hiệu quả cho cuộc chạy đua theo Chương Trình đi vào không gian giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Bang Sô Viết. Với chiến thắng hoàn toàn thuộc về người Mỹ. Cuối cùng thì kẻ bị bại là Liên Bang Sô Viết, đã dẫn đến ngày mà Liên Sô chính thức bị giải thể toàn bộ là ngày 26/12/1991. Thực ra, qua quá trình sụp đổ của Liên Sô khởi sự bị tách rời và tạo thành các quốc gia độc lập đã bắt đầu ngay từ năm 1985. Tương tự như vậy, Trung Quốc ngày nay, đang bị lôi cuốn vào một cuộc chơi mới là sản xuất Hàng Không Mẫu Hạm (Aircraft Carrier). Vì Đảng CS Trung Quốc chỉ muốn phô trương sức mạnh Goliat với đôi chân bằng đất sét, nên đã rút cạn nguồn tài chính quốc gia và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế; mà hiện họ đang phải đối mặt trên chiến trường thương mại với Mỹ. Nếu chúng ta là những người quan tâm tới các sanh hoạt nóng và sôi động trên thế giới hàng ngày; hãy cùng nhìn vào các biến chuyển chính trị và quân sự trong những năm, tháng gần đây; tất chúng ta sẽ thấy rõ điều mà chánh quyền Mỹ đã nói là đúng với khả năng siêu việt cho vị thế “đơn cực” của họ trong tương lai. Tuy vậy, có vài ba người đang đứng ở một góc độ nào đó; thì lại cho rằng Trung Quốc rất mạnh và sẵn sàng tranh đoạt ngôi vị độc tôn của Mỹ vào năm 2030; cho nên Mỹ “chưa dám” đối đầu Trung Quốc trong cuộc chiến tương lai. Ngược lại, cũng có năm bảy người nói Mỹ “không muốn đánh phủ đầu” Trung Quốc trong cuộc chiến tương lai. Ai đúng ai sai vẫn còn là ẩn số; mà chỉ có các lãnh đạo tinh hoa của cả hai nước mới có thể trả lời chính xác và tương đối chấp nhận được bởi đa số các kế sách gia trên thế giới. Riêng tác giả chỉ xin mạo muội lạm bàn chính sự trong lúc “trà dư tửu hậu” thôi. Vì theo nhận xét của riêng tôi thì cả hai nước đều sẽ nương vào nhau mà sống còn, tiếp nối để cùng chia xẻ quyền lãnh đạo và lợi ích tài chánh về lâu về dài. Do đó, thời gian sẽ có câu trả lời rõ ràng hơn cho chúng ta…Do vậy, chúng ta hãy cùng nhau quan sát, suy nghiệm và chờ xem kết quả trong vài ba năm sắp tới sẽ ra sao thì ra (Ce qui sera sera).
I)- CUỘC CHIẾN AI
Chiến tranh luôn thúc đẩy theo qui luật của sự đổi mới. Nhưng những thay đổi trong chiến tranh AI ngày nay đang và sẽ diễn ra rất nhanh chóng một cách bất thường và chúng sẽ có tác động lớn hơn nhiều. Các cuộc chiến trong tương lai vào giữa thế kỷ 21 này sẽ không còn là cuộc chiến nặng tính qui ước, xem nước nào có thể huy động được nhiều người lính dưới cờ nhất hoặc phát triển và khai thác lợi thế trên không với các máy bay siêu phản lực, trên biển với các Hàng Không Mẫu Hạm, tàu chiến và trên bộ với các hỏa tiễn liên lục địa, đại pháo hay xe tăng tân tiến nhất v. v... Thay vào đó, cuộc chiến mới về AI trong tương lai sẽ bị chi phối bởi các hệ thống võ khí ngày càng tối tân , tự động hóa, điện toán hóa, thông số hóa và các thuật toán ngày càng thăng tiến mạnh mẽ vượt bậc.
Đối với chánh quyền Mỹ, cuộc chiến đầu tiên ngay sau bầu cử ngày 5/11/2024 này; mà các nhà lãnh đạo Mỹ - Công Hòa hay Dân Chủ ở Quốc Hội hay Hành Pháp gì cũng phải cấp thời đối phó. Có thể nào trong thực tế hiện thời tình trạng cấp chỉ huy đầu não trong Quân đội Mỹ hầu như vẫn chưa nắm chắc được tiềm năng và ứng dụng tối cao của trí tuệ nhân tạo AI cho lãnh vực quân sự chăng? Sự trỗi dậy của chiến tranh AI mở ra một khuông nhìn mới (Great Vision). Khi nói đến AI, mặc dù Mỹ vẫn sở hữu các hệ thống AI với phẩm chất và số lượng cao nhất và Mỹ đã chi tiêu nhiều nhất cho lãnh vực này. Washington có đủ nguồn lực tài chánh; để tiếp tục chi tiêu nhiều hơn Nga và Trung Quốc. Nhưng những nỗ lực hiện tại của Ngũ Giác Đài (Pentagon) đang diễn ra vẫn bị coi là quá chậm so với trọng tâm của cuộc chiến công nghệ mới về thông số trong tương lai là xây dựng các lực lượng quân sự được dẫn dắt bởi công nghệ kỹ thuật số. Trong khi, Trung Quốc và Nga đang nhanh chóng cố giành cho được chỗ đứng hàng đầu về nhiều lãnh vực liên quan tới công nghệ này. Tuy nhiên Nga vì quá tự tin, quá kiêu ngạo hoặc thờ ơ hay ấu trĩ; nên đã tính toán sai lầm trong cuộc chiến với Ukraine và hiện thời xem như bị tụt hậu khá xa so với Mỹ và Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại. Cho nên, chỉ còn lại Trung Quốc là đối thủ của Mỹ. Vì thế, Washington cần cải cách cơ cấu lãnh đạo lực lượng vũ trang như cải cách chiến thuật (Tactics), chiến lược (Strategy) và phát triển, khai phóng năng lực lãnh đạo xuống cấp cơ động nhỏ ở ngoài chiến trường; sao cho tướng ngoài trận tiền tự quyết định; mà không cần phải chờ lệnh của cấp chỉ huy ở trung ương, khiến bị mất thời gian tính. Ngoài ra, Quân đội Mỹ cũng cần đào tạo sao cho binh lính trong cả bốn quân chủng quen thuộc với việc vận hành Drone, Robot và sử dụng các thiết bị AI tốt hơn, linh hoạt nhuần nhuyễn hơn. Nếu không, Quân đội Mỹ khi lâm trận cũng sẽ dễ bị tổn thương nhiều hơn trên các chiến trường đô thị. Nơi đó, kẻ thù có thể dễ dàng tấn công kiểu du kích; nhằm cắt đứt đường giây liên lạc của các đơn vị tác chiến Mỹ với cấp chỉ huy trực tiếp hay ở vào một nơi mà nhiều loại vũ khí tối tân của Mỹ khi cần yểm trợ sẽ trở nên kém hữu dụng hơn. Trong trường hợp xấu nhất nếu như xảy ra, chiến tranh công nghệ số với sự yểm trợ của AI thậm chí bất ngờ có thể gây nguy hiểm cho toàn thể loài người. Các trò chơi chiến tranh công nghệ kỹ thuật số này; một khi được đem ra thực hiện với các mô hình AI từ Meta OpenAI, và Anthropic đã bị phát hiện ra rằng các mô hình AI có xu hướng đột ngột leo thang thành chiến tranh biến động về năng lượng, bao gồm cả chiến tranh hạt nhân, so với các trò chơi do con người gian ác vô trách nhiệm nào đó thực hiện có thể diễn ra tồi tệ như thế nào, nếu những hệ thống AI này thực sự được sử dụng một cách tà vạy.
Nếu Mỹ không chịu khó dẫn đầu cuộc cách mạng thông số mới này đi theo thiện lương; thì các quốc gia đang bị cầm đầu bởi các nhà độc tài quân sự, lãnh đạo chuyên chế thống trị là các thế lực xấu luôn đối đầu với thế giới tự do như Mỹ và Liên Âu (EU). Một khi họ được trang bị công nghệ kỹ thuật số mới này, họ sẽ sẵn sàng tấn công vào nước Mỹ trước tiên và sau đó là Liên Âu (EU). Một khi những thế lực tà ác (nói trắng ra là độc tài cai trị và cộng sản) này khởi sự tấn công, họ có thể sẽ thành công ở bước đầu. Khi đó, Mỹ và Liên Âu (EU) sẽ rơi vào tình thế ngày càng bị bao vây bởi các thế lực quân sự độc tài chuyên chế, chuyên dùng AI được thiết kế chỉ để hỗ trợ cho các chế độ chuyên chế và được khai thác, phát triển mà không hề biết tôn trọng các giá trị của tự do, dân chủ và nhân quyền. Do đó, Mỹ phải cấp thời chuyển đổi lực lượng vũ trang của mình; để duy trì lợi thế quân sự hàng đầu mang nặng tính quyết định. Nhất là cần bảo đảm rằng Robot và trí tuệ nhân tạo AI phải được sử dụng cho công ích chung của đại chúng theo một cung cách nghiêng về đạo đức. Nhưng trong thời đại của AI hiện đang ngự trị, dường như không có con người để kiểm tra lại (double check for security) công việc về các vấn đề rủi ro và bảo đảm an toàn của hệ thống AI.
Bản chất của chiến tranh từ xưa tới nay có thể nói là không hề khác biệt. Đó là hủy diệt và sự chết chóc. Binh lính và người dân luôn phải đối mặt với các động lực liên tục biến chuyển nơi chiến trường. Họ luôn trải qua nỗi sợ hãi khôn nguôi của cái chết, nhà tan cửa nát, gia đình ly tán hầu như hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng; có khi hàng năm tại địa điểm và thời gian diễn ra các cuộc giao tranh. Nhưng một yếu tố mới, mang lại nhiều thay đổi hơn trong chiến tranh của thế kỷ 21 này là sự phát triển công nghệ kỹ thuật thông số. Hiệu quả của một cuộc chiến ngày nay thường phụ thuộc nhiều vào mức độ thích ứng và áp dụng các đổi mới về công nghệ số của việc quân đội nước nào biết sử dụng nhuần nhuyễn kỹ thuật cao (high technology). Tất cả các siêu cường và các quốc gia tiên tiến đều có khả năng tiếp cận với các công nghệ số mới này và nước nào sẽ đi tiên phong khi biết kết hợp nhân sự chỉ huy, ứng dụng vào thực tế chiến trường và các khí tài này hòa quyện lại với nhau; thì nước đó sẽ đạt chiến thắng sau cùng. Bởi vì chiến tranh mới với công nghệ thông số của thế kỷ 21 này, thường được các chiến lược gia gọi là chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg). Đó là một cuộc chiến đối đầu nhau sát nút. Tạm gọi là “sức mạnh của cải cách - qua sự đổi mới kỹ thuật”: về khả năng phát minh, thích ứng nhậm lẹ, đưa ra lựa chọn chiến thuật và thực thi chiến lược tốt hơn cùng với sự áp dụng chuẩn xác về công nghệ thông số mới mẻ một cách nhanh lẹ hơn so với cả hai đối thủ tiềm ẩn là Nga -Trung.
Nhìn vào hai cuộc chiến gần đây giữa Nga-Ukraine và Israel-Hamas đã cho chúng ta dễ dàng nhận thấy trí tuệ nhân tạo AI đã thay đổi cung cách các quốc gia tham gia chiến đấu. Drone và Robot đã có mặt hầu như ở khắp nơi vì cả hai có giá thành càng rẻ và được sử dụng ngày càng nhiều. Lãnh đạo Ukraine đã tìm cách giao càng nhiều nhiệm vụ tiền tuyến nguy hiểm càng tốt cho Robot để bảo toàn thiệt hại về nhân lực của đất nước đang bị khan hiếm. Drone và Robot cho phép các cấp lãnh đạo quân sự và hành chánh có thể theo dõi trên màn hình từ khoảng cách xa chiến trường, trong khi hệ thống AI trực tiếp điều hành, xử trí tất cả các loại máy móc chiến tranh tại hiện trường. Trong tương lai, giai đoạn đầu tiên của bất kỳ cuộc chiến công nghệ số nào, rất có thể sẽ do Robot trên mặt đất dẫn đầu, nó có đủ khả năng thực hiện mọi việc từ trinh sát, có thể phóng hỏa tiễn chống xe tăng, diệt xe cơ giới bọc thép, ném lựu đạn và điều khiển Drone đến tấn công trực tiếp địch quân từ trên không, trên mặt biển và trên bộ cùng nhau phối hợp. Ngoài ra, Ukraine cũng đã sử dụng Robot để di chuyển thương binh, sơ tán người dân bị thương và cài đặt chất nổ trên đường rút quân hay xung quanh các chiến hào phòng thủ. Thế hệ công nghệ số mới mẻ tiếp theo sẽ được dẫn dắt bởi các hệ thống AI biết sử dụng cảm biến của Robot; để lập bản đồ tiên liệu cho đại pháo chiến trường trong tầm ngắm và dự đoán các điểm tấn công dự trù của địch; để hoạch định kế hoạch phòng ngự vững chắc. Nếu như cuộc chiến xâm lược của Nga ở Ukraine không thu gọn trong vùng đông bắc Ukraine và khu vực tây nam nước Nga; mà lại lan rộng sang các khu vực khác ở phía đông của Châu Âu; thì tầm mức lan tỏa đầu tiên của Robot trên mặt đất và Drone trên không có thể cho phép cả hai bên phía NATO và Nga cùng giám sát lẫn nhau trên một tiền tuyến mở rộng hơn; mà một con người bình thường thì không thể tự mình đề ra kế hoạch tấn công hoặc phòng thủ nào hữu hiệu được. Ukraine cũng đã sử dụng Drone và UAW với hiệu quả tuyệt vời trên bộ và ở Biển Đen, đặc biệt là trong năm đầu tiên của cuộc chiến. Trị giá của một chiếc Drone như MQ-9 là một trong những loại vũ khí đắt tiền nhất trong các loại Drone; theo góc nhìn thứ nhất đơn giản là giá mua rẻ, mỗi chiếc chỉ có giá 500 USD. Như vậy, với một phi đội gồm 5-10 chiếc Drones này có thể vô hiệu hóa dễ dàng một chiếc xe tăng Nga trị giá từ 10-15 triệu USD. Với Mỹ, trên không, những chiếc máy bay chiến đấu loại F-16, F21-22, F-35 của Mỹ mặc dù có khả năng đa hiệu, trị giá cả hàng trăm triệu, nhưng tốn kém và có thể sẽ phải vật lộn với hàng loạt cả mấy trăm chiếc Drones giá rẻ, liệu có đáng đem “chén kiểu gõ chén sành” hay không? Với sự thật phũ phàng này, các nhà hoạch định kế sách quân sự của Mỹ đã phải suy nghĩ kỹ lại cho đúng hơn khi họ đi đến kết luận rằng kỷ nguyên của các chiến dịch “tấn công chớp nhoáng” hay “tiên hạ thủ vi cường” của Tôn Tử. Trong đó Washington có thể tiêu diệt dễ dàng đối thủ bằng hỏa lực áp đảo; thì nay đã trở nên ít hiệu quả hơn, nếu không muốn nói là gần như bị bó buộc phải kết thúc.
Hầu như không một quốc gia nào đã được chuẩn bị huấn luyện binh sĩ đầy đủ và hoàn chỉnh cho các cuộc chiến công nghệ thông số trong cuộc chiến tương lai; kể cả ba siêu cường Mỹ-Nga-Hoa. Chưa có quốc gia nào sản xuất vũ khí Robot trên quy mô lớn, cũng như chưa có quốc gia nào tạo ra phần mềm (software) cần thiết để làm hoàn hảo cho loại võ khí tự động tiên tiến này. Với kinh nghiệm tích lũy ở Ukraine, Nga đã gia tăng đáng kể sản lượng Drone và hiện đang sử dụng các phương tiện không người lái (UAV) với hiệu quả khá tuyệt vời trên chiến trường. Để tránh bị lỗi thời, quân đội Mỹ cần thực hiện những cải cách to lớn. Chẳng hạn như các hệ thống AI tương lai trong chiến tranh có thể dựa vào các dữ kiện được cung cấp. Cuối cùng có thể trao cho các mô hình AI quyền đưa ra lựa chọn, rồi mô phỏng ảo và đề ra nhiều giải pháp với hàng chục, hàng trăm hay hàng nghìn lần với nhiều cách tiếp cận chiến thuật và tác chiến khác nhau cùng với việc cung cấp các kinh nghiệm cho những người có thẩm quyền đưa ra quyết định trên thực tế nơi chiến trường. Điều này nhằm rút ngắn đáng kể về thời gian tính giữa sự chuẩn bị và việc chọn lựa phương cách đối đầu tốt nhất. Hầu giúp cho cấp chỉ huy tại chiến trường có trách nhiệm hơn, bền chí hơn, phối hợp hơn và hội nhập hài hòa hơn; để đem ra thực hiện, ứng phó cấp thời nơi chiến địa.
II) CUỘC CHIẾN HYPERSONIC MISSILLES
Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu xem Hypersonic Missiles là gì ? Đây là loại hỏa tiễn được phóng đi ở khoảng cách xa, có khả năng bay xuyên qua vùng khí quyển với tốc độ nhanh hơn năm lần tốc độ âm thanh, hoặc nhanh hơn Mach 5. (Mach 1 là tốc độ âm thanh tại địa phương. Tốc độ giữa Mach 1 và Mach 5 là siêu thanh, trong khi những tốc độ nào vượt quá Mach 5 được gọi là siêu vượt âm.) Vũ khí siêu vượt âm (Hypersonic Weapon) này có thể đạt đến tốc độ trên Mach 20. Nó sẽ có thể bay vào sâu trong khí quyển trong phần lớn thời gian, nó sử dụng lực nâng được tạo ra bởi luồng khí để bay lượn, luồn lách khi bên trái, lúc qua phải và đủ khôn khéo hầu né tránh các hệ thống phòng không bên địch đánh chặn. Lầu Năm Góc, đã nghiên cứu các hệ thống Hypersonic này trong suốt mười lăm năm qua và đã tăng cường nỗ lực của mình; thông qua năm ngoái, việc Quốc hội Mỹ đã dành 3.2 tỷ USD cho việc nghiên cứu và phát triển vũ khí và hệ thống phòng thủ (Hypersonic Systems) siêu vượt âm này. Nga và Trung Quốc hiện tuyên bố là mỗi nước đã phát triển ít nhất một hệ thống như vậy. Mỹ hiện có sáu Chương trình siêu vượt âm (Hypersonic Programs) như đã được biết đến và được phân chia giữa Không quân, Lục quân và Hải quân. Những người ủng hộ Chương trình Hypersonic cho rằng các loại vũ khí siêu vượt âm (Hypersonic Weapons) này cực kỳ nhanh lẹ và linh hoạt, gần như vô hình. Theo một Tạp chí Quân sự Mỹ (tác giả tạm giấu tên), chúng ta chỉ cần 20 giây để cho phép tiến hành cuộc tấn công vào các cơ sở trọng yếu của địch quân. Hãy nhớ những gì Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã nói – “Để thắng trong một cuộc chiến tranh thế kỷ 21, chúng ta cần những vũ khí thế kỷ 21. Và hỏa tiễn vượt siêu thanh (Hypersonic Missiles) là vũ khí của thế kỷ 21 đã được xếp hạng hàng đầu phải được chú tâm bởi Lầu Năm Góc. Chúng ta sẽ trang bị chúng cho mọi căn cứ Mỹ, máy bay, tàu chiến và xe tăng trên mặt đất.” Nói khác đi là muốn thắng kẻ thù, ta không được hèn ngu. Những gì Lầu Năm Góc đang cố gắng làm bây giờ là trang bị cho tất cả các Quân chủng được cung cấp dịch vụ mới mẻ này – Lục quân, Hải quân, Thủy quân Lục chiến và Không quân. Các lực lượng đặc biệt của Mỹ là một hình mẫu khả thi về cách các đơn vị này có thể hoạt động linh hoạt hơn, dễ đạt hiệu quả cao nhất.
Trước kia, truyền thông báo chí và hành pháp Mỹ đều đề cập hầu như hàng ngày khi Iraq đặt dưới quyền Saddam Hussein là mối đe dọa lớn nhất của chúng ta. Ngày nay, điều đó không thể so sánh với cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường như hiện tại giữa Mỹ với Trung Quốc. Đó là vì mối đe dọa lớn nhất của chúng ta ngày nay không phải đến từ một vài nhà độc tài non kém tầm vóc Chính Trị từ Trung Đông hay Á Châu. Mà chính là Trung Quốc, mà các nhà lãnh đạo quân sự và dân chánh của chúng ta đã phải gọi họ là đối thủ "tầm gần ngang cơ". Chúng ta có thể đang sở hữu công nghệ thông số tốt nhất trên thế giới… Hơn nữa, không ai có được bằng chứng nào khả tín hơn rằng chúng ta không sở hữu công nghệ thông số tốt nhất trên trái đất. Vì vậy, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác, ngoài việc chúng ta phải có khả năng tự vệ. Điều gây lo ngại trong trò chơi chiến tranh công nghệ số này là nó cho thấy cuộc chiến đang lan đến bờ biển của chúng ta. Nó cho thấy Trung Quốc đầu tiên sẽ tấn công Hawaii, tiếp theo là Alaska và sau đó là ngay cả căn cứ hải quân quan trọng của chúng ta ở San Diego. Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ có 41 căn cứ. Căn cứ San Diego, CA là căn cứ chính. Nó nằm ở vị trí khống chế khu vực biển phía đông Thái Bình Dương, San Diego là căn cứ hải quân tổng hợp lớn nhất của Hạm đội Thái Bình Dương, đồng thời cũng là căn cứ Hải quân lớn thứ hai chỉ sau căn cứ Hải quân Norfolk của Hạm đội Đại Tây Dương. Đây là nơi tập trung đông nhất của các lực lượng Hải quân Mỹ và là căn cứ chính của Bộ Tư lệnh Đại Tây Dương Mỹ, Hạm đội Đại Tây Dương Mỹ và các Lực lượng Hạm đội khác cùng trú đóng. Về mặt thông tin tuyên truyền của Mỹ, cũng phải kể đến Breaking Defense Magazine là tạp chí về tin tức kỹ thuật số xếp hạng hàng đầu về chiến lược, chính trị và công nghệ quốc phòng toàn cầu. Breaking Defense Magazine cung cấp tin tức nóng hổi, phân tích và đưa ra cái nhìn sâu sắc về những diễn biến mới nhất... Tin tức mới nhất về Chiến tranh trên không, Chiến tranh trên mặt đất, Chiến tranh qua Mạng lưới Internet và Chiến tranh kỹ thuật số. Skynode S: Bộ công cụ tự động của Auterion cho phép Drone loại máy bay không người lái tấn công, nó có thể bay qua vùng bị nhiễu sóng. Chẳng hạn như một tin vừa được công bố vào một ngày trước, nhưng ngay sau đó đã tự âm thầm nín lặng... Đó là lý do tại sao Breaking Defense Magazine gọi đây là “một cuộc chiến hỗn loạn đẫm máu với tổn thất nhân mạng khủng khiếp.” Những tổn thất như vậy chưa hề xảy ra với chúng ta kể từ khi Chiến tranh Thế giới Thứ hai (The World War 2). Và các chuyên gia quân sự cũng như dân chánh đều dự đoán rằng chiến tranh công nghệ với thông số chúng sẽ xảy ra nhấp nháy chỉ trong vài phút. Nhưng điều đó không phải là phần tồi tệ nhất. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một Tổ chức Nghiên cứu ở Washington DC, đã cố ý chỉ ra tình hình tồi tệ như:
Việc Hải quân của Mỹ có thể bị mất đi một số lượng máy bay khá nhiều cỡ trăm chiếc và một hay hai Hàng Không Mẫu Hạm trong số 11 chiếc đang phục vụ; như vậy sự kiện này có thể trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tự vệ của chúng ta. Điều đó sẽ khiến chúng ta gần như bị tê liệt. Nhưng chúng ta sẽ nhất quyết không quỳ gối. Vì vậy, chúng ta sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc quyết tâm chiến đấu để ngăn chặn điều tệ hại đó xảy ra “A bloody mess with terrible loss of life”.
Ngay từ năm 2017, quân đội Mỹ đã bắt đầu thực hiện các trò chơi chiến tranh được phân loại cao, mô phỏng một cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc. Hàng chục cuộc mô phỏng đã được tiến hành. Sau khi “thua” hay “giả thua” Trung Quốc liên tục trong các trò chơi chiến tranh nhiều lần, quân đội Mỹ sẽ phải chấp nhận chi ra hàng tỷ đô la cho loại "Hỏa Tiễn Sống" (Living Missile) mới chế tạo. Đây là một phát triển bí mật và tiên tiến của các nhà khoa học về quân sự được xếp hạng đứng hàng đầu ở Trung Quốc.
Một điểm khác cần ghi nhận là trong khi chúng ta đã dành 20 năm qua để huấn luyện quân đội chiến đấu trong các cuộc chiến ở Trung Đông, thì Trung Quốc đã dành 20 năm đó; để nghiên cứu mọi bước đi của chúng ta. Họ biết cách chúng ta tiến hành chiến tranh ra sao. Họ biết những loại vũ khí nào chúng ta đem ra sử dụng và mức độ chính xác của phương cách mà chúng ta sử dụng chúng. Đặc biệt là Trung Quốc, họ đã tạo ra một thế hệ vũ khí mới; để khai thác và nhắm thẳng vào những điểm yếu của chúng ta. Nhưng bây giờ, để (Overmatch) "Vượt Trội" so với kẻ thù Trung Quốc của chúng ta, chúng ta sẽ cần đến các loại vũ khí tiên tiến của thế kỷ 21. Kế hoạch đã cho biết là các loại vũ khí như Hypersonic Missiles mà chúng ta hiện đang được thiết kế để chỉ giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh ở thế kỷ 21. May mắn là "Dự án Vượt Trội" (Project Overmatch) đã nhận được sự phê duyệt cuối cùng cho phép chuẩn chi để khai thác & phát triển vào tháng 3 vừa qua. Điều này đã cung cấp cho Lầu Năm Góc thêm 37.2 tỷ đô la để chi tiêu cho việc bổ sung các loại vũ khí thế hệ tiếp theo trong vòng 12 tháng tới. Và họ đã và đang hành động rất nhanh. Đây là một loại vũ khí hoàn toàn mới. The NY Times báo cáo: "Không có hệ thống phòng thủ nào hiện nay có thể ngăn chặn nó." Và phát ngôn viên Quân đội Mỹ cho biết: "Chúng tôi sẽ sản xuất rất nhiều vũ khí loại này trong một thời gian rất ngắn." Nhưng loại vũ khí mới này sẽ không chỉ được Hải quân Mỹ sử dụng; mà sẽ được cả bốn quân chủng - Lục quân, Hải quân/Thủy quân Lục chiến, Không quân và Lực lượng Không gian, cùng áp dụng. Khi mọi người thấy cách vũ khí mới này hoạt động, người ta sẽ hiểu tại sao Mỹ đang gấp rút sản xuất càng nhiều loại vũ khí mới này càng tốt và đặt trọng tâm của tất cả các loại vũ khí bí mật mà Lầu Năm Góc cho rằng là chìa khóa để chiến thắng trong các cuộc chiến ở thế kỷ 21. Cho nên, chúng ta phải bắt đầu phát triển nhiều hỏa tiễn vượt siêu thanh (Hypersonic Missiles) cùng với nhiều thể loại khác tương đương với loại vũ khí này. Nói cách khác, chúng ta biết Quốc hội và Hành pháp đã chấp thuận chuẩn chi cho quân đội để chi hàng tỷ đô la cho những vũ khí loại này và chúng ta biết tên của nó chính là hỏa tiễn vượt siêu thanh (Hypersonic Missiles). Vũ khí mới này rất quan trọng để khiến các đối thủ của chúng ta là Nga và Trung Quốc thấy rằng chúng ta vẫn là nước mạnh nhất trên thế giới, nếu có thể nói như vậy. Và điều đó có nghĩa là hỏa tiễn vượt siêu thanh (Hypersonic Missiles) thực sự có thể răn đe và ngăn chặn một cuộc chiến tranh bùng nổ. Đó chính là mức độ hữu dụng mạnh mẽ của nó được định giá.
III)- TẠM KẾT
Các lãnh đạo tinh hoa của Mỹ đều nhận thức rõ là không ai muốn chiến tranh với Trung Quốc. Dù chúng ta thắng hay thua, một điều rất thực tiễn là sẽ có tổn thất nhân mạng khủng khiếp ở cả hai bên. Bản chất của chiến tranh là nó sẽ rất tàn bạo, vì bom đạn đều không có mắt, rất vô tình. Và cả hai quốc gia siêu cường Mỹ và Trung Quốc đều sẽ trở nên nghèo khó hơn do hệ quả này. Cuộc sống của chúng ta sẽ lại càng trở nên khó khăn hơn. Từ đó, chắc chắn nó sẽ gây ra hệ qủa cực xấu làm thay đổi đời sống rất nhiều người trên toàn thế giới. Cho nên, một cuộc xung đột lớn tiếp theo (nếu có) trong tương lai giả như thực sự sẽ xảy ra giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc; một khi mà cả hai nước không còn có thể nhường nhịn và nương nhau mà sống còn, tiếp nối; để cùng nhau chia xẻ quyền hành theo thế kéo co và thu tóm lợi nhuận kếch sù nữa; thì cuộc chiến đó cũng sẽ không đi ra ngoài chiến tranh công nghệ số với sự phối hợp qua lại giữa AI và Hypersonic Missiles. Từ đó, Mỹ và Trung Quốc cùng có thể sẽ chứng kiến sự tích lũy ưu-khuyết điểm và tổng hợp toàn diện của AI cùng với sự điều phối chặt chẽ của Hypersonic Missiles vào mọi khía cạnh của việc lập trình và thực hiện các kế hoạch chiến thuật (Tactics), chiến lược (Strategy) cũng như vượt lên một tầng cao hơn là chính lược (Political Guidelines) cùng với phương thức điều quân khác nhau về mặt quân sự.
Washington cũng phải thay đổi cơ cấu tổ chức và hệ thống đào tạo các lãnh đạo chỉ huy cao cấp và trung cấp của quân đội. Họ nên làm cho chuỗi chỉ huy phức tạp cũ, qua phân cấp của mình trở nên linh hoạt hơn và trao quyền tự chủ lớn hơn cho các cấp chỉ huy ở đơn vị nhỏ, có tính cơ động cao được đào tạo và trao quyền để họ tự lấy quyết định thực tiễn ở chiến trường. Như vậy, khi cần giải quyết một sự việc gì cũng sẽ nhanh nhẹn hơn. Đây là một lợi thế quan trọng khi tốc độ chiến tranh hỗ trợ của AI sẽ diễn ra cần sự nhanh chóng trong chiến đấu phải được kết nối ngay với Drone và Robot để chúng có thể giúp cấp chỉ huy quân đội đạt hiệu quả cao nhất và đem lại chiến thắng huy hoàng ./..
Ngô Viết Quyền –
Thu 2024.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét