Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2024

Sắc bất ba đào dị nịch nhân - Vĩnh Trường

Sóng Tiền Đường nói về nàng Tây Thi (西施) nước Việt, là một người con gái đẹp, là một trong tứ đại mỹ nhân của Tàu ( mỹ nhân trầm ngư là Tây Thi thời Xuân Thu chiến quốc, mỹ nhân lạc nhạn là Vương Chiêu Quân thời nhà Tây Hán, mỹ nhân bế nguyệt là Điêu Thuyền thời Tam Quốc, mỹ nhân tu hoa là Dương Quý Phi thời nhà Đường). Nàng đã dùng nhan sắc tuyệt thế giai nhân của mình để mê hoặc vua Ngô giúp Phạm Lãi, Văn Chủngvà Việt Vương Câu Tiễn diệt Ngô Vương Phù Sai ở thành Cô Tô.
<!>
Công lao của Tây Thi đối với nước Việt rất lớn, mặc dù nàng và Phạm Lãi lúc ấy đã phải lòng nhau nhưng không hề bộc lộ ra mặt mà âm thầm giúp sức cho Câu Tiễn vốn đang nhịn nhục tìm cách trả thù.

Phù Sai được Tây Thi rất mừng và rất chiều chuộng yêu nàng, sai lập ra cung Quán Khuê ở núi Linh Nham, trang sức toàn bằng châu ngọc để làm chỗ cho Tây Thi ra chơi. Ở đấy có lập ra Hưởng Điệp lang (Điệp là chiếc guốc, người ta đào hầm ở dưới đất chỗ hành lang, đặt ở đấy rất nhiều chum, bên trên lát ván, để Tây Thi và cung nhân đi guốc lượn ở trên, tiếng kêu leng keng, cho nên gọi là hưởng điệp). Trên núi có hồ Ngoạn Hoa, ao Ngoạn Nguyệt. Lại có giếng gọi là giếng Ngô Vương, nước trong suốt, Tây Thi thường đứng ở trên mà soi mặt, Phù Sai đứng ở bên cạnh, lấy tay vuốt tóc nàng. Lại có động gọi là động Tây Thi, Phù Sai và Tây Thi cùng ngồi ở đấy, đá ở ngoài cửa động có nhiều chỗ lỏm xuống, nay người ta gọi là vết chân Tây Thi. Trên núi lại có Cầm Đài, Phù Sai thường cùng với Tây Thi gẩy đàn ở đấy. Phù Sai lại sai người trồng hoa ở Hương Sơn, để Tây Thi và cung nhân ngồi thuyền đi hái hoa, đến nay vẫn còn một dãi nước ở phía Nam núi Linh Nham, đó là chỗ Tây Thi hái hoa ngày xưa. Lại có Thái Liên hình ở phía đông nam thành đô, là chỗ Phù Sai cùng Tây Thi hái sen. Phù Sai lại bắt đào một con sông nhỏ ở trong thành từ nam sang bắc, rồi làm cái buồm gấm để đi chơi thuyền, gọi là Cẩm Phàm hình. Phía nam đô thành có Trường Châu uyển, để làm nơi săn bắn. Lại có Ngư Thành để nuôi cá, Áp Thành để nuôi vịt, Kê Bi để nuôi gà, Tửu Thành để nấu rượu. Lại thường cùng với Tây Thi ra nghỉ mát tại Nam Loan ở Tây động đình, đó là một cái vịnh độ hơn mười dặm, ba mặt đều là núi, chỉ có mặt nam trông như cửa khuyết. Phù Sai cho chỗ ấy là một nơi có thể ngự qua mùa hè được, mới đặt tên là chỗ Tiên.

Phù Sai là một vị vua anh hùng, nhưng từ khi Tây Thi xuất hiện thì lại lơi lỏng việc nước, bỏ bê chính sự. Tây Thi theo kế của Văn Chủng ra sức mê hoặc khiến vua Ngô ngày đêm cùng nàng chìm đắm trong xa hoa, hưởng lạc, dần dần mất hết ý chí. Bởi thế trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một yêu cơ khuynh đảo cả triều chính, đến khi nước Ngô suy yếu thì nước Việt mới có cơ hội phục thù tiêu diệt nước Ngô.

Sau khi diệt được Ngô Phù Sai, vợ của Việt vương Câu Tiễn sợ rằng sắc đẹp của Tây Thi sẽ lôi cuốn Câu Tiễn nên bí mật sai người bắt nàng, buộc đá vào cổ và dìm xuống sông Tiền Đường cho chết.

Cỏ Ái bến Ô Giang (tức là cỏ mai) nhắc đến người đàn bà thứ Tư là nàng Ngu-Cơ, vợ của Sở Bá Vương Hạng Võ, một thời oanh liệt tranh hùng cùng Hán Cao Tổ Lưu Bang. Nhưng khi Hạng Võ bị bại binh sau một trận thư hùng tại Cai Hạ, mười ngàn tử đệ dưới trướng ông đều bỏ trốn sạch vì bài hát Sở từ của Trương Lương, hai vợ chồng chạy đến bến Ô giang Nàng Ngu Cơ tự biết không thể thoát sự truy đuổi của quân Hán nên đâm cổ tự vẫn để "tránh làm vướng bận" Hạng Võ ở phía tây một cây cầu nhỏ ở huyện Giang Phổ tỉnh Giang Tô. Hạng Võ thấy Ngu Cơ chết, khóc chảy nước mắt, tả hữu đều khóc theo rồi vội vã chôn bà trong một cánh đồng hoang và chạy tiếp. Cây cầu gần chỗ bà tự vẫn gọi là cầu Thất Cơ (mất Ngu Cơ). Ngày nay địa danh cầu Thất Cơ ở huyện Giang Phổ vẫn còn.

Lại có sự tích liên quan đến nhan sắc đàn bà mà có người bị dìm xuống sông cho đến chết. Truyện xưa kể rằng: Ðời Vua Minh Huệ, Trần Hoá Chiêu ở huyện Tế Hàng, tỉnh Sơn Ðông, có người vợ tên là Lương Tiểu Nga rất đẹp. Ở cùng huyện có nhà phú hộ tên là Trát Háo Sắc. Háo Sắc thấy Tiểu Nga đẹp, tìm cách kết bạn với Hoá Chiêu. Lập tâm chiếm cho được vợ bạn, Háo Sắc bỏ ra rất nhiều tiền để giúp bạn trong việc làm ăn hoặc lúc nguy khốn. Qua hai năm sau, khi chiếm được cảm tình của nhà bạn, Háo Sắc rủ Hoá Chiêu ngồi thuyền đi buôn, mọi vốn liếng đều do mình chịu cả. Thuyền đi một tháng đến Hàng Châu, Háo Sắc phục rượu cho Hoá Chiêu say rồi xô xuống biển. Mấy lần Hoá Chiêu trồi lên đều bị tên phản bạn nhấn xuống cho chìm, cuối cùng chàng phải vùi thây dưới đáy nước. Chừng ấy, Háo Sắc mới tri hô lên cho bè bạn hay và mượn thuyền đến vớt thây bạn nhưng không được. Háo Sắc cho thuyền trở về, khóc lóc báo tin dữ cho mẹ và vợ Hoá Chiêu, bỏ tiền cúng bái và cùng Tiểu Nga để tang. Từ đó, Háo Sắc càng tỏ ra hết lòng lo lắng mọi việc nhà cho vợ bạn khiến mẹ Hoá Chiêu cảm động và ép nàng dâu là Tiểu Nga ưng Háo Sắc làm chồng đền công ơn giúp đỡ. Hai người ăn ở với nhau ít lâu, nhân vô ý, Háo Sắc để lộ việc mình âm mưu hại bạn. Tiểu Nga đến huyện đường đầu cáo và trả được thù cho chồng cũ. Nhưng nàng nhận thấy vì nhan sắc của mình mà cả hai người chồng đều bị chết, Tiểu Nga liền tự tử chết.

Trong quyển sách Kiến Văn Lục, của Cụ Lê Quý Ðôn, đã được trung tâm Học Liệu Bộ Quốc Gia Giáo Dục, dịch ra Việt Ngữ và in thành sách giáo khoa vào năm 1960 có kể rỏ một giai thoại như sau: Vào khoảng cuối thế kỷ XV, đời vua Lê Thánh Tôn (黎聖宗; 1442 – 1497) Tiến sĩ Ðàm Thận Huy (1463 - 1526), hiệu là Mặc Trai, tự là Mặc Hiên Tứ Thuỵ, người làng Ông Mạc (còn gọi là làng Me), quận Từ Sơnlàm quan đến chức Lại Bộ Thượng Thư và là một trong 28 vị trong hội thơ Tao Ðàn Nhị Thập Bát Tú, đời vua Lê Thánh Tôn, khi về trí sĩ mở trường dạy học.


Học trò của ông nhiều người đổ đạt thành danh được ghi tên vào lịch sử vàVăn Học nước nhà như Nguyễn Giản Thanh, Nguyễn Hữu Nghiêm…
Một hôm, sau buổi học, trời đổ mưa, các học trò không về đuợc. Ông thầy Huy mới ra một câu đối tức cảnh để thử tài các học trò .

Câu đối như sau:

Vũ vô thiết tỏa năng lưu khách
( 雨 無 鈐 鎖 能 留 客 )
Mưa không có then khóa mà có thể giữ được khách.

Một người học trò tên là Nguyễn Giản Thanh đối ngay rằng:

Sắc bất ba đào dị nịch nhân
(色 不 波 濤 易 溺 人 )
Sắc đẹp chẳng cósóng gió mà có thể dìm người chết đuối.

Nguyên do là ông thầy Ðàm Thận Huy có cô con gái đẹp, trò Nguyễn Giản Thanh mới đối như vậy, để gián tiếp tỏ tình và ướm lòng, vì muốn ngấp nghé con gái của ông thầy.

Nhưng cụ Ðàm Thận Huy là một người nghiêm nghị, tuy phục tài Nguyễn Giản Thanh nhưng có ý không bằng lòng về tính lẳng lơ của người học trò này nên phê rằng: “Câu đối này thật hay, văn khí này có thể đậu Trạng nguyên, nhưng về sau coi chừng việc sắc dục làm hại sự nghiệp ".

Một số học trò khác có mặt lúc đó tỏ vẻ không bằng lòng về thái độ của Nguyễn Giản Thanh, vì theo quan niệm của Khổng Giáo ngày xưa, ông thầy có một địa vị rất cao quí trong xã hội, chỉ kém có vuavà trên cả cha mẹ mình (quân, sư, phụ). Nhắc tới việc tình ái trước mặt thầy là một điều vô lễ. Do đó, một người học trò khác là Nguyễn Hữu Nghiêm đối rằng:

Phẩn bất kinh quyền, dị khiếp nhân .
(Phân không có quyền thế, nhưng có thể làm cho người ta khiếp sợ.)

Một người học trò khác mới hỏi Nguyễn Hữu Nghiêm:
- Sao anh lại dùng chữ phẩn, nghe thô tục quá vậy?

Nghiêm trả lời rằng:
- Tôi đối câu đó để dằn mặt Nguyễn Giản Thanh, vì hắn đã dám vô lễ nói tới tình ái trước mặt thầy.

Thầy Huy phê về câu đối nầy: "Sau giàu sang nhưng là hạng bỉ lậu!"

Về sau Nguyễn Hữu Nghiêm đậu Thám Hoa năm mười tám tuổi và cũng là một nghĩa sĩ có tên trong cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, cũng là bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng trọc phú thô lỗ.

Tiếp đó, một người học trò tên là Nguyễn Chiêu Huấn lại đối rằng:

Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân.
Nghĩa là:
Mặt trăng có cung tên mà chẳng bắn ai

Ông Huy phê: "Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn!"

Trong số những học trò của cụ Ðàm Thận Huy, có rất nhiều người đỗ đạt to, đủ mặt tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhản, Thám hoa). Ðàm Thận Huy gả con gái cho một học trò sau này đỗ Bảng Nhản tên là Nguyễn Chiêu Huấn, con cháu ngưòi học trò nầy cũng rất hiển đạt, nhiều đời đậu tiến sĩ.

Nguyễn Giản Thanh (阮簡清) người làng Ông Mặc (tức là làng Me), huyện Ðông Ngàn (nay là Từ Sơn), Bắc Ninh con của tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm. Sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI; sinh năm 1482, mất năm 1514. Ông lúc nhỏ rất thông minh, mới 16 tuổi đã thông hiểu rất nhiều sách vở, sau đỗ Trạng Nguyên khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục; nên tục gọi là Trạng Me.

Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị thư kiêm Đông Các Đại học sĩ. Sau đó, lại ra làm quan với nhà Mạc và được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) để cầu phong cho Mạc Đăng Dung. Khi trở về, ông được thăng Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá. Khi mất được tặng tước hầu.

Tương truyền, Nguyễn Giản Thanh chỉ đậu bảng nhãn còn Hứa Tam Tỉnh quê ở làng Ngọt đậu trạng nguyên. Trong buổi lễ ra mắt vua, các tân khoa phải làm một bài phú dâng tặng vua và Hoàng thái hậu (mẹ của vua). Hoàng thái hậu thấy Hứa Tam Tỉnh dung mạo xấu xí thì không ưng lắm, trong khi đó Nguyễn Giản Thanh khuôn mặt khôi ngô thanh tú nên bà muốn cân nhắc ông lên làm Trạng nguyên. Vua vì muốn chiều lòng mẹ nên đánh giá bài phú của Nguyễn Giản Thanh cao hơn và trao danh hiệu Trạng nguyên cho ông. Do đó dân gian có câu “Trạng Me đè Trạng Ngọt”

Nguyễn Giản Thanh đã được ghi vào lịch sử và văn chương của Việt Nam trong cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm.

Nguyễn Giản Thanh là tác giả của Phụng thành xuân sắc phú (Tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng). Bài phú bằng chữ Nôm tả cảnh mùa xuân của Thăng Long đời Lê. Phụng thành hay Phượng thành được dùng trong văn học Việt Nam để chỉ thành Thăng Long. Trong bài có đoạn:

Chợ hòe đầm ấm, phố ngọc tần vần,
Trai lanh lẹ đá cầu vén áo;
Gái éo le rủ yếm dôi quần.
Khách Tràng An cưỡi ngựa xem hoa, rợp đường tử mạch;
Chàng công tử ngự xe trương tán, rạng mực thanh vân.

Tên ông được đặt cho một con đường tại phường 15, Quận 10 Thành phố Sài Gòn.

Vĩnh Trường
Trích từĐất Phật Trà Vang

Không có nhận xét nào: