KIEU CHINH GIOI THIEU CUON PHIM
Giao Chỉ, San Jose.
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam
2)Nhớ về cuộc di cư 1954.
3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75
4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose.
<!>
Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa. Đã cuối tháng 7 mà không làm gì. Sao đành. Trong nhà kho tràn đầy sách báo và gần 2 ngàn tập DVD của tác giả Phạm Phú Nam. Anh Nam đã đi xa rồi mà còn để lại tâm huyết Dân Sinh tại San Jose. Lại còn hồ sơ trên 10 tác phẩm phim Sài Gòn của hãng phim danh tiếng Mỹ Vân hiện nằm trong phòng lạnh của Hollywood. Bà ngoại Mỹ Vân vẫn còn nằm trong Nursing Home miền Bắc CA. Anh Phi Khanh là chủ nhân thừa kế của Mỹ Vân đã có công phu hoàn tất phim Chân Trời Tím và bây giờ lại có thêm phim từ Sài Gòn đến Điện biên Phủ với nữ tài tử Kiều Chinh. Cuốn phim tràn đầy kỷ niệm Sài Gòn với những tên tuổi không còn nữa như Lê Quỳnh, Đoàn châu Mậu…Cũng nhân dịp tháng bảy năm nay, 70 năm sau thời Geneve 1954 cưa đôi đất nước. Xem lại cuốn hồi ký của đệ nhất minh tinh điện ảnh Việt Nam Kiều Chinh để tại thư viện bảo tàng của IRCC San Jose, chúng tôi lại càng thấy nhu cầu phải tổ chức rất muộn cho ý nghĩa của ngày chia ly Nam Bắc xa xôi ấy. Sau cùng chúng tôi đã gặp nhau vào cuối tuần qua
Hội trường trang nghiêm và quen thuộc.
Vẫn tại phòng hội đồng Santa Clara County. Hơn 30 năm trước bác Giao Chỉ và anh Phạm Phú Nam ghé đến thăm County lần đầu và có ngay ý kiến xin phép xử dụng cuối tuần cho các chương trình lịch sử của cộng đồng. Chúng tôi hân hạnh được mở đầu và sau đó biết bao nhiêu lần MC Nam Phạm đã tung hoành tại cơ sở đẹp đẽ của quận hạt này. Chiều ngày thứ bẩy vừa qua các thân hữu thân yêu và quen biết của chúng tôi đã tham dự ngoài số lượng ấn định với trên 350 người. Phải kê thêm rất nhiều ghế tăng cường. Chính bà Cindy giám sát viên khu số 2 phải đưa xuống các bạn trẻ công chức để tiếp tay ban tổ chức. Cùng với các quan khách và khán giả rất lịch sự và tình cảm thân thuộc, chúng tôi đã trải qua hơn 3 giờ tràn đầy kỷ niệm. Với sự hiện diện của cô Kiều Chinh, với cuốn phim tài liệu 15 phút kỷ niệm di cư 1954, với tác phẩm chính là phim từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ. Rồi những lời chia xẻ tin tức thân thuộc với khán giả thân hữu San Jose chúng tôi đã trải qua những giây phút đáng ghi nhớ. Đặc biệt hơn cả là chúng tôi đã biếu không tổng cộng 1200 bộ DVD do Dân Sinh đã sản xuất hơn 20 năm qua còn tồn kho.
Hiện nay với trào lưu văn minh điện toán tân kỳ nhu cầu DVD đã giảm bớt. Nhưng vẫn còn nhiều gia đình lưu giữ máy xem DVD nên thân hữu có người vẫn đem về đến 10 bộ cho một gia đình. Mấy năm trước một bộ DVD 2 hoặc 3 đĩa được gửi cho độc giả gồm cả cước phí bưu điện là $25 US. Nếu chỉ đọc tên của từng tác phẩm DVD của tác giả Phạm Phú Nam cũng đủ xúc động và nhớ đến tác giả đã ra đi. Danh tính các tác phẩm DVD của Giao Chỉ và Phạm Phú Nam do Dân Sinh Media phát hành gồm có.
Bac Giao Chi noi chuyen voi Pham Phu Nam lan cuoi
Phạm Phú Nam, người ra đi. Anh là ai.
Chúng tôi đã có cơ hội cùng làm việc trên dưới 30 năm với MC Nam Phạm. Xin kể lại vắn tắt như sau. Anh là thủy thủ của Hải Quân VNCH năm 1975. Đã tự thu xếp tìm đường vượt biên và sau cùng là người chỉ huy con thuyền ra đi. Đã gặp hải tặc, đã gặp sóng gió, đã vượt qua mọi đau thương và được định cư tại Mỹ. Anh đã rất thành công trong hoạt động truyền thông. Phạm Phú Nam là người chồng gương mẫu, là người cha thần tượng và cũng là một nhà truyền thông hết sức tử tế và thành công.Với tiếng nói truyền cảm và thận trọng anh là MC nổi tiếng và được yêu mến tin tưởng của nhiều khán giả. Dù chỉ là binh nhì hải quân nhưng anh đã được tín nhiệm và đứng ra tổ chức một đại hội rất thành công cho hải quân Việt Nam hải ngoại tại San Jose và sau cùng với kết quả là làm xong cuốn DVD Chuyến hải hành cuối cùng. Anh đã đem tài hoa và kinh nghiệm hoàn tất cuốn phim DVD tài liệu về chuyến di cư 1954 chỉ trong 2 ngày. Cuốn phim này đã được chiếu cho khán giả vào ngày thứ bảy vừa qua. Tiếng hát trong cuốn phim vang lên lời ca về chuyến di cư Nam Bắc ngày xưa tha thiết biết chừng nào.
Người ơi, nước Nam của người Việt Nam. Có tiếng Sài Gòn chào đón Hà Nội. Về đây cháo cơm đùm bọc lấy nhau. Ban tổ chức đã thu xếp để tiếng hát của ca sĩ Đồng Thảo lồng vào đoạn cuối như là hát từ đoạn phim mà đi ra ngoài làm khán giả ngạc nhiên và xúc động. Chương trình đã hoàn tất với lời vĩnh biệt Phạm Phú Nam bày tỏ chúng tôi không quên anh.
Gặp lại Kiều Chinh. Khán giả và ban tổ chức có dịp gặp lại Kiều Chinh ngay tại hiện trường và trong phim ảnh. Cuốn phim đặc biệt Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ được chiếu lần đầu và có thể là lần duy nhất tại hải ngoại. Giá trị của cuốn phim là hình ảnh lịch sử của điện ảnh Việt Nam trước 1975. Nhân dịp này ban tổ chức chúng tôi cũng dành cơ hội để tài tử cao niên của VNCH có dịp tâm sự và chụp rất nhiều hình kỷ niệm với khán giả. Cô cũng có dịp giới thiệu với mọi người cuốn hồi ký rất xuất sắc là tự truyện của tác giả về cuộc đời đóng trên 100 cuốn phim tại Việt Nam, tại các nước Đông Nam Á và tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên rất ít người biết rằng Kiều Chinh còn là diễn giả danh tiếng nói chuyện bằng Anh ngữ cho các trường đại học và các tổ chức xã hội Hoa Kỳ. Một trong các thành công quan trọng bên lề hậu chiến là cô đã là đồng chủ tịch của tổ chức cựu chiến binh về hàn gắn vết thương của người Việt. Tổ chức này đã hoàn tất 52 ngôi trường học tại các vùng quê nghèo Việt Nam chịu đựng biết bao đau thương trong chiến tranh. Vì những điểm rất tế nhị không cho phép nên các cựu quân nhân VNCH không thể đi cùng cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam để hoàn tất mục đích giúp về giáo dục thế hệ trẻ sau chiến tranh.
Ban cao niên gặp nhau.
Nguyen Duc Cuong, Kieu Chinh , Nguyen thuong Vu va Giao Chi Vu van Loc
Gần như chỉ một mình Kiều Chinh đã đơn phương gánh chịu búa rìu dư luận để góp phần quan trọng. Chúng tôi xin dùng tin tức này để ghi nhận thành tích của ngày tưởng niệm tháng 7 năm 1954, sau 70 năm di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam. Hãy chuẩn bị cho năm 2025 là kỳ di tản 1975 kéo dài suốt 50 năm từ Việt Nam đến Hoa Kỳ và trên khắp thế giới.--
Giao Chi San Jose.
(408) 316 8393
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét