Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024

Kịch Bản Đài Loan - Bài học nào cho Việt Nam? - Ngô Viết Quyền

Lời tác giả: Riêng với nhận xét tình thế chính trị của Đài Loan và Việt Nam hiện nay…Tôi chỉ đề cập tới phần tổng quát về các lực lượng dự trù tham chiến xâm lược Đài Loan (the Taiwan Strait) không thôi, nếu như Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đủ can đảm cho lệnh nổ phát súng đầu tiên khai mào cuộc chiến xâm lăng; mà họ đã đắn đo toan tính từ nhiều chục năm trước rồi, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa dám động thủ ! Binh Pháp Tôn Tử đã viết: “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng.” Cho nên, theo thiển ý của tác giả thì toàn bộ các trang bị khí tài, quân trang, quân dụng, súng nhỏ cá nhân; cho đến súng lớn, hay đại pháo, xe tăng, phi cơ. hỏa tiễn, tàu chiến, tàu sân bay, tàu ngầm v. v... dành cho Nhân Dân Giải Phóng Quân Trung Quốc (The People's Liberation Army-The PLA);
<!>
Vẫn còn nhiều nghi vấn về phẩm chất. Nên tạm gọi là “Made in Bắc Kinh”. Nếu vào thời Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta có câu: “Made in Hongkong, ngay bên hông Chợ Lớn.” Ngoài ra, còn một chủ điểm nữa trong bài viết này là Việt Nam ta cần phải học được bài học xương máu gì của Đài Loan nhằm chống lại Trung Quốc với cùng một mô thức. Lợi điểm của Đài Loan là đại đa số dân quân Đài Loan tích cực chống đối Tàu Cộng và tình báo chiến lược của Trung Quốc không thể cài cắm sâu được vào guồng máy cai trị hành chánh và chỉ huy quân sự của Đài Loan. Trong khi Trung Cộng đã quỉ quyệt, ma đạo bằng cách thuê mướn nhiều vùng đất huyết mạch, trọng yếu của Việt Nam trong một thời gian rất lâu dài tới 99 năm, và nguy hiểm nhất là Trung Cộng đã xây dựng cả hàng mấy trăm ngôi làng Tàu (căn cứ địa trá hình) trên khắp miền đất nước suốt dọc từ Bắc vô Nam, với chủ trương “bất khả xâm nhập”; kể cả các nhà lãnh đạo chánh quyền địa phương; mà chủ trương này của bọn họ được giả ý làm ngơ bởi chính các đầu lãnh trung ương tại Hà Nội. Cũng như Trung Cộng đã khôn khéo cài cắm khá nhiều Việt gian và cán bộ Tàu chánh gốc biết nói sành sõi tiếng Viêt trong hàng ngũ Ủy Viên Trung Ương Đảng cũng như nằm vùng ngay cả trong cơ quan đầu não là Bộ Chính Trị. 

Vậy làm sao để “Cứu Quốc Tồn Chủng? Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cần có sẵn những nguyên tắc căn bản đặt ra cho toàn dân và quân đội; để mọi người thấu tỏ tường và luôn sẵn sàng chiến đấu chống ngoại xâm, chứ không phải là muốn an thân, muốn hòa bình; mà co rút lại như con rùa đen; hầu mong trốn tránh chiến tranh khi giặc phương Bắc tràn qua biên giới. Chẳng lẽ các lãnh đạo tại Hà Nội ngồi chờ cho đến khi Tàu Cộng quyết định dạy cho các đầu lãnh Việt Gian Cộng Sản Hà Nội một bài học nữa chăng ? Hãy mau tỉnh thức hởi con dân giống nòi Việt tộc kiêu hùng. Nếu như ta có F-21 hay F-35 thì cất cánh oanh kích, dội bom tấn vào sập Đập Tam Hiệp. Nếu cùng kiệt lắm, có nguyên tử; thì đánh bằng vũ khí nguyên tử là “nói vậy thôi, nhưng kế sách khôn ngoan nhất cho Việt Nam vẫn là làm sao dựa vào “Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện”; để vận động Quốc Hội Mỹ thông qua một Đạo Luật, chẳng hạn như Luật Quan Hệ Với Việt Nam – Vietnam Relations Act, để bắt buộc cơ quan Hành Pháp phải có động tác thích ứng bảo vệ Việt Nam với 6-7 hay 9-10 điều cam kết bảo đảm an ninh cho Việt Nam, nếu một khi bị Trung Cộng tấn công.

Giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam làm được điều này; thì xem như người Việt tị nạn Cộng Sản “chống cộng đến chiều” ở khắp năm châu bốn biển cũng không có đủ thế lực, tầm vóc để đương đầu đại cuộc cứu dân, cứu nước tranh với lãnh đạo Việt Nam được. Nhưng nếu có cuộc đột biến động của đại đa số dân chúng trong nước nổi dậy thì lại là chuyện khác.

I)- Lực lượng quân sự Trung Quốc:

Tổng Lược:

1)-Lực lượng Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc -The PLA:
Nhân Dân Giải Phóng Quân Trung Quốc (The People's Liberation Army- The PLA) tạm dùng là tên gọi chung cho Quân đội Trung Quốc. Đây là đội quân thường trực dưới cờ lớn nhất thế giới (2 triệu) đang sắp hàng chờ một phát súng lệnh và bao gồm 5 Lực lượng võ trang chánh: Hải quân (The PLAN), Lục quân (The PLA), Không quân (The PLAAF), Hỏa Tiễn Chiến lược (The People's Liberation Army Rocket Force-PLARF). Riêng về Chi viện Chiến lược [Lực lượng này được thành lập ngày 31/12/2015, tại Đại lầu Bát Nhất (trụ sở Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng Trung Quốc], như một phần của sự việc cải cách trong Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (The PLA)[11]. Chủ tịch Quân ủy Trung Ương: ông Tập Cận Bình đã tuyên bố “Lực lượng Chi viện Chiến lược là Lực lượng Chiến đấu kiểu mới; để bảo vệ an ninh quốc gia. là điểm phát triển quan trọng và nổi bật về khả năng tác chiến trong thời đại mới, với tố chất hoàn toàn mới của Quân đội Trung Quốc. Áp dụng và thực thi các biện pháp bao gồm bảo mật thông tin và liên lạc, cũng như bảo vệ an ninh thông tin và thử nghiệm công nghệ mới”[11]. Nói trắng ra, đây là lực lượng được thành lập dựa trên các lực lượng tinh nhuệ và có nhiều năng khiếu khác nhau với chức năng tác chiến về mặt chiến lược, vận chuyển chi viện, và đặc biệt là tác chiến không gian. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một nguyên tắc căn bản trong hệ thống chỉ huy của Quân đội Trung Quốc. Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (The PLA) chịu sự cai quản của hai Ủy ban Quân sự Trung Ương (Quân ủy Trung Ương), một cơ quan thuộc Nhà nước hành chánh (Ủy ban Quân sự Trung Ương Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc), còn một cơ quan thì thuộc Đảng (Ủy ban Quân sự Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc). Trên thực tế, 2 cơ quan này là một; như kiểu nhân dân làm chủ, đảng quản “ní” vậy đó ! Hiến Pháp Trung Quốc quy định rằng Chủ tịch nước (trên giấy bản, mực tàu) thống soái các lực lượng võ trang và đồng thời quy định Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng (Hội đồng Quốc phòng trên danh nghĩa chỉ là một cơ quan cố vấn, nên hoàn toàn không lãnh đạo các lực lượng võ trang).

Tháng 12 năm 1982, Đại hội lần thứ Năm (5th.) của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc. Hiến pháp Trung Quốc quy định rằng Ủy ban Quân sự Nhà nước Trung Ương lãnh đạo toàn bộ các lực lượng võ trang của quốc gia. Chủ tịch của Ủy ban Quân sự Nhà nước Trung Ương được bầu chọn và miễn nhiệm bởi Hội nghị toàn thể của Nhân dân Đại hội Toàn Quốc trong khi các Ủy viên thì do Ủy ban Thường vụ Nhân dân Đại hội Toàn Quốc chọn ra. Tuy nhiên, Quân ủy Trung Ương thuộc Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là một cơ quan của Đảng, do Tổng Bí Thư trực tiếp lãnh đạo quân đội và các lực lượng võ trang khác. Do đó, bất cứ các lực lượng võ trang nào cũng nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và cũng như thế đối với các lực lượng võ trang của Nhà nước. Rõ ràng nhất, khác hẳn với các nước phương Tây là Bộ trưởng Quốc phòng “không phải thực sự” là người đứng đầu chỉ huy Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (The PLA) và ông thường chỉ là Phó Chủ tịch (ngồi chơi xơi nước) của Ủy ban Quân sự Trung Ương. Xét kỹ, chúng ta thấy chế độ quản trị quân đội của Nhà nước cộng sản theo lề thói kế thừa và duy trì nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối độc quyền của giai cấp Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc; đối với tât cả các lực lượng võ trang nhân dân. Đảng Ủy và Nhà nước “chuyên chính vô sản” cùng lập nên cái Ủy ban Quân sự Trung Ương; để thực hiện sự lãnh đạo quân sự tối cao đối với các lực lượng võ trang. Ngoài ra, nếu như vào thời điểm khi xảy ra chiến tranh trực tiếp với nước ngoài; thì Lực lượng Cảnh sát Võ trang và Dân quân Biển (Trung Quốc gọi là “Hải Thượng Dân Binh)[1] sẽ là một thành phần của lực lượng trừ bị đặt dưới quyền điều động của Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (The PLA). Hay nói trắng ra là Quân Ủy Trung Ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc; mà người có quyền lực cao nhất chính là ông Tổng Bí Thư, người nắm trọn quyền tối thượng chỉ huy toàn bộ các Lực lượng Quân đội và Lực lượng Trừ bị. Thực chất, chế độ lãnh đạo chung giữa Đảng và Nhà nước đối với quân đội đã được thiết lập chỉ là trên danh nghĩa. Lãnh đạo Ủy ban Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ huy mọi công việc lớn nhỏ liên quan đến hết thảy mọi hoạt động quân sự của Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (The PLA) và hoạt động dân sự về mọi an ninh nội chính. Chủ tịch nước trên danh nghĩa, chỉ thống soái các lực lượng quân sự nhà nước và phát triển các lực lượng quân đội.

Cũng vì thế, để đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với lực lượng quân đội và bán quân sự, mỗi cấp ủy đảng trong các lực lượng quân sự thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, các đơn vị và ban cấp ở trên xây dựng Bộ máy Chánh Uỷ và đảm bảo rằng tổ chức các đơn vị cấp dưới hoạt động đồng nhất theo hệ thống chỉ húy suốt dọc. Về phương diện quyền lãnh đạo và hệ thống chỉ huy Lực lượng Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (The PLA), xin quý độc giả cảm phiền tạm hiểu và chấp nhận như trên, cũng như rộng lòng miễn chấp hay đừng có ý bàn rùi thêm ra, vì không phải là chủ điểm của bài viết này.

2)-Cảnh Sát Võ trang:
Lực lượng bán quân sự này còn được gọi tắt thành Vũ cảnh. Đây là Lực lượng Trừ bị - Như Công an “Cơ động” của Việt Nam). Xin bạn đọc đừng nhầm lẫn với Cảnh sát Nhân dân Trung Quốc (là lực lượng Cảnh sát Dân sự nhà nước– Như Công an “bò vàng” của Việt Nam). Lực lượng Cảnh sát Võ trang (Vũ cảnh) được thành lập năm 1983 với nhiệm vụ bảo vệ an ninh trong nước và còn có công tác canh gác các cơ sở trọng yếu của nhà nước. Họ có căn cứ tại khắp nơi, mọi chỗ ở Trung Quốc. Lực lượng Cảnh sát Võ trang này gồm có khoảng 660,000 người[11]. Họ được chỉ thị phải coi việc "giữ gìn ổn định xã hội là công việc cấp thiết nhất." (Ngầm ý là bảo trì cơ cấu cai trị thông qua “chuyên chánh vô sản). Cảnh sát Võ trang (Vũ cảnh) là thành phần nòng cốt có trách nhiệm đối phó với bạo loạn, bất ổn xã hội, băng đảng tội phạm có cơ chế lớn lao, và các cuộc tấn công khủng bố của người Duy Ngô Nhĩ (Uyghurs); mà hiện người dân nước này đang chịu đàn áp và ẩn chứa hành vi diệt chủng cả dân tộc; nên có thể bất ngờ tấn công khủng bố sẽ xảy ra như đã xảy ra ở Nga. Vì thế, Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc không muốn cho nhà cầm quyền cấp Quận/Huyện tự ý điều động Lực lượng Cảnh sát Võ trang (Vũ cảnh) và Lực lượng này được coi như một đội quân riêng của Ban lãnh đạo Trung Ương Đảng. Rõ ràng là Trung ương Đảng muốn siết chặt hơn sự kiểm soát của mình đối với Lực lượng Cảnh sát Võ trang (Vũ cảnh); đơn giản vì đây là một thành phần có nhiều quyền hành, không thua gì Lực lượng Quân đội dưới cờ và cũng đông đảo nữa.

Vào cuối tháng 8/2009, Ban lãnh đạo Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua một Đạo luật mới[1],[11], trong đó, họ khẳng định quyền kiểm soát của mình đối với Cảnh sát Võ trang (Vũ cảnh) bằng cách đưa ra một luật mới; theo đó, họ nêu rõ việc huy động lực lượng an ninh nòng cốt này là quyền năng của chế độ “chuyên chính vô sản”. Lực lượng trừ bị quan trọng kế tiếp phải nói đến là Dân quân Biển.

3)-Dân Quân Biển Trung Quốc:
(The People’s Armed Forces Maritime Militia – PAFMM)[11], từ lâu đã là một lực lượng trợ giúp rất đắc lực cho Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (The People's Liberation Army- The PLA); để thực thi những tuyên bố trái phép về chủ quyến trên Biển Đông. Thời điểm mà Lực lượng Dân quân Biển này dược biết đến rộng rãi là từ năm 1950. Lực lượng mà Bắc Kinh gọi là “Hải Thượng Dân Binh”, đồng thời qua trinh sát vệ tinh, chúng ta có thể nhận dạng gần 200 chiếc tàu trong lực lượng này; cụ thể là phải có chiều dài 35 mét và trọng tải lên đến 200 tấn. Lực lượng Dân quân biển này nằm trong chính sách xâm lược kiểu “Tằm ăn lá dâu” Trung Quốc với mưu đồ sâu độc và thâm hiểm là phục vụ cho mục đích của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên mặt nổi là không có chiến tranh trên Biển Đông; mà thay vào đó lần hồi thiết lập những đảo bồi đắp cao lên, khiến cho các đảo bồi đắp trở thành những thực tế mới; nới rộng lãnh hải của Trung Quốc vươn rộng ra Thái Bình Dương. Các hoạt động của Lực lượng Dân quân Biển Trung Quốc tại khu vực Trường Sa đã gia tăng đáng kể và trở thành thường xuyên hơn từ khi Bắc Kinh hoàn tất các tiền đồn quân sự trên 7 đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp ở Biển Đông. Do đó, chiến lược hữu dụng tốt nhất của Trung Quốc là thực thi theo kiểu “tằm ăn lá dâu”, tức là lần hồi tìm cách xô đẩy xa ra, rồi tiếp theo là tiến tới xua đuổi Việt Nam và Philippines không còn quyền hành gì trên tuyến đường vận hành hàng hải Âu-Á Châu này nữa. Cuối cùng lâu dần biến thành một điều gọi là “bình thường hóa kiểu mới” hay “cứt trâu để lâu hóa bùn” cũng như tổ tiên chúng ta đã từng nói như vậy và ép đặt kế tiếp sẽ đưa đến “Chiến tranh Vùng xám” (gray-zone strategy warfare)[11]; Trung Quốc dần dà ép buộc các nước xung quanh phải im lặng; rồi sau cùng là đương nhiên thành lãnh địa của họ và phải chấp nhận thực tế mới của Trung Quốc đã cố tình đặt để ra. Đây là chiến lược tương đối hữu hiệu của Trung Quốc; ít ra là đã và đang đem lại lợi thế cho Trung Quốc từ nhiều chục năm qua cho đến hiện nay. Đứng về phía Trung Quốc, lợi thế của kịch bản ‘‘Chiến tranh Vùng xám’‘ này, là ‘‘đẩy quyết định nổ súng trước về phía Đài Loan và Mỹ’’. Cũng trong chiến lược vươn tay ra biển này, lãnh đạo Trung Quốc đã tận lực sử dụng mọi Lực lượng Quân sự và Bán Quân sự cho kế sách xâm lược lãnh hải tại Biển Đông. Đi trên tuyến đầu hiện nay là Cảnh sát Biển (Hải cảnh) Trung Quốc; rồi đến Dân quân Biển, cùng với các tàu chấp pháp khác. Lực lượng chính là Hải quân Trung Quốc thì vẫn còn giữ ở xa hơn, nằm ở các căn cứ Hải Nam hay Quảng Đông ....

Đối với Trung Quốc, Dân quân Biển chỉ là vỏ bọc; họ được trang bị đầy đủ võ khí sát thương và dụng cụ tân tiến nhằm đánh bắt cá và các loại hải sản khác đến cạn kiệt ở bất cứ đâu trên toàn thế giới. Điểm đáng ngại được nêu bật ra là mục tiêu hoạt động của Lực lượng Dân quân Biển Trung Quốc không có gì là thương mại hay tỏ dấu hòa bình nào. Dân quân Biển bao gồm hai loại tàu: tàu chuyên dụng đặt căn cứ tại 10 hải cảng ở Quảng Đông và Hải Nam. Nhưng muốn được trả lương; thì các con tàu “Hải thượng Dân binh” này phải hoạt động ít nhất hai trăm tám mươi (280) ngày trong một năm tại “các khu vực hàng hải cụ thể, được phân định theo mục tiêu bảo vệ tổ quốc thì mới được hưởng trọn vẹn nguyên thù lao”[1],[11] được đặt ra trong hợp đồng từ các lãnh đạo Trung Quốc. Đặc biệt là một đội tàu đánh cá thương mại thuộc Lực lượng Dân quân Biển được gọi là đội tàu hỗ trợ Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam).

Các chiến thuật của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đem ra sử dụng Lực Lượng Dân quân Biển này đã đặt ra nhiều thách thức đáng kể đối với các quốc gia Đông Nam Á về việc duy trì một trật tự hàng hải theo Luật pháp Quốc tế, đặc biệt là trên Biển Đông. Nhưng rõ ràng là Bắc Kinh lại có ý đồ rất thâm độc là “nhất cử lưỡng lợi” vì họ có quyền phủ nhận mọi trách nhiệm, trong khi thoải mái về việc sử dụng lực lượng này; để gây áp lực lên các quốc gia khác đang tranh chấp tại khu vực Biển Đông; với một chi phí rất thấp; mà không phải tốn kém nhiều như chi phí cho một cuộc Hải-Không chiến ngoài khơi tại biển Thái Bình Dương; hầu chiếm được các đảo theo ý muốn. Vì nguyên do chính là hơn 40 % số lượng hàng hóa xuất-nhập khẩu của Trung Quốc đều đi qua con đường hàng hải trên Biển Đông. Hậu qủa của cuộc chiến tranh trên Biển Đông sẽ là khôn lường và không hề đơn thuần là xung đột giữa Việt Nam với Trung Quốc hay giữa Philippines với Trung Quốc như hiên nay các xung đột đang có nhiều căng thẳng và sẵn sàng nổ bùng ra như bom nalpan. Đám lửa chiến tranh trên khu vực Biển Đông này có thể sẽ bùng lên tới mức độ rất cao và có khả năng lan rộng ra thành Thế Chiến; mà không ai có khả năng kiểm soát được.

Vì Bắc Kinh chủ tâm muốn phá vỡ luật pháp quốc tế; nhằm “cưỡng tình đoạt lý” áp đặt luật lệ riêng và ý muốn độc đoán của mình liên quan đến mọi vấn đề tranh chấp tại Biển Đông được thông qua một chiến thuật vô cùng thâm độc kiểu thịt heo ba rọi ở chợ Việt Nam hay bacon của phương Tây. Đó là “Chiến tranh Vùng xám”[1].

4)-Chiến Tranh Vùng xám:
Theo giới chuyên gia, Dân quân Biển Trung Quốc là ví dụ điển hình về "Chiến tranh Vùng xám" của Trung Quốc nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông, cho phép Trung Quốc tiếp tục không tuân theo Luật biển Quốc tế, nhất là Phán Quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về hạn "quyền lịch sử" và "đường 9 đoạn" mơ hồ tự vẽ trên bản đồ tại Biển Đông[1]. Việc Trung Quốc sử dụng “Chiến tranh Vùng xám” như vậy đặt ra thách thức trực tiếp và nghiêm trọng với trật tự dựa trên Luật lệ Quốc tế, vốn quy định việc các nước cần tương tác với nhau và giải quyết bất đồng trên cơ sở bình đẳng. Trong suốt những năm 2000, Dân quân Biển Trung Quốc đã chuyển trọng tâm hoạt động qua việc do thám và quấy phá hoạt động quân sự của các nước có chủ quyền về lãnh hải khác ở khu vực Biển Đông. Phải kể luôn cả việc Dân quân Biển Trung Quốc cố ý gây va chạm, rải chướng ngại vật trên biển, dọc theo đường đi, hay dùng vòi rồng nước tấn công các tàu đang đánh bắt cá trong hải phận của họ hay Dân quân Biển Trung Quốc chủ đích tham gia các hoạt động di chuyển nguy hiểm khác; nhằm cố tình đẩy các nước khác vào cái thế buộc phải nổ súng trước. Giá trị cao của Lực lượng Dân quân Biển nằm ở chỗ Trung Quốc có thể phủ nhận trách nhiệm về hành động của lực lượng này, họ ngụy biện cho đấy không phải là tàu Nhà nước. Với cái nhìn bàng quan, người ta có thể cho rằng đó là những chiếc tàu cá bình thường, nhưng với bằng chứng thu thập từ xa và các hình ảnh của vệ tinh chụp được; cho thấy rõ rằng mọi người có thể phân biệt tỏ tường giữa tàu Dân quân Biển của Trung Quốc và các tàu cá thông thường của các nước khác cùng trên một mặt biển. Nói về Dân quân Biển Trung Quốc là một lực lượng được cho là toàn diện nhất, hữu dụng nhất; mà Bắc Kinh không ngừng củng cố và mở rộng để khẳng định quyền kiểm soát trên Biển Đông.

Vai trò của Dân quân Biển Trung Quốc trong các sự kiện; mà Bắc Kinh gây ra trên Biển Đông đã được nêu rõ và nổi bật trong phần nói về lịch sử hoạt động của lực lượng “Hải thượng Dân binh” này trên Website của chính họ, đối với Việt Nam và Philippines hiện giờ đã và đang là hai nạn nhân chính của bọn chúng. Xét về sự kiện đầu tiên đánh dấu việc Trung Quốc đã sử dụng Lực lượng Dân quân Biển giả dạng làm tàu đánh cá trong các mục tiêu áp đặt quyền kiểm soát Biển Đông. Chiếu theo tinh thần của Hiệp Đinh Genève về toàn bộ phần lãnh hải phía nam Vĩ tuyến 17 của Việt Nam do quân đội Pháp kiểm soát sẽ được chuyển giao cho Quốc Gia Việt Nam; thì quần đảo này thuộc quyền quản lý hành chính của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng Trung Quốc đã cố tình khiêu khích và với tinh thần bất khuất chống xâm lăng của giống nòi Việt tộc; nên đã xẩy ra một trận hải chiến vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 trong chiến dịch đánh chiếm toàn bộ vùng quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa[1], [11] hai “tàu cá trá hình” của Dân quân Biển Trung Quốc đã đóng vai trò chở quân đổ bộ lên đảo.

Xét cho cùng, nguyên do cũng bởi trước đó vào năm 1970, Đô đốc Elmo Zưmalt, cựu Tham mưu Trưởng Hải Quân Mỹ [8],[11] đã họp báo tại Guam tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược phối trí lực lượng tại các hải đảo tiền đồn của Đệ Thất Hạm Đội Mỹ. Rồi đến tháng 2 năm 1972; thì TT Nixon bay qua Bắc Kinh bắt tay với Mao Trạch Đông, cùng ra Thông Cáo Thượng Hải với biến chuyển là Nga-Tàu đối nghịch; rồi Tàu quyết định rút toàn bộ 150,000 quân về nước không còn yểm trợ trực tiếp trên mọi lãnh lãnh vực chính trị, kinh tế và quân sự cho Cộng sản Bắc Việt nữa. Như vậy, một người sinh hoạt chính trị kém trí não cỡ nào cũng đủ khôn ngoan nhận ra ngay rằng bàn cờ đang đánh đã xóa đi, xếp cờ đấu trí trở lại ... Trong khi Mỹ đề ra kế sách cả 200 năm, còn các lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa đã tiên liệu được kế sách gì ? Đúng hay sai chúng ta chỉ cần xem xét lại con số thương binh và tử vong của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh trong suốt chiều dài cuộc chiến 21 năm; để định lại công và tội của từng nền cộng hòa qua sự lãnh đạo sáng suốt hay ngu tối của họ.

Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc thì lại không xác nhận chủ quyền của bất kỳ nước nào ở Hoàng Sa và Trường Sa; nên đã dẫn tới các tranh chấp về chủ quyền, cuối cùng tạo ra xung đột đổ máu. Sau đó, Việt Nam cộng sản tiếp tục là đối tượng bị sách nhiễu, đặc biệt từ khi Bắc Kinh bắt đầu thúc đẩy việc cản trở các hoạt động tìm kiếm và khai thác dầu khí của Việt Nam; cũng như các nước láng giềng khác trên Biển Đông, mà gây cấn nhất từ đầu những năm 2000. Kể từ khi Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng các “tiền đồn” trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa vào năm 2016 thành các mẫu hạm cố định, Trung Quốc đã chuyển trọng tâm sang khẳng định quyền kiểm soát đối với Biển Đông. Một phần quan trọng của sự chuyển đổi này là việc mở rộng Lực Lượng Dân quân Biển, một lực lượng bề ngoài là hoạt động đánh bắt cá, nhưng trong thực tế lại góp sức cho Lực lượng Hải quân của PLA thực thi chiến thuật xâm lăng lãnh hải và Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (PLA); để cố đạt cho bằng được các mục tiêu chính trị trong vùng biển tranh chấp. Dân quân Biển có lợi thế nhờ vào khoảng cách đường biển rất thuận tiện của các “tiền đồn” do Trung Quốc bồi đắp, đôn lập lên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn dĩ là của Việt Nam từ xa xưa, nhưng đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ ngày 19 tháng 1 năm 1974. Các tàu Dân quân Biển thường tham gia cùng Lực lượng Chấp pháp Trung Quốc; để chống lại các hoạt động đánh bắt cá và khai thác dầu khí (Hydrocarbons) của các quốc gia Đông Nam Á khác. Nói chung, đang có nhiều tranh chấp chủ quyền và quyền tài phán tại khu vực nằm trong yêu sách đường “lưỡi bò” chín (9) đoạn mơ hồ tự vẽ trên bản đồ của Trung Quốc nêu ra. Gần đây là yêu sách đường “lưỡi bò” mười (10) đoạn[6]. Với những dịch chuyển, biến động của chính trị thế giới trong những vừa năm qua, theo những người nào có quan tâm đến sinh hoạt chính trị quốc tế, đều hiểu rõ là với Lực lượng Dân quân Biển kiểu này, nó chỉ đóng vai kịch bề ngoài là tàu đánh bắt cá và săn lùng hải sản quý hiếm cho mục đích thương mại. Nhưng thực tế, mặt trong là Lực lượng Hải quân Trừ bị trá hình thôi!

II)- Hải quân Trung Quốc coi việc phong tỏa Đài Loan là kim chỉ nam.

21)- Khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan:
Việc Mỹ đột ngột rút quân khỏi Afghanistan, có thể được hiểu là Mỹ không muốn tham gia vào các cuộc chiến tranh ở nước ngoài nữa và việc công chúng Mỹ nhanh chóng giảm sự ủng hộ đối với các nỗ lực quân sự ở nước ngoài nói chung. Sự việc này có thể sẽ gởi đi một thông điệp khá sai lầm có tính toán chiến lược đến các toan tính quân sự của Bắc Kinh và vô tình thúc đẩy nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tự kết luận rằng Mỹ sẽ không can thiệp và mau chóng hành động tấn công Đài Loan. Vấn nạn này còn tùy thuộc vào chủ trương tạm gọi là “chiến lược mơ hồ” của Mỹ từ gần 50 năm nay (1979-now). Điển hình về điểm này dường như đã thay đổi từ sau năm 1972 khi Tổng thống Richard M. Nixon ký kết Thông Cáo Thượng Hải với ông Chu Ân Lai và đồng ý rằng Đài Loan là một phần của “một Trung Quốc”[6]. Hình như “bị sót mất” chữ “nước” thì phải. Đây là lỗi do đánh máy sai hay là trò chơi “ngôn sứ”? Sau đó, Tổng thống Jimmy Carter cũng đã hủy bỏ Điều Ước Phòng Thủ với Đài Loan vào năm 1979[11]. Thêm một điều mơ hồ nữa là vào tháng 3/2021, Đô đốc Mỹ Philip Davidson cảnh báo rằng Trung Quốc “có thể tấn công Đài Loan trong vòng sáu (6) năm tới”.

Điều kỳ lạ là các cam kết quân sự với đồng minh của Mỹ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông rất khác thường và đầy nghịch lý giữa giá trị của đảo đá và sự sống con người. Đó là sự việc Nhật và Mỹ đã ký kết một Hiệp Ước Quốc Phòng; mang tính ràng buộc Mỹ phải bảo vệ Nhât Bản cùng một số đảo đá không có người ở và được gọi là quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) của Nhật Bản. Nhưng ngược lại, người Mỹ không trực tiếp nhận lãnh trách nhiệm là bảo vệ đảo Đài Loan với nền cai trị dân chủ và độc lập trên thực tế, bao gồm 23 triệu người dân[7]! Chính Trị Mỹ phi nhân tính chăng? Người Mỹ vẫn luôn miệng đề cao “khẩu hiệu” We are the people.


22)- Dấu hiệu đang xung đột tại eo biển Đài Loan.

1)-Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần Thứ I từ 3/9/1954–1/5/1955
Mặc dù, Tổng thống Harry Truman ra tuyên cáo vào ngày 5 tháng 1 năm 1950 rằng người Mỹ sẽ không dính líu vào bất cứ tranh chấp nào ở eo biển Đài Loan (the Taiwan Strait), và ông cũng nói rằng quân đội Mỹ sẽ không can thiệp, nếu như Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (CHNDTQ) tấn công Đài Loan. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào ngày 25/6/1950, Tổng thống Truman lại đã tuyên bố khác rằng "trung lập hóa eo biển Formosa (Đài Loan)" là ưu tiên số một của Mỹ và ông cũng đã điều động Hạm Đội 7 của Hải quân Mỹ đến eo biển Đài Loan; nhằm ngăn chặn xung đột giữa Trung Hoa Dân Quốc và Cộng sản Trung Quốc, và đồng thời đưa Đài Loan vào sự bảo hộ hiệu quả của Mỹ.

Đây là một cuộc xung đột về quân sự giữa hai chính thể một bên là Cộng sản – Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (CHNDTQ) và bên kia là Dân chủ - Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). Sau khi CHNDTQ đã chiếm giữ quần đảo Nhất Giang Sơn; khiến cho dân và quân của Tưởng Giới Thạch đã phải rút khỏi quần đảo Đại Trần về an toàn khu Đài Loan (còn gọi là Formosa), nhưng truyền thông Mỹ chỉ tập trung chủ yếu đến quần đảo Mã Tổ và Kim Môn, Quần đảo Kim Môn này nằm cách các thành phố Hạ Môn và Tuyền Châu của Trung Quốc dọc theo bờ biển gần nhất chỉ cần qua một chuyến phà ngắn khoảng 2 km. Cho nên, chính là một phần trong kế hoạch gây sức ép liên tục lên Đài Loan. Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra những cuộc giao đấu pháo binh giữa Trung Cộng và Trung Hoa Dân Quốc. Chỉ huy và Lãnh đạo về phía Mỹ và đồng minh: Tổng thống Dwight D. Eisenhower (20/1/1953) và Lưu Túc Chương (Trung Hoa Dân Quốc); về phía Trung Quốc: Bành Đức Hoài và Từ Hướng Tiền. Thiệt hại từ những cuộc giao đấu pháo binh gây ra tử vong về nhân mạng: phía Mỹ và đồng minh: 369 (bao gồm 2 người Mỹ); phía Trung Quốc: 393 người. Cuộc đối đầu xâm chiếm các quần đảo Nhất Giang Sơn và Đại Trần này cũng tạm yên cho đến cuối tháng 8/1958 mới bùng nổ trở lại.

2)-Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần Thứ II từ 23/8/1958 – 22/9/1958
Cuộc xung đột này còn có tên khác là Kim Môn Pháo chiến được mở màn bằng nhiều trận giao chiến, hai bên nã đại pháo qua lại và được gọi bằng tên: (823 - Bát Nhị Tam Pháo chiến) vào lúc 5h30 chiều ngày 23 tháng 8 năm 1958 khi quân đội Trung Quốc bắt đầu nã đại pháo dữ dội vào quần đảo Kim Môn nhằm chiếm giữ những vùng lãnh thổ này của Đài Loan (the Taiwan Strait). Lực lượng của Trung Hoa Dân quốc ở quần đảo Kim Môn cũng nã đại pháo đáp trả. Vụ giao đấu pháo binh qua lại, kéo dài ác liệt này, Trung Quốc đã bắn khoảng 450,000 quả đại pháo lên quần đảo Kim Môn nhỏ hẹp; cũng đã khiến cho 440 quân nhân Đài Loan và 460 lính Trung Quốc thiệt mạng. Một điều nực cười là những quả đại pháo này đã trở thành nguồn cung cấp kim loại tái chế cho nền kinh tế địa phương, được biết đến với sản phẩm dao phay và ngày nay các khách du lịch đến từ Trung Quốc mua dao phay ở Kim Môn để làm quà lưu niệm cùng với những sản vật địa phương khác. Thông qua những hoạt động bí mật trong "Chiến dịch Ma thuật đen" (Operation Black Magic), Hải quân Mỹ đã sửa đổi và bổ sung cho máy bay F-86 Sabre của không quân Đài Loan (the Taiwan Strait) các hỏa tiễn đối không Type AIM-9 Sidewinder mới được giới thiệu, nhằm tăng sức mạnh chống lại các máy bay chiến đấu MiG tiên tiến hơn của Trung Quốc. Ngoài ra, Đài Loan cũng đã nhận được 12 phóng lựu đại pháo tầm xa 203mm; M115 Howitzer và các khẩu đại pháo 155mm khác cũng đã được thủy quân lục chiến Mỹ chuyển cho quân đội Đài Loan và mau chóng được gởi đến quần đảo Kim Môn để làm xoay chuyển tình thế trong cuộc đọ sức bằng pháo binh ở đây. Một khía cạnh khác mà chúng ta cần xem xét đến, đó là vào năm 1958, với sự vô cảm của Mao khi đe dọa phát động chiến tranh hạt nhân, cùng với việc ông sử dụng vũ lực khi Trung Quốc tấn công Đài Loan ở biên giới bằng pháo kích liên tục; nhằm chống lại sự an bình của người dân đang sống trên các hòn đảo ngoài khơi Eo biển Đài Loan; trong một nỗ lực nhằm chiếm quyền kiểm soát hòn đảo này, nhưng đã không thành công. Mặc dù Khruschev đã công khai yểm trợ Trung Quốc, nhưng ông cũng tỏ ra rất bực bội khi Bắc Kinh đã cố tình không hề thông báo trước cho ông về ngày giờ động binh trong kế hoạch tấn công Đài Loan của mình. Tình trạng “Pháo chiến” này cứ tiếp diễn rời rạc cho đến khi Mỹ và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1979.

Năm 1966 Tài liệu được giải mật một phần và toàn phần năm 1975 này đã được Daniel Ellsberg, là một cựu chuyên viên phân tích quân sự của quân đội Mỹ, công bố ngày 22/5/1970 cho thấy các tướng lãnh Mỹ (điển hình là Đại Tướng Nathan Twining, khi đó ông là Chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ) đã lên kế hoạch và công bố sẽ dùng võ khí hạt nhân đánh thẳng vào lãnh địa (Đại Lục) của Trung Quốc năm 1958 để bảo vệ Đài Loan (the Taiwan Strait). Mặc dù họ e ngại Liên Bang Sô Viết (Liên Sô) sẽ yểm trợ và cũng dùng võ khí hạt nhân sẽ khiến cho hàng triệu người thiệt mạng. Tuy nhiên, các tướng lãnh Mỹ cho rằng đây là cái giá “đáng đánh đổi”; để bảo vệ Đài Loan trước nguy cơ bị quân đội Trung Quốc từ Đại Lục tấn công tiêu diệt.

3)-Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần Thứ III tháng 5/2024
Vào năm 2016, kể từ ngày bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến trở thành Tổng thống Đài Loan, chính sách của Trung Quốc về Đài Loan (the Taiwan Strait) dường như mỗi ngày một quyết đoán hơn. Trung Quốc vừa sử dụng áp lực ngoại giao, vừa tăng cường răn đe quân sự với số lượng chiến đấu cơ xâm nhập không phận Đài Loan mỗi lần càng nhiều thêm lên. Trung Quốc gần đây nhất, đã cho lệnh điều động gần 150 chiến đấu cơ bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Rõ ràng đây là một cuộc tập trận quy mô nguy hiểm chưa từng có, chỉ để bao vây Đài Loan. Nhắm vào sự răn đe mang đầy khiêu khích qua số lượng chiến đấu cơ nhiều hơn ở mức kỷ lục đã xâm nhập không phận Đài Loan; mới nhất kể từ nhiều năm trước. Nếu xét cho kỹ thì xung đột liên quan đến Đài Loan có ý nghĩa quyết định đối với ưu thế lãnh đạo của Mỹ tại vùng biển Tây Thái Bình Dương hiện nay.

Tổng thống Mỹ Joe Bident dự kiến công bố chiến lược của mình với Trung Quốc trong bối cảnh hiện tại cần phải đưa ra cam kết rõ ràng về việc Mỹ sẽ “bảo vệ đảo Đài Loan về mặt quân sự.” Sự kiện này nằm trong chiến lược mới nêu rõ ràng 5 mục tiêu của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương[1][11]. Washington dường như đã đưa ra điều kiện tiên quyết với Bắc Kinh là họ nên kềm chế không nên quá kích động; để xảy ra xung đột. Ở một khía cạnh nào đó, Bắc Kinh và Washington cũng đã đạt được một thỏa thuận ngầm về Đài Loan (the Taiwan Strait). Đồng thời hy vọng sẽ xóa bỏ “chiến lược mơ hồ” trong vài tháng cuối năm 2024 hay năm tới. Trong khi Mỹ gián tiếp đưa ra bảo đảm với cả hai bên rằng: Mỹ thực sự không ủng hộ nền độc lập của Đài Loan. Đồng thời cũng không muốn xảy ra bất cứ xung đột quân sự đáng tiếc nào và do đó, đã có một “trò chơi mơ hồ” và bảo đảm ở đây của Mỹ đối với Đài Loan từ nhiều chục năm qua. Bắc Kinh dường như cũng đã cố ý tỏ ra một số nhượng bộ, từ cam kết của phía Washington, vốn dĩ Trung Quốc cũng muốn hạ nhiệt căng thẳng, duy trì sự ổn định hầu giữ nguyên trạng tại vùng Đông Á này. Bà cựu Tổng thống Thái Anh Văn và Lại Thanh Đức hiện giờ không đưa ra một lựa chọn nào, nhưng cả hai vị Tổng thống ấy cũng sẽ không lèo lái mọi việc tiến triển đi đến chiều hướng: "chúng tôi công khai tuyên bố độc lập." Tạm gọi là vẫn “duy trì nguyên trạng.” Chiến lược thật hết sức khôn ngoan của các nhà lãnh đạo ở Đài Loan ngày nay; đó là thể hiện rõ sự "bất khả diệt" của đất nước mình qua sự quyết tâm ủng hộ của đa số người dân; để đương đầu với Xã hội Chủ nghĩa Trung Quốc. Nhằm được nâng cấp đồng đẳng về một mối quan hệ đặc biệt giữa “Nhà nước với Nhà nước”, như cố Tổng thống Lý Đăng Huy (Lee Deng-hui - Nhiệm Kỳ: 1988-2000) đã từng đề xướng vào năm 1999 (Theo báo Deutsche Welle ngày 9/7/1999, cựu TT Lý Đăng Huy lần đầu tiên định nghĩa mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan là “mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước”. Lập luận này được gọi là “Học thuyết Hai Quốc gia” (Theory of Two States) và ông cũng tạo ảnh hưởng cá nhân thông qua Phong trào Hoa Hướng Dương năm 2014 vì ông rất gần gũi với tuổi trẻ ở Đài Loan. Trong những năm cuối đời (30/7/2020), ông vẫn kiên quyết đấu tranh cho một Đài Loan dân chủ, tự cường, tự chủ và là một quốc gia hoàn toàn độc lập. Thêm vào đó, ở cấp độ quốc tế, Bà Thái Anh Văn và Tổng Thống Lại Thanh Đức đều nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của việc hợp tác hỗ tương lẫn nhau với các nền cai trị dân chủ vững chắc và giao hảo thân thiết hơn với nhiều tổ chức quốc tế đa phương khác, bao gồm G7, NATO, Liên Hiệp Châu Âu (EU), để duy trì “hòa bình và an ninh tại eo biển Đài Loan” của mình.

The PLA hiện có sẵn cả một kho vũ khí hoàn chỉnh và sẵn sàng để giải quyết vấn đề Đài Loan (the Taiwan Strait), nếu triển vọng về thống nhất trong hòa bình không còn trên bàn đàm phán nữa! Đồng thời các lực lượng ly khai 'Đài Loan nhất quyết đòi độc lập' và các lực lượng quân sự nhằm can thiệp từ bên ngoài phải nhận thức đầy đủ rằng The PLA hoàn toàn có quyết tâm tấn công Đài Loan và họ có khả năng quân sự và lý tưởng cao đẹp nhằm bảo vệ chủ trương thống nhất “một Trung Quốc” bằng võ lực. Họ gọi đây là hành động bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đồng thời The PLA cũng mạnh mẽ chống lại mọi ý định muốn ly khai và đòi độc lập của Đài Loan và hứa hẹn sẽ xử tử hình những người Đài Loan nào dám đòi ly khai.

Ngày 23-5-2024, Bộ Tư lệnh Chiến khu Miền Đông của Quân đội Trung Quốc The PLA bất ngờ thông báo một cuộc tập trận kéo dài 2 ngày 23-24/5/2024 quanh đảo Đài Loan (the Taiwan Strait) mang tên Joint Sword-2024A. Động thái này được đưa ra ngay lập tức, chỉ đúng sau 3 ngày khi ông Lại Thanh Đức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lãnh đạo Đài Loan[7]. Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Chiến khu Miền Đông - ông Thi Nghị cho biết lực lượng Hải-Lục-Không quân, và Lực lượng Hỏa tiễn (The PLARF) của Trung Quốc cùng tham gia cuộc tập trận mang tên “Liên Hợp Kiếm 2024A (Joint Sword 2024A) được kích hoạt mới đây vào tháng 5/2024; để đáp trả lại những tuyên bố được coi là cố ý ly khai của tân Tổng thống Đài Loan, Lai Ching-te (Lại Thanh Đức).

23)-Trung Quốc đang đối mặt với chọn lựa đặc thù nào với Đài Loan ?
Nếu Trung Quốc phải cần 1-2 năm để chuẩn bị hoàn chỉnh kế hoạch đánh Đài Loan; thì yếu tố bất ngờ sẽ không có nữa. Đó là chưa kể đến, với hàng nghìn tàu thuyền chuyển quân qua biển sẽ rất dễ trở thành mục tiêu “tênh hênh” mời gọi để bị tấn công từ trên không, trên mặt biển và dưới đáy là tàu ngầm. Vậy Trung Quốc phải chọn lựa các đặc thù nào; để đối phó với quyết tâm đứng độc lấp?

231)- Lãnh vực Hải quân:
Ngược giòng lịch sử, từ trước 5/2024 xung đột chiếm đảo, giao đấu đại pháo và răn đe ở eo biển Đài Loan (the Taiwan Strait) đã xảy ra đẫm máu hai lần trước rồi. Giờ đây, một khi tiếng súng lệnh phát ra từ Bắc Kinh, Tư lệnh Chiến khu miền Đông sẽ cấp thời tập họp nhanh chóng nhóm tàu Hải quân bao gồm tàu khu trục Type 52D Thái Nguyên và khinh hạm Type 54A Kinh Châu[5], đều thuộc Phân đội 3 của Chiến khu miền Đông thống thuộc The PLA. Tư lệnh Chiến khu miền Đông này sẽ phối hợp mau chóng cả ba quân chủng: Hải-Lục-Không quân và Lực lượng Hỏa tiễn, nhất tề đồng khởi vào công cuộc tham chiến tấn công sang eo biển Đài Loan.

Về riêng lãnh vực Hải quân, Trung Quốc sẽ đem vào chiến trường các tàu khu trục phòng không Type 052D [5] và đem ra xài mọi công dụng của khinh hạm Type 053H2 (Jianghu - Giang Hổ) có chiều dài 103.2 mét, lượng choán nước: 1,565 tấn, tốc độ tối đa: 26.5 Knot (khoảng trên 49 kilometers/giờ), thủy thủ đoàn từ 190-200 người. Type 54A Kinh Châu là phiên bản mới cùng loại. Trang bị võ trang: 8 x YJ-8 (“Eagle Strike 8”) là hỏa tiễn chống hạm có tính năng vượt trội cả về tầm xa (Range: 180 Km) và tốc độ (March 0.8) hoặc YJ-82 SSM; có thể phóng ra từ ống phóng ngư lôi của khinh hạm hay tàu ngầm tiêu chuẩn hoặc bằng tàu sân bay chuyên dụng; 2 x đại pháo nòng đôi 100 mm Kiểu 79A; 4 x súng nòng đôi 37 mm Kiểu 76 AA; 2 x hệ thống đại pháo phản lực phóng một loạt 5 nòng Kiểu 81 ASW (30 quả đạn) cùng với tàu khu trục (destroyer) Type 054A loại mới hay loại kế tiếp nó: destroyer Type 054B là tàu khu trục chống tàu ngầm[4]. Ngoài ra, các tàu khu trục tiêu chuẩn còn gọi là tàu xung phong lãnh nhiệm vụ là trực tiếp đối đầu địch với tốc độ cực nhanh, mau chóng đón chận đầu, ngăn chận tàu địch và nhờ tính cơ động; nên dễ tấn công tàu địch bằng ngư lôi. Tàu khu trục hạng nặng của Trung Quốc với ẩn danh số 1xx hay Type 13 mới có trọng tải 1,000 tấn, phiên bản trên tàu của DF-21D. Nó được trang bị 55 hầm chứa hỏa tiễn phòng không tầm xa HHQ-112, hỏa tiễn siêu âm YJ-9 và thậm chí cả YJ- 12 là hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm. Trong khi các tàu khu trục hạng nặng có khả năng bắn hỏa tiễn đạn đạo YJ-21[5] và tàu hộ tống hạm đội chiến đấu trên biển với ẩn danh số 5xx.

Tàu khu trục Hải Nam Type 075 là một trong hai chiếc khu trục hạm hiện đại đầu tiên loại tàu đổ bộ Type 075 [4], [5] của Trung Quốc, với thiết kế nhằm mục tiêu sử dụng để chiếm đảo Đài Loan trong tương lai và sẽ phối hợp cùng với hàng không mẫu hạm lập thành một tiểu hạm đội. Lực lượng tấn công này tương đương với 'Task Group' của Mỹ ở mức độ nào không ai rõ? Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang sở hữu một Lực lượng Hải quân (The PLAN) khổng lồ nhiều nhất thế giới với 360 chiến hạm (2020) và 3 Hàng Không Mẫu Hạm (Liêu Ninh, Sơn Đông, và Phước Kiến); cùng với khá nhiều Hộ tống Hạm, Khu trục Hạm, Chiến hạm các loại khác nữa v. v.... Nhiều hơn Mỹ 63 chiếc trong cùng thời điểm (2020), Trung Quốc dự trù nâng lên 435 chiến hạm các loại vào năm 2030. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cam kết vào cuối năm 2019 mục tiêu phát triển Hạm đội Tàu chiến của Hải quân Mỹ cần ít nhất gồm 355 chiếc các loại hoặc nhiều hơn [1],[5]. Trước đó, vào năm 2018 Heritage Foundation đã đề xuất Hải quân Mỹ cần phát triển Hạm đội Tàu chiến ít nhất gồm 460-462 chiếc. Riêng về tàu khu trục, Mỹ hiện có tổng cộng 62 tàu khu trục (còn gọi là thiết giáp hạm) lớp Arleigh Burke được trang bị Hỏa tiễn Chống hạm, với 14 chiếc đang được đóng cùng với dự án 32 siêu tàu khu trục lớp Zumwalt. Đây là những chiếc thiết giáp hạm làm nền tảng cho sức mạnh hùng hậu nhất thế giới của Hải quân Mỹ trên đại dương. Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) cho biết. Nhưng về mặt lâu dài, Lực lượng Hải quân (The PLAN) khổng lồ này của Trung Quốc sẽ phải đối mặt và đặt ra cho Trung Quốc một gánh nặng về bảo dưỡng và duy trì; nên chi phí cho quốc phòng sẽ chiếm con số rất lớn trong ngân sách quốc gia.

Thật vậy, cuộc tập trận Joint Sword 2024A mô phỏng việc phong tỏa Đài Loan bằng Hải quân là chủ đề của cuộc tập trận này. Nó phản ánh chủ trương về kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh trong cuộc chiến tấn công chớp nhoáng nhằm vô hiệu hóa năng lực phòng thủ của Đài Loan, từ đó, mở đường cho các chiến dịch đổ bộ; để thu hồi đảo Đài Loan bằng võ lực. Đồng thời cố gắng tránh sự trực tiếp đối đầu với can thiệp của kẻ địch bên ngoài, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, cùng với Úc và Đài Loan. Cả 4 lãnh đạo đồng minh có cùng nhận thức rằng về căn bản Trung Quốc là kẻ địch mạnh. Nếu chỉ tính riêng quân đội Đài Loan thôi; thì The PLAN có nhiều lợi thế áp đảo hơn về quân sự. Nhưng mục đích chỉ nhằm làm sáng tỏ hơn chủ thuyết phải thống nhất Đài Loan; mà Hải quân Trung Quốc (The PLAN) có thể sẽ lãnh nhận trọng trách phải thực hiện trong tương lai gần. Nếu như căng thẳng đối đầu chánh trị và quân sự ngày càng gia tăng ở mức độ cao lên đến màu “đỏ” với Đài Bắc.

Theo một điều tra của Reuters, cho biết một cách cụ thể là với một lệnh phong tỏa, đổ bộ như vậy thì ‘‘trong vòng 24-36 giờ, một hạm đội lớn của Trung Quốc, bao gồm các Lực lượng Hải quân, Tuần duyên, tàu Dân quân Biển, tất cả sẽ được lệnh xuất phát và Tư lệnh Chiến khu Miền Đông sẽ trực tiếp điều động đến xung quanh đảo Đài Loan; để kiểm tra việc thực thi lệnh phong tỏa, nhằm chặn bắt các tàu thuyền nào tìm cách đến Đài Loan khi không được Bắc Kinh cấp phép”[3].Trung Quốc cũng có thể phong tỏa và kiểm soát chặt chẽ việc ra vào không phận của Đài Loan. Mọi hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển, hay đường hàng không, cũng như phi cơ dân sự chở hành khách đều phải được sự cho phép của cấp chỉ huy Trung Quốc. Phi cơ chiến đấu của Trung Quốc và Lực lượng Hỏa tiễn được lệnh tấn công khi phát hiện bất cứ một thâm nhập nào vào đảo Đài Loan; mà không có phép của Bắc Kinh.

Lực lượng Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (The PLA) cũng nhắm cùng một mục tiêu như vậy với sức tấn công hợp đồng và thần tốc của cả ba quân chủng Hải-Lục-Không quân, cộng thêm với Lực lượng Hỏa tiễn nữa. Các tàu sân bay: Liêu Ninh (2012), Shandong (4/2019), và Phúc Kiến (6/2022) của Trung Quốc liệu có cùng tham dự một lượt không hay chỉ một, hai chiếc thôi? Vì khả năng bị đánh chìm trước tiên sẽ làm tiêu tan vĩnh viễn cơn mộng xâm lăng Đài Loan của Trung Quốc. Theo tác giả, năm 2012 hạ thủy chiếc Liêu Ninh (Liaoning) mang danh số 16; sau khi Trung Quốc mua tàu cũ của Ukraine, sửa lại. Nhưng đến tháng 4/2019 họ đã tự đóng hoàn tất được chiếc đầu tiên: Sơn Đông (Shandong) mang danh số 17; rồi vào tháng 6/2022 Trung Quốc đã tự hoàn thành chiếc thứ 2: Phúc Kiến (Fujian) mang danh số 18. Mẫu Hạm Phúc Kiến tương đương với chiếc Mẫu Hạm Gerald R. Ford của Mỹ; như vậy thì năng lực phát triển Hải quân của Trung Quốc không hề đơn giản và khó bị coi thường được! Nghĩa là Trung Quốc có thể dồn mọi nỗ lực cho việc đóng tàu sân bay; thì cứ mỗi 2 năm cho hạ thủy một chiếc; cứ vậy cho thấy rõ mục tiêu sở hữu 6 chiếc Mẫu Hạm của họ vào năm 2030 là có thể hoàn thành theo ước nguyện. Đáng tiếc là Phi cơ Shenyang Type J-15 và năng cấp của nó gồm các loại như J-15B, J-15C, và J015D được đặt trên các Tàu Sân Bay Liêu Ninh và Sơn Đông vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề về Hệ thống Kỹ thuật Kiểm soát máy bay cất cánh và đáp xuống Mẫu Hạm. Chẳng hạn như việc hai phi công bị tử nạn qua huấn luyện khi cất cánh và đáp xuống tàu sân bay Liêu Ninh. Trong đó, hệ thống kiểm soát bay không hoàn chỉnh là yếu tố chánh dẫn đến hai vụ tai nạn trên. Riêng tàu sân bay Phúc Kiến bắt đầu phục vụ năm 2024; thì khá hơn khi được trang bị phi cơ J-35 và Hệ thống EMALS. Hệ thống này được cho là gọn nhẹ, dễ vận hành, có thể phóng nhiều máy bay hơn trong cùng một đơn vị thời gian. Nghĩa là có khả năng cho phép phi cơ cất cánh nhanh hơn với ba runways (2 ở phía trước, 1 ở bên hông) và mang số lượng vũ khí nhiều hơn, cùng với Hệ thống CATOBAR là máy phóng điện tử tương đương với Mẫu Ham Gerald R. Ford của Mỹ. Ngoài những vấn đề kỹ thuật nói trên, Trung Quốc cũng chưa tích lũy đầy đủ kinh nghiệm vận hành tàu sân bay. Nhất là họ còn nhiều yếu kém trong hoạt động tác chiến giữa Hàng Không Mẫu Hạm với Hàng Không Mẫu Hạm và cũng chưa từng khai thác, phát triển loại khí tài này cho các nhiệm vụ với cường độ chiến tranh cao hơn qua việc tác chiến hợp đồng nhiều quân binh chủng xảy ra cùng lúc. Thậm chí, Trung Quốc còn chưa nắm chắc cả về lý thuyết vận hành tàu sân bay của mình ở xa bờ và nhiều ngày hải hành trên đại dương. Nếu đem so sánh khả năng và lực lượng về Hàng Không Mẫu Hạm với phẩm chất cao giữa Trung Quốc và Mỹ thì có vẻ khá bất công, vì Mỹ đã có Hàng Không Mẫu Hạm từ 90 năm nay rồi. Cộng với kinh nghiệm tác chiến qua các cuộc Thế Chiến và sau đó, với nhiều cuộc chiến tranh khác; trong khi với Trung Quốc là Zero vì họ chỉ mới đặt chân vào sanh hoạt Hàng Không Mẫu Hạm này khoảng hơn 10 năm!

Tuy nhiên, nếu các phân tách gia chiến lược phương Tây đem hầu hết các sự kiện thu thập được ra xét nét một cách ngọn ngành; thì Mỹ và Liên Âu (EU) vẫn có thể thấy được những những biến cải nhiều uyển chuyển và khéo léo trong suy tư chiến lược của cấp chỉ huy quân sự đứng đầu của The PLA; mà họ có thể sẽ đem ra ứng dụng tại eo biển Đài Loan (The Taiwan Strait) trong tương lai gần; một khi Trung Quốc đạt được khả năng sở hữu 6 Mẫu Hạm khoảng 2030. Nhưng những ngày tháng sắp tới sẽ là “ác mộng” cho lãnh đạo các cấp của Trung Quốc. Họ không dại gì hành động, ngoại trừ khi họ “uống lộn thuốc” khác với thường ngày là 3 cao, 1 thấp vào trong một ngày gió mưa, lụt lội, bão bùng nào đó; thì quả là hết cứu rỗi !

Nhìn vào các cuộc tập trận gần đây nhất, Hải quân Trung Quốc hoàn thành cuộc tập trận Joint Sword 2024A mô phỏng phong tỏa Đài Loan (the Taiwan Strait), sản lượng công nghiệp Hải quân của Trung Quốc ở tầm mức tiên tiến, đã đạt tốc độ hiện đại với công nghệ số; mà thế giới chưa từng thấy kể từ đầu những năm ’80. Suy tư chiến lược của Trung Quốc đối với Đài Loan là gì? Nhìn từ hai cuộc tập trận Joint Sword -2024 và 2024A được các nhà quan sát quân sự phương Tây đánh giá và định hình như thế nào? Hiện nay vẫn còn là một ẩn số vì Trung Quốc, phương Tây cùng với Mỹ đều đang cất giấu kỹ con bài tẩy của mình dưới tận đáy gầm bàn. Ngoài ra, Trung Quốc còn lớn tiếng huênh hoang là trong năm 2024 có thể sẽ còn thêm nhiều cuộc tập trận tương tự khác nữa, lần lượt có thể là "Joint Sword 2024B" và "Joint Sword 2024C". Điều này thể hiện đầy đủ về sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của The PLA. Lực lượng The PLA phải luôn cảnh giác trước phong trào đòi độc lập cho Đài Loan. Đồng thời chống Đài Loan độc lập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với The PLA. Tuy vậy, thật không khó để thực hiện một bất ngờ “Việc binh tất yếm trá và thần tốc” với một lực lượng quân tinh nhuệ, điều này không chỉ thể hiện ở sự thần tốc trong hành động; mà còn tùy thuộc vào sự thể hiện nhanh chóng trong lúc khơi mào, nhưng như vậy có lẽ vẫn còn chưa hội đủ cả hai “điều kiện ắt có” về thời cơ; mà còn “điều kiện đủ” nữa. Đó là đủ dũng khí trong chiến đấu của toàn quân, cần đủ nhạy bén, đủ bất ngờ, đủ thần tốc; cùng với cấp chỉ huy đủ cơ mưu và huệ trí nữa; hầu có thể phát động một cuộc tấn công ngay tại vị trí đã định sẵn; dù không hề công báo trước. Điều này chỉ có các cường quốc hàng đầu trên thế giới mới có khả năng thực hiện. Cho dù bên khai chiến nhằm cố gắng định đoạt cán cân thành đạt được sắp xếp sẵn trên chiến trường bởi bộ tham mưu tinh lược; trước khi đối phương kịp thời minh định tình hình chiến sự; rồi tìm cơ hội ứng phó. Cuộc thử nghiệm lớn lao này, xét về quá trình huấn luyện, lãnh đạo-chỉ huy và khí tài cung ứng toàn vẹn trang thiết bị cho sĩ quan và binh sĩ Trung Quốc là đủ. Theo ý riêng của tác giả, Lực lượng Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (The PLA) có khả năng làm được. Thông qua các cuộc chiến có thương vong ở Đài Loan năm 1954 và 1958, nơi biên giới với Nga năm 1967-1968 và Việt Nam năm 1979-1989; cùng với hai cuộc tập trận vào tháng 8 năm 2022 và tháng 5 năm 2024. Đây là các cuộc tập trận công khai, trực tiếp nhằm bao vây và tấn công trực tiếp từ hướng eo biển vào đảo Đài Loan. Kế hoạch vạch ra 3 mũi tấn công chính và trực diện sẽ nằm ở phía Bắc có phi trường Tùng Sơn và các cơ quan đầu não của chánh quyền đảo Đài Loan (the Taiwan Strait) cùng với 3 mũi trừ bị nằm ở phía Nam chủ điểm là thành phố Cao Hùng[3]. Mục đích nhằm ngăn chận bằng cách tận dụng mọi khả năng quân sự tiên tiến nhất; ngõ hầu mới có thể tìm cách xé lẻ lực lượng tiếp ứng của quân đội đồng minh là Mỹ-Nhật và Úc được dự trù sẽ xuất phát từ quần đảo Ryūkyū là một đơn vị của quần đảo Nansel, Japan. Còn có tên là quần đảo Lưu Cầu (Ryūkyū-shotō) theo cách gọi quốc tế; quần đảo Ryūkyū, Japan này nằm về phía nam của Nhật Bản; mà về mặt hành chánh thuộc tỉnh Okinawa, vùng đảo Ryūkyū là một trong 9 vùng địa lý quan trọng của Nhật Bản và theo hướng tây nam từ đảo Kyushu, Japan đến gần đảo Đài Loan. Thêm vào đó, về tính chất xác thực qua một số hoạt động được công bố của Lực lượng Hải quân Trung Quốc (The PLAN), chẳng hạn như liệu chuyến bay kéo dài suốt 10 tiếng đồng hồ trên biển, khởi sự bay đi từ Đại Lục và trở về có thực sự xảy ra hay không?

232)- Lãnh vực Lục quân:
Nhiều chuyên gia quân sự Mỹ, trên Wall Street Journal và một báo cáo của viện tư vấn Rand Corporation, công bố hồi tháng 2/2022, khẳng định là cuộc tập trận mang tên Joint Sword-2024A vừa qua. Chính là nhằm mục đích củng cố cho kịch bản Bắc Kinh sẽ phong tỏa, đổ bộ lên Đài Loan; để buộc các nhà lãnh đạo ở Đài Bắc phải ngoan ngoãn ngồi vào bàn thương lượng về việc tái thống nhất Đài Loan vào Đại Lục; mà Trung Quốc đang ở thế thượng phong[10]. Các chuyên gia quân sự Mỹ cũng kín đáo cho thấy rằng kịch bản phong tỏa có thể diễn ra trên thực tế. nhưng không nhất thiết sẽ xảy ra kịch bản tương tự. Thay vì nỗ lực yêu cầu Trung Quốc trở lại chính sách tìm kiếm việc tái thống nhất thông qua “giải pháp hòa bình”. Đây là điều từng được hai bên thỏa thuận trong “Thông Cáo Chung Mỹ-Trung cuối cùng về Đài Loan vào năm 1982”[1].

Quân đội Trung Quốc (The PLA) có thể đi nhanh hơn một bước với việc đem một Lực lượng đổ bộ tinh nhuệ xâm chiếm ngay một số đảo nhỏ, vì nằm sát bên hông bờ biển tỉnh Phúc Kiến của Đại Lục hơn, so với đảo chính của Đài Loan. Điển hình như hai nhóm đảo Kim Môn (Kinmen) hiện có khoảng 140,000 dân, nằm cách thành phố cảng Hạ Môn (Xiamen) của tỉnh Phúc Kiến chỉ 6km. Quân đội Trung Quốc (The PLA) bất ngờ tấn công bằng đạn đại pháo, hỏa tiễn, chiến đấu cơ, máy bay ném bom, sau đó, The PLA dễ dàng đưa lính đổ bộ xuống bãi biển Kim Môn (Kinmen), tiến chiếm các vị trí chiến lược trọng yếu trên đảo, rồi bắt đầu tăng cường hoạt động nhằm ngăn chận bất cứ nỗ lực nào của Đài Loan trong việc đem lực lượng chống trả tới gần hòn đảo đã bị chiếm. Mã Tổ (Matsu) -Nhóm đảo này có khoảng 13,500 dân sinh sống. Chiến đấu cơ của PLA tuần tra ngày đêm trên vùng trời này của eo biển Đài Loan.

Quần đảo này trên thực tế hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc cộng sản. Trung Quốc ra cảnh báo rằng bất kỳ chiến đấu cơ, máy bay do thám hay tàu chiến nào của Đài Loan vượt qua đường ranh giới trên biển sẽ đều bị tấn công, các chuyến bay thương mại và quân sự, tàu bè vận tải chở khách, chở hàng đều không được khởi hành từ Đài Loan và ra vào quần đảo Mã Tổ này. Lực lượng tuần duyên và quân đội Đài Loan ở quần đảo này vốn ít ỏi nay bị cô lập, hầu như không có khả năng chống cự. Hơn nữa, Quân đội Đài Loan khó lòng kiểm soát mọi diễn biến từ đầu và không thể cấp thời đưa quân tiếp ứng, bảo vệ được hai nhóm đảo này. Trong lúc các lực lượng Hải quân, Không quân của Hoa Kỳ và Nhật Bản ở xa, chưa kịp phản ứng trước những lời kêu gọi khẩn cấp của Đài Loan. Hầu giúp đỡ để phá vỡ thế kìm kẹp này.

Ngược lại, việc phong tỏa hay tấn công các đảo cô lập này có thể bị phản ứng ngược và sẽ thổi bùng lên tinh thần quyết tâm kháng chiến của chính quyền Đài Loan hiện hữu, của toàn dân chúng Đài Loan, cũng như vô hình chung, khích động nỗ lực yểm trợ và can thiệp trực tiếp của các đồng minh thân cận Mỹ-Nhật và Liên Âu (EU). Tình huống xung đột võ trang này cũng có thể đẩy nhanh viễn cảnh tạm gọi là cơn ‘‘ác mộng’‘ với Trung Quốc. Đó là vô hình chung, tạo cơ hội tốt cho Đài Loan được hưởng danh chánh, ngôn thuận rồi công khai tuyên bố độc lập và chánh thức tham gia vào Liên minh An ninh với Mỹ-Nhật Bản-Đại Hàn và sau đó là Liên Âu (EU).


Các chuyên gia Mỹ cũng đã nghĩ đến một kịch bản khác, về việc Trung Quốc sẽ sử dụng Lực lượng Lục quân tinh nhuệ trực tiếp tham chiến. Lực lượng Đặc nhiệm 525 của Trung Quốc cũng đóng một vai trò khá quan trọng vì đơn vị này đã tham gia và có kinh nghiệm chiến đấu trên biển chống lại cướp biển ở Somalia năm 2010. Các lực lượng đặc nhiệm tổng lực cho công tác đổ bộ lên Đài Loan cũng được tập trung và đem thả xuống bằng máy bay của The PLAF, với nhiệm vụ bắt giữ hoặc giết chết các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự Đài Loan ngay trên đường tiến quân. Hiệu quả là Trung Quốc có thể nhanh chóng kiểm soát đảo Đài Loan bằng cách tấn công chớp nhoáng kiểu “Shock and Awe”, trước nhất vào sân bay Tùng Sơn ở Đài Bắc; rồi lần lượt đổ bộ ồ ạt lên khắp đảo bằng Lực lượng Lục quân với các binh chủng tinh nhuệ; nhằm tiêu diệt ngay lập tức cơ quan đầu não chính quyền Đài Loan, ở Đài Bắc; hầu loại trừ cấp thiết khả năng tổ chức, chỉ huy và điều động dàn trải quân binh chủng kháng chiến. Nếu như bất ngờ bị phong tỏa, Đài Loan sẽ phải mau chóng di chuyển giới lãnh đạo quân sự và chính trị xuống các trung tâm chỉ huy ngầm dưới lòng đất, cùng lúc đó, dàn trải quân đội với súng lên nòng, sẵn sàng chờ đón một cuộc tấn công toàn diện của Trung Quốc. Lực lượng dự bị Đài Loan cũng sẽ được huy động tham chiến. Giả như trong cuộc chiến, công nghệ quân sự các cơ sở hạ tầng then chốt bị phá hủy, bị kiểm soát chặt chẽ về mặt hải quan Đài Loan sẽ dễ dàng rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn ngay lập tức các mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân, đặc biệt là nhiên liệu. Đường cáp quang ngầm rất quan trọng ở dưới đáy biển; nối Đài Loan với thế giới bên ngoài nếu bị cắt đứt, toàn đảo bị chìm lắng vào tình trạng không điện năng, không internet và hoàn toàn bị tách rời khỏi thế giới bên ngoài. Các cuộc đụng độ nếu thực sự xảy ra ở bất cứ đâu trên biển hoặc trên đảo chắc chắn sẽ gây ra tổn thất cực kỳ to lớn về tàu chiến, phi cơ và sinh mạng con người cho cả hai bên tham chiến. Hòn đảo Đài Loan có đủ khả năng huy động tổng lực về quân sự, binh lính và toàn dân; để sẵn sàng đối phó với cuộc phong tỏa hay đổ bộ của Trung Quốc. Một cách phiến diện, Đài Loan có thể thắng được cuộc chiến với Trung Quốc nếu họ biết phòng thủ thật hoàn hảo và phải chấp nhận nhiều thiệt hại to lớn về mọi mặt. Về khả năng tấn công, The PLA có thể chiếm ưu thế trong thời gian ngắn hạn, nhưng chiếm đã chẳng dê dàng; mà giữ lại càng khó khăn hơn vì lòng dân bất tuân phục. Trong lúc kinh tế Trung Quốc có nguy cơ phá sản ! Một khi Mỹ và Liên Âu (EU) áp đặt phong tỏa kinh tế mạnh mẽ như đã hoặc nhiều hơn việc phong tỏa kinh tế Nga trong chiến tranh Nga-Ukraine hiện nay. Tuy nhiên, ông Tập và giới lãnh đạo cũng đánh giá rằng việc tiến hành tấn công xâm chiếm Đài Loan bằng cách đổ bộ quy mô lớn có thể là vượt quá khả năng của The PLA.

Các Lực lượng Mỹ-Nhật và Úc đều muốn tránh xảy ra việc phải tấn công trực tiếp vào bất cứ một Lực lượng Trung Quốc nào, ở bất cứ đâu, nhưng với việc các đồng minh Mỹ-Nhật gần đây đã điều động thêm các lực lượng Hải quân, Bộ binh và Không quân, bao gồm Tàu chiến, Tàu Hộ tống Mẫu Hạm, và Tàu ngầm tới gần khu vực quanh Đài Loan; để phá vỡ tình trạng phong tỏa Đài Loan của Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ-Nhật và Úc cùng đẩy mạnh việc trợ giúp Đài Loan tăng cường sức mạnh phòng thủ. Riêng Mỹ cũng đã tự tăng thêm sức mạnh hỏa lực cho các lực lượng của mình ở châu Á-Thái Bình Dương với nhiều máy bay ném bom tầm xa của Mỹ cũng được đưa đến chờ sẵn ở Guam, Đại Hàn và Úc. Trong lúc Nhật cam kết chặt chẽ sẽ hỗ trợ Mỹ bảo vệ Đài Loan. Lực lượng quân sự hùng mạnh được chuyển tới châu Á-Thái Bình Dương, rõ ràng là điều lớn tiếng răn đe với Trung Quốc. Nhưng sau nhiều tháng răn đe qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc, mức độ căng vẫn tăng. Đây cũng chính là cung cách nằm trong chính sách của Mỹ muốn răn đe toàn diện -‘‘comprehensively deter’’.

233)- Lãnh vực Không quân:
Đài Loan phát hiện ít nhất 70 tới 150 chiến đấu cơ Trung Quốc, bao gồm phi cơ chiến đấu Su-30 với thời lượng bay dài 10 giờ và máy bay ném bom H-6 cùng với các máy bay ném bom mới (Tây An H-6J và Tây An H-6G) có năng lực bao gồm cất cánh và hạ cánh ban đêm, mang bình chứa xăng đủ cho hoạt động đường dài và tấn công các mục tiêu trên biển sẽ được bố trí và sử dụng; để tấn công Đài Loan. Do vậy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ quyết định tấn công bằng tiến hành chiến dịch đổ bộ bằng đường hàng không, đường biển và bằng hỏa tiễn yểm trợ dọn bãi với quy mô lớn chưa từng có, đánh vào hệ thống phòng thủ của Đài Loan, nhằm hủy diệt quân đội, phá nát các thành phố làm mất tinh thần chống trả của người dân Đài Loan, nhằm chiếm thế áp đảo; và buộc các lãnh đạo ở Đài Bắc phải đàm phán. Cùng lúc đó, làm chậm đi khả năng can thiệp của Mỹ vào Đài Loan trước khi Mỹ và các đồng minh kịp thời phản ứng và can thiệp trực tiếp một cách hữu dụng.

Như vậy, trong công cuộc tấn công Đài Loan Lưc lượng Không quân đóng vai trò then chốt như thế nào ? Nếu có liên quan đến ưu thế trên không bao gồm phi cơ các loại và drone tự sát của Không quân Trung Quốc trên các bãi biển trong chiến lược dự trù sẽ đổ bộ. Ngược lại, sự kiểm soát không phận của Đồng minh có liên quan đến ưu thế trên không của quân Đồng minh cho phép bảo vệ hữu hiệu trên các bãi biển dọc theo eo biển Đài Loan khi quân đội Trung Quốc muốn đổ bộ. Đồng thời tiêu diệt các tuyến đường tiếp tế của các lực lượng Trung Quốc dự trù cho những cuộc tấn công đổ bộ phối hợp quân chủng bằng đường hàng không (nhảy dù và trực thăng đổ bộ biệt kích); để hỗ trợ cho việc đổ bộ TQLC chiếm bãi biển làm bàn đạp tấn công. Chính các lãnh đạo Trung Quốc và cấp chỉ huy Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (The People's Liberation Army- The PLA) cũng có thể dự kiến sẽ mất một tỷ lệ quân lớn nhiều hơn nữa và Bắc Kinh vẫn sẵn sàng chấp nhận những tổn thất đó. Họ cũng nhận thấy muốn chiếm Đài Loan; thì tầm mức quan trọng của lực lượng đổ bộ bằng đường hàng không của Trung Quốc bằng lực lượng nhảy dù, hay trực thăng vận; có thể phải gánh chịu mức thương vong lên tới trên một nửa số quân tham chiến. Những dự toán thiệt hại về nhân mạng này đối với giới cầm quyền của Trung Quốc và cấp chỉ huy quân sự Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (The People's Liberation Army- The PLA) là họ cũng phải chấp nhận sẵn đối với những rủi ro như vậy. Đây là việc bình thường trong chiến tranh. Nhất là với số lượng quân dưới cờ là hai triệu; thì tất cả mọi hy sinh đều chấp nhận được, miễn là chiến thắng! Vì vậy họ có thể điều động cả sư đoàn với hàng vài chục ngàn quân sĩ thuộc đủ các quân binh chủng đến tại bờ biển của Đài Loan trong vòng 24-36 giờ đầu tiên của cuộc hành quân đổ bộ lên bờ biển; khi cuộc chiến được chánh thức khai mào. Mặc dù hiện nay, lực lượng Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (The PLA) đã áp dụng và nâng cao khả năng công nghệ cao cấp, chẳng hạn như khả năng tiếp cận trinh sát vệ tinh, drone tự sát và trực thăng đa năng vừa đổ bộ vừa võ trang tấn công và về khả năng chiến thắng của Trung Quốc còn phải vượt trội trước nhiều thách thức về tiếp vận, bổ sung các khí tài quân sự và lương thực tạo cho việc thực thi cuộc chiến đi đến chiến thắng trở nên khá nghiêm trọng[11].

Chủ quan mà nói, nhiều người cũng nhận thức rằng, trên thực tế riêng giữa hai lực lượng quân sự hiện nay, Trung Quốc có thể thực hiện một cuộc xâm lược tổng lực qua eo biển Đài Loan. Còn khách quan thì sao ? Nhưng liệu Trung Quốc nhắm có thể dám thực hiện một chiến dịch quân sự phức tạp và đầy phiêu lưu như vậy không? Thành tâm mà nói, Tập Cận Bình nên nỗ lực tích cực nhiều hơn nữa; để giữ nguyên giải pháp võ mồm và chính sách mơ hồ thời vụ, thay vì đưa ra giải pháp quân sự dứt khoát với rủi nhiều may ít trong kế sách tấn công sang eo biển Đài Loan; mà thực chất nó đã bị đóng bụi hay che lấp trong sương mù suốt dọc từ thời Mao nắm toàn quyền tới nay rồi! Riêng với tác giả thì lại khấn thầm, mong cho Chệt đại lục đánh Tàu Đài Loan. Vì chỉ có như vậy, Việt Nam ta mới có cơ hội độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ hoàn toàn như từ trước những năm Thông Cáo Chung Thượng Hải qui định (Ký ngày 27/2/1972) ra đời[8].

Quân đội Trung Quốc (The PLA) có thể sẽ không kích Đài Loan, bằng một đợt tấn công phủ đầu dữ dội theo kiểu (“go big and brutal”) nhằm khiến cho Lực lượng Quân đội Đài Loan bị choáng váng, khiếp đảm làm nhụt nhuệ khí chiến đấu. Đại điểm tấn công chủ đích nhắm vào các hệ thống liên lạc vệ tinh, và kể cả việc liều mạng tấn công một số căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương. Cùng lúc đó, gián điệp Trung Quốc sẽ không bỏ qua khả năng xúi dục những tên Đài Loan vong bản, tham lợi trước mắt về việc tiến hành các vụ ám sát quan chức đương quyền cấp trung hay cấp cao, phá hoại hạ tầng cơ sở nội địa trên đảo Đài Loan. Ngoài ra, theo một số chuyên gia phương Tây, quân đội Trung Quốc (The PLA) có thể sẽ huy động ít nhất từ 1 đến 2 triệu quân bao gồm quân dưới cờ và lực lượng trừ bị với hy vọng cấp thời sẽ đè bẹp được lực lượng phòng vệ 450,000 chiến binh Đài Loan.

Tuy nhiên, nếu Quân đội Trung Quốc (The PLA) muốn vận chuyển cả triệu quân, chỉ khi có sự ưu đãi của thiên thượng tặng cho thời tiết tốt trong vài tuần vào tháng 4 và tháng 10 trong năm thôi. Sự việc này sẽ đặt ra những thách thức vô cùng to lớn cho cấp chỉ huy và binh sĩ Trung Quốc. Nhất là phải vượt qua được một đoạn hải hành qua eo biển rộng kéo dài từ 160 km - 180 km, buộc phải lênh đênh trên mặt biển trống trải, qua eo biển; để đặt chân đến được lãnh thổ Đài Loan; liều mạng dưới một ‘‘làn mưa hỏa tiễn, một vầng mây xám đầy kín chiến đấu cơ, phi cơ đánh bom và trên mặt đất, đạn đại pháo thì bắn ra liên tục như cơn bão lửa’’ của Lực lượng tổng hợp quân sự Đài Loan chống trả lại; trước khi Quân đội Trung Quốc (The PLA) chọc thủng hàng rào phòng ngự hiểm trở này của Đài Loan và đồng minh Mỹ-Nhật ào ạt cùng chi viện hùng hậu với Hàng Không Mẫu Hạm, chiến đấu cơ tân tiến các loại, cùng với drone tự sát và hỏa tiễn tầm xa liên lục địa v.v... Thực ra đây là chuyện hoàn toàn không hề đơn giản chút nào và chắc chắn làm nhức đầu các cấp chỉ huy quân sự Trung Quốc trong nhiều ngày, nhiều tuần và có khi nhiều tháng. Hơn nữa, địa hình của đảo Đài Loan vốn rất thuận lợi cho các hoạt động phòng ngự vì bốn hướng đều là đại dương.

Một báo cáo hồi đầu năm 2021 của viện tư vấn chính sách đối ngoại Mỹ Council on Foreign Relations (CFR)[12], nêu ra kịch bản xâm chiếm đảo Đài Loan là ‘‘rất mạo hiểm’’. Ngược lại, đứng về phía quan điểm của một chuyên gia Trung Quốc, cũng như lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung quốc và nhất là cấp chỉ huy quân sự Lực lượng Quân đội Trung Quốc (The PLA) viện cớ vì ‘‘lợi ích lâu dài’’ của giải pháp võ lực và bất khả từ nan với núi xương sông máu này là cho phép họ “giải quyết dứt khoát vấn đề thu hồi chủ quyền Đài Loan’’. Cuộc xung đột đang đến với Trung Quốc thông qua kịch bản trực tiếp tấn công Đài Loan của Bắc Kinh sẽ ngày càng được củng cố[10]. Cho đến chừng nào mà nhà cầm quyền Trung Quốc nhận thức rõ ra rằng: không đánh gục được địch; thì chơi với địch có lợi hơn; vì họ sẽ không vĩnh viễn mất Đài Loan.

234)- Lãnh vực Hỏa tiễn:
Trung Quốc gần đây đã đưa ra một đoạn video clip ngắn minh họa về các cuộc tấn công mô phỏng trên tài khoản WeChat của họ, cho thấy các hỏa tiễn được bắn đi từ đất liền, trên biển và trên không nhắm vào Đài Loan (mục tiêu giả định), với hai trong số hỏa tiễn được phóng ra (Chỉ có 2 thôi sao?) đã phát nổ khi chúng bắn trúng mục tiêu. Trung Quốc đã cất giấu trong các toa xe lửa thông thường Hỏa Tiễn đạn đạo chống hạm DF-26 loại hỏa tiễn liên lục địa (ICBM) và đã bị vệ tinh trinh sát phương Tây chụp hình được. Ngoài ra, trong khi The PLA khởi sự kế hoạch phong tỏa, đổ bộ lên đảo Đài Loan, các hệ thống hỏa tiễn phòng không lớn nhỏ, tầm gần và tầm xa cũng được lệnh tấn công đồng loạt mọi phương tiện nào cố tình thâm nhập trái phép vào không phận hay hải phận của Đài Loan. (Sic!) Chẳng lẽ đồng minh Mỹ-Nhật và Úc thản nhiên ngồi trong rạp hát AMC coi trình chiếu movie hay sao?

Trong trường hợp xảy ra chiến sự ở eo biển Đài Loan, lực lượng Hỏa tiễn của Trung Quốc sẽ gánh vác nhiệm vụ tấn công trước tiên và yếu tố tấn công bất ngờ, thần tốc phải được đặt ra trên sa bàn hành quân. Nhắm vào 3 mục tiêu trọng yếu nhất trên mặt đất ở phía Bắc của Đài Loan và 3 mục tiêu quan yếu khác ở phía Nam trên eo biển Đài Loan; nhằm cắt đôi hai phần Nam-Bắc không thể liên lạc được với nhau; thì cái cơ thắng lợi của cuộc chiến mới mong sớm thành đạt. Đồng thời và cũng éo le thay, Lực lượng Hỏa tiễn này cũng sẽ là mục tiêu chính yếu dễ bị tấn công của các Lực lượng Mỹ, Nhật và Đài Loan cùng nhắm tới trước hết.

Một số loại vũ khí hiện đại của Lực lượng Hỏa tiễn Nhân dân Giải phóng Quân [The People's Liberation Army Rocket Force (The PLARF)][1], [11] và Lực lượng Không quân Nhân dân Giải phóng Quân [The People's Liberation Air Force (The PLAF)] dự trù tấn công Đài Loan có thể bao gồm chiến đấu cơ J-20 sẽ tận dụng khả năng tàng hình (do khó bị phát hiện bằng radar) và tìm cách phá vỡ hệ thống phòng không của đối phương trên đảo Đài Loan. Trong khi chiến đấu cơ J-16 có thể bắn phá các mục tiêu dưới mặt đất ở trên đảo, nhờ vào số lượng lớn vũ khí; mà chiến đấu cơ này có khả năng mang theo. Cùng lúc đó, trên biển, tàu khu trục Type 052D[5] mang hỏa tiễn dẫn đường có thể giành quyền kiểm soát và hy vọng ngăn chận được lực lượng đồng minh Mỹ-Nhật-Úc sẽ yểm trợ cho Đài Loan. Đồng thời, tàu đổ bộ Type 071 chở lực lượng Biệt hải và Thủy Quân Lục Chiến sẽ thực hành công tác đổ bộ, được trang bị mạnh và nhanh; nhằm mau chóng vượt qua eo biển để đổ bộ trực tiếp lên đảo. Tàu mang hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật DF-16A của Trung Quốc được trang bị đầu đạn bom chùm có sức hủy diệt vô cùng ghê gớm, khủng khiếp và tàn bạo. Nó có thể tiến hành các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự, kinh tế, tiếp liệu, hạ tầng cơ sở và các tòa nhà hành chánh có giá trị cao trên đảo Đài Loan. Loại vũ khí này được coi là thích hợp cho các cuộc tấn công mang tính hủy diệt các mục tiêu tạm gọi là “diện” tựa như các nhà chứa lương thực, kho vũ khí, và kho tiếp liệu, cùng với bãi biển, bãi đáp trực thăng, sân bay, hải cảng, quân cản, trung tâm chỉ huy hành chánh và quân sự. Thậm chí DF-16A có thể tiêu diệt xe tăng khi di chuyển hàng dài và gây thương vong với số lượng lớn cho bộ binh khi tập trung. Hệ thống hỏa tiễn có khả năng phóng hàng loạt tầm xa PHL-3 với khả năng tự động hóa cao. Đây chỉ là một số vũ khí và thiết bị điển hình trong quá trình chuẩn bị về quân sự; nhằm giải quyết dứt khoát vấn đề đảo Đài Loan. Cho nên Mỹ-Nhật và Đài Loan cần tỉnh thức và thật cẩn trọng trong việc kịp thời ứng phó. Nhất là khi Bắc Kinh biết rất rõ và dường như sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả khá mắc mỏ về các chi phí cho một cuộc chiến như thiệt hại sanh mệnh binh sĩ, kinh tế-thương mại chắc chắn sẽ bị khựng lại và cả về mặt uy tín trên bình diện quốc tế cho các hành động trái phép của họ khi tấn công Đài Loan.

Tuy nhiên, các chuyên gia lạc quan phương Tây cho rằng Lực lượng Hỏa tiễn không hẳn đã sẵn sàng tham chiến trong năm nay (2024) vì sau khi ông Tập Cận Bình bổ nhiệm hai lãnh đạo hoàn toàn mới của lực lượng này; mà họ không hề có kinh nghiệm chuyên sâu về lãnh vực hỏa tiễn. Khu vực tập trận bao quát quanh eo biển Đài Loan (the Taiwan Strait), về phía bắc, nam và đông đảo Đài Loan, cũng như các khu vực đông-bắc nằm xung quanh và kề sát bên hông của Đại Lục gồm các quần đảo Kim Môn, Mã Tổ, Ô Khâu và Đông Dẫn. Sau khi Lực lượng Nhân dân Giải phóng Quân [The People's Liberation Army-The PLA) tiến hành tạo “chiến tranh vùng xám” nhằm bày tỏ dấu hiệu muốn chiến tranh với Đài Loan, ông Tập và các lãnh đạo Đảng Cộng sản đang cầm quyền có vẻ như đang mất dần kiên nhẫn. Điển hình là ông Thi Nghị cho biết “việc Trung Quốc tập trận Joint Sword-2024A quanh eo biển Đài Loan là sự trừng phạt mạnh mẽ đối với các hành vi muốn ly khai của lực lượng "Đài Loan đòi độc lập". Vì đây là lời cảnh báo nghiêm khắc nhắm vào đồng minh của Đài Loan trước sự đe dọa can thiệp và khiêu khích của các thế lực bên ngoài (ám chỉ Mỹ và Liên Âu: EU). Người phát ngôn này cũng cho biết cuộc tập trận sẽ tập trung vào việc tuần tra chiến đấu trên biển và trên không để sẵn sàng chiến đấu, giành quyền kiểm soát chiến trường, tấn công chính xác vào các mục tiêu quan trọng trên đảo Đài Loan. Việc tuần tra tàu chiến và máy bay gần hòn đảo Đài Loan ngõ hầu để kiểm tra khả năng phối hợp chiến đấu và tác chiến trên thực địa ở phía đông, nam và Bắc của The PLA nhắm tới đảo Đài Loan bằng các lực lượng phối trí hợp đồng tác chiến giữa ba quân chủng Hải-Lục-Không quân nói trên cùng với Lực lượng Hỏa tiễn Nhân dân Giải phóng Quân [The People's Liberation Army Rocket Force (The PLARF)] [1],[11].

235)- Chi Viện Chiến lược.
Chi viện Chiến lược là Quân chủng thuộc Nhân dân Giải phóng Quân Trung Quốc (The PLA) được thành lập ngày 31/12/2015 với chức năng tác chiến nghiêng về chiến lược, vận chuyển chi viện, và tác chiến không gian[11]. The PLA với mục tiêu hướng đến phát triển quan trọng cho khả năng tác chiến trong thời đại mới. Xét về mặt chiến lược, quân đội Trung Quốc hiện nay có thể thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa chiến tranh điện tử - mạng internet và có thể quản lý tốt hơn việc sử dụng vệ tinh (cho hoạt động thu thập, giám sát và trinh sát tình báo). Đây là lực lượng tác chiến tân kỳ để bảo vệ an ninh tối thượng cho quốc gia, cũng là điểm phát triển nổi bật về năng lực tác chiến với tố chất hoàn toàn hiện đại như bảo mật thông tin và liên lạc nội chính, bảo vệ an ninh thông tin không gian và thử nghiệm công nghệ mới của Quân đội Trung Quốc Đặc trách về chiến tranh điện tử (computerize by pressing butons), chiến tranh mạng (hackers) và quản lý Vệ tinh (satellite control) – Tương tự như Quân chủng Không gian của Mỹ. Trung Quốc đã gia tăng mạnh mẽ đầu tư cho việc phát triển năng lực tác chiến Internet và Website. Mỹ ước tính mức đầu tư cho hoạt động tác chiến Internet, Website và gián điệp hackers của Trung Quốc đã tăng thêm 30%. Nguyên nhân là do Bắc Kinh nhận định năng lực Website và Satellite của họ trên phương diện này còn lạc hậu so với Mỹ.

Về mặt cấu trúc, Lực lượng Chi viện Chiến lược hoạt động tương tự như Quân chủng Hỏa tiễn và trực tiếp quản trị các cơ quan[11]:

a)- Cục Hệ thống mạng (NSD) là cơ quan tích lũy, tập hợp tất cả các chuyên viên với khả năng thi hành công tác chiến tranh điện tử và chiến tranh thông tin mạng của The PLA và Cục này, được cho là đã tiếp quản nhiều khả năng trước đây do Cục 3 và 4 của The PLA nắm giữ. Về tổ chức, bao gồm các đơn vị: PLA Unit 61398; PLA Unit 61486; PLA Unit 61726; Unit 61786; Viện Nghiên cứu NSD số 56; Viện Nghiên cứu số 58; Bệnh viện PLA số 316; và các căn cứ số: 31, 32, 33, 34, 36, 38.

b)- Cục Hệ thống vũ trụ PLASSF (SSD): Đóng quân tại quận Hải Điền của Bắc Kinh. Cục Hệ thống Vũ trụ này là một tổ chức hợp nhất của tất cả các hệ thống C4ISR trên vũ trụ của The PLA. Phòng Hệ thống Vũ trụ cũng giám sát tất cả các Căn cứ phóng Vệ tinh , Hỏa tiễn, và Phi thuyền Không gian lên mặt trăng vào vũ trụ bao gồm: 5 Căn cứ Huấn luyện Thực nghiệm được đánh số theo sau: Căn cứ số 20 -Trung tâm Phóng Vệ tinh tại Tử Tuyền; Căn cứ số 25 -Taiyuan Satellite Launch Center; Căn cứ số 26 -Xi'an Satellite Measurement and Control Center; số 27 -Xichang Satellite Launch Center; Căn cứ số 33 -Luoyang Electronic Equipment Test Center, và 2 Căn cứ (Experimental Training Base) không đánh số gồm có: Malan Nuclear Test Base & Aerospace Ocean Survey Ship Base Ngoài ra, còn có 2 Trạm Vệ tinh: Satellite Main Station và Telemetry, Tracking, and Control Stations. Cùng với 4 Trung tâm: China Aerodynamics Research & Development Center (29th. Testing and Training Base); Beijing Aerospace Flight Control Center; Aerospace Research and Development Center; Project Design Research Center. Cộng thêm 3 Cơ quan: Aerospace Reconnaissance Bureau; Astronaut Corps; Space Telemetry, Tracking, and Control. Thêm vào đó, đơn vị trực thuộc Cục Hệ thống Vũ trụ này còn bao gồm: Lữ đoàn Tác chiến điện tử; Trung tâm Phóng Vệ tinh ở Tây Xương; Trung tâm Thử nghiệm Thiết bị Điện tử ở Lạc Dương. Sau đó là nguồn nhân lực trẻ, rất dồi dào được đào tạo và tuyển dụng từ các trường đại học: Đại học Kỹ thuật Vũ trụ và Đại học Kỹ thuật Thông tin [11].

Ngày 24/7/2019, theo Sách Trắng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, chỉ ra Quốc phòng Trung Quốc trong thời đại mới là cực kỳ quan yếu và rất được Bắc Kinh chú trọng đầu tư phát triển[1]. Tuy nhiên, theo các quan chức và chuyên gia phân tích của Mỹ về vấn đề Trung Quốc, cũng nhận biết là các cơ quan tình báo, chiến tranh điện tử và chiến tranh không gian và phòng thủ không gian, các nhân sự là các thành phần tinh hoa chủ yếu của quân đội Trung Quốc nói chung và của từng thành phần nêu trên, đều đã được thuyên chuyến vào lực lượng Chi viện Chiến lược mới thành lập này. Cho nên, các quan chức Mỹ dự kiến đến những hành động tin tặc (hackers) quy mô lớn nhiều so với những năm trước sẽ khiến người Mỹ phải đối mặt với nguy cơ đe dọa an ninh quốc phòng ngày một lớn và nhiều nguy hiểm khó lường hơn gấp bội. Nhưng trên thực tế (theo tác giả) không nhất thiết sẽ xảy ra kịch bản nào tương tự như dự kiến của các quan chức “công chức” và các chuyên gia phân tích “tích phân” trên đâu. Vì một lẽ đơn giản là các nhà lãnh đạo Mỹ ở Quốc Hội và tại White House cũng như các kế hoạch gia thượng thặng trách nhiệm vạch ra kế sách 200 năm, họ sẽ không hề cùng khoanh tay ngồi yên dương “mắt xanh” để nhìn Trung Quốc múa võ Thiếu Lâm đấm tả, đá hữu đâu.

TẠM KẾT:

1)- Hình thái nào về xung đột Đài Loan?
Đài Loan hiện tại thuộc diện là khu vực nguy hiểm nhất thế giới. Nhận định này của các chiến lược gia dân chánh về quân sự và quan chức chỉ huy quân sự cho thấy hình thái về xung đột càng trở nên thực tiễn hơn khi Trung Quốc trong vòng hai năm gần đây đã càng ngày càng không ngừng gia tăng đe dọa về quân sự với Đài Loan. Đầu tháng 5/2022, Bắc Kinh đã cho dàn hàng Hạm đội của mình với Hàng Không Mẫu Hạm Sơn Đông cùng năm chiếc tầu khu trục; mục đích để diệu võ dương oai và chỉ cách Đài Loan khoảng 500 km.

Xét về địa chính trị, Đài Loan giống như một dạng của cái chốt chặn chiến lược an toàn cho Mỹ. Vì nó nằm ngay giữa một chuỗi đảo nhỏ và Đài Loan như là một chiếc rào cản lớn, chắn ngang lối ra Thái Bình Dương của Trung Quốc. Theo cách gọi của Trung Quốc là “chuỗi đảo thứ nhất” là chốt chặn hoạt động tầu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Nếu chốt chặn đó sẽ bị bung bật lên; thì điều đó có nguy cơ rất lớn vì là một mối đe dọa còn trực tiếp hơn cho Mỹ, bởi vì tầu ngầm hạt nhân của Trung Quốc vào lúc này có thể ung dung tiến đến gần hơn và một cách đe dọa sát nách hơn các bờ biển nước Mỹ. Điều quan trọng là trong trường hợp Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan mà Washington không phản ứng gì hết, đây sẽ là một tín hiệu cực kỳ tiêu cực gởi đến các đồng minh khác là đối tác lâu dài, đặc biệt là với Hàn Quốc và Nhật Bản. Những nước này tự bản thân họ cũng cảm thấy đang bị Trung Quốc đe dọa theo một cách nào đó, đặc biệt là nước Nhật. Như vậy, điều này sẽ làm phương hại đến mạng lưới liên minh của Mỹ đang xây dựng gần đây nhằm bao vây toàn diện Trung Quốc không còn lối nào ra Thái Bình Dương. Cuối cùng là vấn đề chất bán dẫn. Cả Hoa Kỳ cũng như một phần lớn các nước trên thế giới đều cần đến kỹ nghệ và năng lực sản xuất của Đài Loan.

Quân đội Trung Quốc từ xưa tới nay vốn dĩ rất cao ngạo, họ đã coi người dân và quân đội Đài Loan (the Taiwan Strait) chỉ là một con cọp giấy và dân tộc các nước nhỏ bé xung quanh Đại Lục là những người nô lệ, yếu kém đáng khinh thường và đáng bị đô hộ bởi thiên triều. (Sic !) Nhưng họ đã vội quên rằng trong lịch sử Trung Hoa và Việt Nam đều có văn bản chứng minh rõ ràng: Việt Nam ta đã 14 lần đánh bại họ rồi.

Trung Quốc hiện nay vẫn chưa đủ năng lực thiện xảo; để tấn công xâm lược Đài Loan trong tương lai gần tạm coi là rất thấp. Có lẽ đây có thể chỉ là một trong những chiều hướng hành động chính của cấp chỉ huy quân sự The PLA bằng cách dùng các Mẫu Hạm của Hải quân Trung Quốc (The PLAN) yểm trợ Lục quân và Không quân trong công cuộc tấn công Đài Loan. Nhưng nếu chỉ đơn giản dựa vào máy bay của lực lượng Không quân thuần túy trên đất liền; để oanh kích và đổ bộ; thì họ sẽ bị thiếu đi tính cấp thời trong hợp đồng chiến đấu giữa ba quân chủng Hải-Lục-Không quân và chưa hoàn toàn khôn khéo trong việc làm, nhắm tạo được đầy đủ hiệu quả trong tác chiến hiện đại với các drone và công nghệ số. Cho nên, ông Tập Cận Bình khi ngồi cô đơn trong Tử Cấm Thành sẽ phải suy tính thật lâu và thật kỹ lưỡng trước khi đẩy chế độ độc tài đầy quyền lực của mình vào hiểm cảnh. Thực ra, Trung Quốc chỉ đang thử sức "vờn với mối nguy" (flirting with danger) xung quanh vấn đề Đài Loan[1]. Nhưng Bắc Kinh đang cố xây dựng một lực lượng quân đội vượt trội với 5 quân chủng hùng mạnh và có thể đủ khả năng thôn tính Đài Loan vào khoảng năm 2030. Do biết vậy, Liên minh ba bên Mỹ-Nhật và Úc đã mau chóng họp bàn và lên sẵn kế hoạch về việc làm sao cùng nhau giải quyết dứt khoát nhằm tiêu hủy hoàn toàn khả năng về mối đe dọa tiềm tàng của Trung Quốc với Đài Loan.

Trên thực tế, áp lực chính trị quốc tế và sự răn đe về quân sự của Trung Quốc bằng một cách nào đó có làm giảm sút khả năng yểm trợ của quân đội Mỹ từ quần đảo Ryukyu, Okinawa sẽ cấp thời can thiệp vào cuộc chiến ở eo biển Đài Loan (the Taiwan Strait)[11]. Rất tiếc, cấp chỉ huy Quân đội Trung Quốc đã và đang mang nhiều ngã mạn. Họ rất ảo tưởng rằng sau khi lực lượng Hải quân và Không quân của Đài Loan bị Quân đội Trung Quốc (The PLA) tiêu diệt; thì Đài Loan sẽ trở thành một đám hổ chết. Nhưng ngổn ngang trăm mối đối với Trung Quốc về chính sách ‘‘mơ hồ về chiến lược’’ của Mỹ, đã từng hậu thuẫn Đài Loan từ lâu rồi, nhưng không thẳng thừng ủng hộ sự việc hiển nhiên công bố độc lập; mà cũng không khẳng định rõ có trực tiếp can thiệp bảo vệ Đài Bắc hay không (neither nor). Điều này đã từng cho phép Đài Loan tồn tại gần 50 năm qua với nền hòa bình khá mong manh. Chính Trung Quốc miệng đang chịu “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì chính sách ‘‘mơ hồ về chiến lược’’ này. Tác giả mạnh dạn khuyến khích The PLA đó. Hãy cứ mau chóng thử đi, tấn công Đài Loan mạnh vào; để xem “mèo nào cắn mỉu nào” ? Đối với tôi thì Tàu Đài Loan đánh gẫy xương sống Tàu cộng hay ngược lại; thì cũng chỉ là anh Tàu đánh chú Chệt và cả hai sẽ “lỗ mũi ăn trầu, cái đầu chảy máu”. Trong lúc này, Trung Quốc có thể nghĩ rằng họ đang có cơ hội rất tốt để xâm lược Đài Loan; trước khi các chi viện và trực tiếp can thiệp quân sự của đồng minh Mỹ-Nhật và Úc sẽ đưa đến ngăn chận hay đáp trả và mang lại kết quả thiết thực.

Như cách nói của các nhà quan sát chính trị phương Tây gần đây thì Mỹ và Trung Quốc đang nhúng tay vào một “cuộc cạnh tranh chiến lược” (Competitive Strategy), trong đó Đài Loan (the Taiwan Strait) nổi lên và trở thành tâm điểm[1]. Nhưng một quan điểm mới đang lần hồi chiếm ưu thế trong suy tư của các nhà hoạch định kế sách trường kỳ hàng trăm năm cho chính quyền Mỹ. Các nhà hoạch định kế sách này dường như cho rằng mặc dù Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và công nghệ đối với lợi ích của Mỹ, nhưng thực tế, Trung Quốc không gây ra một mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một suy niệm mang tính giả định rất thiếu thận trọng, mà suy niệm sai lạc này có thể dẫn đến chiến tranh trực diện và cuối cùng là thất bại có thể sẽ là phía Mỹ. Để tránh cái kết cục thảm hại đó, các nhà hoạch định kế sách và lãnh đạo hành chánh Mỹ phải nhận thức rõ ra rằng Trung Quốc thực sự là một mối đe dọa quân sự trong lúc này. Trong tương lai 10-20 năm nữa sẽ là rất trầm trọng. Vì thế, chiến tranh xung đột với Trung Quốc có thể sớm xảy ra hơn là điều họ đã dự toán từ mấy chục năm trước. Cùng một thể thức ấy, các nhà quan sát chính trị phương Tây và các chuyên gia ở Ngũ Giác Đài cũng đã nghiêm chỉnh tự hỏi rằng: - “Điều gì khiến Trung Quốc trở thành mối đe dọa quân sự khẩn cấp đối với phương Tây nói chung và với Mỹ nói riêng ?”

2)- Mỹ đã sẵn sàng yểm trợ Đài Loan đối đầu với Trung Quốc chưa ?
Vấn đề cần đặt ra là mỗi bên phải tương nhượng và biết nương nhau mà sống. Đây sẽ là lý lẽ của sự sinh tồn, nó luôn tồn tại trong bất kỳ quan hệ nào, đặc biệt là quan hệ giữa các siêu cường quốc. Nếu như không có các sự kiện bất ngờ; gây tác động lớn, nhưng xác suất xảy ra sẽ được đánh giá là “thấp” như chiến tranh khó có thể xảy ra ở Đài Loan (Nhưng “khó” không hẳn có nghĩa là “không” - Theo tác giả). Trong những năm gần đây, người Mỹ đã có thể điều chỉnh và định hình lại một số điểm trọng yếu trong kế sách của mình; nhằm đối đầu hữu hiệu hơn với một số mưu đồ và tính toán lươn lẹo của Trung Quốc. Thực chất, người Mỹ đã giăng chiếc bẫy diệu kỳ “Thiên võng khôi khôi” này sẵn cả trăm năm nay rồi. Tập Cận Bình phải đọc lại cho thật kỹ lịch sử, hiểu cho thật tỏ tường và thông suốt lịch sử với trùng trùng duyên khởi; những nhân duyên nào là cơ trời, vận nước và thế lực nào chực chờ khởi phát úp chụp lên đầu ông khi hạp duyên. Cho nên, phương cách tốt nhất hãy gìn giữ nguyên trạng, cùng nhau "chung sống hòa bình" là tuyệt hảo. Gần đây, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan lại tỏ ý "lấy làm tiếc về việc Đài Loan mất ghế tại Liên Hiệp Quốc" năm 1979[1]. Với vai trò cao cấp trong hành pháp Mỹ, không phải do ngẫu hứng mà ông Sullivan nói ra cho vui đâu. Tác giả dám đoan chắc tới 90% là ông có ngầm ý về một tình huống hay điều gì đó tiềm ẩn trong tương lai gần.

Lịch sử đã dạy cho ông Tập bài học gì về những nguy hiểm sát sườn của việc vội vã tấn công đảo Đài Loan (the Taiwan Strait); xen lẫn với việc hiện ông đang gây thù địch toàn diện khắp vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Vậy Trung Quốc đã học được bài học xương máu gì; để suy nghiệm và tâm niệm về chữ “Không” trong Phật học; trước khi ông Tập ra lệnh nổ súng khai mào cuộc chiến trên đảo Đài Loan (the Taiwan Strait) trong năm 2025 sắp tới. Nói thì nói vậy thôi, chứ nào ai biết được cơ trời, vận nước của Trung Quốc sẽ do ác duyên hay thiện duyên mà khởi phát ? Theo diễn giải sơ cơ cỡ Tam Tự Kinh của tác giả thì ngôn chúng đang từ Trung Hoa tươi đẹp biết bao, nay biến “Hoa” thành Trung Quốc “tàn”. Âu cũng là điềm gở do trời định vậy đó! Vì tử huyệt của Trung Quốc ở Đập Tam Hiệp cũng đã nằm trong tầm ngắm của Đài Loan (the Taiwan Strait) và Đồng minh từ lâu rồi... Riêng Mỹ hiện có một đội quân hùng mạnh nhất thế giới và cấp chỉ huy trưởng thành với dạn dày kinh nghiệm và năng khiếu hành quân hợp đồng cấp quân binh chủng hiệu quả nhất; thông qua nhiều cuộc chiến từ Vietnam War, Kosovo, Afghanistan, gần đây nhất là hai cuộc chiến ủy nhiệm ở Ukraine và Gaza Strip; thì việc đối đầu với Trung Quốc chỉ là chuyện “nhỏ như con thỏ”. Đó là chưa kể đến Quân chủng Không gian Mỹ mới được tách ra khỏi Lực lượng Không gian (USSF) để trở thành một Quân chủng độc lập vào ngày 20 tháng 12 năm 2019[11].

Xét về sức mạnh tổng lực quân sự cũng như khí tài của Đài Loan và đồng minh Mỹ-Nhật và Úc là vượt trội hơn Trung Quốc với nhiều khả năng áp đảo về mức độ điều động nhanh, võ khí sát thương cao, tinh xảo và độ chuẩn xác đáng kể. Điều này là cần thiết cho cả hai bên tham chiến và mang tầm mức quan trọng cho các hoạt động phòng thủ, ngăn chận; cũng như các hoạt động phong tỏa, đổ bộ bằng đường hàng không hay đường biển phối hợp cả ba quân chủng của Trung Quốc xuống eo biển Đài Loan (the Taiwan Strait) đã được Mỹ và các lãnh đạo vùng Châu Á-Thái Bình Dương tiên liệu từ nhiều năm trước ./.

Ngô Viết Quyền

Nguồn:
Nguồn 1: www.bbc.com
Nguồn 2: www.cfr.org
Nguồn 3: “China’s Taiwan drills the new normal”, The Guardian, 10/08/2022).
Nguồn 4: www.epochtimesviet.com July 22, 2023
Nguồn 5: www.goodreads.com "Fighting Ships of The World." London: Amber Books - Ltd, 2004 - Jackson, Robert - Pg. 383
Nguồn 9: “The Chinese Invasion Threat: Taiwan’s Defense and American Strategy in Asia” - Ian Easton
Nguồn 10: Wall Street Journal ‘‘Danger Zone : The Coming Conflict With China’’- Hal Brands – 2022
Nguồn 11: vww.wikipedia.org
Nguồn 12: ‘‘Why China-Taiwan Relations Are So Tense? Council on Foreign Relations - 03/08/2022

Không có nhận xét nào: